Chuyên đề Một vài cách soạn giảng tiết dạy lịch sử có ứng dụng công nghệ thông tin

- Để có thể ứng dụng thành công Công nghệ thông tin vào giảng dạy, trước hết giáo viên cần nắm vững một số kỹ năng cơ bản nhất để soạn giáo án và thiết kế từng bước lên lớp một cách hợp lí và hiệu quả nhất. Các kỹ năng cơ bản cần nắm như: Kỹ năng soạn thảo văn bản bằng MSWord; Kỹ năng sử dụng mạng Internet và khai thác mạng Internet; Kỹ năng sử dụng phần mềm MS PowerPoint

- Giáo viên phải biết và tiếp cận với phương pháp này, phải biết diễn đạt theo ý mà mình muốn thiết kế để trong quá trình giảng dạy, GV mới khai thác nội dung bài học sâu sắc và theo ý đồ của mình;

- Việc chọn hình ảnh đưa lên các Silde cần phải cân nhắc về số lượng, làm thế nào đó phải khai thác kiến thức triệt để, hạn chế tình trạng biểu diễn trong giảng dạy, học sinh phân tán, ít tập trung;

 - Thiết kế bài dạy và bài soạn phải đảm bảo logich giữa các Silde cũng như nội dung ghi bài, có thời gian cho học sinh ghi bài;

 

doc5 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 1862 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Một vài cách soạn giảng tiết dạy lịch sử có ứng dụng công nghệ thông tin, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GDĐT DUY XUYÊN
TRƯỜNG THCS PHÙ ĐỔNG
CHUYÊN ĐỀ
“ MỘT VÀI CÁCH SOẠN GIẢNG
TIẾT DẠY LỊCH SỬ CÓ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN”
i. Đặt vấn đề
Năm học 2014-2015 tiếp tục thực hiện các cuộc vận động lớn của ngành GD &ĐT; Trong đó có cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ GD- ĐT phát động. Năm học tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm phát huy tính tư duy tích cực của học sinh từ đó nâng cao chất lượng dạy và học, góp phần giáo dục thế hệ tương lai có đủ năng lực đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước.
Cùng với các phương pháp dạy học truyền thống, đổi mới phương pháp dạy học, lấy học sinh làm trung tâm nhằm phát huy khả năng tư duy, sáng tạo, tích cực trong học tập của các em là vấn đề cần quan tâm trong thực tiễn, nhất là ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới phương pháp giảng dạy; Việc giảng dạy Lịch Sử có ứng dụng công nghệ thông tin có những ưu điểm của nó, với giáo viên tuy phải đầu tư khá nhiều thời gian và công sức để chuẩn bị nhưng việc dạy học lịch sử bằng giáo án có ứng dụng công nghệ thông tin giúp giáo viên hạn chế bớt phần thuyết giảng, có thời gian thảo luận và tăng cường kiểm soát đối với học sinh. Giáo án có ứng dụng công nghệ thông tin giúp đa dạng hoá việc cung cấp kiến thức cho học sinh thông qua các công cụ trình diễn, người giáo viên có thể cung cấp cho học sinh một khối lượng hình ảnh, phim tài liệu lịch sử… liên quan đến nội dung bài học lịch sử mà học sinh được học, như vậy mà giờ học trở nên sôi nổi và sinh động hơn. Đối với học sinh, việc học tập lịch sử thông qua bài giảng có ứng dụng công nghệ thông tin tạo nhiều hứng thú cho các em trong học tập, các em được tiếp cận, nhận thức các sự kiện lịch sử và bài học lịch sử sống động hơn, gần với quá khứ hơn. So với những bài giảng thông thường, học sinh phải mường tượng trong đầu những sự kiện, nhân vật mà thầy cô thuyết giảng thì với việc học trên bài giảng có ứng dụng công nghệ thông tin học sinh đã được trực quan sinh động với những sự kiện, nhân vật lịch sử một cách cụ thể giúp kích thích quá trình tư duy của học sinh, từ đó nội dung kiến thức lịch sử học sinh thu thập đủ hơn và in sâu hơn vào trong trí nhớ của các em.
Tuy nhiên trong quá trình soạn một tiết dạy bằng giáo án có ứng dụng công nghệ thông tin , còn một số giáo viên cứ nghĩ ứng dụng công nghệ thông tin để soạn giảng là đưa tất cả những vấn đề từ nội dung câu hỏi đến kiến thức bài ghi ...v.v, vào trong giáo án đã thiết kế và sau đó lên lớp cứ việc chiếu ra là được, đôi khi vô tình “đọc chép” biến thành “chiếu chép”, hoặc đôi khi máy móc trục trặc hay có sự cố gì là bỏ cả tiết dạy. Một vài giáo viên lựa chọn các hiệu ứng trình chiếu phức tạp, kiểu chữ cầu kì, trang trí nhiều hình nền, ảnh động khác nhau trong một slide và cho rằng điều đó sẽ nâng cao chất lượng tiết học, gây hứng thú cho học sinh. Chú ý nhiều về hình thức mà không tập trung về nội dung. Việc khai thác các trang thông tin thông qua mạng Internet là việc làm cần thiết để nâng cao chất lượng giảng dạy, tuy nhiên giáo viên cần có kĩ năng chọn lọc trong vô số những tư liệu đó những gì phục vụ tốt nhất cho bài giảng, tránh ôm đồm, lạm dụng các tư liệu vào bài giảng, biến tiết học thành buổi xem tranh ảnh, phim tư liệu, không cung cấp đủ kiến thức cơ bản cho học sinh, làm loãng nội dung tiết dạy, dễ dẫn đến cháy giáo án. Chính vì những lý do đó mà nhóm Sử trường THCS Phù Đổng chúng tôi thực hiện chuyên đề: “Một vài cách soạn giảng một tiết dạy lịch sử có ứng dụng công nghệ thông tin”.
II. Nội dung
1. Khâu chuẩn bị
a) Đối với giáo viên
- Để có thể ứng dụng thành công Công nghệ thông tin vào giảng dạy, trước hết giáo viên cần nắm vững một số kỹ năng cơ bản nhất để soạn giáo án và thiết kế từng bước lên lớp một cách hợp lí và hiệu quả nhất. Các kỹ năng cơ bản cần nắm như:  Kỹ năng soạn thảo văn bản bằng MSWord; Kỹ năng sử dụng mạng Internet và khai thác mạng Internet; Kỹ năng sử dụng phần mềm MS PowerPoint…
- Giáo viên phải biết và tiếp cận với phương pháp này, phải biết diễn đạt theo ý mà mình muốn thiết kế để trong quá trình giảng dạy, GV mới khai thác nội dung bài học sâu sắc và theo ý đồ của mình;
- Việc chọn hình ảnh đưa lên các Silde cần phải cân nhắc về số lượng, làm thế nào đó phải khai thác kiến thức triệt để, hạn chế tình trạng biểu diễn trong giảng dạy, học sinh phân tán, ít tập trung;
 	- Thiết kế bài dạy và bài soạn phải đảm bảo logich giữa các Silde cũng như nội dung ghi bài, có thời gian cho học sinh ghi bài;
 	b) Đối với học sinh
 	 - HS phải thực hiện đúng yêu cầu giáo viên đã dặn dò ở tiết trước, học bài cũ, làm bài tập, tìm hiểu trước bài mới, chuẩn bị dụng cụ học tập, biết sử dụng máy vi tính.
2. Khi soạn
- Soạn Slide chào mừng với hình ảnh minh họa, lời chào gần gũi, hoặc phù hợp với thời gian, nội dung giảng dạy, hạn chế đưa vào những hình nền minh họa quá xa với nội dung bài dạy hoặc không phù hợp;
- Có nhiều cách để chuyển tải thông tin về kiến thức bài dạy thông qua giáo án có ứng dụng công nghệ thông tin; Ví dụ hai cách sau:
Cách 1: Soạn hết các nội dung kiến thức và nội dung câu hỏi vào trong các Slide trình chiếu:
 	+ Có thể GV soạn kĩ nội dung kiến thức cần truyền đạt trong tiết dạy vào phần Word trước sau đó coppy qua; 
+ Giáo viên phải kẻ bảng phụ, chính, chọn cở chữ phù hợp với từng tiêu đề như đề bài, đề mục. Chú ý đề bài chỉ hiệu ứng một lần ở Slide đầu tiên còn những Slide tiếp theo thì không cần hiệu ứng nữa;
+ Nên soạn 1 Slide đầu tiên đầy đủ nội dung bài ghi, màu sắc, cỡ chữ của tiêu đề sao cho phù hợp, chỉnh sửa, chú ý thật kĩ lỗi chính tả, lỗi vi tính, đặc biệt theo qui định của thông tư 01 về văn bản ở một số chỗ cần thiết trong nội dung bài ghi, rồi coppy thành nhiều Slide khác, để khi trình chiếu các Slide mang tính thống nhất giống nhau về tiêu đề. Đến những Slide tiếp sau tùy theo từng nội dung kiến thức mà Delete cho phù hợp;
+ Nên chọn kiểu chữ TimesNewRoman hoặc Arial là phù hợp nhất; 
+ Có thể linh hoạt cở chữ ở từng Slide, tùy theo từng Slide mà nâng lên hoặc hạ xuống cở chữ cho phù hợp nhưng cũng đảm bảo độ vừa phải để học sinh ngồi bên dưới đọc được;
+ Các Silde của bài giảng phải hợp lý không quá nhiều, nhằm đảm bảo thời lượng của tiết dạy;
+ Việc chọn hình ảnh đưa lên các Silde cần phải cân nhắc về số lượng, làm thế nào đó phải khai thác kiến thức triệt để, hạn chế tình trạng biểu diễn trong giảng dạy, học sinh phân tán, ít tập trung; Hình ảnh đưa vào bài phải đảm bảo độ tươi sáng, tính thẩm mĩ và tính giáo dục;
+ Việc chọn kiểu chữ, hình nền, màu sắc… phải đảm bảo tính hài hòa, đảm bảo học sinh dễ quan sát và ghi bài, cũng như nội dung bài ghi phải đảm bảo hợp lý;
 + Thiết kế bài dạy phải đảm bảo logich giữa các Silde cũng như nội dung ghi bài, làm thế nào để các em dễ theo dõi; 
+ Chọn các loại hiệu ứng phù hợp với từng phần, tránh các hiệu ứng quá cầu kì, nội dung cần diễn đạt và trình chiếu; Hạn chế hiệu ứng rãi chữ cho nội dung bài ghi vì dễ bị kẹp chữ tốn thời gian tiết dạy;
+ Chú ý thời gian ghi bài của học sinh cũng như quan sát và trả lời câu hỏi của GV phải hợp lý.
Cách 2: Chỉ ứng dụng công nghệ thông tin vào một số phần cần thiết để minh họa cho bài học, còn bài học vẫn được thể hiện trên bảng đen phấn trắng, đó là:
+ Ứng dụng để giúp các em khai thác kênh hình SGK, và hình ảnh trực quan sinh động minh họa trong tiết dạy, giúp các em dễ dàng nắm bắt kiến thức bài học;
+ Ứng dụng để làm bài tập đầu giờ, thảo luận nhóm, bài tập củng cố... để khỏi tốn thêm một bảng phụ;
+ Ứng dụng để chuyển tải một thông tin mới, một sự kiện khó diễn tả bằng lời;
Trong cách 2 này cũng lưu ý màu sắc, hình ảnh chọn lựa phải mang tính thẩm mĩ và có tác dụng giáo dục.
Để một tiết dạy và học lịch sử có hiệu quả, chúng tôi thiết nghĩ cũng tùy theo từng chương, từng bài học mà ta áp dụng cách này hay cách khác để ứng dụng, tuy nhiên phải kết hợp hài hòa các phương pháp dạy học giữa truyền thống và hiện đại như: Thông báo, thuyết trình, diễn giải, đàm thoại, thảo luận nhóm, trình chiếu qua giáo án có ứng dụng công nghệ thông tin bằng hình ảnh, đoạn phim với hệ thống câu hỏi gợi mở dẫn dắt, nêu vấn đề, kết hợp khai thác kiến thức SGK nhưng phải bám chuẩn kiến thức, kĩ năng…, có như thế thì tiết dạy mới đem lại hiệu quả cao. Không nên quá cứng nhắc hoặc lạm dụng công nghệ thông tin mà xa rời phương pháp đặc trưng của bộ môn. 
III. Kết quả đạt được
Với một vài kinh nghiệm nêu trên, đã giúp chúng tôi tự tin hơn trong việc soạn giảng một bài giảng có ứng dụng công nghệ thông tin để phục vụ tiết dạy học lịch sử. Với sự chuẩn bị kĩ lưỡng trước khi soạn, chúng tôi thiết kế một bài giảng không còn tốn nhiều thời gian như trước nữa. Phải biết kết hợp hài hòa giữa bảng đen phấn trắng với hình ảnh trên màn hình sẽ giúp học sinh hiểu và ghi bài được, tiết học trở nên sinh động và hiệu quả hơn. 
Với sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh đã làm tốt việc chuẩn bị bài, tham gia tích cực và chủ động vào việc tìm tòi và khám phá kiến thức làm cho tiết học trở nên hứng thú và sôi nổi hơn.
Trên đây là những kinh nghiệm nhỏ mà chúng tôi rút ra được trong quá trình soạn giảng có ứng dụng công nghệ thông tin, rất mong sự góp ý của đồng nghiệp để việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy môn Lịch Sử có chất lượng hơn. Xin chân thành cám ơn!
 Nhóm GV Lịch Sử

File đính kèm:

  • docChuyen de mon Su.doc