Chuyên đề Một số biện pháp giúp học sinh khắc phục khó khăn khi giải bài toán chuyển động đều

Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn chuyên đề “Một số biện pháp giúp học sinh khắc phục khó khăn khi giải bài toán chuyển động đều"với mong muốn nâng cao chất lượng dạy học các bài toán chuyển động đều cho học sinh lớp 5.

2. Mục đích chuyên đề

 - Nhằm nâng cao chất lượng giải toán chuyển động đều cho học sinh lớp 5 trường Tiểu học Lê Ninh.

 - Giúp học sinh hình thành kĩ năng, vận dụng một cách linh hoạt các kiến thức để giải các bài toán chuyển động đều trong chương trình và vận dụng vào những tình huống thực tế liên quan.

II.NỘI DUNG

 

doc11 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 322 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Một số biện pháp giúp học sinh khắc phục khó khăn khi giải bài toán chuyển động đều, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yển động của môn vật lí các lớp trên. Số lượng các tiết học hình thành kiến thức mới ít (3 tiết: vận tốc, quãng đường, thời gian) còn lại là các tiết luyện tập. Tuy nhiên các dạng toán chuyển động đều thì tương đối nhiều, không đơn thuần chỉ áp dụng công thức tính mà còn là những bài toán gắn liền với kiến thức thực tế gây nhiều khó khăn cho giáo viên và học sinh trong quá trình dạy và học. Vì thế cần phải có phương pháp cụ thể đề ra để dạy giải các bài toán chuyển động đều nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, phát triển khả năng tư duy linh hoạt và óc sáng tạo của học sinh tiểu học.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn chuyên đề “Một số biện pháp giúp học sinh khắc phục khó khăn khi giải bài toán chuyển động đều"với mong muốn nâng cao chất lượng dạy học các bài toán chuyển động đều cho học sinh lớp 5.
2. Mục đích chuyên đề
	- Nhằm nâng cao chất lượng giải toán chuyển động đều cho học sinh lớp 5 trường Tiểu học Lê Ninh.
	- Giúp học sinh hình thành kĩ năng, vận dụng một cách linh hoạt các kiến thức để giải các bài toán chuyển động đều trong chương trình và vận dụng vào những tình huống thực tế liên quan.
II.NỘI DUNG
1. Thực trạng giảng dạy
 - Thực tế nhiều năm giảng dạy khối 5, tôi nhận thấy khi dạy về toán chuyển động đều thường gặp những khó khăn sau:
 + Học sinh chỉ nhớ công thức và vận dụng công thức làm bài, chứ chưa có sự sáng tạo trong từng bài toán tình huống chuyển động cụ thể có trong cuộc sống.
 + Học sinh lúng túng về đơn vị đo trong mỗi bài toán. 
+ Khi làm bài, nhiều em không đọc kĩ đề bài, suy nghĩ thiếu cẩn thận, hấp tấp nên bỏ sót dữ kiện đề bài cho. Hoặc không chú ý đến sự tương ứng giữa các đơn vị đo của các đại lượng khi thay vào công thức tính dẫn đến sai. 
+ Nhiều học sinh không nắm vững kiến thức cơ bản, tiếp thu bài máy móc, chỉ làm theo mẫu chứ chưa tự suy nghĩ để tìm cách giải. 
* Nguyên nhân dẫn đến những sai lầm của học sinh trong quá trình giải bài toán về chuyển động đều.
 - Sai lầm do học sinh không đọc kĩ đề bài, thiếu sự suy nghĩ cặn kẽ dữ kiện và điều kiện đưa ra trong bài toán.
 - Khi giải bài toán học sinh còn nặng về trí nhớ máy móc, tư duy chưa linh hoạt.
 - Học sinh không nắm vững kiến thức cơ bản.
 - Vốn kiến thức thực tế còn ít, ngôn ngữ của học sinh còn nhiều hạn chế.
 *Phân loại toán chuyển động đều
 Toán chuyển động đều được phân loại dựa vào quan điểm nâng cao, đi từ đơn giản đến phức tạp, thể hiện như sau :
 Loại đơn giản (Giải trực tiếp bằng công thức cơ bản, dành cho các tiết dạy học bài mới.)
 Dạng 1: Tính vận tốc của một chuyển động.
 - Có quãng đường ,thời gian . Tính vận tốc.
 - Cách làm: lấy quãng đường chia cho thời gian.
 - Công thức : v = s : t
 Lưu ý : Đơn vị vận tốc km/giờ, m/phút, m/giây.
 Dạng 2: Tìm quãng đường.
 - Có vận tốc , thời gian . tính quãng đường.
 - Cách làm : lấy vận tốc nhân với thời gian.
 - Công thức: s = v x t
 - Lưu ý :Đơn vị quãng đường là : km, m.
 Dạng 3: Tìm thời gian.
 - Có quãng đường và vận tốc. Tính thời gian.
 - Cách làm: lấy quãng đường chia vận tốc.
 - Công thức: t = s : v
 - Lưu ý : Đơn vị thời gian là: giờ, phút, giây.
 Dạng toán chuyển động đều - loại phức tạp: ( giải bằng công thức suy luận - dành cho các tiết luyện tập, thực hành)
 Dạng 1: Hai động tử chuyển động ngược chiều nhau (xa nhau, gần nhau)
 - Quãng đường = Tổng vận tốc x thời gian.
 + Công thức: s = (v1+v2) x t.
 - Thời gian = Quãng đường : Tổng vận tốc.
 + Công thức: t = s : (v1+v2)
 - Tổng vận tốc = Quãng đường : thời gian.
 + Công thức: (v1+v2)= s : t
 Dạng 2: Hai động tử chuyển động cùng chiều đuổi kịp nhau.
 - Tìm khoảng cách của 2 động tử cùng chiều đuổi kịp nhau ta lấy hiệu vận tốc nhân với thời gian đuổi kịp, ta xây dựng các công thức:
 + s = (v1-v2) x t.
 + t = s : (v1-v2).
 + (v1-v2) = s : t.
 Dạng 3: Vật chuyển động trên dòng sông.
 - V xuôi dòng = V riêng + V dòng nước.
 - V ngược dòng = V riêng – V dòng nước.
 - V dòng nước = (V xuôi dòng + V ngược dòng) : 2.
 * Những yêu cầu của việc dạy giải các bài toán chuyển động đều
 Sau khi học xong phần phương pháp giải các bài toán chuyển động đều, yêu cầu đạt được ở mỗi học sinh như sau :
 - Biết thực hiện đúng các bước đi của quy trình giải các bài toán nói chung và giải các bài toán chuyển động đều nói riêng, đặc biệt là bước tìm hiểu đề, phân tích, lập kế hoạch giải.
 - Học sinh phải thuộc từng dạng toán và nắm được cách giải từng dạng toán đó ở dạng tường minh nhất.
 - Những học sinh có lực học khá hơn cần nắm thành thục các thao tác, từ đó vận dụng một cách linh hoạt các phương pháp giải để giải được các bài toán phức tạp..
2. Các biện pháp giúp học sinh giải toán chuyển động đều 
2.1. Rèn kĩ năng đổi đơn vị đo cho học sinh
 Một sai lầm mà nhiều học sinh mắc phải khi giải toán chuyển động đều đó là các em chưa nắm vững cách đổi đơn vị đo thời gian mà hầu hết các bài toán chuyển động đều yêu cầu phải đổi đơn vị đo trước khi tính toán. Do vậy cần giúp học sinh nắm chắc cách đổi đơn vị đo thời gian bằng những biện pháp sau:
* Giúp học sinh nắm vững bảng đơn vị đo thời gian, mối liên hệ giữa các đơn vị đo cơ bản. 
1 ngày = 24 giờ. 1 giờ = 60 phút. 1 phút = 60 giây
* Cách đổi từ đơn vị nhỏ ra đơn vị lớn.
Bài tập 3/142(SGK toán 5): trước khi giải các em cần đổi 15 phút = ...giờ
Hướng dẫn học sinh tìm hệ số chỉ quan hệ của đơn vị lớn ( cần đổi) với đơn vị nhỏ( đã cho) 
Ở ví dụ trên, hệ số chỉ mối quan hệ của 2 đơn vị là : 60( vì 1 giờ = 60 phút)
- Ta chia số phải đổi cho hệ số quan hệ của 2 đơn vị. 
Ở ví dụ trên ta thực hiện: 15 : 60 = 1 /4 = 0,5.
Vậy 15 phút = 1 /4 giờ = 0,25 giờ. 
KL: Ta chia số phải đổi cho hệ số quan hệ của hai đơn vị.
* Cách đổi từ đơn vị lớn ra đơn vị nhỏ. 
VD: Đổi 3/4 giờ = ... phút. - Tìm hệ số quan hệ giữa 2 đơn vị. 
Ở ví dụ này là 60. Ta thực hiện đổi như sau:
3/4 x 60 = 45. Vậy 3/4giờ = 45 phút.
KL: Ta nhân số phải đổi với hệ số quan hệ của 2 đơn vị. 
Tuy nhiên trong thực tế học sinh gặp những bài toán không chỉ đổi đơn thuần như thế các em còn phải đổi và hiểu bản chất của km/giờ, km/phút, m/phút
Hướng dẫn đổi như sau : 
* Cách đổi từ km/giờ sang km/phút sang m/phút. 
VD: 120 km/ giờ = ...km/ phút = ... m/ phút. 
Ta làm theo 2 bước như sau:
 	Bước 1: Thực hiện đổi từ km/giờ sang km/phút. 
- Thực hiện đổi 120 km/giờ = ...km/phút. 
- Hệ số quan hệ giữa 2 đơn vị giờ và phút là 60. Ta thấy 120 : 60 = 2 
* Vậy 120 km/giờ = 2 km/phút. 
Ghi nhớ cách đổi: Muốn đổi từ km/giờ sang km/phút ta lấy số phải đổi chia cho 60. 
Bước 2: Thực hiện đổi từ km/phút sang m/phút. 
- Đổi 2 km/phút = ... m/phút. 
- Hệ số quan hệ giữa 2 đơn vị km và m là 1000 (Vì 1km = 1000 m).
 	2 x 1000 = 2000. * Vậy 2 km/phút = 2000 m/phút.
 	Ghi nhớ cách đổi: Muốn đổi từ km/phút sang m/phút ta lấy số phải đổi nhân với 1000. 
 Vậy 120 km/giờ = 2 km/phút = 2000 m/phút. 
* Cách đổi từ m/phút sang km/phút, sang km/giờ. 
Ta tiến hành ngược với cách đổi trên. 
Ví dụ: 2000 m/phút = ...km/phút = ...km/giờ. 
- Hệ số quan hệ giữa 2 đơn vị giữa km và m là: 1000. 
Ta có: 2000 : 1000 = 2 Vậy 2000 m/phút = 2 km/phút. 
- Hệ số quan hệ giữa giờ và phút là 60. Ta có: 2 x 60 = 120. Vậy 2 km/phút = 120 km/giờ. Vậy 2000 m/phút = 2 km/phút = 120 km/giờ.
 	Ta cũng có thể hướng dẫn học sinh dựa vào bản chất đổi như sau : 
Ví dụ : Bài2/144( SGK toán 5) đi 1250m hết 2 phút => vận tốc là: 625m /phút
 	Ta phải đổi: v = 625 m/phút ra v = .km/giờ. 
Ta có : 625m /phút = 0,625km/ phút nghĩa là : xe máy đi một phút được 0,626km 
=> Vậy đi 60 phút( tức 1 giờ) được : 0,625 x 60 =37,5 km cuối cùng có: 
v = 625 m/phút hay v = 37,5 km/giờ. 
*Ghi nhớ cách đổi :
          + Muốn đổi từ km/giờ sang km/phút, ta lấy số phải đổi chia cho 60
          + Muốn đổi từ km/phút sang m/phút, ta lấy số phải đổi nhân với 1000
2.2. Cung cấp cho học sinh nắm vững các công thức
Các công thức trong toán chuyển động đều không chỉ hình thành ở những tiết hình thành kiến thức mà còn được lồng ghép thông qua một số bài tập trong tiết luyện tập.
Trong phần này, cần khắc sâu cho học sinh một số cách tính và công thức sau:
+ Muốn tính vận tốc : ta lấy quãng đường chia cho thời gian
          Công thức :           v : Vận tốc ;      s : Quãng đường ;     t : Thời gian
+ Muốn tính quãng đường : ta lấy vận tốc nhân với thời gian
          Công thức : S = v x t     S: Quãng đường;    v: Vận tốc;         t: thời gian
+ Muốn tính thời gian: ta lấy quãng đường chia cho vận tốc
Công thức:          t: Thời gian;       s: Quãng đường;        v: Vận tốc       
Đồng thời giúp HS nắm vững mối quan hệ giữa các đại lượng: Vận tốc, quãng đường, thời gian:
          - Khi cùng vận tốc thì quãng đường tỉ lệ thuận với thời gian (Quãng đường càng dài thì thời gian đi càng lâu)
          - Khi cùng một thời gian thì quãng đường tỉ lệ thuận với vận tốc (Quãng đường càng dài thì vận tốc càng lớn)
          - Khi đi cùng quãng đường thì thời gian tỉ lệ nghịch với vận tốc (Thời gian ngắn thì vận tốc nhanh, thời gian dài thì vận tốc chậm)
	* Để giúp học sinh dễ nhớ các công thức thì giáo viên có thể hướng dẫn học sinh nhớ 1 công thức tính vận tốc, từ đó dựa vào cách tìm thành phần chưa biết của phép tính mà suy ra các công thức còn lại: 
 v = s: t => s = v x t => t = s : v
Ở mỗi bài, GV cần lưu ý học sinh về đơn vị vì đơn vị trong toán chuyển động đều không cố định vào một đơn vị như các dạng toán khác.
- Đơn vị của vận tốc là một đơn vị phức gồm đơn vị quãng đường trên đơn vị thời gian.
Ví dụ: nếu đơn vị quãng đường là m, đơn vị thời gian là giờ thì đơn vị vận tốc là km/giờ. Nếu đơn vị quãng đường là m, đơn vị thời gian là giây thì đơn vị vận tốc là m/giây.
- Đơn vị của quãng đường thì phụ thuộc vào đơn vị của vận tốc và thời gian. Nhưng trước khi áp dụng công thức: s = v x t, giáo viên cần phải lưu ý HS đổi đơn vị đo đồng nhất giữa đơn vị thời gian của vận tốc và đơn vị thời gian. Khi đó đơn vị của quãng đường là đơn vị độ dài của vận tốc.
Ví dụ : nếu đơn vị vận tốc là m/giây thì đơn vị thời gian phải tính bằng giây rồi mới áp dụng công thức. Khi đó đơn vị của quãng đường là m.
- Đơn vị của thời gian phụ thuộc vào đơn vị của quãng đường và vận tốc. Trước khi áp dụng công thức t = , GV cần lưu ý số đo vận tốc và quãng đường phải cùng đơn vị đo độ dài, khi đó đơn vị thời gian là đơn vị thời gina của vận tốc.
2.3. Giúp học sinh giải các bài tập theo từng dạng bài cụ thể 
a) Những bài toán áp dụng công thức có các yếu tố đề cho đã tường minh
Đây là dạng toán đơn giản nhất, HS dễ dàng vận dụng hệ thống công thức để giải
Ví dụ 1: BT 3/ SGK – 139 (Toán 5)
          Một người chạy được 400m trong 1 phút 20 giây. Tính vận tốc chạy của người đó với đơn vị đo là m/giây
Với đề bài trên, hướng dẫn HS như sau:
          + Đọc kĩ đầu bài.
          + Phân tích bài toán:  - Đề bài cho biết gì? Hỏi gì?
                                            - Tính vận tốc theo đơn vị nào?
                                             - Áp dụng công thức nào để tính?
- Qua đó HS dễ dàng vận dụng để tính nhưng cần lưu ý đơn vị đo thời gian phải đồng nhất với đơn vị đo vận tốc theo yêu cầu.
  Bài giải
 1 phút 20 giây = 80 giây
 Vận tốc của người đó là:
 400 : 80 = 5 (m/giây)
                                                          Đáp số:  5 m/giây
Ví dụ 2: BT 3/SGK – 142 (Toán 5)
          Ong mật có thể bay được với vận tốc 8 km/giờ. Tính quãng đường bay được của ong mật trong 15 phút.
- Ở ví dụ 2 cũng tương tự ví dụ 1. Nhưng giáo viên cần lưu ý hướng học sinh chú ý đến đơn vị của thời gian là phút chưa đồng nhất với đơn vị của vận tốc là km/giờ. Vì vậy phải đổi:
15 phút =  giờ = 0,25 giờ
- Học sinh trình bày bài giải:
 Bài giải
Đổi: 15 phút =  giờ = 0,25 giờ
Quãng đường người đó đi được là: 8 x 0,25 = 2 (km)
Đáp số: 2 km
= > Cách giải chung: - Nắm vững đề bài.
                                              - Xác định công thức áp dụng.
                                              - Lưu ý đơn vị đo.
b) : Các bài toán áp dụng công thức có các yếu tố cho chưa tường minh
Ví dụ 1: Một ca nô đi từ 6 giờ 30 phút đến 7 giờ 45 phút được quãng đường 30 km. Tính vận tốc của ca nô đó.
- Với bài toán trên giáo viên tiến hành hướng dẫn học sinh thông qua các bước sau:
          + Đọc kĩ yêu cầu đề bài.
          + Phân tích đề bài:  + Đề bài cho biết gì? Hỏi gì?
                                         + Để tính vận tốc xe máy cần biết yếu tố gì?
                                                   (Quãng đường, thời gian xe máy đi)
                                         + Để tính thời gian xe máy đi, ta cần biết yếu tố nào?
                                               ( Thời gian xuất phát, thời gian đến nơi)
Từ phân tích trên, HS có thể tổng hợp tìm cách giải:
HS trình bày bài giải đúng là:
Bài giải
Thời gian xe máy đi trên đường là:
7 giờ 45 phút – 6 giờ 30 phút = 1 giờ 15 phút
1 giờ 15 phút = 1,25 giờ
Vận tốc xe máy đi được là:
40 : 1,25 = 32 (km/giờ)
Đáp số: 32 km/giờ
*Lưu ý: Khi giải bài toán này cần hướng dẫn HS cách tính:
Thời gian đi = Thời gian đến nơi - Thời gian xuất phát
Ví dụ 2: Một ô tô đi từ Hà Nội lúc 6 giờ 15 phút và đến Hải Phòng lúc 8 giờ 56 phút. Giữa đường ô tô nghỉ 25 phút. Vận tốc của ô tô là 45 km/giờ. Tính quãng đường từ Hà Nội đến Hải Phòng.
- Với bài toán này cách giải cũng tương tự ví dụ 1. Cần hướng dẫn học sinh như sau:
          + Đọc kĩ yêu cầu bài tập.
          + Phân tích bài toán:
  	 - Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
             - Để tính quãng đường từ Hà Nội đến Hải Phòng ta cần biết yếu tố nào?
                  (Vận tốc và thời gian xe ô tô đi trên đường)
            - Để tính thời gian đi trên đường ta cần biết yếu tố nào?
                  (Thời gian xuất phát, thời gian đến nơi, thời gian nghỉ)
+ HS trình bày bài giải: 
Bài giải
Thời gian ôtô đi trên đường là:
8 giờ 56 phút – 6 giờ 15 phút -  25 phút = 2 giờ 16 phút
2 giờ 16 phút = 30/15 giờ
Quãng đường từ Hà Nội đến Hải Phòng là:
45 x30/15  = 102 (km)
Đáp số: 102 km
*Lưu ý: Ở bài tập này, nếu xe nghỉ dọc đường thì:
Thời gian đi trên đường = thời gian đến nơi - thời gian xuất phát - thời gian nghỉ dọc đường.
c)Bài toán dựa vào mối quan hệ giữa quãng đường, vận tốc, thời gian.
Ví dụ : Trên quãng đường AB, nếu đi xe máy với vận tốc 36 km/giờ thì hết 3 giờ. Hỏi nếu đi xe đạp với vận tốc 12 km/giờ thì hết bao nhiêu thời gian?
          + Cách 1: Theo các bước:
                  Tính quãng đường AB
 Tính thời gian xe đạp đi hết quãng đường.
- HS trình bày bài giải     
Bài giải
Quãng đường AB dài là:
36 x 3 = 108 (km)
Thời gian xe đạp đi hết quãng đường là:
108 : 12 = 9 (giờ)
Đáp số: 9 giờ.
          + Cách 2: Hướng dẫn HS dựa vào mối quan hệ giữa vận tốc và thời gian khi đi trên cùng một quãng đường: Nếu vận tốc nhanh thì thời gian đi hết ít, ngược lại vận tốc chậm thì thời gian đi hết nhiều. Vận tốc giảm đi bao nhiêu lần thì thời gian tăng lên bấy nhiêu lần.
          - Các bước thực hiện:
                            + Tính vận tốc xe máy gấp bao nhiêu lần vận tốc xe đạp.
                           + Tính thời gian xe đạp đi.
- HS trình bày bài giải:               
 Bài giải
Vận tốc xe máy gấp vận tốc xe đạp số lần là:
36 : 12 = 3 (lần)
Thời gian xe đạp đi là:
3 x 3 = 9 (giờ)
Đáp số: 9 giờ.
d) Bài toán về 2 động tử chuyển động ngược chiều nhau
          Đây là một dạng toán tương đối khó với học sinh. Thông qua cách giải một số bài tập, tôi rút ra hệ thống quy tắc và công thức giúp các em dễ vận dụng khi làm bài.
          + Tổng vận tốc            = vận tốc 1 + vận tốc 2
          + Thời gian gặp nhau = Quãng đường : Tổng vận tốc
           + Quãng đường         = Tổng vận tốc  x  thời gian gặp nhau
          + Tổng vận tốc  = Quãng đường : Thời gian gặp nhau
Ví dụ: Quãng đường AB dài 276 km. Hai ô tô khởi hành cùng một lúc, một xe đi từ A đến B với vận tốc 42 km/giờ, một xe đi từ B đến A với vận tốc 50 km/giờ. Hỏi kể từ lúc bắt đầu đi sau mấy giờ hai ô tô gặp nhau?           
          	Với bài toán trên GV hướng dẫn HS phân tích và giải bài toán như sau:
          - Đọc kĩ yêu cầu của bài tập và trả lời các câu hỏi sau:
                   + Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
                   + Bài toán thuộc dạng toán nào?
                       (Hai động tử chuyển động ngược chiều nhau).
                    + Để tính được thời gian gặp nhau cần biết yếu tố nào?
                       (Quãng đường và tổng vận tốc)
          ‚- Hướng dẫn HS áp dụng hệ thống công thức về dạng toán 2 động tử chuyển động ngược chiều nhau để giải.
Bài giải
Tổng vận tốc của 2 xe là:
45 + 50 = 92 (km/giờ)
Thời gian 2 xe gặp nhau là:
276 : 92 = 3 (giờ)
Đáp số: 3giờ
 *Lưu ý: Qua bài trên điều quan trọng là giúp học sinh nhận diện dạng toán.
e) Hai động tử chuyển động cùng chiều đuổi nhau.
          Cách tiến hành cũng tương tự dạng toán trên, tôi hình thành cho HS hệ thống công thức :
          - Hai động tử chuyển động cùng chiều trên cùng một quãng đường và khởi hành cùng một lúc để đuổi kịp nhau thì :
          + Hiệu vận tốc   = Vận tốc 1 - Vận tốc 2 (Vận tốc 1 > vận tốc 2)
Ví dụ 2: Một xe máy đi từ A lúc 8 giờ 37 phút với vận tốc 36 km/giờ. Đến 11 giờ 7 phút, một ô tô cũng đi từ A đuổi theo xe máy với vận tốc 54 km/giờ. Hỏi ô tô đuổi kịp xe máy lúc mấy giờ?
- Với bài toán trên cách giải tương tự như ví dụ 1 nhưng phức tạp hơn vì đây là bài toán ẩn khoảng cách lúc đầu giữa 2 xe. Giáo viên hướng dẫn HS tìm cách giải như sau:
          - Đọc kĩ yêu cầu bài toán
          ‚- Phân tích bài toán:
          + Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
          + Bài toán thuộc dạng toán nào?
   ( Hai động tử chuyển động cùng chiều đuổi nhau)
 + Đến khi ô tô khởi hành thì xe máy đã đi được bao lâu và đi được quãng đường là bao nhiêu ?
    	(Xe máy đã đi được: 11giờ 7phút – 8giờ 37phút = 2 giờ 30phút = 2,5giờ
      với quãng đường là: 36 x 2,5 = 90 km)
+ Như vậy khi bắt đầu khởi hành thì ôtô cách xe máy bao nhiêu km?
    (Ôtô cách xe máy quãng đường đúng bằng quãng đường xe máy đã đi được là 90km)
 	- HS trình bày bài giải:
Bài giải
Thời gian xe máy đi trước ô tô là:
11giờ 7phút – 8giờ 37phút = 2giờ 30phút
2giờ 30phút = 2,5giờ
Đến khi ôtô khởi hành xe máy đã đi được quãng đường là:
36 x 2,5 = 90 (km)
Vậy lúc 11giờ 7phút ôtô đi từ A và xe máy đi từ B, ôtô đuổi theo xe máy.
Sau mỗi giờ ôtô đến gần xe máy là:
54 – 36 = 18 (km)
Thời gian để ôtô đuổi kịp xe máy là:
90 : 18 = 5 (giờ)
Ôtô đuổi kịp xe máy lúc:
11giờ 7phút + 5 giờ = 16 giờ 7phút (hay 4giờ 7phút chiều)
Đáp số: 16 giờ 7phút
         * Tìm điểm khác nhau của 2 bài toán:
                   + Ví dụ 2 có những điểm gì giống và khác với ví dụ 1?
Giống: - 2 chuyển động cùng chiều đuổi nhau;
              - Cùng yêu cầu tìm thời gian để 2 chuyển động đuổi kịp nhau.
Khác: - Ở ví dụ 1 thì 2 chuyển động xuất phát cùng một lúc
           - Ở ví dụ 2 thì 2 không xuất phát cùng một lúc
*Lưu ý : Khi giải bài toán trên, học sinh phải thiết lập được mối quan hệ giữa các yếu tố trong bài toán. Từ các mối quan hệ, lập sơ đồ phân tích, tổng hợp dựa vàosơ đồ giải bài toán     
          g) Bài toán liên quan đến vận tốc dòng nước.
          Đối với những bài toán này được đưa vào phần ôn tập. SGK không đưa ra hệ thống công thức tính nên chúng tôi chủ động cung cấp cho HS một số công thức tính để các  em dễ dàng vận dụng khi giải toán.
          - Vận tốc thực: là vận tốc của chuyển động khi dòng nước lặng
          - Vận tốc xuôi: là vận tốc của chuyển động khi đi xuôi dòng
          - Vận tốc ngược: là vận tốc của chuyển động khi ngược dòng
          - Vận tốc dòng nước (Vận tốc chảy của dòng sông)
          + Vận tốc xuôi dòng = Vận tốc thực + Vận tốc dòng nước
          + Vận tốc ngược dòng = Vận tốc thực - Vận tốc dòng nước
Dùng sơ đồ để thiết lập mối liên hệ giữa vận tốc dòng nước, vận tốc thực của chuyển động với vận tốc của chuyển động khi xuôi dòng và vận tốc của chuyển động khi ngược dòng.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
	- Khi dạy bài toán về chuyển động đều cho HS lớp 5, giáo viên cần phải nắm chắc nội dung chương trình, dạy sát đ

File đính kèm:

  • docchuyen_de_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_khac_phuc_kho_khan.doc