Chuyên đề lý thuyết và bài tập rèn kỹ năng đọc hiểu văn bản
BÀI TẬP 1
Xác định phương thức biểu đạt chính của các văn bản sau và nêu lý do lựa chọn
phương thức biểu đạt đó:
VĂN BẢN 1:
“Đàn đáy là một nhạc cụ họ dây để gảy, xưa kia chỉ dùng đệm cho hát ả đào. Đàn
có bầu cộng hưởng hình thang đáy lớn khoảng 25cm nằm phía trên, đáy nhỏ khoảng
22cm nằm phía dưới, hai cạnh bên khoảng 35cm, dày 7 - 9 cm. Mặt đàn bằng gỗ xốp
thường là gỗ cây ngô đồng có gắn thêm mảnh gỗ hình chữ U có lỗ để mắc gốc dây đàn
cần đàn dài khoảng 1,2m gắn 10 - 12 phím gọt bằng tre, đáy đàn có 3 dây bằng tơ xe
cách nhau một quãng bốn ứng với nốt sol, đô, pha tiếng đàn ấm, dịu và đục đi với giọng
nữ kết hợp tiếng phách tre hài hòa có khả năng thể hiện những cung bậc tinh tế của tình
cảm”
(Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, Tập 1 – NXB KHXH, Hà Nội, 1995)
đối tượng được nói tới. Nghị luận Dùng lí lẽ và dẫn chứng để lập luận nhằm làm sáng tỏ luận điểm, thuyết phục người đọc, người nghe về một tư tưởng, quan điểm nào đó. Thuyết minh Trình bày, giới thiệu, giải thíchnhằm làm rõ đặc điểm đối tượng, cung cấp tri thức về các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên và xã hội. Điều hành (Hành chính - Công vụ) Trình bày văn bản theo một số mục nhất định nhằm truyền đạt những nội dung và yêu cầu của cấp trên hoặc bày tỏ những ý kiến, nguyện vọng của cá nhân hay tập thể tới các cơ quan và người có quyền hạn để giải quyết. III. Phân loại văn bản theo phong cách chức năng ngôn ngữ: CHUYÊN ĐỀ LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP RÈN KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 10.06. 2015 2 GV: LÊ DUY TÂN – TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH, QUẬN BÌNH THẠNH Các PCNN Dạng VB tiêu biểu Đặc trưng cơ bản Đặc điểm về PTNN Báo chí - Bản tin, tin vắn - Phóng sự - Tiểu phẩm - Phỏng vấn - Tính thông tin, thời sự - Tính ngắn gọn, hấp dẫn - Sử dụng mọi lớp từ trong ngôn ngữ - Từ ngữ trong tít bào thường giàu hình ảnh và có giá trị biểu cảm cao Chính luận - Cương lĩnh, tuyên ngôn - Bình luận, xã luận - Sách chính trị - Tính công khai về quan điểm chính trị - Tính chặt chẽ về diễn đạt, lập luận - Tính truyền cảm, thuyết phục - Sử dụng lớp từ chính trị, xã hội - Câu văn thường dài, kết cấu phức tạp nhằm phục vụ cho việc lập luận Nghệ thuật - Thơ, ca dao, vè, thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện thơ, chèo - Truyện ngắn, tiểu thuyết, kí, kịch - Tính hình tượng - Tính truyền cảm - Tính cá thể hóa - Sử dụng tất cả các lớp từ trong ngôn ngữ song mang đạm phong cách văn chương - Dùng biện pháp tu từ với tần số cao Khoa học - Sách giáo khoa - Sách, báo phổ biến khoa học - Chuyên khảo, luận văn, luận án - Tính khái quát, trừu tượng - Tính lý trí, logic - Tính khách quan, phi cá thể - Thuật ngữ khoa học xuất hiện với tần số cao - Không dùng khẩu ngữ, tình thái từ, từ địa phương, tiếng long - Thường dùng quan hệ từ để phục vụ cho việc lập luận - Câu văn có kết cấu phức tạp nhưng mạch lạc, chặt chẽ Sinh hoạt - Tồn tại phổ biến ở dạng nói: độc thoại, đối thoại - Dạng viết: nhật kí, thư từ, tin nhắn - Tính cụ thể - Tính cảm xúc - Tính cá thể - Sử dụng tất cả các lớp từ trong ngôn ngữ kể cả khẩu ngữ, tiếng lóng, từ địa phương.. - Cấu tạo câu đa dạng, linh hoạt CHUYÊN ĐỀ LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP RÈN KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 10.06. 2015 3 GV: LÊ DUY TÂN – TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH, QUẬN BÌNH THẠNH Hành chính - Nghị quyết, quyết định, chỉ thị, thông tư - Giấy khai sinh, văn bằng, chứng chỉ, - Đơn từ, hợp đồng, biên bản, - Tính khuôn mẫu - Tính minh xác - Tính công vụ - Thường sử dụng lớp từ ngữ hành chính; không dùng khấu ngữ, tiếng long, từ địa phương - Câu có thể tách thành nhiều dòng để trình bày các điều khoản có giá trị thực thi một cách rõ ràng IV. Luyện tập: BÀI TẬP 1 Xác định phương thức biểu đạt chính của các văn bản sau và nêu lý do lựa chọn phương thức biểu đạt đó: VĂN BẢN 1: “Đàn đáy là một nhạc cụ họ dây để gảy, xưa kia chỉ dùng đệm cho hát ả đào. Đàn có bầu cộng hưởng hình thang đáy lớn khoảng 25cm nằm phía trên, đáy nhỏ khoảng 22cm nằm phía dưới, hai cạnh bên khoảng 35cm, dày 7 - 9 cm. Mặt đàn bằng gỗ xốp thường là gỗ cây ngô đồng có gắn thêm mảnh gỗ hình chữ U có lỗ để mắc gốc dây đàn cần đàn dài khoảng 1,2m gắn 10 - 12 phím gọt bằng tre, đáy đàn có 3 dây bằng tơ xe cách nhau một quãng bốn ứng với nốt sol, đô, pha tiếng đàn ấm, dịu và đục đi với giọng nữ kết hợp tiếng phách tre hài hòa có khả năng thể hiện những cung bậc tinh tế của tình cảm” (Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, Tập 1 – NXB KHXH, Hà Nội, 1995) VĂN BẢN 2: “Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại, réo to mãi lên. Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu, rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng. Tới cái thác rồi. Ngoặt khúc sông lượn, thấy sóng bọt đã trắng xoá cả chân trời đá. Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền. Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này.” (Trích tuỳ bút Người lái đò Sông Đà - Nguyễn Tuân) CHUYÊN ĐỀ LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP RÈN KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 10.06. 2015 4 GV: LÊ DUY TÂN – TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH, QUẬN BÌNH THẠNH VĂN BẢN 3: “Có những cây mùa nào cũng đẹp như cây bàng. Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Khi lá bàng ngả sang màu vàng đục ấy là mùa thu. Sang đến những ngày cuối đông, mùa lá bàng rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng. Những lá bàng mùa đông đỏ như đồng hun ấy, sự biến đổi kì ảo trong “gam” đỏ của nó, tôi có thể nhìn cả ngày không chán. Năm nào tôi cũng chọn lấy mấy lá thật đẹp về phủ một lớp dầu mỏng, bày lên bàn viết. Bạn có biết nó gợi lên chất liệu gì không? Chất “sơn mài”” (Theo Đoàn Giỏi) VĂN BẢN 4: “Sầu riêng là loại trái quý, trái hiếm của miền Nam. Hương vị nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí. Còn hàng chục mét mới tới nơi để sầu riêng, hương đã ngào ngạt xông vào cánh mũi. Sầu riêng thơm, mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái ngọt của mật ong già hạn. Hương vị quyến rũ đến kỳ lạ. Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi, toả khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa như vẩy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa, mỗi cuống hoa ra một trái. Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ kiến. Mùa trái rộ vào khoảng tháng tư, tháng năm ta. Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng của giống cây kì lạ này. Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dáng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn. Lá nhỏ xanh vàng hơi khép lại, tưởng như lá héo. Vậy mà khi trái chín, hương toả ngào ngạt, vị ngọt đến đam mê.” (Theo Mai Văn Tạo) VĂN BẢN 5: “Hắn về lần này trông khác hằn, mới đầu chẳng ai biết hắn là ai. Trông đặc như thằng săng đá! Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai con mắt gườm gườm trong gớm chết! Hắn mặt cái quần nái đen với áo tây vàng. Cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chùy, cả hai cánh tay cũng thế. Trông gớm chết! (Trích Chí Phèo - Nam Cao) VĂN BẢN 6: “Nước là yếu tố thứ hai quyết định sự sống chỉ sau không khí, vì vậy con người không thể sống thiếu nước. Nước chiếm khoảng 58 - 67% trọng lượng cơ thể người lớn và đối với trẻ em lên tới 70 - 75%, đồng thời nước quyết định tới toàn bộ quá trình sinh hóa diễn ra trong cơ thể con người. CHUYÊN ĐỀ LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP RÈN KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 10.06. 2015 5 GV: LÊ DUY TÂN – TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH, QUẬN BÌNH THẠNH Khi cơ thể mất nước, tình trạng rối loạn chuyển hóa sẽ xảy ra, Protein và Enzyme sẽ không đến được các cơ quan để nuôi cơ thể, thể tích máu giảm, chất điện giải mất đi và cơ thể không thể hoạt động chính xác. Tình trạng thiếu nước do không uống đủ hàng ngày cũng sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của não bởi có tới 80% thành phần mô não được cấu tạo từ nước, điều này gây trí nhớ kém, thiếu tập trung, tinh thần và tâm lý giảm sút” (Trích Vai trò của nước sạch với sự sống của con người - nomic.com.vn) VĂN BẢN 7: “Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!” (Trích Quê hương - Tế Hanh) VĂN BẢN 8: “Âm nhạc là một nghệ thuật gắn bó với con người từ khi lọt lòng mẹ cho tới khi từ biệt cuộc đời. Ngay từ lúc chào đời, em bé đã được ôm ấp trong lời ru nhẹ nhàng của người mẹ. Lớn lên với những bài đồng dao, trưởng thành với những điệu hò lao động, những khúc tình ca vui buồn với biết bao sinh hoạt nghệ thuật ca hát từ thôn xóm đến thành thị. Người Việt Nam chúng ta cho tới lúc hết cuộc đời vẫn còn tiếng nhạc vẳng theo với những điệu hò đưa linh hay điệu kèn đưa đám.” (Phạm Tuyên, Các bạn trẻ đến với âm nhạc, NXB Thanh niên, Hà Nội, 1982) VĂN BẢN 9: “Gần trưa, ông tôi tự đứng dậy men ra ngoài, ngồi vào một cái chõng tre đặt bên mấy thau nước, Mẹ tôi cầm gáo từ từ dội cùng có thể nói là tẩm nước lên khắp bờ vai và lưng ông, tấm lưng đồng vẩy bóng loáng như phủ bằng sáp, cũng không hiểu đấy là do tuổi già hay ông lười tắm. Vốn là một người ngại cả trời nóng ngại cả trời rét, ông ít đi ra khỏi nhà, càng ít động đến nước và lửa. Nước trôi tuồn tuột từng gáo, từng gáo, cái vỏ mướp được kỳ thật mạnh, vậy mà vần cứ trượt đi, mấy lần tôi mất đà ngã chúi dụi, tấm lưng nhẵn như da rắn không thấm nước làm tôi hoang mang vì thấy mình bất lực, còn ông thì cười khò khè.” (Trích Mảnh vườn xưa hoang vắng – Đỗ Chu) VĂN BẢN 10: “ Nhưng ngạc nhiên làm sao, trời về xế, lúc ai nấy đang nghỉ trên nhà, bỗng nghe tiếng kêu réo từng hồi: - Bà con ơi! Ra coi sấuBốn mươi lăm con còn sống nhăn. Rõ ràng là giọng Tư Hoạch. CHUYÊN ĐỀ LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP RÈN KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 10.06. 2015 6 GV: LÊ DUY TÂN – TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH, QUẬN BÌNH THẠNH - Diệu kế! Diệu kế! Tôi là Tư Hoạch đi bắt sấu về đây. Bà con coi sấu lội có hàng dưới sông mình nè! Một đời người mới có một lần. Dưới sông, Tư Hoạch ngồi trên xuồng, bơi nhè nhẹ như đi dạo mát. Tiếp theo lái xuồng là một bầy sấu, con này buộc nối đuôi con kia, đen ngòm như khúc cây khô dài. Mỗi con sấu, hai chân sau thúc ké trên lưng, hai chân trước tự do, quạt nước cầm chừng như tiếp sức với Tư Hoạch để đẩy chiếc bè quái dị kia đi nhẹ nhàng...” (Trích Hương rừng Cà Mau - Sơn Nam) VĂN BẢN 11: “Để thiết thực chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam và ngày thành lập khoa Giáo dục Mầm non, các đoàn viên sinh viên trong khoa tích cực thực hiện các nội dung sau: 1. Trau dồi đạo đức nghề nghiệp và tác phong sinh viên sư phạm: -Yêu cầu mỗi chi đoàn có kế hoạch tổ chức sinh hoạt tập thể và gửi về mail của Bí thư Liên chi Đoàn -Thực hiện ngày thứ 2 thanh lịch: Mỗi chi đoàn tự thống nhất đồng phục vào các thứ 2 hàng tuần (áo dài truyền thống, áo thanh niên tình nguyện, sơ mi trắng) -Từ đầu tháng 11, các chi đoàn tổ chức đoàn viên dọn dẹp, trang trí không gian học tập (quét dọn, kê lại bàn ghế, trồng lại những cây cảnh bị chết, giữ gìn vệ sinh chung). Các lớp có khăn trải bàn và bình hoa để bàn giáo viên. -Thực hiện tốt nề nếp học tập: Không đi học muộn, không bỏ học, học tập nghiêm túc. -Thể hiện vẻ đẹp thanh lịch của nữ sinh sư phạm: trong tác phong làm việc, giao tiếp ứng xử đúng mực, trang phục trang nhã. Việc thực hiện của các chi đoàn sẽ được 2 trợ lý phụ trách đời sống của Liên chi Đoàn kiểm tra và báo cáo kết quả sau từng tuần. 2. Rèn luyện chuyên môn nghiệp vụ: - Các lớp tổ chức tốt việc rèn luyện Nghiệp vụ sư phạm: đảm bảo tất cả các đoàn viên sinh viên đều tham gia rèn luyện nghiệp vụ. Tổ chức thi tuyển cấp lớp để tìm ra thành viên tiêu biểu thi cấp khoa. - Để giúp sinh viên có những kỹ năng cơ bản để sử dụng phần mềm Powerpoint, Chi đoàn Cán bộ sẽ tổ chức 2 buổi tập huấn, các lớp đăng ký số lượng các đoàn viên có nhu cầu học và báo cho thầy Tuấn để thầy sắp xếp lịch dạy (muộn nhất là 01/11). - Các chi đoàn khuyến khích đoàn viên soạn giáo án điện tử với Powerpoint để tham gia cuộc thi cấp trường. Chi đoàn K55, K56 tối thiểu có 2 giáo án, K57, K58 tuỳ khả năng cũng có thể tham gia.” CHUYÊN ĐỀ LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP RÈN KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 10.06. 2015 7 GV: LÊ DUY TÂN – TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH, QUẬN BÌNH THẠNH BÀI TẬP 2 Xác định phong cách chức năng ngôn ngữ chính của các văn bản sau và nêu lý do lựa chọn: VĂN BẢN 1: “Học để làm gì? Câu hỏi ấy nghe ra thật là tầm thường cũ rích, tưởng như không ai để ý đến; nhưng cứ như những câu trả lời của các nhà học giả xưa nay thì có một câu vắn tắt mà có thể bao quát được toàn thể và công dụng sự học là: Học để làm người Theo câu nói ấy, có kẻ lại cãi rằng: Vậy thì không học không làm người được sao? Kìa như ông Hán Cao Tổ không học mà làm một ông vua anh hùng; ông Hoắc Quang không học mà làm được công nghiệp lớn. Bên Âu Tây, nhiều nhà đại chính trị đại sáng tạo, hoặc trọn đời ở trong các mỏ, các công xưởng mà làm được công việc to đó thì sao? Còn ở trên đời biết bao nhiêu người vào trường nọ, đậu bằng kia, đào mãi trong trăm ngàn bộ sách, miệng nói ra rành là chuyện văn hào đông tây, mà xét đến phẩm cách tính chất, có điều mất cả tư cách làm người nữa. Thế thì câu nói "học để làm người" không phải là không đúng sao? Phải, chỉ nói trống không là "học", thì có hơi không rõ ràng mà lẫn lộn như trên, nên trước phải hiểu cái "học làm người" này không phải như người mình thường gọi là "đi học". Theo lối thông thường người mình thì có ôm sách tới trường, có thầy dạy, có thi có đỗ, mới gọi là học. Nhưng cái học làm người này thì khác hẳn thế. Sao vậy? Cái học làm người này, nói về học khoá cần thiết thì người thông thường ai cũng có thể theo sức lực cùng bản năng của mình mà làm hết phận sự; mà nói đến chỗ cao diệu thì dầu thánh hiền hào kiệt cũng không ai dám tự phụ, rằng đã làm được hoàn toàn cực điểm. Bởi vì, đã là "người" thì ai cũng là người, mà nói đến sự làm người thì rất là mênh mông mà không có hạn lượng. Trăm năm ngắn ngủi, trẻ, lớn, già, chết không cái gì mới lạ. Song kẻ thì thánh hiền hào kiệt, kẻ thì ngu tiện dung phàm; người thì có công với nhân loại, muôn đời ai cũng hinh hương, người lại hại giống hại nòi, trăm miệng cũng đều thoá mạ. Không những thế mà thôi, làm một người về thời đại cổ, và làm một người ở thời đại nay khác nhau; làm người ở nước giàu mạnh với làm người ở nước hèn yếu khác nhau, suy ra đối với nước nhà mình và đối với thế giới nhân loại chung, nên làm người thế nào. Cảnh địa của người trăm chiều không đồng nhau thì cái cách làm người cho xứng đáng thích hợp cũng không phải cùng một cách. Những chuyện mấy bậc vĩ nhân đông tây xưa nay, biết bao nhiêu điều đủ làm gương cho người sau học theo mà người nào có chân tướng người nấy, mỗi người dạy cho người sau một việc; bắt chước được một việc thì dầu ai đọc thuộc trăm nghìn quyển sách cũng chẳng hơn chi. [] Cái mục đích chân chính của sự học là thế đó. Học như thế mới mong bổ ích cho đời, làm được một phần việc trong xã hội. Trái lại, nếu mới cặp sách đến trường mà CHUYÊN ĐỀ LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP RÈN KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 10.06. 2015 8 GV: LÊ DUY TÂN – TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH, QUẬN BÌNH THẠNH trong não đã mơ tưởng đến chức kia hàm nọ, thấy người ta xuống ngựa lên xe, mà cũng ao ước cho được cửa cao nhà rộng, thì cái bả hư vinh, cái mồi phú quý ấy chắc không sao nhắc ta lên cái địa vị làm một người chân chính ở đời được. Vậy ai muốn khỏi cái tiếng hư sinh thì cần phải "học để làm người"; mà học để làm người không phải nhất định có cắp sách đến trường và thi đỗ bằng này bằng nọ, nhưng chính là noi gương kim cổ mà học theo, làm cho hết nghĩa vụ một người đối với nhân quần xã hội vậy. (Trích bài xã luận “Học để làm gì?” – Huỳnh Thúc Kháng, Báo Tiếng dân, số 282, ngày 17/05/1930) VĂN BẢN 2: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐƠN XIN VIỆC Kính gửi: Ban Giám đốc công ty X. Tôi tên: Nguyễn Văn A. – Sinh ngày: 14/07/1987 Quê quán: Đức Hòa, Đức Huệ, Long An Hiện ở tại: 85/33A, Lò Siêu, phường 16, quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh Trình độ chuyên môn: Cử nhân Kinh tế – Tốt nghiệp Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh năm 2011. Tôi được biết quý công ty đang có nhu cầu tuyển dụng nhân viên kinh doanh mặt hàng gia dụng. Đây là công việc rất phù hợp với khả năng và kinh nghiệm được đúc kết qua quá trình học tập và làm việc của tôi. Vì vậy, tôi viết đơn này kính gửi đến quý công ty để mong được bố trí công việc hợp lý. Ngoài các kiến thức chuyên môn, tôi còn là người có tinh thần đoàn kết, hòa đồng với tập thể, có khả năng làm việc độc lập cũng như theo nhóm trong môi trường có áp lực cao. Với những kĩ năng, kinh nghiệm nêu trên, tôi tin rằng mình có thể đáp ứng được yêu cầu của công ty. Tôi cũng xin cam đoan chấp hành nghiêm chỉnh mọi qui định của công ty và hoàn thành tốt công việc được phân công. Tôi xin chân thành cám ơn và trân trọng kính chào! Tp Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 05 năm 2013 Người viết đơn Nguyễn Văn A. VĂN BẢN 5: “Tính tôi hay nghịch ranh. Chẳng bận đến tôi, tôi cũng nghĩ mưu trêu chị Cốc. Tôi cất tiếng gọi Dế Choắt. Nghe tiếng thưa, tôi hỏi: CHUYÊN ĐỀ LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP RÈN KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 10.06. 2015 9 GV: LÊ DUY TÂN – TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH, QUẬN BÌNH THẠNH - Chú mình muốn cùng tớ đùa vui không? - Đùa trò gì? Em đương lên cơn hen đây! Hừ hừ... - Đùa chơi một tí. - Hừ... hừ... Cái gì thế? - Con mụ Cốc kia kìa. Dế Choắt ra cửa, hé mắt nhìn chị Cốc. Rồi hỏi tôi: - Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta ấy hả? - Ừ. - Thôi thôi... hừ hừ... Em xin vái cả sáu tay. Anh đừng trêu vào... Anh phải sợ... Tôi quắc mắt: - Sợ gì? Mày bảo tao sợ cái gì? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa! - Thưa anh, thế thì... hừ hừ... em xin sợ. Mời anh cứ đùa một mình thôi. Tôi lại mắng Dế Choắt và bảo: - Giương mắt ra xem tao trêu con mụ Cốc đây này.” (Trích Dế mèn phiêu lưu kí – Tô Hoài) VĂN BẢN 4: “Than đá là một loại nhiên liệu hóa thạch được hình thành ở các hệ sinh thái đầm lầy nơi xác thực vật được nước và bùn lưu giữ không bị ôxi hóa và phân hủy bởi sinh vật (biodegradation). Thành phần chính của than đá là cacbon, ngoài ra còn có các nguyên tố khác như lưu huỳnh. Than đá, là sản phẩm của quá trình biến chất, là các lớp đá có màu đen hoặc đen nâu có thể đốt cháy được. Than đá là nguồn nhiên liệu sản xuất điện năng lớn nhất thế giới, cũng như là nguồn thải khí carbon dioxide lớn nhất, được xem là nguyên nhân hàng đầu gây nên hiện tượng nóng lên toàn cầu.” (Theo Wikipedia, mục từ “Than đá”) VĂN BẢN 2: “Thuý Kiều ơi, trong cả tiếng đàn thầm Tôi nghe nàng như Kỳ, Nha hội ngộ Bốn tiếng đàn khi mờ, khi tỏ Khi yêu đương duyên lứa hẹn hò Khi lầu xanh âm chát, cung chua Khi tái hợp cung buồn, âm gẫy Năm ngón tay ròng ròng máu chảy Ruột gan vò xé ruột gan Người đau đau cả tiếng đàn Người đau trong sách nỗi đau dặm dài CHUYÊN ĐỀ LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP RÈN KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 10.06. 2015 10 GV: LÊ DUY TÂN – TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH, QUẬN BÌNH THẠNH Thuý Kiều ơi, Thuý Kiều ơi Bao giờ người mới thoát đời lênh đênh?” (Trích Trò chuyện với Thúy Kiều – Lý Phương Liên) VĂN BẢN 6: Trung Quốc liên tục tấn công tàu cá Việt Nam Chiều 6.7, tại buổi làm việc với đoàn công tác của Bộ NN-PTNT do Bộ trưởng Cao Đức Phát dẫn đầu, ông Phạm Trường Thọ, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, cho biết từ đầu năm 2014 đến nay, Trung Quốc đã ngăn cản, đâm va, rượt đuổi 27 tàu cá Quảng Ngãi. Chỉ tính riêng từ ngày đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, Trung Quốc ngang ngược tấn công 15 tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi làm bị thương 3 người, bắt giữ 1 tàu cá với 6 ngư dân, gây thiệt hại về tài sản hàng chục tỉ đồng. Không chỉ tấn công, Trung Quốc còn gia tăng hoạt động cản trở, uy hiếp, hăm dọa ngư dân khai thác thủy sản trên vùng biển Hoàng Sa của VN. [] Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát khẳng định, Chính phủ sẽ tạo mọi điều kiện tốt nhất cho ngư dân vươn khơi bám biển. Trong đó
File đính kèm:
- LY_THUYET_DOC_HIEU_VAN_BAN__CHUYEN_DE_VAN_BAN_VA_PHAN_LOAI_VAN_BAN_20150725_035238.pdf