Chuyên đề Kinh nghịêm sọan giảng đạt hiệu quả trong giảng dạy

 Giáo án là công trình nghiên cứu của giáo viên trước giờ lên lớp. Là sản phẩm trí não, là đứa con tinh thần của giáo viên. Do đó một giáo án tốt trước tiên phải có hình thức thẩm mỹ. Phải có vị trí, bố cục hợp lý cho từng phần: Tuần, tiết, tựa bài, các đề mục, cách chia cột, chữ viết , hình vẽ . . .

Tuần phải ghi trước bằng chữ in, tiết theo PPCT ghi hàng tiếp theo bằng chữ thường, ngày dạy ghi hàng tiếp theo bằng chữ thường (đầu dòng phải viết hoa). Tất cả ba mục này nên nằm ở vị trí góc trái phía trên của trang giáo án, nên định chừa lề đầu- lề ngoài cho giống nhau trong từng bài soạn.

 

doc14 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 950 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Kinh nghịêm sọan giảng đạt hiệu quả trong giảng dạy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạy thành công một tiết lên lớp với thời lượng là 45 phút thì giáo viên phải bỏ ra ít nhất là 120 phút để nghiên cứu và soạn bài giảng.
	Tuy nhiên không phải tiết dạy nào cũng thành công theo ý muốn. Có nhiều nguyên nhân:
	- Chủ quan: Giáo viên phần lớn chưa nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy. Còn hiện tượng dựa vào sách tham khảo (thiết kế bài giảng), lệ thuộc SGV. Kiến thức bản thân chưa sâu nên phần đông giáo viên chỉ sọan bài qua loa, hình thức tóm tắt nội dung SGK. Năng lực sư phạm hạn chế, chưa nắm bắt – hiểu rõ đối tượng người học; còn quan điểm giáo dục theo kiểu đồng nhất, “đánh đổng” người học. Chưa xác định được yêu cầu người học; chỉ thực hiện cho hết bài hết giờ. Chưa nắm vững phương pháp đặc trưng của từng môn. Chưa thật chú ý mục tiêu đề ra trong mỗi chương, mỗi bài; mục đích giáo dục của từng môn, từng tiết học. Thực tế cho thấy có nhiều giáo viên nếu không có SGV, sách tham khảo thì không soạn được giáo án hoặc nếu có sọan được thì cũng tóm tắt nội dung SGK. Công việc này học sinh phần lớn tự làm được. Giáo viên ngoài việc tham gia công tác giảng dạy, còn phải lo gánh vác việc gia đình với muôn vàn khó khăn trong thời buổi kinh tế thị trường; một số giáo viên lương tâm nghề nghiệp chưa cao.
	- Khách quan: Đối tượng người học hiện nay rất phức tạp, mất căn bản từ các lớp dưới, bị ảnh hưởng nhiều bởi các tện nạn xã hội. Địa bàn các vùng nông thôn sâu, người dân chưa thấy được tầm quan trọng việc học tập của con em. Hòan cảnh kinh tế ảnh hưởng khá lớn đối với việc học tập của học sinh. Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho cho dạy và học chưa được đâu tư đúng mức, hợp lý. Học sinh chưa xác định đúng đắn thái độ, động cơ học tập. Học sinh chưa được hướng dẫn cách học. Vai trò của người thầy đôi khi chưa được quan tâm xem trọng. Các bậc cha mẹ thường giao trách nhiệm gần như hòan tòan về giáo dục học sinh cho giáo viên.
III- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
	Thực hiện nghị quyết 40/QH10 của Quốc hội, Chỉ thị số 14/2001/CT-TTg của thủ tướng chính phủ về Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, chỉ thị 40 của ban bí thư TW: Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bô quản lý giáo dục . Thực hiện tốt nhiệm vụ chiến lược: Giáo dục là quốc sách, là chiến lược phát triển con người. Thực hiện tốt mục tiêu giáo dục của ngành giáo dục đào tạo thì việc quan trọng nhất là làm tốt công tác giáo dục, giảng dạy cho học sinh trong trường phổ thông.
	Với thực trạng như trên, một vấn đề bức xúc là làm thế nào để mỗi giáo viên có điều kiện sọan giảng tốt mọi giáo án, thực hiện thành công 80% tổng số tiết dạy trong năm học. Thiết nghĩ phải có một hướng giải quyết khá cụ thể trong việc sọan giảng nhằm làm thế nào đảm bảo chất lượng tiết dạy, đạt hiệu quả giáo dục qua tiết dạy, giữa giáo viên và học sinh hình thành sự hứng thú và niềm đam mê trong học tập.
	1. Hình thức giáo án:
	Giáo án là công trình nghiên cứu của giáo viên trước giờ lên lớp. Là sản phẩm trí não, là đứa con tinh thần của giáo viên. Do đó một giáo án tốt trước tiên phải có hình thức thẩm mỹ. Phải có vị trí, bố cục hợp lý cho từng phần: Tuần, tiết, tựa bài, các đề mục, cách chia cột, chữ viết , hình vẽ . . .
Tuần phải ghi trước bằng chữ in, tiết theo PPCT ghi hàng tiếp theo bằng chữ thường, ngày dạy ghi hàng tiếp theo bằng chữ thường (đầu dòng phải viết hoa). Tất cả ba mục này nên nằm ở vị trí góc trái phía trên của trang giáo án, nên định chừa lề đầu- lề ngoài cho giống nhau trong từng bài soạn.
TUẦN: 25
Tiết: 50	
Ngày dạy: 12/03/2007
Sử dụng bảng phụ
Tựa bài nên dùng mực màu khác, viết to rõ bằng chữ in hoa, canh vào giữa dòng của trang đầu giáo án. Nên dự kiến số từ của tựa bài để tính toán khỏang cách hai bên cho đều; hoặc nếu tựa bài quá dài thì phải có tính hợp lý, logic khi cắt từ ngữ xuống dòng 2, dòng 3. Đóng khung hoặc trang trí tùy khả năng thẩm mỹ.
Sử dụng bảng phụ
KHÁI QUÁT
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
THỜI KỲ TRUNG ĐẠI
	Chia cột đường kẻ chia cột phải nagy ngắn, vừa đúng từ đầu dòng đầu đến dòng cuối, không dư trên thừa dưới, phải có sự cân nhắc khi chia trang giấy thành nhiều cột. Đề nghị có tính chủ quan, ở đây nên chia hai hoặc ba cột và nên chia đều trang giấy không cần chừa lề có vạch đỏ đối với án sử dụng tập học sinh. Giáo viên viết nội dung vào cả phần lề vạch đỏ.
	Khi ghi chép nội dung cần chú ý chừa lề phải, trái (gióng biên) tương đối thẳng. Khi cần vẽ hình, sơ đồ không nên sợ tốn giấy mực, cần vẽ to, rõ, chính xác, cân xứng, các ký hiệu, phụ chú ghi đúng quy cách, rõ ràng.
	Trước các câu hỏi có thể sử dụng ký tự dấu chấm hỏi thay cho từ “giáo viên hỏi”, trước câu gợi ý, định hướng trả lời có thể sử dụng kí tự dấu hoa thị, dấu sao, dấu gạch ngang thay thế cho từ “trả lời”
	Hết bài nên chừa khỏang nửa trang để ghi chép các kinh nghiệm sau tiết dạy. Tránh trường hợp tận dụng 1/3 trang cuối ghi tiếp tựa bài để sọan bài mới nhằm tiết kiệm giấy.
	Đối với bài 2 tiết nên sọan tách rời từng tiết, vì mỗi tiết đều có kiến thức khác nhau, mục tiêu cần đạt có khác. Trừ một số trường hợp giáo viên dạy kiên tục hai tiết (chỉ có giáo viên dạy môn văn). Nếu điều kiện cần sọan hai tiết liền phải có hoạt động củng cố – luyện tậpcho tiết trước và hệ thống lại trước khi vào tiết sau.
	Cấn ghi chú thêm dự kiến thời lượng cho từng phần, từng hoạt động để giáo viên làm chủ được thời gian, bảo đảm thời lượng 45 phút của một tiết dạy – học.
	Giữa các hoạt động nên trình bày rõ ràng có khỏang cách dễ nhìn thấy trong quá trình giảng dạy.
	Giáo viên có thể sử dụng hệ thống ký tự viết tắt cho nhanh, tuy nhiên không nên tùy tiện viết tắt quá nhiều dễ gây nhầm lẫn với các ký hiệu trong tóan, lý, hóa . . . các ký tự viết tắt thế nào mà đồng nghiệp nhìn vào có thể đọc và hiểu được. Chỉ được viết tắt trong giáo án cá nhân, không được tạo thành thói quen khi viết các văn bản, ghi bảng, nhận xét trong vở học sinh.
	Hệ thống chữ viết cần chân phương (một số giáo viên cần rèn luyện nét chữ “Nét chữ nết người”). Ta yêu cầu học sinh viết đẹp, ngược lại giáo viên chưa phấn đấu viết đẹp. Ở đây chỉ yêu cầu viết ngay ngắn, rõ nét. Cần lưu ý tuyệt đối lỗi chính tả căn bản. Là người thầy không thể viết sai lỗi chính ta. Rèn luyện kỹ năng sử dụng dấu câu, viết đúng ngữ pháp tiếng Việt. Cần biết khi nào xuống dòng khi hết d0ọan, sử dụng dấu chấm phẩy đối với các câu dài có nhiều mệnh đề. Sử dụng từ ngữ toàn dân, ngôn ngữ viết chuẩn mực trong sáng nhất là các từ khoa học – kỹ thuật, không sử dụng ngôn ngữ nói trong văn viết, không sử dụng các từ ngữ mập mờ, khó hiểu nhất là các câu hỏi trong hệ thống gợi mở cho học sinh. Bởi vì giáo án là một văn bản khoa học có giá trị giáo dục tòan diện cho cả người dạy lẫn người học. Một văn bản khoa học trình bày sai sót, thiếu nghiêm túc, sẽ tự đánh mất sự tự trọng của người viết.
	2. Nội dung giáo án:
 	2.1 Xác định mục tiêu bài học:
	Xác định mục tiêu của từng bài dạy là là một công việc rất quan trọng của người giáo viên, nếu người thầy dạy mà không biết mục tiêu của bài đó là gì thì xem như tiết dạy đó đã hỏng . . .Mục tiêu bài dạy trong giáo án là phần quan trọng cứ không thể bỏ qua, việc chép lại mục tiêu và bổ sung thêm vào mục tiêu là phần thầy phải làm. Khi dạy xong mỗi tiết người thầy phải đem tiết dạy đó đối chứng với mục tiêu của bài dạy, để xem mình đã thực hiện được hoặc không được cái gì. Mục tiêu của bài học bao gồm: về kiến thức, mục tiêu về kỹ năng, mục tiêu về thái độ. Trong 3 nhiệm vụ này, mục tiêu kiến thức là nền tảng, là gốc. Giáo dục tư tưởng tinh cảm cũng như hình thành kỹ năng đều phải dựa trên nền tảng kiến thức cụ thể của bài học. Việc xác định mục tiêu bài học có tầm quan trọng đặc biệt, nó định hướng toàn bộ hoạt động dạy và học của thầy và trò trong một tiết lên lớp. Mục tiêu bài học càng cụ thể bao nhiêu, càng giúp cho việc định hướng rõ bấy nhiêu. Phải lượng hóa mục tiêu thành những đơn vị kiến thức cụ thể.
	Để xác định được Mục tiêu, giáo viên phải nghiên cứu chương trình, xác định Mục tiêu từng chương, nghiên cứu SGK. Bởi vì SGK không chỉ có chức năng là cung cấp kiến thức cho người học, mà còn có nhiều chức năng khác như: củng cố các hiểu biết, kiểm tra – đánh giá, tra cứu – tham khảo – ứng dụng; giúp hình thành và phát triển các kỹ năng, phương pháp giáo dục đối với học sinh, chức năng cung cấp thông tin, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, giúp đỡ việc học tập và xác định tiến trình sư phạm đối với giáo viên.
	2.2 Chuẩn bị:
	Là công việc đòi hỏi sự sáng tạo của giáo viên nhằm làm cho tiết dạy sinh động, làm tăng tính tích cực của học sinh. Giáo viên phải cân nhắc sử dụng ĐDDH gì, thiết bị nào, sử dụng lúc nào, thời lượng sử dụng, có tính giáo dục không và phải dựa vào các mục tiêu kiến thức cụ thể ở trên. Xác định các thiết bị này trong nhà trường có hay không, có thể tận dụng các thiết bị, ĐDDH nào để phục vụ tiết dạy. Nếu không có phải tự làm và đòi hỏi khi làm phải có chất lượng không, có đạt được hiệu quả không. Đối với môn toán thì thước thẳng và compa là ĐDDH phải có tất nhiên trước khi lên lớp, không phải ghi vào phần chuẩn bị. Đối với các môn sinh, sử địa . . . phóng to các hình trong SGK, nhưng phóng to có chất lượng không, kích thước như thế nào, nếu bằng khổ giấy A4, màu sắc nhòe thì chẳng có hiệu quả gì đối với không gian của lớp học. Nên phóng to ở khổ giấy A3. Không thể ghi chung chung: Sử dụng các thiết bị, sơ đồ . . . nếu có. Không thể ghi: giáo án, SGK, SGV . . . Chỉ nên ghi các thiết bị, ĐDDH thật sự có tác dụng hỗ trợ tốt cho tiết dạy, ghi rõ tên thiết bị. Phải tính được thời lượng sử dụng thiết bị, ĐDDH đó bao lâu. Thực tế vẫn còn tình trạng giáo viên đem thiết bị ra sử dụng qua loa sơ sài, học sinh chưa nhận ra chi tiết trên hình vẽ thì giáo viên đã cất qua một bên hoặc có trường hợp giáo viên treo tranh giảng dạy xong nhưng quên lấy xuống treo mãi suốt tiết học.
	2.3 Về các bước lên lớp:
	Nhiều giáo viên hiện nay vẫn còn tình trạng vận dụng máy móc các bước lên lớp, mặc dù đã chia giáo án thành nhiều hoạt động. Như vậy vô tình tạo cho học sinh thói quen biết trước ý đồ của giáo viên và mất hết yếu tố bất ngờ trong các tình huống sư phạm. Ví dụ như thường thì giáo viên dành khoảng 5 -7 phút đầu giờ là ổn định, hỏi sỉ số, kiểm tra bài cũ; khi gọi một em học sinh lên trả lời câu hỏi thì những học sinh còn lại tranh thủ mở vở ra học lại các câu tiếp theo mà giáo viên sẽ hỏi. Như vậy điểm đánh giá chắc chắn không đánh giá đúng trình độ học sinh. Chưa kể đến việc các học sinh tiết trước đã được kiểm tra miệng và có điểm rồi thì cứ thỏai mái nói chuyện hay làm việc riêng . . .
	Khâu ổn định lớp: Có ý kiến cho rằng ổn định lớp chỉ là hình thức. Nếu nói rằng “ổn định lớp là một hình thức” thì đó không phải là một nhà sư phạm. Chỉ cần 1-3 phút thôi nhưng nó mang tính giáo dục rất cao nhất là vấn đề giáo dục nhân cách cho học sinh mà trước tiên là tính kỹ luật, tính quan tâm lẫn nhau (qua điểm danh học sinh) , thứ đến trước khi vào bài dạy giáo viên phải nhìn bao quát xem lớp, bảng đen có sạch hay không? Bàn ghế thầy cô giáo như thế nào? Chính vì quan niệm chưa đúng mục này nên trong thực tế cũng đã có một ít thầy, cô khi vào lớp chỉ biết truyền thụ cho xong kiến thức của bài học, còn học sinh vắng, bảng đen thế nào cũng được. Thực tế đây không phải là công việc chỉ diễn ra trong đầu tiết học mà là việc làm thường xuyên trong cả tiết học,
	Khâu kiểm tra bài cũ: không nhất thíêt cứ phải tiến hành vào đầu giờ học và tại sao giáo viên cứ lại quan trọng hóa là phải kiểm tra kiến thức bài cũ. Thực tế làm như vậy chưa thật phù hợp. Bởi vì những bài có nội dung kiến thức khó, khối lượng kiến thức nhiều, sử dụng nhiều phương tiện trực quan mới cho nên có thể không cần kiểm tra bài cũ ngay đầu giờ. Việc kiểm tra và cho điểm học sinh có thể diễn ra trong suốt tiết học và kết hợp cả kiến thức bài cũ với kiến thức học sinh đang học. Làm thế thì học sinh năng động hơn, tập trung hơn trong giờ học.
	Khâu giới thiệu bài: Họat động dạy học nói chung và hoạt động dạy học từng môn nói riêng là cả một nghệ thuật, nên có khi cùng một nội dung bài học, cùng một lượng kiến thức tương đương nhau, nhưng trong quá trình thực hiện các thao tác lên lớp, có nhiều giáo viên thực hiện khá thành công, trong khi đó có nhiều người lại thực hiện chưa được tốt. Để tạo hứng thú cho học sinh trước khi vào bài học, để dẫn dắt vấn đe cần tìm hiểu, thì thao tác giới thiệu bài mới là một khâu khá quan trọng trong các tiết lên lớp cụ thể. Mỗi môn học có một đặc trưng riêng và có những cách mở bài-vào bài khác nhau. Thực tế vẫn còn giáo viên sau khi kiểm tra bài cũ, viết đề bài, đề mục vào ngay bài mới mà chưa có cách giới thiệu tại sao học sinh phải học bài này, học bài này nhằm mục đích gì . . . Giới thiệu bài là khởi động bộ máy nhận thức của học sinh. Phải chuyển các em từ môn học này sang môn học khác, dứt các em ra khỏi suy nghĩ cũng như cách tư duy của môn học trước. Giáo viên nên tạo ra các tình huống có vấn đề, các mâu thuẫn trong nhận thức học sinh; khai thác các kiến thức mà học sinh đã hiểu ít nhiều nhưng chưa sâu có liên quan đến nội dung bài học, từ đó làm cầu nối dẫn học sinh vào bài mới. Trước hết, theo tôi để thự hiện tốt thao tác giới thiệu bài mới trước khi đi vào hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài học, giáo viên giảng dạy cần có sự chuẩn bị kỹ càng, chu đáo phần giới thiệu bài mới ở nhà, nội dung – cách thức giới thiệu bài phải được cụ thể trong giáo án, để tránh được nhiều trường hợp, giáo viên bị động, hay lời giới thiệu lan man do giáo viên “sáng tác” theo cảm hứng trên lớp.
	Khâu củng cố bài: Giáo viên thường đưa ra vào cuối tiết. Điều này cũng còn máy móc. Thực chất chỉ là việc giáo viên đưa ra các câu hỏi mà mình vừa hỏi ở trên và bắt học sinh trả lời lại. Nếu học sinh trả lời lại được thì đánh giá là học sinh hiểu bài. Nên dành thời gian 4-5 phút này cho học sinh nêu thắc mắc để trên cơ sở đó giáo viên củng cố bài.
	Khâu hướng dẫn học ở nhà (dặn dò): Giáo viên dặn dò là phải hướng dẫn cho học sinh cách học bài vừa học, cách chuẩn bị bài sắp học một cách cụ thể khoa học. Giáo viên vẫn máy móc xem đây là một trình tự không thể thay đổi được. Vì vậy có tình trạng chuông (kẻng) báo hết giờ, giáo viên vẫn nói vớt vát vài câu dặn dò để cho đủ trình tự, thực tế những điều giáo viên nói lúc đó làm sao học sinh ghi nhớ được.
	3. Hệ thống câu hỏi:
	 Sọan giảng là một công việc lao động đầy vất vả, cực nhọc. Để có một giờ dạy thành công, giáo viên phải nghiền ngẫm, hiểu thấu nội dung các bài học trong SGK. Từ cơ sở đó, người thầy sẽ truyền thụ, hướng dẫn học sinh cùng tìm hiểu, cùng giải quyết các vấn đề của bài học. Thời lượng 1 tiết học 45 phút chưa đủ mức cho việc lĩnh hội đầy đủ kiến thức, tri thức của bài học mà mức độ yêu cầu phải mang tính vừa sức đối với đối tượng tiếp nhận. Vì vậy hệ thống câu hỏi là một yếu tố không thể thiếu được trong bài giảng. Đây là sự sắp xếp khoa học các câu hỏi nhằm phát huy cá tính sáng tạo chủ thể của học sinh. Nhìn vào hệ thống câu hỏi chúng ta thấy nổi bật lên giá trị nội dung và trình độ tư duy của giáo viên. Có thể xem hệ thống câu hỏi là xương sống, là động mạch chủ trong cơ thể bài giảng. Nhờ hệ thống câu hỏi, giáo viên sẽ định hướng đúng và phân bố thời gian hợp lý giữa các phần. Tránh tình trạng câu hỏi quá khó, hoặc chuẩn bị chưa chu đáo nên gặp đâu, nhớ đến đâu hỏi đến đó làm cho vỡ vụn bài giảng hoặc gây lúng túng cho học sinh, làm mất thời giờ; hoặc câu hỏi dạng có-không quá dễ làm học sinh nhàm chán.
	Không nên phụ thuộc hoàn toàn vào SGV, sách thiết kế bài giảng mẫu, giáo viên thường đưa nguyên xi các câu hỏi vào giờ dạy và có nhiều câu hỏi, nhiều cách diễn đạt xa lạ đối với học sinh vùng sâu. Cần nhớ rằng SGV, các lọai sách thiết kế bài giảng chỉ mang tính chất tham khảo, định hướng những ý cơ bản, không thể thay thế bài sọan của giáo viên.
	Để có hệ thống câu hỏi tốt, giáo viên cần nghiên cứu tình hình học tập của học sinh (tình hình tiếp thu bài học, kết quả cuối năm, ý thức học tập, nguyện vọng về bộ môn . . .) có nắm chắc như vậy giáo viên mới vận dụng phương pháp phù hợp để truyền thụ kiến thức. Giáo viên dành thời gian đọc kỹ các bài học trong SGK, nghiên cứu các bài tập, các câu hỏi . .nhằm xem xét mức độ nội dung cần chuyển tải, cách diễn đạt, trình tự các câu hỏi. Nếu thấy câu hỏi nào phù hợp thì giữ nguyên, câu hỏi nào chưa thật sự phù hợp thì giáo viên cần chế biến lại tạo ra câu hỏi mới nhưng vẫn là nội dung đó. Các câu hỏi được xếp thành một hệ thống, mang tính liên tục, nối liền nhau.
	Song cũng có những tình huống ngoài dự kiến. Giáo viên phải nhạy bén, sáng tạo xử lý. Vì trong quá trình phân tích, lý giải vấn đề, sẽ có những câu hỏi bất chợt nảy sinh. Câu hỏi thường được nêu ra ở những tình huống có vấn đề buộc học sinh phải suy nghĩ, phải động não; như vậy mới khắc sâu kiến thức trọng tâm. Hệ thống câu hỏi cần được cập nhật hàng năm, giáo viên luôn tìm cách diễn đạt phù hợp với trình độ học sinh, vì đối tượng tiếp nhận luôn luôn thay đổi. 
	Công việc này hiện nay giáo viên cho là vất vả, có nhiều nguyên nhân:
Giáo viên chưa chưa đảm bảo về năng lực chuyên môn của bộ môn nên thực hiện chưa tốt.
Giáo viên chưa dành thời gian nghiên cứu bài trước khi sọan giáo án.
Gia

File đính kèm:

  • docKinh_nghiem_trong_cong_tac_soan_giang.doc