Chuyên đề Hoạt động mở bài trong một tiết học tiếng anh

2/ Các hình thức và thủ thuật vào bài

Tùy theo mục đích và đặc thù của giờ dạy, đồng thời tùy theo đối tượng học sinh cụ thể của mình, giáo viên có thể lựa chọn những hoạt động hay thủ thuật vào bài cho phù hợp.

Giáo viên có thể thực hiện một số thủ thuật sau:

a/ Tạo môi trường thuận lợi cho giờ học. Thiết lập không khí dễ chịu giữa thầy và trò ngay phút vào lớp:

Ví dụ:

+ Chào học sinh

+ Tự giới thiệu về mình

+ Hỏi chuyện thông thường tự nhiên.

+ Kể chuyện vui

b/ Tạo thế chủ động, tự tin cho học sinh

+ Thăm hỏi học sinh

 

doc2 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 975 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Hoạt động mở bài trong một tiết học tiếng anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOẠT ĐỘNG MỞ BÀI TRONG MỘT TIẾT HỌC TIẾNG ANH
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ:
Mục tiêu giáo dục hiện nay đang tập trung hướng vào việc phát triển tính năng động sáng tạo và tích cực của học sinh nhằm tạo khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề cho các em.Để đạt được mục tiêu này vào việc thay đổi PPDH theo hướng coi trọng người học, coi học sinh là chủ thể hoạt động, khuyến khích các hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình dạy học là rất cần thiết.
II/ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI PPDH BỘ MÔN:
Để có được một giờ dạy thành công, ngay ở bước hoạt động đầu tiên của một giờ dạy là bước mở bài, giáo viên cần tạo ra được một không khí học tập thuận lợi về cả mặt tâm lí lẫn nội dung cho hoạt động dạy học tiếp theo đó.
Những hoạt động gây không khí học tập này thường rất ngắn( 5-7 phút) nhưng vô cùng quan trọng. Vậy mở bài nên làm những gì và làm thế nào để có thể thực hiện được các mục đích đó.
1/ Các hoạt động mở bài:
Các hoạt động mở bài nhằm mục đích sau:
a/ Ổn định lớp, cho phép học sinh có thời gian để thích nghi với bài học mới.
b/ Tạo môi trường thuận lợi cho bài học mới.
c/ Gây hứng thú cho bài học mới.
d/ Giúp học sinh liên hệ những điều đã học với bài học mới.
e/ Chuẩn bị về kiến thức cần cho bài học mới.
f/ Tạo tình huống, tạo ngữ cảnh cho phần giới thiệu bài tiếp theo.
g/ Tạo nhu cầu giao tiếp hay tạo mục đích cho một hoạt động giao tiếp kế tiếp.
2/ Các hình thức và thủ thuật vào bài
Tùy theo mục đích và đặc thù của giờ dạy, đồng thời tùy theo đối tượng học sinh cụ thể của mình, giáo viên có thể lựa chọn những hoạt động hay thủ thuật vào bài cho phù hợp.
Giáo viên có thể thực hiện một số thủ thuật sau:
a/ Tạo môi trường thuận lợi cho giờ học. Thiết lập không khí dễ chịu giữa thầy và trò ngay phút vào lớp:
Ví dụ:
+ Chào học sinh
+ Tự giới thiệu về mình
+ Hỏi chuyện thông thường tự nhiên.
+ Kể chuyện vui
b/ Tạo thế chủ động, tự tin cho học sinh
+ Thăm hỏi học sinh
+ Tạo cơ hội cho học sinh được giới thiệu/ nói về minh, hỏi và đáp
c/ Ổn định lớp, tập trung sự chú ý, gây hứng thú bằng cách bắt đầu ngay bằng một hoạt động học tập liên quan đến bài học .
Ví dụ:
+ Thực hiện một bài nghe ngắn
+ Quan sát tranh, hỏi và trả lời về nội dung tranh.
+ Giải đáp câu đố
+ Trò chơi ngôn ngữ ( Crosswords, noughts and crosses, . . . )
+ Bài tập thử thách về từ vựng
d/ Chuẩn bị tâm lí và kiến thức cho bài học mới.
+ Khai thác kiến thức đã biết của học sinh bằng thủ thuật gợi mở ( eleciting) hay nêu vấn đề cả lớp đóng góp ý kiến ( brainstorming)
+ Liên hệ những vấn đề của bài cũ có liên quan đến bài mới, có thể bằng các hình thức khác nhau như hỏi các câu hỏi có liên quan.
+ Tạo ngữ cảnh, tình huống hoặc các lí do giao tiếp ( communicative needs) cho cá hoạt động tiếp theo của bài.
Ví dụ như giáo cụ trực quan ( đồ vật, tranh) các mẫu chuyện có thật hoạc tự tạo, các bài đọc ngắn, các bài tập hoặc câu hỏi
3/ Một số lưu ý:
Trong thực tế, những hoạt động và thủ thuật dùng cho phần mở bài có thể cùng 1 lúc đáp ứng được nhiều mục đích khác nhau. Vì vậy giáo viên nên sáng tạo.
a/ Giáo viên có thể sử dụng cả Tiếng Anh và tiếng Việt.
b/ Cần tạo cơ hội cho học sinh hỏi lại giáo viên hoặc hỏi lẫn nhau để gây húnh thú, phát huy tính tích cực của học sinh.
c/ Luôn quan tâm đến tâm lí lứa tuổi và sở thích của học sinh để đưa ra những thủ thuật phù hợp.
d. Cần chú ý thay đổi hình thức mở bài để gây hứng thú cho học sinh.
e/ Liên hệ thực tế của học sinh, của địa phương hay các tình huống gần gũi với học sinh và thay thế các tình huống trong sách giáo khoa nếu cần.
III/ KẾT LUẬN
 	Như vậy, mục đích của các hoạt động mở bài là để học sinh làm quen và cảm thấy hứng thú vớ chủ đề sắp học trong bài, đồng thời ôn luyện lại những kiến thức đã học có liên quan đến bài học mới hoặc để giáo viên tạo những nhu cầu giao tiếp cần thiết cho các hoạt động của bài mới. Với ý nghĩa đó, phần mở bài đôi khi không co 1ranh giới cụ thể mà luôn được tiến hành phối hợp với phần giới thiệu ngữ liệu.
Thị Trấn, ngày 15 tháng 09 năm 2014
 Người thực hiện
 Nguyễn Thúy Nga

File đính kèm:

  • docchuyen_de.doc
Giáo án liên quan