Chuyên đề hoá học lớp 11 - Sự điện li

-DẠNG III :TRỘN HAI DUNG DỊCH CÓ ĐỘ pH VÀ MÔI TRƯỜNG

 KHÁC NHAU .

1.Cho 50ml dung dịch HCl 0,10 M tác dụng với 50ml dung dịch NaOH 0,12 M thu được dung dịch A.

 Cho quỳ tím vào dung dịch A, quỳ có màu:

 A. đỏ B. xanh C. tím D.không màu

2. Tính độ pH của dd thu được khi trộn những thể tích bằng nhau của HNO3 0,02M và dd NaOH 0,01M.

A. 2,3 B. 3,7 C. 11,7 D. 13,9

3. Cho biết trong dd nước luôn có [H+] [OH-] = 10-14 . Phải thêm vào 1 lít dd A ở trên bao nhiêu lít dd NaOH 1,08M để thu được . Dung dịch có pH = 13

A. 3,7 lít B. 1,2lít C. 2,143 lít D. 3,346 lít

4. Trộn dd A chứa NaOH và dd B chứa Ba(OH)2 theo thể tích bằng nhau được dd C. Trung hoà 100ml dd C cần hết 35ml dd H2SO4 2M thu được 9,32g kết tủa. Tính nồng độ mol/l của các dd A, B lần lượt là .

A. 2,2 M và 1,8 M B. 1,3 M và 0,8 M C. 1,2 M và 1,8 M D. 1,2 M và 0,8 M

 

doc8 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 4172 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề hoá học lớp 11 - Sự điện li, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A.TÓM TẮT KIẾN THỨC
!. Sự điện li
1- Chất điện li là chất tan trong nước phân li ra ion. Chất điện li gồm (AXIT, BAZƠ, MUỐI)
2- Sự điện li là quá trình phân li ra ion của các chất trong nước 
- Phương trình điện li: Axit Cation H+ + Anion gốc axit
	 Bazơ Cation kim loại + Anion OH-
	 Muối Cation kim loại + Anion gốc axit. 
-Dung dịch trong nước của các chất điện li sẽ dẫn điện được
-Trong một dung dịch, tổng ion dương = tổng ion âm.
Ví dụ : Một dung dịch có chứa: a mol Na+, b mol Al3+, c mol Cl- và d mol SO42-. Tìm biểu thức quan hệ giữa a, b, c, d?
	ĐS: a + 3b = c + 2d.
-Dung dịch có tổng nồng độ các ion càng lớn thì càng dẫn điện tốt.
3- Phân loại chất điện li:
 + Chất điện li mạnh là chất khi tan trong nước, các phân tử hoà tan đều phân li ra ion.
	- Axit mạnh: HCl, H2SO4, HNO3, HClO4....
	- Bazơ mạnh: NaOH, KOH, Ba(OH)2...
	- Các muối tan: NaCl, K2SO4, Ba(NO3)2,...
 + Chất điện li yếu: là chất khi tan trong nước chỉ có một phần số phân tử hoà tan phân li ra ion, phần còn lại vẫn tồn tại dưới dạng phân tử trong dung dịch.
	- Axit yếu: CH3COOH, HClO, H2S, HNO2,HF, H2CO3, H2SO3...
	- Bazơ yếu: Mg(OH)2, Bi(OH)3, Cu(OH)2...
	- H2O điện li rất yếu.
 + Sự phân li của chất điện li yếu là quá trình thuận nghịch. Cân bằng điện li tuân theo nguyên lí chuyển dịch cân bằng Lơ Sa-tơ-li-ê.
4- Độ điện li của chất điện li: là tỉ số giữa số phân tử phân li ra ion (n) và tổng số phân tử hoà tan (no)
 ()
	Khi pha loãng dung dịch, độ điện li của các chất điện li đều tăng.
II. Axit – Bazơ
1.Khái niệm axit - bazơ
a, Theo thuyết Arêniut
 - Axit là chất khi tan trong nước phân li ra cation H+
 VD: HCl → H+ + Cl− CH3COOH 	H+ + CH3COO−
 - Bazơ là những chất khi tan trong nước phân li ra anion OH −
 VD: NaOH → Na+ + OH−
 - Hiđroxit lưỡng tính là hiđroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit, vừa có thể phân li như 
bazơ: Zn(OH)2, Al(OH)3, Pb(OH)2, Cr(OH)3, Be(OH)2,Sn(OH)2....
 VD: Zn(OH)2 	Zn2+ + 2OH− Phân li kiểu bazơ
 Zn(OH)2 + 2H+ Phân li kiểu axit
b, Theo thuyết Bronstet
 - Axit là chất nhường proton (H+). Bazơ là chất nhận proton
 Axit Bazơ + H+
 VD: CH3COOH + H2O 	H3O+ + CH3COO−	
 axit bazơ axit	 bazơ
 NH3 + H2O 	NH4+ + OH−
 bazơ axit	 axit	 bazơ
 - Chất lưỡng tính là chất vừa có thể nhường proton, vừa có thể nhận proton.
 VD: HCO3− + H2O 	H3O+ + CO32- HCO3− + H2O 	H2CO3 + OH−
 axit	bazơ
 Lưu ý: - Phân tử H2O có thể đóng vai trò axit hay bazơ, vậy H2O là chất lưỡng tính
 - Theo thuyết Bron-stêt, axit và bazơ có thể là phân tử hoặc ion.
2.Hằng sô phân li axit - hằng số phân li bazơ
Hằng sô phân li axit
 Xét quá trình điện li của axit yếu: HA 	H+ + A−
 (Hằng số phân li axit chỉ phụ thuộc vào bản chất axit và nhiệt độ)
Hằng số phân li bazơ
 Xét quá trình điện li của bazơ yếu: BOH B+ + OH−
 (Hằng số phân li bazơ chỉ phụ thuộc vào bản chất bazơ và nhiệt độ)
III. Tích số ion của nước, pH và môi trường của dung dịch.
 -Tích số ion của nước: [H+][OH−] = 1,0.10-14
 - Để đánh giá độ axit và độ kiềm của dung dịch,người ta dùng pH với quy ước:
 [H+] = 1,0.10-aM → pH = a 
Hoặc pH = -lg[H+] 
Môi trường
[H+]
pH
Axit
> 1,0.10-7 M
< 7
Trung tính
= 1,0.10-7 M
= 7
Bazơ
< 1,0.10-7 M
> 7
IV.Muối và phản ứng thuỷ phân - Phản ứng trao đổi ion của muốitrong dung dịch các chất điện li
1, Định nghĩa muối : Muối là hợp chất khi tan trong nước phân li ra cation kim loại (hoặc NH4+) và anion gốc axit
2, Phân loại
Muối trung hoà là muối mà anion gốc axit không còn hiđro có khả năng phân li ra H+: Na2CO3, BaCl2, K2SO4, ....
Muối axit là muối mà anion gốc axit vẫn còn hiđro có khả năng phân li ra H+ : NaHCO3, NaHSO4, KH2PO4....( lưu ý: trong gốc axit của một số muối như Na2HPO3, NaH2PO2 vẫn còn hiđro nhưng là muối trung hoà vì các hiđro đó không có khả năng phân li ra ion H+).
 3.Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
 - Phản ứng xảy ra trong dung dịch các chất điện li là phản ứng giữa các ion
 - Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi các ion kết hợp được với nhau tạo thành ít nhất một trong các chất sau:
Chất kết tủa
Chất điện li yếu
Chất khí
 - Phương trinh ion rút gọn cho biết bản chất của phản ứng trong dung dịch các chất điện li. Trong phương trình ion rút gọn, các chất kết tủa, chất điện li yếu, chất khí được giữ nguyên dưới dạng phân tử.
 Lưu ý: 
Trong dung dịch: -Tổng số mol điện tích dương của cation bằng tổng số mol điện tích âm của anion.
 - Khối lượng muối bằng tổng khối lượng các ion tạo muối
4. Phản ứng thuỷ phân của muối
 - Khi muối trung hoà tạp bởi cation của bazơ mạnh và anion gốc axit yếu tan trong nước thì gốc axit yếu 
 bị thuỷ phân, môi trường của dung dịch là môi trường kiềm. VD: CH3COONa, K2S, Na2CO3...
 CH3COONa → CH3COO− + Na+
 CH3COO− + H2O 	CH3COOH + OH−
- Khi muối trung hoà tạo bởi cation của bazơ yếu và anion gốc axit mạnh, tan trong nước thì cation của 
 bazơ yếu bị thuỷ phân làm cho dung dịch có tính axit. VD: Fe(NO3)3, NH4Cl, ZnBr2...
 Fe(NO3)3 → Fe3+ + 3NO3−
 Fe3+ + H2O 	Fe(OH)2+ + H+ 
 - Khi muối trung hoà tạo bởi cation kim loại của bazơ mạnh và anion gốc axit mạnh tan trong nước các 
 ion không bị thuỷ phân, môi trường của dung dịch là môi trường trung tính. VD: NaCl, KNO3,...
 - Khi muối trung hoà tạo bởi cation của bazơ yếu và anion gốc axit yếu tan trong nước cả cation và anion 
 đều bị thuỷ phân. Môi trường của dung dịch phụ thuộc vào độ thuỷ phân của hai ion.
B. BÀI TẬP 
DẠNG I :ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐIỆN TÍCH - NỒNG ĐỘ MOL/LIT CỦA CÁC ION 
1. Dung dịch X gồm 0,03mol Ca2+; 0,06mol Al3+; 0,06mol NO3- ; a mol SO42-.Tính a ?
 A.0,09 mol 	B.0,03 mol 	C. 0,04 mol 	D. 0,06 mol 
2. Một dd chứa a mol Na+, b mol Ca2+, c mol HCO3-, d mol Cl- Lập biểu thức liên hệ giữa a, b, c, d 
 A.a + b = c + d 	B. a + 2b = c + d 	C. 2a + 2b = c + d 	D. a + 2b = 2c + d 
3. Kết quả xác định nồng độ mol các ion của dd như sau:[Na+] = a M [Ca2+] = 0,01M [NO3-] = 0,01M [Cl-] = 0,04M [HCO3-] = 0,025 (mol/l) Hỏi kết quả trên cho biết a bằng bao nhiêu là đúng ?
A.0,05 mol /l 	B.0,065 mol /l 	C. 0,075 mol/l 	D. 0,055 mol/l 
4. Dung dịch X có chứa các ion Ca2+, Al3+, Cl- để làm kết tủa hết ion Cl- trong 10ml dd X cần phải dùng hết 70ml dd AgNO3 1M khi cô cạn 100ml dd X thu được 35,55g hỗn hợp 2 muối khan. Tính nồng độ mol/l của mỗi muối trong X.
A.0,1 M và 2,0 M 	B.1,5 M và 2,5 M 	C. 0,1 M và 0,2 M 	D. 1,0 M và 2,0 M 
5. Dung dịch Y chứa các ion Zn2+, Fe3+, SO42- , biết rằng dùng hết 350ml dd NaOH 2M thì kết tủa hết ion Zn2+ và Fe3+ trong 100ml dd Y. Nếu đổ tiếp 200ml dd NaOH thì một lượng kết tủa tan hết còn lại là chất kết tủa màu nâu đỏ. Tính nồng độ mol/l của ion SO42- trong dd Y
A. 3,5 M 	B. 0,35 M 	C. 4,5 M 	D. 4,0 M 
6. Thêm từ từ 100g dd H2SO4 98% vào nước điều chỉnh để được 1 lít dd A. Tính nồng độ mol của ion H+ trong dd A.
A. 1,0 M 	B. 2,0 M 	C. 4,0 M 	D. 2,5 M
7. Một dung dịch A gồm 0,03 mol ; 0,06 mol ; 0,06 mol và 0,09 mol . Muốn có 
dung dịch trên thì cần 2 muối nào?
A. 	 B. MgCl2 và Al2( SO4)3 
C. Cả A và B đều đúng. 	 D. Cả A và B đều sai.
8. Một dung dịch chứa a mol K+, b mol NH4+, c mol CO32-, d mol Cl−, e mol SO42-. Biểu thức liên hệ 
	giữa a, b, c, d, e là:
	A. a + b = c + d + e	B. 39a + 18b = 60c + 35,5d + 96e
	C. a + b = 2c + d + 2e	D. a + 4b = 6c + d + 8e
9. Một dd có chứa 4 ion với thành phần: 0,01 mol Na+, 0,02 mol Mg2+, 0,015 mol SO42-, x molCl−. Giá trị của x là: A. 0,015	B. 0,020	C. 0,035	D. 0,010	
10. Dung dịch A chứa 0,2 mol và 0,3 mol cùng với x mol . Giá trị của x:
	A. 0,5 mol 	B. 0,7 mol 	C. 0,8 mol 	D. 0,1 mol
11. Dung dịch A chứa 0,2 mol và 0,3 mol cùng với x mol . Cô cạn dung dịch thu được khối 
lượng muối khan là:
A. 53,6 g 	B. 26,3 g 	C. 45,8 g 	D. 57,15 g
12 DD A có chứa các ion và 0,2 mol ; 0,3 mol . Thêm dần dần dd Na2CO3 
1M vào dd A cho đến khi được lượng kết tủa lớn nhất thì ngừng. Thể tích dd cần dùng là:
A. 500 ml 	 B. 125 ml 	 C. 200 ml 	D. 250 ml 
13. Một dung dịch chứa 2 cation: 0,02mol Al3+, 0,03 mol Fe2+ và 2 anion: x mol Cl−, y mol SO42-. Khi cô 
	cạn dung dịch đến khối lượng không đổi thu được 7,23 gam chất rắn khan. chứa 2 muối là:
	A. Al2(SO4)3, FeCl2	B Al2(SO4)3, FeCl3	C. AlCl3, FeSO4	D. AlCl3, Fe2(SO4)3
14. Tính thể tích dung dịch Ba(OH)2 0,5M có chứa số mol OH− bằng số mol OH− có trong 200g dung dịch NaOH 20%.
A. 1,0 lít 	B. 2,0 Lit 	C. 1,25 lít 	D. 1,75 lít
15. Tính nồng độ ion H+ trong dung dịch HNO3 12,6%, D= 1,12 g/ml.
A.2,24 M 	B. 1,12 M 	C. 0, 24 M 	D. 4,5M 
DẠNG II:TÌM pH ,ĐỘ ĐIỆN LI , HẰNG SỐ ĐIỆN LI
1. Cần bao nhiêu gam NaOH để pha chế 300ml dung dịch có pH= 10
A. 0,0012 gam 	B. 0,012 gam 	C. 0,12 gam 	D. 0,24 gam 
2. Tính nồng độ ion H+ trong dd có nồng độ ion OH- là 0,02mol/l. 
A.5.10 -12 M 	B. 5.10 -13 M	C. 4.10 -13 M 	D.3.10 -11 M 
3. Cho 1 lít dd HCl có pH = 4. Hỏi phải thêm một thể tích nước là bao nhiêu lít để được 1 dd có pH = 5.
A. 1,0 lít 	B. 10,0 lít 	C. 9,0 lít 	D.11,0 lít 
4. Pha loãng 10ml dd HCl với nước tạo thành 250ml. Dung dịch thu được có pH= 3. Tính nồng độ HCl trước khi pha loãng và pH của dd đó.
A. 0,3 M 	B. 1,5 M 	C. 0,5 M 	D. 0,025 M 
5. Tính pH của dung dịch chứa 1,46 g HCl trong 400ml.
A. 4,0 	B. 3,0 	C.2,0 	D. 1,0
6. Tính pH của dung dịch chứa 1,6 gam NaOH trong 200ml.
A.12,0 	B. 13,0 	C. 13,3 	D. 13,7 
7. Pha thêm 40cm3 nước vào 10cm3 dd HCl có pH = 4. Tính pH của dd thu được
A. 2,72 	B. 4,69 	C. 4,26 	D. 3,8
8. Dung dịch HCl có pH = 3 cần pha loãng dd axit này (bằng nước cất) bao nhiêu lần để được dd HCl có pH = 4
A.9,0 	B. 10,0 	C. 11,0 	D. 1,1 
9. Tính pH của dd KOH 0,01M.
A.13,0 	B. 10,0 	C. 12,0 	D. 11,0
10.Cân bằng sau tồn tại trong dung dịch: CH3COOH 	 H+ + CH3COO−	
	Độ điện li của CH3COOH sẽ biến đổi như thế nào khi: nhỏ vài giọt dung dịch HCl
	A.tăng	B.giảm C.không biến đổi D.không xác định được
11. Chọn phát biểu đúng?
A. Giá trị Ka của một axit phụ thuộc vào nồng độ B. Giá trị Ka của một axit phụ thuộc vào nhiệt độ
C.Giá trị Ka của một axit phụ thuộc vào áp suất D.Giá trị Ka của axit càng nhỏ, lực axit càng mạnh
12. pH của dung dịch A chứa HCl là:
	A. 10 	B. 12	 C. 4	D. 2
13. Dung dịch H2SO4 0,005 M có pH bằng:
	A. 3	B. 2	C. 5	D. 4	
14. Dung dịch KOH 0,001M có pH bằng:
	A. 3	B. 11	C. 2	D.12
15. Hoà tan 4,9 g H2SO4 vào nước để được 10 lít dung dịch A. Dung dịch A có pH bằng:
	A. 4	B.1	C.3	D 2
-DẠNG III :TRỘN HAI DUNG DỊCH CÓ ĐỘ pH VÀ MÔI TRƯỜNG
 KHÁC NHAU . 
1.Cho 50ml dung dịch HCl 0,10 M tác dụng với 50ml dung dịch NaOH 0,12 M thu được dung dịch A.
	Cho quỳ tím vào dung dịch A, quỳ có màu:
	A. đỏ	B. xanh	C. tím	D.không màu
2. Tính độ pH của dd thu được khi trộn những thể tích bằng nhau của HNO3 0,02M và dd NaOH 0,01M.
A. 2,3 	B. 3,7 	C. 11,7 	D. 13,9
3. Cho biết trong dd nước luôn có [H+] [OH-] = 10-14 . Phải thêm vào 1 lít dd A ở trên bao nhiêu lít dd NaOH 1,08M để thu được . Dung dịch có pH = 13
A. 3,7 lít 	B. 1,2lít 	C. 2,143 lít 	D. 3,346 lít
4. Trộn dd A chứa NaOH và dd B chứa Ba(OH)2 theo thể tích bằng nhau được dd C. Trung hoà 100ml dd C cần hết 35ml dd H2SO4 2M thu được 9,32g kết tủa. Tính nồng độ mol/l của các dd A, B lần lượt là .
A. 2,2 M và 1,8 M 	B. 1,3 M và 0,8 M 	C. 1,2 M và 1,8 M 	D. 1,2 M và 0,8 M 
5. Cho 150ml dd HCl 2M tác dụng với 50ml dd NaOH 5,6M. Tính pH của dd sau phản ứng.
A. 1,0 	B. 2,0 	C. 13 	D. 12
6. Để trung hoà 25ml dd H2SO4 thì phải dùng hết 50ml dd NaOH 0,5M tính nồng độ mol/l của dd axit	
A. 0,5 M 	 B.0,15 M 	 C. 0,05 M 	 D. 1,0 M 
7. Để trung hoà dd KOH cần 15ml dd HNO3 60% (D = 1,4g/ml). Nếu dùng dd H2SO4 49% để trung hoà thì cần bao nhiêu gam dd 	
A. 40 gam 	B. 16 gam 	C. 20 g am 	D. 12 gam 
8. Trộn lẫn 15ml dd NaOH 2M và 10ml dd H2SO4 1,5M. Cho biết dd thu được còn dư axit, dư bazơ hay đã trung hoà	
A. Axit dư 	 B. Trung hoà C. Bazơ dư 	 D. Không xác định 
9. Đổ 10ml dd KOH vào 15ml dd H2SO4 0,5M, dd vẫn còn dư axit. Thêm 3ml dd NaOH 1M vào thì dd trung hoà. Xác định [KOH]?	
A.1,2M B. 1,0M C. 1,5M D.2,2M
10. Dung dịch X chứa hỗn hợp 2 axit HCl 0,4M và H2SO4 0,1 M. Dung dịch Y chứa hỗn hợp 2 hiđroxit KOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M. Tính thể tích dung dịch Y cần dùng để trung hoà 200ml dung dịch X và khối lượng kết tủa thu được. 
A. . 140 ml và 4,66 gam 	B. . 240 ml và 2,33 gam 	C. . 24 ml và 4,6 gam 	D. 240 ml và 4,66 gam
11. Để trung hoà hoàn toàn 600ml dung dịch hỗn hợp HCl 2M và H2SO4 1,5M cần bao nhiêu mililit dung dịch hỗn hợp Ba(OH)2 1 M và KOH 1M. 
A. 1000,0 ml 	B. 1200,0 ml 	C. 600 ml 	D. 800 ml 
12. Hoà tan m gam kim loại Ba vào nước thu được 2,0 lit dung dịch X có pH =13. Tính m.
A. 13,7 gam B. 1,37 gam 	C. 27,4 gam 	D. 2,74 gam 
13.Cho 220ml dung dịch HCl có pH = 5 tác dụng với 180ml dung dịch NaOH có pH = 9 thì thu được dung dịch A. Tìm pH của dung dịch A.
A.12,0 	B. 7,0 	 C.6,0 	 D. 8,0
14. Trộn 70ml dung dịch HCl 0,12M với 30ml dung dịch Ba(OH)2 0,10M thu được dd A có pH bằng:
	A. 0,26	B.1,26	C. 2,62	D, 1,62
15. Cần bao nhiêu g NaOH rắn hòa tan trong 200ml dd HCl có pH = 3 để thu được dd mới có pH = 11?
A. 0,016g 	 B. 0,032g 	 C. 0,008g 	 D. 0,064g
16. Thể tích dd HCl 0,3 M cần để trung hoà 100 ml dd hỗn hợp NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,1 M là:
	A. 100 ml	B. 150 ml	C. 200 ml	D. 250 ml	
17. Cho 40 ml dung dịch HCl 0,75M vào 160 ml dd chứa đồng thời Ba(OH)2 0,08M và KOH 0,04M. 
 pH của dung dịch thu được:
A. 10 	 B. 12 	 	 C. 11 	D. 13
18. Trộn dung dịch Ba(OH)2 0,5 M với dung dịch KOH 0,5 M ( theo tỉ lệ thể tích 1:1 ) được 200 ml dung 
	dịch A. Thể tích dung dịch HNO3 10% (D = 1,1g/ml) cần để trung hoà 1/5 dung dịch A là:
	A. 17,18 ml	B. 34,36 ml	C. 85,91 ml	D. 171,82 ml
19. Dung dịch A chứa 2 axit H2SO4 (chưa biết CM) và HCl 0,2 M. dung dịch B chứa 2 bazơ NaOH 0,5 M và Ba(OH)2 0,25M. Biết 100ml dd A trung hoà 120 ml dd B. Nồng độ mol/l của dung dịch H2SO4 là:
	A. 1 M	B. 0,5 M	C. 0,75 M	D. 0,25 M
20. Dung dịch A chứa 2 axit 0,1M và 0,2M. Dung dịch B chứa 2 bazơ NaOH 0,2M và 
 KOH 0,3 M. Phải thêm bao nhiêu ml dd B vào 100 ml dung dịch A để được dd mới có pH = 7 ?
	A. 120 ml 	B. 100 ml 	C. 80 ml 	D. 125 ml
DẠNG IV: MUỐI -PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION- PHẢN ỨNG THUỶ PHÂN
1.Cho các cặp chất sau :
	 a, KNO3 + NaCl	b, NaOH + HNO3 	c,Mg(OH)2 + HCl
	 d, NaF + AgNO3	e, Fe2(SO4)3 + KOH	g, FeS + HCl
	 h, NaHCO3 + HCl	i, NaHCO3 + NaOH	k, K2CO3 + NaCl
	 l, Al(OH)3 + HNO3	m, Al(OH)3 + NaOH	n, CuSO4 + Na2S
Hỏi có bao nhiêu cặp chất không xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch
A. 5 	B.3 	C.4 	D. 6 
2. Trong dung dịch có thể tồn tại đồng thời các ion nào sau đây ? 
A. Na+, Cu2+, Cl-, OH-	B. K+, Ba2+, Cl-, SO4 2-. C. K+, Fe2+, Cl-, SO4 2-.	D. HCO3-, OH-, Na+, Cl-
3. Cho các dung dịch sau : AlCl3, (CH3COO)2Ba, KNO3, K2S, NH4NO3, NaNO2. Hỏi có bao nhiêu dung dịch có môi trường axit?
A. 3 	B.5 	C.2 	D. 1
4. Cho các phản ứng sau đây :1/ BaCl2 + AgNO3 2/ NaHCO3 + H2SO4 3 / NaOH + MgCl2 
 4/ K2S + HCl 	 5/ KOH + BaCl2 6/ CH3COONa + H2SO4 
 7/ HCl + AgNO3 	 8/ HNO3 + CaCO3 9/ NaOH + FeCl2 	
Hỏi có bao nhiêu cặp chất xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch
A. 8 	B. 9 	C. 7 	D.5 
5. Cho phương trình phản ứng phương trình ion thu gọn là: 
 1/ H3O+ + OH- = 2H2O 2/ 2H3O+ + Cu(OH)2 = Cu2+ + 4H2O
 3/ H3O+ + Mg = Mg2+ + 3H2O 4/ 3H3O+ + Fe(OH)3 = Fe3+ + 6H2O
 5/ 2H3O+ + MgO = Mg2+ + 3H2O
 Hỏi có bao nhiêu phương trình ion viết đúng ?
A. 4 	B. 5 	C. 3 	D. 2 
6. phản ứng thuỷ phân không xảy ra khi hoà tan muối nào sau đây vào nước 
A. KCl 	 B. Na2S 	 C. ZnCl2 	 D. NH4NO3
7.Một dung dịch X có chứa các ion: . Muốn tách được nhiều cation ra khỏi dung dịch mà không đưa thêm ion lạ vào dung dịch, ta có thể cho dung dịch X tác dụng với chất nào sau đây?
A. vừa đủ. 	 B. vừa đủ. C. NaOH vừa đủ. 	 D. vừa đủ.
8. Để nhận biết 4 dung dịch trong 4 lọ mất nhãn : , ta có thể chỉ 
dùng một thuốc thử nào trong các thuốc thử sau:
A. Dung dịch B. Dung dịch C. Dung dịch D.Dungdịch
9. Có 3 ddđựng trong các lọ mất nhãn. Thuốc thử duy nhất để nhận biết 3dd trên là:
A. Dung dịch NaOH dư. B. Natri kim loại dư. C. Đá phấn () D. Quỳ tím.
10. Cho 44g NaOH vào dd chứa 39,2g H3PO4 cô cạn dd .Khối lượng muối nào tạo thành là bao nhiêu.
A.63,4 gam	B. 49,2 gam 	C. 37,6 gag	D. 47,8 gam
11. Dung dịch muối nào sau đây có môi trường bazơ?
	A. Na2CO3	B. NaCl	C. NaNO3	D. (NH4)2SO4
12. Dung dịch muôi nào sau đây có môi trường trung tính?
	A. NH4Cl	B. Na2CO3	C. ZnCl2	D. NaCl
13.Trong các dd sau đây: K2CO3, KCl, CH3COONa, NH4Cl, NaHSO4, Na2S có bao nhiêu dd có pH > 7?
	A.1	B. 2	C. 3	D. 4
14. Cho các dung dịch sau: NH4NO3 (1), KCl (2), K2CO3 (3), CH3COONa (4), NaHSO4 (5).Các dung dịch có pH < 7 là:
A. (2), (3)	B.(3), (4)	C. (4), (5)	D. (1), (5)
15. Cho các dd sau: NaNO3 (1), CH3COOK (2), Na2S (3), BaCl2 (4), AlCl3 (5). Các dd có pH > 7 là
	A. (1), (5)	B. (2), (3)	C. (3), (4), (5)	D. (1), (2), (4)
16. Cho hỗn hợp X gồm K2SO4 và KNO3 tác dụng với dung dịch Ba(NO3)2 13,08% vừa đủ thu được kết tủa Y và dung dịch Z có nồng độ là 22,52%. Phần trăm khối lượng K2SO4 trong hỗn hợp X là : 
 A. 16,07%	 B. 30,10%	 C. 36,48%	 D. 63,27%	
17.Cho Zn tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 16% hay dung dịch HCl a% đều thu được dung dịch muối có nồng độ % bằng nhau. Giá trị của a là :
A. 13,42	B. 16,52	C. 14,38	D. 10,68
18. Hòa tan Mg vào dung dịch hỗn hợp HCl 7,3% và H2SO4 9,8% vừa dủ thu được dung dịch hỗn hợp 2 muối có tổng nồng độ % của 2 muối là :
A. 20,59%	B. 16,84%	C. 14,86%	D. không xác định được 
19. Rót 200 gam dung dịch Na2CO3 5,3% vào m gam dung dịch Ca(NO3)2 8,2% thu được kết tủa và 314 gam dung dịch X. Nồng độ % của NaNO3 trong dung dịch X là 
A. 2,168 	B. 3,546	C. 4,684	D. 3,248
20.Cho 8,8 gam hỗn hợp 2 kim loại Mg và Ca tác dụng vừa đủ với 500 ml dung dịch HCl. Sau đó cô cạn dung dịch, thu được a gam hỗn hợp 2 muối. Cho hỗn hợp 2 muối trên vào 1 lượng dư dung dịch chứa hỗn hợp Na2CO3 và (NH4)2CO3 . Kết thúc phản ứng thu được 26,8 g kết tủa X Nồng độ mol của dung dịch HCl và khối lượng của Mg trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là
A. 1,2 M - 4,8g	 B. 1,5 M- 4,8g	 C. 1,2 M - 2,4g 	D. 1 M - 4,8g 
ĐÁP ÁN CÁC DẠNG BÀI TẬP 
DẠNG I :ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐIỆN TÍCH - NỒNG ĐỘ MOL/LIT CỦA CÁC ION 
 1. A
 2. B
 3. C
 4. D
 5. A
 6. B
 7. A
 8. C
 9. B
10. B
11. D
12. D
13. A
14. A
15. A
DẠNG II:TÌM pH ,ĐỘ ĐIỆN LI , HẰNG SỐ ĐIỆN LI
 1. A
 2. B
 3. C
 4. D
 5. D
 6. C
 7. B
 8. A
 9. C
10. B
11. B
12. C
13. B
14. B
15. D
DẠNG III :TRỘN HAI DUNG DỊCH CÓ ĐỘ pH VÀ MÔI TRƯỜNG KHÁC NHAU .
 1. B
 2. A
 3. C
 4. D
 5. A
 6. A 
 7. C
 8. B
 9. A
10. D
11. A
12. A
13. C
14. D
15. A
16. A
17. B
18. A
19. B
20. C
DẠNG IV: MUỐI -PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION- PHẢN ỨNG THUỶ PHÂN
 1. B
 2. C
 3. C
 4. A
 5. A 
 6. A
 7. B
 8. D 
 9. C
10. A
11. A
12. D
13. C
14. D
15. B

File đính kèm:

  • docSu_dien_li_20150726_100219.doc