Chuyên đề: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua bộ môn địa lý

Việc lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho HS trong bài dạy địa lí như thế nào cho phù hợp:

 Trong quá trình dạy học tích hợp kỹ năng sống ở môn địa lý, chúng ta có thể sử dụng một số phương pháp:

 - Phương pháp đàm thoại.

 - Phương pháp trực quan.

 - Phương pháp thảo luận.

 - Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề.

 

doc4 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 2210 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua bộ môn địa lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ "GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THÔNG QUA BỘ MÔN ĐỊA LÍ" NĂM HỌC: 2012- 2013
CHUYÊN ĐỀ: GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THÔNG QUA BỘ MÔN ĐỊA LÝ
 I/ Sự cần thiết phải giáo dục kỹ năng sống cho học sinh:
       Kỹ năng sống được chia thành 3 nhóm:
        1/ Kỹ năng sống liên quan đến thể chất, sức khỏe.
            * Kỹ năng liên quan đến môi trường sống.
        2/ Nhóm Kỹ năng sống liên quan đến trí tuệ, thực hành.
            * Kỹ năng làm việc theo nhóm.
            * Kỹ năng xã hội.
        3/ Nhóm Kỹ năng sống liên quan đến tình cảm, tinh thần.
        Trong các nhóm kỹ năng trên, kỹ năng liên quan đến môi trường sống và kỹ năng làm việc theo nhóm thì hầu hết các bộ môn đều có thể lồng ghép được. Đặc biệt, môn địa lý có khá nhiều thuận lợi cho việc giáo dục bảo vệ môi trường sống bởi vì vấn đề bảo vệ môi trường vốn dĩ đã là một nội dung kiến thức địa lý.
        Các kỹ năng liên quan đến môi trường sống như: kỹ năng sử dụng hiệu quả tài nguyên, môi trường; kỹ năng chăm sóc, bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên không gây ô nhiễm ; kỹ năng phòng chống thiên tai,...
        Hiện nay môi trường ở Việt Namđang xuống cấp, nhiều nơi môi trường đã bị ô nhiễm nghiêm trọng. Những hiểm họa suy thoái môi trường đang ngày càng đe dọa cuộc sống của loài người. Chính vì vậy, bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại và của mỗi quốc gia.
        Việc giáo dục kỹ năng sống về bảo vệ môi trường là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để phát triển bền vững đất nước. Thông qua giáo dục, từng người và cộng đồng được trang bị những kiến thức về môi trường, ý thức bảo vệ môi trường, năng lực phát hiện và xử lý các vấn đề về môi trường.
        Và đích quan trọng của giáo dục bảo vệ môi trường không chỉ làm cho học sinh hiểu rõ sự cần thiết phải bảo vệ môi trường mà quan trọng là phải có thói quen, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự với môi trường.
        Do vậy, việc hình thành cho học sinh tình yêu thiên nhiên, sống hòa đồng với thiên nhiên, có thói quen sống ngăn nắp, vệ sinh phụ thuộc rất nhiều vào nội dung và cách thức giáo dục của chúng ta.
II/Việc lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho HS trong bài dạy địa lí như thế nào cho phù hợp:
       Trong quá trình dạy học tích hợp kỹ năng sống ở môn địa lý, chúng ta có thể sử dụng một số phương pháp:
 -         Phương pháp đàm thoại.
 -         Phương pháp trực quan.
 -         Phương pháp thảo luận.
 -         Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề.
        Chúng ta có thể dạy lồng ghép trong từng bài, từng chương hoặc lồng ghép trong các khâu của quá trình dạy học (Ra đề kiểm tra, dạy bài mới). Người giáo viên nên tận dụng mọi cơ hội để lồng ghép, dành thời gian nhiều cho học sinh trải nghiệm.
         Ví dụ minh họa:  Dạy lồng ghép “Giáo dục kỹ năng sống về Bảo vệ môi trường ” ở Tuần 7 -Tiết 14- Bài 15- Địa 7: “Hoạt động công nghiệp ở đới ôn hòa”.
Mục cần tích hợp là mục 2: Cảnh quan công nghiệp.
-        Kiến thức: HS hiểu được nền công nghiệp hiện đại cùng với các cảnh quan công nghiệp hóa có thể gây nên sự ô nhiễm môi trường không khí, đất và nước,... do các chất thải công nghiệp.
-        Kỹ năng:  Quan sát và phân tích ảnh địa lý về hoạt động sản xuất công nghiệp với môi trường ở đới ôn hòa. Qua đó, cho HS so sánh giữa 2 ảnh 15.1 và 15.2 ảnh nào (khu công nghiệp nào) có khả năng gây ô nhiễm cho môi trường nhiều hơn. Giải thích.
-        Thái độ, hành vi:  HS biết tôn trọng, yêu quý thiên nhiên. Có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường xung quanh. Ủng hộ các hoạt động, các chính sách bảo vệ môi trường và phê phán các hoạt động, hành vi làm ảnh hưởng xấu đến môi trường.
         Trong phần củng cố bài học, GV đưa vào BT 3/ SGK để giáo dục môi trường , cho HS quan sát hướng gió, hướng dòng chảy trong sơ đồ so với vị trí đặt khu dân cư và giáo viên nêu câu hỏi :  “Vì sao lại đặt khu dân cư ở đây (như trong sơ đồ) mà không ở các nơi khác?”
         Qua bài học, GV cần liên hệ với môi trường ở địa phương để kích thích và khích lệ  tình cảm yêu quê hương làng xóm. Từ tình cảm đó giúp các em nhận thức sâu sắc trách nhiệm của chính bản thân mình đối với việc xây dựng và bảo vệ quê hương, dẫn tới làm chuyển biến tích cực về thái độ và hành vi đối với vấn đề bảo vệ môi trường ở địa phương nói riêng và công cuộc xây dựng đất nước nói chung.
III/ Kết luận:
         Sự phát triển nhanh chóng về kinh tế- xã hội trong những năm qua đã làm đổi mới xã hội Việt Nam. Chỉ số tăng trưởng kinh tế không ngừng được nâng cao. Tuy vậy, sự phát triển kinh tế chưa đảm bảo cân bằng với việc bảo vệ môi trường .
         Giáo dục kỹ năng sống về bảo vệ môi trường không chỉ mang lại hiệu quả giáo dục thế hệ trẻ mà còn có tác dụng giáo dục tư tưởng, tình cảm và đạo đức cho học sinh như tình cảm giữa con người với con người, giữa con người với quê hương, làng xóm, giữa con người với thiên nhiên, con người với lao động sản xuất,... và cao hơn nữa là giáo dục đạo đức của con người mới xã hội chủ nghĩa cho học sinh.
         Vì vậy, việc giáo dục kỹ năng sống về bảo vệ môi trường cho học sinh có ý nghĩa hết sức quan trọng. Giúp các em có đủ tự tin và an tâm hơn trong học tập cũng như trong sinh hoạt hằng ngày.
         Tóm lại: giáo dục kỹ năng sống về bảo vệ môi trường nói chung có mục tiêu đem lại cho người học các vấn đề sau:
-        Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của các vấn đề môi trường như một nguồn lực để sinh sống, lao động và phát triển của mỗi cá nhân, cộng đồng, quốc gia và quốc tế. Từ đó có thái độ, cách ứng xử đúng đắn trước các vấn đề môi trường, xây dựng quan niệm đúng về ý thức trách nhiệm, về giá trị nhân cách để dần hình thành các kỹ năng sống khác.
-        Có tri thức, kỹ năng, phương pháp hành động để nâng cao năng lực lựa chọn phong cách sống, thích hợp với việc sử dụng hợp lí và khôn ngoan các nguồn tài nguyên thiên nhiên; có thể tham gia có hiệu quả vào việc phòng ngừa và giải quyết các vấn đề môi trường cụ thể nơi sinh sống và học tập.
                                                                        Giáo viên thực hiện 
 Lê Định Quyền 

File đính kèm:

  • docGD KNS CHO HOC SINH THONG QUA MON DIA LY 7.doc