Chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học theo nghiên cứu bài học môn Hóa học ở cấp THCS - Bài thực hành

a. Giờ tự học ở nhà:

Theo tôi, thực hiện tốt một giờ dạy trên lớp theo hướng đổi mới giáo viên phải hướng dẫn học sinh cách đọc SGK, tài liệu trước khi đến lớp. Sau các tiết học, yêu cầu học sinh làm các bài tập trong SGK

Đọc trước SGK là công cụ quan trọng trong quá trình học tập, giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách đọc.

Vấn đề là với nhiều học sinh khi yêu cầu đọc chỉ hiểu đơn giản là đưa mắt đọc qua từng từ và cho rằng cứ đọc qua một lượt như vậy là đã hoàn thành nhiệm vụ giáo viên giao. Vì vậy, tôi thường xuyên hướng dẫn cách học như sau:

- Nhìn vào những đầu mục trước khi nghiên cứu nội dung.

- Ghi ra giấy những câu hỏi mà em muốn có lời giải đáp.

- Gạch chân hoặc tô màu những khái niệm quan trọng và những nội dung chính.

- Tóm tắt các nội dung quan trọng ra giấy.

- Với những nội dung kiến thức dài, khó, kiến thức có liên quan đến thực tế tôi thường ra các câu hỏi, bài tập định hướng để học sinh khi đọc SGK, thu thập thông tin từ các nguồn khác như tài liệu tham khảo, thực tế. để tìm cách trả lời. Câu hỏi đặt ra yêu cầu học sinh phải khái quát được nội dung cơ bản, câu hỏi phải yêu cầu học sinh vận dụng tư duy để trả lời.

 

doc5 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 2198 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học theo nghiên cứu bài học môn Hóa học ở cấp THCS - Bài thực hành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC MÔN HÓA HỌC Ở CẤP THCS- BÀI THỰC HÀNH
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Để nâng cao chất lượng giảng dạy, phục vụ sự nghiệp phát triển của đất nước, trong mấy năm qua, ngành GD & ĐT đã kiên trì phát động cuộc vận động đổi mới phương pháp nâng cao tính tích cực, sáng tạo của người học trong quá trình dạy học, đó chính là phương pháp dạy học tích cực thông qua nghiên cứu bài học.
“Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên...”.
Song để thực sự biến chủ trương trên thành hiện thực, cần đổi mới phương pháp dạy học . Phát huy có hiệu quả nhóm các phương pháp dạy học tích cực...
Dạy và học Hóa học theo hướng nghiên cứu bài học ở trường THCS có những điểm khác so với trường phồ thông, vì có sự khác biệt về mục tiêu đào tạo, về mức độ kiến thức, đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh. Để dạy và học theo hướng tích cực cần: giảm tỷ lệ diễn giảng thông báo, tăng cường diễn giảng nêu vấn đề, nâng cao chất lượng thực hành trong phòng thí nghiệm... tăng thời gian tự học, nghiên cứu SGK... kết hợp với sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Muốn vậy, mỗi giáo viên cần chú trọng dạy cho học sinh cách học, cách nghiên cứu.
Sau đây là một số kế hoạch của bản thân về đổi mới phương pháp dạy học Hóa học ở bậc THCS
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
II.1. Đổi mới phương pháp:
- Bước đầu tôi nghiên cứu chương trình, từ đó xác định các phương pháp giảng dạy bộ môn theo hướng tích cực, nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, tăng cường phương pháp tự học, tự nghiên cứu theo tinh thần của Nghị quyết Đại hội IX đã nêu: “... Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học... Phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh, sinh viên, đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn và tay nghề...”
- Tôi dạy học theo chuyên đề: Những bài nào có nội dung nghiên cứu gần giống nhau hay cùng nghiên cứu về một chất tôi nhóm chúng thành chuyên đề.
- Quá trình giảng dạy luôn thực hiện đổi mới phương pháp dạy và học ở trên lớp, dạy học sinh cách học, tăng cường nghiên cứu và giải quyết vấn đề, rèn luyện tính tự học ngay từ đầu. Học sinh biết vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn sau này.
- Môi trường học tập đối với học sinh khác xa với môi trường thực tế về khối lượng kiến thức, vì vậy học sinh phải có phương pháp học thì mới có thể đáp ứng được mục tiêu đào tạo.
Việc đổi mới phương pháp dạy và học là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường, một giờ dạy theo phương pháp đổi mới thì không chỉ người thầy phải lập kế hoạch bài dạy công phu mà người học cần phải có phương pháp học để lĩnh hội tri thức.
II.2. Biện pháp thực hiện
Ngay từ đầu năm học, tôi đã bước đầu hình thành và hướng dẫn học sinh cách học ở nhà và trên lớp để học sinh dễ tiếp thu bài dạy.
a. Giờ tự học ở nhà:
Theo tôi, thực hiện tốt một giờ dạy trên lớp theo hướng đổi mới giáo viên phải hướng dẫn học sinh cách đọc SGK, tài liệu trước khi đến lớp. Sau các tiết học, yêu cầu học sinh làm các bài tập trong SGK
Đọc trước SGK là công cụ quan trọng trong quá trình học tập, giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách đọc.
Vấn đề là với nhiều học sinh khi yêu cầu đọc chỉ hiểu đơn giản là đưa mắt đọc qua từng từ và cho rằng cứ đọc qua một lượt như vậy là đã hoàn thành nhiệm vụ giáo viên giao. Vì vậy, tôi thường xuyên hướng dẫn cách học như sau:
- Nhìn vào những đầu mục trước khi nghiên cứu nội dung.
- Ghi ra giấy những câu hỏi mà em muốn có lời giải đáp.
- Gạch chân hoặc tô màu những khái niệm quan trọng và những nội dung chính.
- Tóm tắt các nội dung quan trọng ra giấy.
- Với những nội dung kiến thức dài, khó, kiến thức có liên quan đến thực tế tôi thường ra các câu hỏi, bài tập định hướng để học sinh khi đọc SGK, thu thập thông tin từ các nguồn khác như tài liệu tham khảo, thực tế... để tìm cách trả lời. Câu hỏi đặt ra yêu cầu học sinh phải khái quát được nội dung cơ bản, câu hỏi phải yêu cầu học sinh vận dụng tư duy để trả lời.
- Thường xuyên kiểm tra việc đọc tài liệu và sự chuẩn bị của học sinh, yêu cầu mỗi học sinh có vở bài tập ở nhà để soạn bài trước.
- Học bài cũ: tôi thường yêu cầu học sinh học bài cũ bằng cách về nhà đọc lại bài ghi ngay, hoàn thành các bài tập về nhà, hướng dẫn học sinh học theo hướng tổng hợp kiến thức theo sơ đồ, hệ thống hoá kiến thức, học qua hình vẽ, sơ đồ, giải thích các hiện tượng thực tế có liên quan đến kiến thức vừa học.
- Luôn chú ý hướng dẫn học sinh rèn luyện cách trình bày ý kiến của bản thân về một vấn đề nào đó được đưa ra thảo luận
b. Giờ học trên lớp:
Trong các giờ lên lớp sau mỗi tiết học, tôi đều hướng dẫn học sinh về nghiên cứu bài mới có thể theo hệ thống câu hỏi cho sẵn hoặc tự nghiên cứu và tìm ra những điểm cần giải quyết trong giờ lên lớp sau. Trong giờ học, tuỳ nội dung của từng bài tôi sử dụng một số phiếu học tập dạy học theo phương pháp hợp tác nhóm nhỏ, học sinh thảo luận và trình bày kết quả của nhóm mình. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung và giáo viên chốt lại bằng hệ thống sơ đồ hoá kiến thức. Hoặc sử dụng phương pháp nêu vấn đề xen kẽ những câu hỏi trên cơ sở đã đọc SGK để chiếm lĩnh tri thức.
Một số phần kiến thức đơn giản trong SGK đã viết rõ ràng, đầy đủ tôi hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu và rút ra kết luận.
Trên lớp tôi thường yêu cầu học sinh cần nghe và biết cách ghi bài, vì có như vậy mới hiểu, tái hiện kiến thức dễ dàng và sâu sắc.
Cách ghi bài cần thể hiện:
- Các mục lớn nhỏ cần sắp xếp theo thứ tự logic.
- Ghi tóm tắt các ý chính của lời giải và ghi theo cách hiểu của mình.
- Thể hiện rõ các ý chính của bài học
Sau mỗi chương, mỗi phần tôi ra một số bài tập cho học sinh về nhà nghiên cứu. Khi cho bài tập giờ sau, có kiểm tra đánh giá mức độ hoàn thành công việc được giao của học sinh, học sinh phản hồi một số nội dung khó giáo viên hướng dẫn học sinh làm. Cách kiểm tra là: Vào đầu giờ, kiểm tra sự chuẩn bị bài tập của học sinh; sau đó chia ra kiểm tra cụ thể nội dung chuẩn bị bằng cách mỗi đợt thu vở bài tập của một tổ để đánh giá, có nhận xét cụ thể cho từng vở bài tập của học sinh.
Tôi thường khuyến khích học sinh biết đặt câu hỏi và tìm cách trả lời sau khi đã nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo và quan sát thực tế môi trường xung quanh ở nhà để khắc sâu và mở rộng kiến thức.
Sau các tiết học, tôi thường ra các bài tập để học sinh hoàn thành nhằm củng cố, mở rộng kiến thức.
Ví dụ: BÀI SOẠN CỤ THỂ:
TIẾT 51
BÀI 35: BÀI THỰC HÀNH 5
ĐIỀU CHẾ- THU KHÍ HIDRO VÀ THỬ TÍNH CHẤT CỦA KHÍ HIDRO
I- Mục tiêu của bài học:
 1. Kiến thức:
+ Thí nghiệm điều chế hiđro từ dung dịch HCl và Zn ( hoặc Fe, Mg, Al...) + Đốt cháy khí hiđro trong không khí. Thu khí H2 bằng cách đẩy không khí 
+  Thí nghiệm chứng minh H2 khử được CuO 
 2. Kĩ năng:
 + Lắp dụng cụ điều chế khí hiđro, thu khí hiđro bằng phương pháp đẩy không khí. 
+ Thực hiện thí nghiệm cho H2 khử CuO 
+ Quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng và giải thích hiện tượng 
+ Viết phương trình phản ứng điều chế hiđro và phương trình phản ứng giữa CuO và H2 
 3. Thái độ
 - Giáo dục cho HS ý thức tự lập, tìm tòi, sáng tạo, phát triển trí thông minh, yêu thích môn học.
II. Tài liệu và phương tiện:
	+ GV: - Dụng cụ: ống nghiệm, ống dẫn khí, nút cao su, đèn cồn, chậu thủy tinh, ống thủy tinh đầu vuốt nhọn.
 - Hóa chất: Zn, CuO, dd HCl.
	+ HS: Đọc trước nội dung các TN cần làm ; bản tường trình. 
III- Tiến trình dạy - học:
1- Tổ chức lớp: Sĩ số:
 8A1: 8A2:
2- Kiểm tra: (Sự chuẩn bị của HS).
3- Bài mới:
a. Giới thiệu bài học: Để củng cố các kiến thức về nguyên tắc điều chế khí hidro trong phòng thí nghiệm, tính chất vật lí và tính chất hoá học của hidro đồng thời để rèn luyện kĩ năng lắp dụng cụ thí nghiệm điều chế và thu khí hidro vào ống nghiệm bằng cách đẩy nước và đẩy không khí .
b. Dạy học bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt đông của học sinh
Hoạt động 1. Thí nghiệm “ điều chế khí hidro từ axit HCl và đốt cháy khí hidro trong khôngkhí”
- GV: Em hãy cho biết nguyên liệu để điều chế khí hidro trong phòng thí nghiệm?
- GV: Hãy viết phương trình phản ứng?
- GV: Hướng dẫn HS lắp dụng cụ như hình 5.4 trang 114 SGK 
- GV: Hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm và thử độ tinh khiết của hidro 
 - GV: Quan sát hiện tượng và tiến hành thí nghiệm. 
- HS: Trong phòng thí nghiệm người ta thường dùng Zn, HCl 
- HS: Zn + HCl ZnCl2 +H2
- HS: Lắp dụng cụ như hình vẽ
-HS: Quan sát và lắng nghe.
- HS:Các nhóm làm thí nghiệm 
Hoạt động 2. Thí nghiệm “ thu khí hidro bằng cách đẩy nước và đẩy không khí”
- GV: Hướng dẫn HS thay ống vuốt bằng ống dẫn khí.
- GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm điều chế H2 và thu vào bình khí bằng hai cách: đẩy nước và đẩy không khí.
- GV hỏi: Thu bằng đẩy không khí phải đặt ống nghiệm như thế nào? Vì sao?
- HS: Làm thí nghiệm và quan sát hiện tượng.
- HS: Làm thí nghiệm và thu khí theo hướng dẫn của GV.
- HS: Đặt úp ngược ống nghiệm. Vì H2 nhẹ sẽ bay lên.
	Hoạt động 3 . Thí nghiệm “ hidro khử đồng II oxit”
-GV: Yêu cầu HS điều chế H2.
- GV: Hướng dẫn HS dẫn khí hidro qua ống nhiệm có chứa CuO đã đun nóng.
- GV:Yêu cầu HS quan sát và nêu hiện tượng 
-HS: Điều chế H2.
- HS: Làm thí nghiệm. 
- HS: Quan sát và nhận xét hiện tượng 
Có Cu màu đỏ tạo thành, và có hơi nước
CuO + H2 Cu + H2O
Hoạt động 4. Hoàn thành bản tường trình hóa học 
- GV: Cho HS làm tường trình.
-GV: Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả bài thu hoạch của nhóm mình.
- HS: làm tường trình.
- HS: Các nhóm trình bày kết quả thực hành. Các nhóm khác nghe và nhận xét, bổ sung.
c. Luyện tập củng cố
- GV yêu cầu HS thu dọn, vệ sinh dụng cụ, phòng thực hành
4. Hoạt động nối tiếp: Về ôn tập các kiến thức đã học
5. Dự kiến kiểm tra đánh giá: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS

File đính kèm:

  • docBai_35_Bai_thuc_hanh_5_doi_moi_pp_day_hoc_theo_huong_nghien_cuu_bai_hoc.doc