Chuyên đề Dạy và học tích cực phương pháp bàn tay nặn bột

Cách đề xuất câu hỏi

Từ những khác biệt và phong phú về biểu tượng ban đầu của học sinh, giáo viên giúp học sinh đề xuất các câu hỏi từ những sự khác biệt đó. Chú ý xoáy sâu vào những sự khác biệt liên quan đến kiến thức trọng tâm của bài học.

Ở bước này GV cần khéo léo lựa chọn một số biểu tượng ban đầu khác biệt trong lớp để giúp HS so sánh, từ đó giúp các em đặt câu hỏi liên quan đến nội dung bài học

Đây là bước khá khó khăn, vì giáo viên cần phải chọn lựa các biểu tượng ban đầu tiêu biểu trong số hàng chục biểu tượng của học sinh một cách nhanh chóng theo mục đích dạy học, đồng thời linh hoạt điều khiển thảo luận nhằm giúp các em đề xuất câu hỏi từ những sự khác biệt đó.

 

doc3 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 2104 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Dạy và học tích cực phương pháp bàn tay nặn bột, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề:
DẠY VÀ HỌC TÍCH CỰC
PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT
1. PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT LÀ GÌ?
Thuật ngữ được dịch từ “La main à la pâte”
Được đề xuất bởi nhóm giáo sư Viện hàn lâm Pháp (GS George Charpak, GS Pierre Léna...)
PP dạy học “BTNB” là phương pháp giảng dạy khoa học dựa trên cơ sở của sự tìm tòi – nghiên cứu, áp dụng cho việc giảng dạy các môn khoa học tự nhiên.
“BTNB” là phương pháp hình thành kiến thức khoa học cho học sinh, dưới sự hướng dẫn của GV và bằng chính các hành động của HS, để chính các em tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điều tra.
Mục tiêu của “BTNB” là tạo nên tính tò mò, ham muốn khám phá, yêu và say mê khoa học của HS.
Ngoài việc chú trọng đến KTKH, BTNB còn chú ý nhiều đến việc rèn kĩ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói, viết của trẻ.
1/ Giáo dục tiểu học đang rơi vào nạn mù khoa học: GS Pierre Léna trường ĐH Paris VII, Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Pháp đánh giá “Ở cuối thế kỉ thứ XX, thế kỉ mang nặng dấu ấn khoa học, thì việc giảng dạy khoa học ở các trường tiểu học lại thụt lùi một cách kì lạ, đến mức hầu như mất hẳn. Hiện tượng này có ở các nước phát triển, mà người ta gọi là sự “mù khoa học”.
Đặc điểm cơ bản của PP BTNB:
+ Chú trọng quan niệm ban đầu của HS trước khi tiếp cận kiến thức mới;
+ Sự tiếp thu kiến thức của HS thông qua việc GV giúp HS tự đi lại chính con đường mà các nhà khoa học đã tìm ra chân lý;
+ Sử dụng vở thí nghiệm như là một phương tiện để rèn luyện ngôn ngữ viết cho HS, tập làm quen với việc ghi chép một cách khoa học thông tin.
2. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT
1. HS quan sát một sự vật hay một hiện tượng của thế giới thực tại gần gũi với đời sống, dễ cảm nhận và các em sẽ thực hành trên những cái đó.
2. Trong quá trình tìm hiểu, HS lập luận, bảo vệ ý kiến mình, đưa ra tập thể thảo luận những ý nghĩ và những kết luận cá nhân, từ đó có những hiểu biết mà chỉ với những hoạt động, thao tác riêng lẻ không đủ tạo nên.
3. Những hoạt động do giáo viên đề xuất cho HS được tổ chức theo tiến trình sư phạm nhằm nâng cao dần mức độ học tập. Các hoạt động này làm cho các chương trình học tập được nâng cao lên và dành cho học sinh một phần tự chủ khá lớn.
3. 5 BƯỚC KHI SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT
Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề
Bước 2: Bộc lộ biểu tượng ban đầu của học sinh
Bước 3: Đề xuất câu hỏi (hoặc giả thuyết) và giải pháp (phương án) tìm tòi, nghiên cứu.
Bước 4: Tiến hành thực hiện giải pháp tìm tòi – nghiên cứu
Bước 5: Kết luận kiến thức
3.1. Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề.
- Tình huống xuất phát hay tình huống nêu vấn đề là một tình huống do giáo viên chủ động đưa ra như là một cách dẫn nhập vào bài học.
- Tình huống xuất phát phải ngắn gọn, gần gũi, dễ hiểu đối với học sinh. Tình huống xuất phát nhằm lồng ghép câu hỏi nêu vấn đề. Tình huống xuất phát càng rõ ràng thì việc dẫn nhập cho câu hỏi nêu vấn đề càng dễ. Tuy nhiên, có những trường hợp không nhất thiết phải có tình huống xuất phát mới đề xuất câu hỏi nêu vấn đề.
- Câu hỏi nêu vấn đề là câu hỏi lớn của bài học. Câu hỏi nêu vấn đề cần đảm bảo yêu cầu phù hợp với trình độ, gây mâu thuẫn nhận thức và kích thích tính tò mò, thích tìm tòi, nghiên cứu của học sinh nhằm chuẩn bị tâm thế cho học sinh trước khi khám phá, lĩnh hội kiến thức.
- GV phải dùng câu hỏi mở, tuyệt đối không được dùng câu hỏi đóng đối với câu hỏi nêu vấn đề.
- Câu hỏi nêu vấn đề càng đảm bảo các yêu cầu nêu ra ở trên thì ý đồ dạy học của giáo viên càng dễ thực hiện thành công.
3.2. Làm bộc lộ biểu tượng ban đầu.
Quan trọng nhất. Là đặc trưng của phương pháp BTNB
- Bước này khuyến khích học sinh nêu những suy nghĩ, nhận thức ban đầu của mình trước khi được học kiến thức. Làm bộc lộ biểu tượng ban đầu của HS không phải là giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại kiến thức cũ đã học có liên quan đến kiến thức mới của bài học. Khi yêu cầu học sinh trình bày biểu tượng ban đầu, giáo viên có thể yêu cầu nhiều hình thức biểu hiện của các em, có thể là bằng lời nói, bằng cách viết hay vẽ để biểu hiện suy nghĩ.
3.3. Đề xuất câu hỏi và giải pháp tìm tòi nghiên cứu.
a. Cách đề xuất câu hỏi
Từ những khác biệt và phong phú về biểu tượng ban đầu của học sinh, giáo viên giúp học sinh đề xuất các câu hỏi từ những sự khác biệt đó. Chú ý xoáy sâu vào những sự khác biệt liên quan đến kiến thức trọng tâm của bài học.
Ở bước này GV cần khéo léo lựa chọn một số biểu tượng ban đầu khác biệt trong lớp để giúp HS so sánh, từ đó giúp các em đặt câu hỏi liên quan đến nội dung bài học
Đây là bước khá khó khăn, vì giáo viên cần phải chọn lựa các biểu tượng ban đầu tiêu biểu trong số hàng chục biểu tượng của học sinh một cách nhanh chóng theo mục đích dạy học, đồng thời linh hoạt điều khiển thảo luận nhằm giúp các em đề xuất câu hỏi từ những sự khác biệt đó.
b. Đề xuất giải pháp tìm tòi – nghiên cứu
Từ các câu hỏi được đề xuất, giáo viên: “Theo các em làm thế nào để chúng ta tìm câu trả lời cho các câu hỏi nói trên?”; “Bây giờ các em hãy suy nghĩ để tìm phương án giải quyết các câu hỏi mà lớp mình đặt ra!”
Tùy theo kiến thức, vấn đề đặt ra trong câu hỏi mà học sinh có thể đề xuất phương án tìm tòi – nghiên cứu. GV cần ghi bảng các ý kiến đề xuất của HS, GV giúp các em hoàn thiện diễn đạt
4. Tiến hành thực hiện phương án tìm tòi – nghiên cứu
Từ các đề xuất HS, GV nhận xét và lựa chọn thí nghiệm để HS tiến hành. Một số trường hợp không thể tiến hành thí nghiệm có thể cho trẻ làm mô hình, hoặc cho HS quan sát tranh. Đối với phương pháp quan sát, GV cho HS quan sát vật thật trước, sau đó cho quan sát tranh vẽ
Khi tiến hành thí nghiệm, GV nêu rõ yêu cầu và mục đích thí nghiệm hoặc yêu cầu HS cho biết mục đích thí nghiệm chuẩn bị tiến hành để làm gì? Trả lời câu hỏi gì? Lúc này GV mới phát các dụng cụ và vật liệu thí nghiệm.
Tiến hành thí nghiệm. Mỗi thí nghiệm thực hiện xong nên dừng lại để HS rút ra kết luận
GV lưu ý HS ghi chép vật liệu thí nghiệm, cách bố trí và thực hiện thí nghiệm, kết quả, kết luận sau thí nghiệm
5. Kết luận.
          Sau khi thực hiện thí nghiệm tìm tòi-nghiên cứu, các câu trả lời dần dần được giải quyết, kiến thức được hình thành, tuy nhiên vẫn chưa có hệ thống, chưa chuẩn xác. GV có nhiệm vụ tóm tắt, kết luận và hệ thống để HS ghi vở
Ví dụ: GV giới thiệu cấu tạo bên trong hạt đậu với hình vẽ khoa học có sẵn hoặc hình tự vẽ. Để khắc sâu KT cho HS, GV quay lại các biểu tượng ban đầu trước khi học kiến thức của học sinh còn lưu trên bảng cùng các câu hỏi nghi vấn ở bước 3 đã đề xuất. Thông qua đó, GV khéo léo nhấn mạnh cho HS với hoạt động thí nghiệm mà HS đề xuất.

File đính kèm:

  • docChuyên đề BTNB.doc