Chuyên đề Dạy học phân hóa đối tượng học sinh và nâng cao chất lượng dạy-học buổi thứ hai trong Chương trình 2 buổi/ ngày

II. Nâng cao chất lượng dạy học buổi thứ hai:

Ở buổi thứ hai, giáo viên có điều kiện tốt nhất để thực hiện việc dạy phân hoá theo đối tượng hay nhóm đối tượng học sinh, người dạy có thời gian bù đắp lỗ hổng kiến thức cho học sinh chưa đạt chuẩn, có điều kiện tốt nhất để phát triển trên chuẩn về tư duy cho học sinh. Ngoài ra, ở buổi thứ hai, giáo viên có thể tạo những sân chơi thật bổ ích cho việc phát triển năng lực và phẩm chất nhằm hoàn thiện nhân cách cho học sinh.

Việc nâng cao chất lượng dạy học buổi thứ hai: Nội dung các tiết tăng thêm cần đảm bảo củng cố nội dung hay thực hành kiến thức, kĩ năng đã học trước đó, giúp đỡ học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập để đạt chuẩn, tạo điều kiện giúp học sinh được bồi dưỡng để phát triển trên chuẩn. Khi soạn bài, yêu cầu giáo viên phải chọn lọc, xây dựng được hệ thống câu hỏi và bài tập phù hợp với đối tượng học sinh trong lớp trên cơ sở chuẩn kiến thức và kĩ năng theo định hướng "Học sinh còn hỏng kiến thức ở nội dung nào thì được hướng dẫn luyện tập thực hành nội dung đó sao cho tất cả học sinh đạt được yêu cầu cơ bản về kiến thức và kĩ năng theo quy định", tránh việc chỉ sử dụng vở bài tập hoặc các tài liệu buổi thứ hai của các môn học để cho học sinh làm bài theo kiểu dạy học đại trà, loại bài luyện tập, thực hành.

 

doc19 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 2229 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Dạy học phân hóa đối tượng học sinh và nâng cao chất lượng dạy-học buổi thứ hai trong Chương trình 2 buổi/ ngày, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dạy học phân hóa (DHPH) là cách thức dạy học có tính đến sự khác biệt của người học (cá nhân) hoặc nhóm người học (nhóm đối tượng). Ở Tiểu học, DHPH thường được thể hiện ở việc lấy chuẩn kiến thức, kĩ năng làm mục tiêu cơ bản. Ngoài kế hoạch dạy học, thông thường phân hóa để có những kế hoạch dạy học phù hợp, đưa học sinh đến gần chuẩn và giúp các em đã đạt chuẩn phát triển ở mức cao hơn về KT-KN cũng như năng lực và phẩm chất. Quy trình thực hiện DHPH ở tiểu học thường diễn ra như sau: Đánh giá, phân loại về năng lực học tập của học sinh àXây dựng kế hoạch, nội dung và lựa chọn hình thức, phương pháp dạy học cho phù hợp với từng đối tượng hoặc từng nhóm đối tượng à Tổ chức triển khai thực hiện à Kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh, hoàn thiện kế hoạch.
Ví dụ: Trong tiết học giao bài tập cho học sinh, giáo viên có thể thiết kế phiếu bài tập theo các mức độ khác nhau thể hiện qua các màu sắc khác nhau.
Dạy học phân hoá là một quan điểm dạy học tập trung vào việc thiết kế giảng dạy xuất phát từ tình hình thực tế của học sinh, dựa vào đặc điểm cá nhân, tâm lí, nguyện vọng, điều kiện của từng em mà tìm cách dạy cho phù hợp, giúp cho mọi học sinh đều có cơ hội phát triển năng lực sẵn có của bản thân.
Việc dạy học phân hóa đối tượng học sinh sẽ làm cho tiết học không bị nhàm chán, học sinh không bị áp đặt theo khuôn mẫu định sẵn, tạo nhiều cơ hội cho học sinh sáng tạo và phát triển tư duy cũng như năng lực và phẩm chất.
Tuy nhiên, việc lựa chọn nội dung DHPH, giáo viên cần bám sát chuẩn KT-KN. Trên cơ sở đó nâng dần mức độ khó của từng nội dung, từng mảng kiến thức trong từng môn học; tránh dàn trải, vượt quá chương trình quy định.
Chẳng hạn: 
+ Tiết Luyện từ và câu lớp 5 – Tuần 2: Luyện tập về từ đồng nghĩa
Yêu cầu đạt chuẩn là:
- Tìm được các từ đồng nghĩa chỉ màu sắc (3 trong số 4 màu nêu ở BT1) và đặt câu với 1 từ tìm được ở BT1 (BT2).
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài học.
- Chọn được từ thích hợp để hoàn chỉnh bài văn (BT3).
Tuy nhiên, đối với học sinh thuộc nhóm đối tượng trên chuẩn, các em cần thực hiện thêm yêu cầu: Đặt câu với 2-3 từ tìm được ở (BT1)
II. Nâng cao chất lượng dạy học buổi thứ hai:
Ở buổi thứ hai, giáo viên có điều kiện tốt nhất để thực hiện việc dạy phân hoá theo đối tượng hay nhóm đối tượng học sinh, người dạy có thời gian bù đắp lỗ hổng kiến thức cho học sinh chưa đạt chuẩn, có điều kiện tốt nhất để phát triển trên chuẩn về tư duy cho học sinh. Ngoài ra, ở buổi thứ hai, giáo viên có thể tạo những sân chơi thật bổ ích cho việc phát triển năng lực và phẩm chất nhằm hoàn thiện nhân cách cho học sinh. 
Việc nâng cao chất lượng dạy học buổi thứ hai: Nội dung các tiết tăng thêm cần đảm bảo củng cố nội dung hay thực hành kiến thức, kĩ năng đã học trước đó, giúp đỡ học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập để đạt chuẩn, tạo điều kiện giúp học sinh được bồi dưỡng để phát triển trên chuẩn. Khi soạn bài, yêu cầu giáo viên phải chọn lọc, xây dựng được hệ thống câu hỏi và bài tập phù hợp với đối tượng học sinh trong lớp trên cơ sở chuẩn kiến thức và kĩ năng theo định hướng "Học sinh còn hỏng kiến thức ở nội dung nào thì được hướng dẫn luyện tập thực hành nội dung đó sao cho tất cả học sinh đạt được yêu cầu cơ bản về kiến thức và kĩ năng theo quy định", tránh việc chỉ sử dụng vở bài tập hoặc các tài liệu buổi thứ hai của các môn học để cho học sinh làm bài theo kiểu dạy học đại trà, loại bài luyện tập, thực hành.
Hiện nay, việc dạy học buổi thứ hai được thực hiện bằng một số hình thức sau:
- Dạy theo lớp: Mỗi lớp đều có đủ các đối tượng học sinh
- Dạy theo nhóm học sinh: Mỗi khối lớp tập trung học sinh lại rồi chia thành các nhóm theo năng lực, sở trường từng môn học.
Tuy theo cách phân chia học sinh trong mỗi khối và mỗi nhà trường mà giáo viên lựa chọn các kiến thức và kĩ năng cho phù hợp và có hiệu quả.
Chẳng hạn:
- Với cách chia thứ nhất (phổ biến là dạy học theo lớp): Vì mỗi lớp đều có đủ các đối tượng học sinh nên trong mỗi nội dung ôn luyện cần có sự phân hoá để tất cả học sinh đều được hoạt động. Khi soạn bài, người giáo viên cần đặc biệt chú ý sắp xếp bài tập theo các mức độ từ dễ đến khó như hướng dẫn của Sở GDĐT về việc ra đề kiểm tra định kỳ. Sau mỗi bài tập cần củng cố, khắc sâu và mở rộng KT, KN cần thiết cho từng nhóm đối tượng học sinh.
- Với cách chia thứ hai: Giáo viên có thể lựa chọn nội dung bồi dưỡng theo từng phân môn đối với môn Tiếng Việt hay từng mảng kiến thức, theo chuyên đề nào đó (Có thể ôn tập kiến thức của tuần trước, tháng trước của môn Toán hay Tiếng Việt).
Chẳng hạn: Trước khi cho học sinh lớp 5 ôn tập về đại từ, quan hệ từ, giáo viên có thể cho học sinh ôn tập kĩ về danh từ, động từ, tính từ. 
- Đối với những học sinh cần đạt chuẩn: Giáo viên chỉ cần đưa ra những ngữ liệu đơn giản ở dạng vận dụng thực hành kiến thức ở buổi thứ nhất như yêu cầu học sinh xác định đúng từ loại.
Ví dụ:   Anh ấy ước mơ nhiều điều. (ước mơ là động từ)
          Những ước mơ của anh ấy thật lớn lao. (ước mơ là danh từ)
 Từ việc giáo viên củng cố sâu hơn về danh từ, động từ, tính từ học sinh sẽ chuyển sang ôn tập về đại từ, quan hệ từ,... để hoàn thiện mảng kiến thức về " Từ loại" ở lớp 4,5
	Tóm lại: Để nâng cao chất lượng dạy học buổi thứ hai CBQL mỗi nhà trường cần có cách sắp xếp thời khóa biểu, phân công nhiệm vụ và chọn hình thức phân chia học sinh như thế nào sao cho phù hợp với năng lực, điều kiện của mỗi giáo viên sao cho có hiệu quả cao nhất. Giáo viên cần nhiệt tình, tích cực học tập để nâng cao kiến thức, phương pháp giảng dạy sao cho có hiệu quả nhất. Trong khi soạn bài hay lên lớp, giáo viên cần nghiên cứu kĩ nội dung ôn luyện, rèn của từng tiết để lựa chọn các hình thức tổ chức dạy học một cách phù hợp: dạy học cá nhân, tổ chức nhóm, cần chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, đồ dùng phù hợp cho cách tổ chức của mình sao cho đạt hiệu quả nhất. Ban giám hiệu nhà trường cần chỉ đạo cụ thể việc bồi dưỡng cho giáo viên về kiến thức, về phương pháp giảng dạy, kết hợp tổ chuyên môn tăng cường dự giờ, kiểm tra đánh giá chất lượng dạy học của giáo viên. Đồng thời có sự động viên khuyến khích kịp thời các thầy cô có kinh nghiệm hay và có thành tích trong việc nâng cao chất lượng ở buổi thứ hai; đó chính là góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong mỗi nhà trường.
1. Việc sử dụng SGK và các tài liệu tham khảo
- Vở bài tập: Hầu hết các bài tập, câu hỏi được trình bày trong vở bài tập có nội dung trùng lặp với sách giáo khoa, giáo viên có thể coi đó như phiếu học tập để học sinh hoàn thành một số nội dung học tập ngay tại các tiết của buổi học thứ nhất.
- Vở ôn luyện và kiểm tra: Hệ thống bài tập được sắp xếp đan xen các kiến thức, kĩ năng của các phân môn: Chính tả, LT & Câu, Tập làm văn; các mảng kiến thức môn Toán theo từng tuần, có nội dung kiểm tra khả năng đọc hiểu của học sinh, giáo viên có thể tuỳ từng đối tượng học sinh mà lựa chọn trong tài liệu buổi thứ hai và đưa vào nội dung giảng dạy sao cho phù hợp và có hiệu quả ở các tiết tăng thêm. Giáo viên có thể lựa chọn các loại bài tập nâng cao cho nhóm đối tượng học sinh trên chuẩn và cần chọn lọc tài liệu theo hướng phát triển về năng lực và phẩm chất theo định hướng của Chương trình giáo dục phổ thông mới;
2. Giáo viên xây dựng thời lượng cho môn Toán và TV trong tuần
- Có thể sắp xếp 1 tiết Toán và 1 tiết Tiếng Việt đan xen nhau;
- Hoặc có thể cả 2 tiết học Toán , hoặc có thể cả 2 tiết đều là Tiếng Việt ( Giáo viên có thể xếp luân phiên các tuần với nhau sao cho phải đảm bảo thời lượng quy định).
3. Chọn nội dung dạy môn Toán và Tiếng Việt
a. Ôn tập củng cố các kiến thức, kĩ năng của tiết học Toán hoặc Tiếng Việt ở buổi thứ nhất.
b. Ôn tập củng cố kiến thức, kĩ năng đã học theo chủ điểm, theo tuần (môn Tiếng Việt); theo chương, theo mảng kiến thức, theo dạng bài (môn Toán)
(Lưu ý: Nội dụng chọn phải phù hợp với đối tượng học sinh của lớp dựa trên tài liệu học tập Toán và Tiếng Việt của buổi thứ hai và có sự phân hóa đối tượng)
4. Tiến trình tiết dạy môn Toán và Tiếng Việt
a. Đối với bài củng cố các kiến thức kĩ năng của tiết dạy Toán hoặc Tiếng Việt ở buổi thứ nhất
+ Ôn lí thuyết cần đạt của tiết học Toán hoặc Tiếng Việt ở buổi thứ nhất.
+ HDHS làm các bài tập củng cố kiến thức, kĩ năng đó theo yêu cầu từ dễ đến khó. Chú ý dạy phân loại đối tượng.
b. Đối với bài : Ôn tập củng cố kiến thức, kĩ năng đã học theo chủ điểm, theo tuần (môn Tiếng Việt); theo chương, theo mảng kiến thức, theo dạng bài (môn Toán)
	+ Hoạt động 1. Ôn tập tổng hợp các lí thuyết cần ghi nhớ của chủ điểm hoặc của chương, của 1 dạng bài.
	Môn Tiếng Việt: Ôn cả tập đọc, luyện từ và câu, tập làm văn.
	Môn Toán: Ôn kiến thức trọng tâm của chương, cách giải của dạng toán cần ôn tập (giáo viên có thể khái quát bằng các công thức dạng tổng quát để học sinh dễ nhớ)
	+ Hoạt động 2. Tổ chức cho HS thực hành các kĩ năng cần đạt theo chuẩn KT-KN qua các bài tập, câu hỏi phù hợp với đối tượng theo các hình thức khác nhau. Có thể chọn các hình thức sau:
 Làm bài tập tự luyện và chữa bài 
 Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm để thực hành kĩ năng cần đạt.
Tổ chức các sân chơi cho học sinh như Rung chuông vàng.
(Lưu ý các câu hỏi rõ ràng, có đáp án chính xác, thuộc nội dung ôn tập)
* Hoặc giáo viên gộp 2 tiết tổ chức một sân chơi: "Rung chuông vàng", .... học sinh vừa làm vừa giải thích cách làm, ôn lại lý thuyết
	 Cuối tiết học giáo viên phải nhận xét, đánh giá tuyên dương học sinh theo đúng TT30/2014 và TT22/2016 Có thể động viên học sinh bằng những món quà nhỏ: bút chì, tẩy, thước kẻ.... để các em có hứng thú vươn lên trong học tập.
III. Giáo án buổi thứ hai
Giáo án soạn phải xác định rõ mục tiêu, nội dung của tiết dạy buổi thứ hai; kiến thức cần ôn luyện phải thể hiện đầy đủ và tường minh.
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
 Tên môn
Tên bài
I.Mục tiêu 
+ Kiến thức: 
+ Kĩ năng: 
+ Thái độ: 
* Lưu ý: Dạy phân hoá đối tượng: cá nhân, nhóm đối tượng.
II. Chuẩn bị
- GV chuẩn bị hệ thống bài tập theo từng mức độ, các đồ dùng dạy học tối thiểu và phiếu bài tập (nếu có)
III. Các hoạt động dạy học
Ổn định: (1-2 phút)
Bài mới: (Ôn luyện, rèn, nâng cao)
Giới thiệu bài: (1-2 phút) Có thể chuyển tiếp từ nội dung buổi thứ nhất hoặc nội dung ôn luyện theo chủ đề, mảng kiến thức đã học. 
Nội dung (25-30 phút)
Hoạt động 1: Ôn lại kiến thức (7-10 phút)
- Cho học sinh nhắc lại hệ thống kiến thức. Mở rộng đối với học sinh tư duy tốt. (đối tượng: cá nhân)
- Giáo viên chốt kiến thức.
Hoạt động 2: Hoàn thành các bài tập củng cố kiến thức ( 10- 15 phút)
Lưu ý: 
- Hệ thống bài tập đi từ dễ đến khó: Giáo viên cần theo dõi và giúp đỡ các đối tượng học sinh chưa đạt chuẩn, nhóm đối tượng đạt chuẩn và trên chuẩn. 
Phần 1: Bài tập dành cho học sinh chưa đạt chuẩn.
- Bài tập 1,2: Dành cho học sinh chưa đạt chuẩn (Bài tập riêng cho học sinh nhằm củng cố kiến thức)
Phần 2: Bài tập dành cho HS đạt chuẩn ( 5- 7 phút).
- Bài tập 1,2,3: Dành cho tất cả học sinh đạt chuẩn;
- Bài tập 4,(5): Dành cho học sinh trên chuẩn (Bài tập riêng cho học sinh phát triển tư duy; Bài tập có sự nâng cao nhưng phải phù hợp với nội dung của chương trình quy định. Điều quan trọng là dạy cho học sinh biết cách tự học, biết tư duy độc lập, biết liên hệ với thực tiễn cuộc sống xung quanh, biết cách thực hành để hiểu sâu sắc và toàn diện hơn.)
Hoạt động 3: Kiểm tra - chữa bài (5 phút)
Củng cố kiến thức, dặn dò ( 1 phút)
	Ví dụ:
Tiếng Việt (Tuần 15, lớp 3)
Ôn từ chỉ đặc điểm-Câu: Ai thế nào?
(Chưa thể hiện dạy học theo nhóm đối tượng, chưa thể hiện nội dung dạy học)
A.Mục tiêu: Giúp HS
1.Ôn về từ chỉ hoạt động, trạng thái
2.Tiếp tục ôn tập về phép so sánh (so sánh hoạt động với hoạt động).
B.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Ổn định: 
II. Bài mới:
1.Hoạt động 1: Giới thiệu bài
-Giáo viên nêu mục tiêu của tiết học
2.Hoạt động 2: Luyện tập:
 Bài 1: Tìm những từ ngữ chỉ đặc điểm
 “Bạn bè ríu rít tìm nhau
 Qua con đường đất rực màu rơm phơi
 Bóng tre mát rợp vai người
 Vầng trăng như lá thuyền trôi êm đềm”
 (Hà Sơn)
-Yêu cầu HS nêu yêu cầu của bài
-Yêu cầu HS làm bài vào vở
-Gọi HS chữa bài
-GV nhận xét, kết luận
 Bài 2: Em hãy đặt câu theo mẫu câu: Ai thế nào?
-Yêu cầu HS nêu yêu cầu của bài
-Yêu cầu HS làm bài vào vở
-Gọi HS chữa bài
-GV nhận xét, kết luận
III.Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-HS lắng nghe
- HS nêu yêu cầu của bài
- HS làm bài vào vở
-HS chữa bài
- HS nêu yêu cầu của bài
- HS làm bài vào vở
- HS chữa bài
- HS nêu yêu cầu của bài
- HS làm bài vào vở
-HS chữa bài
Luyện từ và câu (Tuần 1, lớp 4)
Cấu tạo của tiếng
(Có chú ý phân hóa đối tượng nhưng trình bày chưa rõ)
MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức cho học sinh về cấu tạo của tiếng.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hiện các bài tập củng cố và mở rộng.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
* Phân hóa: Học sinh cần đạt chuẩn lựa chọn làm 2 trong 4 bài tập; học sinh trên chuẩn thực hiện hết các yêu cầu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
2. Các hoạt động chính:
a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):
- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.
- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.
- Học sinh lập nhóm.
- Nhận phiếu và làm việc.
b. Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút):
Bài 1. Phân tích cấu tạo của các tiếng trong các dòng thơ sau::
a) Một cây làm chẳng lên non
 Ba cây chụm lại thành hòn núi cao.
b) Chẳng mơ bay vút lên cao
 Chẳng ham bơi lội hồ ao săn mồi
Bài làm
Tiếng
Âm đầu
Vần
Thanh
Một
m
ôt
nặng
cây
c
ây
ngang
làm
l
am
huyền
...
...
...
...
Bài 2. Tìm:
a. 3 tiếng có cấu tạo gồm 3 bộ phận (âm đầu, vần, thanh).
b. 3 tiếng có cấu tạo 2 bộ phận (vần, thanh). 
c. Đặt câu với mỗi tiếng vừa tìm được ở mỗi câu.
Bài 3. Đánh dấu x vào ô vuông trước câu có ý đúng :
£ a/Tiếng nào cũng phải có đủ âm đầu , vần và thanh.
£ b/Tiếng nào cũng phải có vần và thanh.
£ c/Có tiếng không có âm đầu.
£ d/ Có tiếng không có thanh.
Bài 4. Đọc khổ thơ dưới đây để chọn câu trả lời đúng cho các câu hỏi:
	Khắp người đau buốt nóng ran 
	Mẹ ơi !cô bác xóm làng tới thăm 
	Người cho trứng, người cho cam 
	Và anh y sỹ đã mang thuốc vào.
a. Khổ thơ trên có bao nhiêu tiếng chỉ có vần và thanh? Là tiếng nào? 
b. Khổ thơ trên có bao nhiêu tiếng ?
a/ 14 tiếng
b/ 20 tiếng
c/ 28 tiếng
d/ 30 tiếng
c. Khổ thơ trên có bao nhiêu tiếng đủ âm đầu, vần và thanh?
a/ 20 tiếng
b/ 25 tiếng
c/ 26 tiếng
d/ 27 tiếng
c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):
- Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.
3. Củng cố (3 phút):
- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc nhở học sinh chuẩn bị bài.
- Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.
- Học sinh phát biểu.
Ngày soạn: 24/10/2018	Giáo án minh họa
Ngày dạy: 31/10/2018
Phân môn: LUYỆN TỪ VÀ CÂU (tuần 10)
Tên bài: Ôn tập về so sánh và các mẫu câu đã học
I.Mục tiêu: 
Dạy phân hoá đối tượng: cá nhân, nhóm đối tượng
1. Kiến thức: Học sinh ôn luyện lại các kiến thức cơ bản về so sánh: sự vật so sánh, hình ảnh so sánh, từ so sánh, kiểu so sánh; dấu phẩy
2. Kĩ năng: Nhận biết về biện pháp so sánh, đặt dấu phẩy
3. Thái độ: Yêu thích môn học, cảm nhận cái hay khi sử dụng biện pháp so sánh.
II. Chuẩn bị
- GV chuẩn bị hệ thống bài tập và bảng phụ, phiếu học tập
- Bảng phụ ghi bài tập 1, 2, 3; chốt kiến thức
- Lá xà cừ; Ảnh hồ Thưa
- Giấy bìa để làm bài tập 4
III. Các hoạt động dạy học:
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1’
1’
 35’
8’
1. Ổn định tổ chức 
2. Bài mới: (Ôn luyện, rèn, nâng cao)
Giới thiệu bài 
Nội dung 
Hoạt động 1: Ôn lại kiến thức về lí thuyết 
- Trong 9 tuần học vừa qua, các con đã học được những dạng bài tập gì về so sánh?
- Ví dụ: Từ trên cao nhìn xuống, đồi núi trập trùng trông như những cái bát úp.
Bài tập: Tìm sự vật so sánh, hình ảnh so sánh, từ so sánh, kiểu so sánh
- Sự vật so sánh: đồi núi - cái bát úp
- Hình ảnh so sánh: đồi núi trập trùng trông như những cái bát úp 
- Từ so sánh: trông như
- Kiểu so sánh: ngang bằng
22’
5’
3’
- Các con đã ôn luyện những mẫu câu nào?
- Hãy đặt câu theo mẫu
Ai là gì? 
Ai làm gì?
Ai thế nào?
- GV nhận xét, sửa sai
- GV chốt kiến thức: 
Mẫu câu Ai là gì? 
Mẫu câu Ai làm gì ?
Mẫu câu Ai thế nào?
Hoạt động 2: Hoàn thành các bài tập củng cố kiến thức
GV chia thành 3 nhóm đối tượng: 
- Chưa đạt chuẩn KT-KN
- Đạt chuẩn KT-KN
- Nhóm học sinh trên chuẩn 
Phần 1: Dành cho HS chưa đạt chuẩn 
Bài 1: Nối câu ở cột A với mẫu câu ở cột B cho phù hợp.
A
B
Đức viết thư cho bà.
Thuyên và Đồng rất yêu quê hương.
Chim sâu là bạn tốt của bà con nông dân.
Ai là gì?
Ai làm gì?
Ai thế nào?
Bài 2: Trong đoạn văn sau:
Bầu trời càng thêm lung linh, huyền ảo khi phản chiếu xuống mặt nước hồ trong suốt như pha lê.
a) Hình ảnh so sánh là:
b) 2 sự vật được so sánh với nhau là: 
c) Từ chỉ sự so sánh là:
d) Kiểu so sánh: 
GV yêu cầu HS làm cá nhân
Phần 2: Bài tập dành cho HS đạt chuẩn 
- Bài tập 1,2,3: Dành cho tất cả HS đạt chuẩn
BT 1, 2 giống phần 1
Bài 3: Điền từ ngữ thích hợp (những con rắn đang uốn lượn, những con thuyền nhỏ, một cái chảo lớn chứa đầy nước) vào chỗ trống để tạo thành hình ảnh so sánh trong đoạn văn tả cảnh sau:
Từ xa nhìn lại, hồ Thứa như .. Nước hồ trong xanh. Đến gần, nhìn xuống dưới hồ, em thấy những cây rong như . Từng đàn cá nhỏ chơi đùa tung tăng. Thỉnh thoảng, vài chiếc lá xà cừ khẽ rơi trên mặt hồ, trông như 
Bài 4: Dành cho HS trên chuẩn 
Hoạt động 3: Tổ chức kiểm tra - chữa bài 
GV kiểm tra 3 đối tượng học sinh, nhận xét, tuyên dương
- Hồ Thứa ở đâu?
- GT tranh Hồ Thứa
- lá xà cừ (giới thiệu vật thật)
3. Củng cố kiến thức, dặn dò 
GV mở 1 đoạn của bài Quê hương, HS nghe và xác định hình ảnh so sánh.
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay
Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông.
Hình ảnh so sánh
SV so sánh?
Từ chỉ sự so sánh?
Kiểu so sánh
GV chốt: Nhờ các hình ảnh so sánh mà quê hương trở nên gần gũi, thân thuộc và đáng yêu hơn. Khi làm văn, thơ, ngoài việc sử dụng đúng mẫu câu, các con nên sử dụng biện pháp so sánh để bài viết được sinh động hơn.
- Ai là gì? 
- Ai làm gì?
- Ai thế nào?
HS đặt câu
Ai (con gì, cái gì) + “là’’.
Ai (con gì, cái gì) + từ chỉ hoạt động, trạng thái
Ai (con gì, cái gì) + từ chỉ đặc điểm, tính chất
1 nhóm (4 em)
2 nhóm (12 em)
1 nhóm (4 em)
Nhóm đối tượng: Chưa đạt chuẩn KT-KN
A
B
Đức viết thư cho bà.
Thuyên và Đồng rất yêu quê hương.
Chim sâu là bạn tốt của bà con nông dân.
Ai là gì?
Ai làm gì?
 Ai thế nào?
a) Hình ảnh so sánh là: mặt nước hồ trong suốt như pha lê.
b) 2 sự vật được so sánh với nhau là: mặt nước hồ - pha lê.
c) Từ chỉ sự so sánh là: như
d) Kiểu so sánh: ngang bằng
- Làm việc cá nhân
- Trao đổi nhóm đôi
Nhóm đối tượng: Đạt chuẩn KT-KN 
HS làm cá nhân vào phiếu.
Đáp án: một cái chảo lớn chứa đầy nước, những con rắn đang uốn lượn, những con thuyền nhỏ
Nhóm HS có năng khiếu (nhóm 4)
Làm trên bảng phụ
Đặt câu có hình ảnh so sánh để tả bạn của em.
Mỗi HS đặt 1 câu, nhóm thảo luận, sửa sai cho nhau.
Sửa bài 1,2 chung
Bài 3: Sửa trong nhóm
- Bắc Ninh
Các nhóm sửa bài 
Bài 4: Sửa riêng trong nhóm năng khiếu (treo bảng ở góc tường)
- HS nêu : Quê hương là chùm khế ngọt
Quê hương là đường đi học
Quê hương là con diều biếc
Quê hương là con đò nhỏ
- Quê hương so với : chùm khế ngọt, đường đi học, con diều biếc, con đò nhỏ
- là
- Ngang bằng
PHIẾU HỌC TẬP 
(nhóm chưa đạt chuẩn)
Bài 1: Nối câu ở cột A với mẫu câu ở cột B cho phù hợp.
A
B
Các bạn chơi đá bóng dưới lòng đường.
Thuyên và Đồng rất yêu quê hương.
Quang là người gây tai nạn cho cụ già.
Ai là gì?
Ai làm gì?
Ai thế nào?
Suy nghĩ làm bài
Trao đổi với bạn
Trao đổi trong nhóm, thống nhất đáp án
*****************
Bài 2: Trong khổ thơ sau:
Sân nhà em sáng quá
Nhờ ánh trăng sáng ngời
Trăng tròn như cái đĩa
Lơ lửng mà không rơi
a) Hình ảnh so sánh là:
b) 2 sự vật được so sánh với nhau là: .
c) Từ chỉ sự so sánh là:
d) Kiểu so sánh:

File đính kèm:

  • docchuyen_de_day_hoc_phan_hoa_doi_tuong_hoc_sinh_va_nang_cao_ch.doc
Giáo án liên quan