Chuyên đề Dạy – học môn học vần lớp 1

. Kể chuyện:

-GV giới thiệu tên câu chuyện, ghi bảng.

-HS lên bảng tìm và gạch dưới vần đang ôn, cả lớp theo dõi nhận xét.

-Gọi 2 HS đánh vần tiếng vừa gạch dưới.

-Gọi HS đọc tên câu chuyện, kết hợp phân tích tiếng mang vần vừa học.

-GV đọc mẫu tên câu chuyện.

 

doc8 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 7564 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Dạy – học môn học vần lớp 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TIỂU HỌC HIỆP THÀNH 1
CHUYÊN ĐỀ
DẠY – HỌC MÔN HỌC VẦN LỚP 1
A. MỤC ĐÍCH :
 - Giúp GV nắm và vận dụng các phương pháp dạy học môn học vần trong giảng dạy.
 - Giúp GV nắm được hình thức một giáo án lên lớp trong từng tiết dạy của một bài học vần, góp phần nâng cao hiệu quả đọc cho HS.
B. NỘI DUNG:
	1. Vị trí – Nhiệm vụ môn học vần lớp 1 :
	 - Học vần là môn học khởi đầu giúp cho HS chiếm lĩnh một công cụ mới để sử dụng trong học tập và giao tiếp. Đó là chữ viết. Tầm quan trọng của học vần chịu sự quy định bởi tầm quan trọng của chữ viết trong hệ thống ngôn ngữ. Nếu chữ viết được coi là phương tiện ưu thế nhất trong giao tiếp thì học vần có một vị trí quan trọng không thiếu được trong chương trình môn tiếng Việt ở bậc tiểu học.
	 - Cùng với tập viết, học vần có nhiệm vụ lớn lao là trao cho các em cái chìa khoá để vận dụng chữ viết khi học tập. Khi biết đọc biết viết các em có điều kiện nghe lời thầy giảng trên lớp, sử dụng SGK, sách tham khảo từ đó có điều kiện học tốt các môn học khác có trong chương trình.
	2. Nội dung chương trình môn học vần lớp 1 :
	 a. Chương trình học vần lớp 1 gồm 103 bài ( 83 bài thuộc tập 1 và 20 bài thuộc tập 2 ). Mỗi bài dạy trong 2 tiết . Mỗi tuần có 5 bài được dạy trong 10 tiết.
	 Các bài của phần học vần có 3 dạng cơ bản là :
	 + Làm quen với âm và chữ.
	 + Dạy học âm vần mới.
	 + Ôn tập âm vần mới.
	 b. Nội dung chương trình các từ ngữ gần gũi quen thuộc với cuộc sống thực của HS, các tranh, ảnh để dạy từ ngữ, câu ứng dụng, phần luyện nói phong phú đa dạng. HS dễ hiểu.
	3. Các phương pháp dạy môn học vần lớp 1 :
	 - Đổi mới phương pháp dạy học vần không phải là loại bỏ hoàn toàn các phương pháp truyền thống và thay thế bằng các phương pháp hiện đại. Mà đó là sự kết hợp giữa các phương pháp dạy học vần truyền thống ( trực quan , hỏi đáp ). Với các phương pháp dạy học vần hiện đại ( phân tích , tổng hợp, vui học sử dụng trò chơi học tập ).
	 a. Phương pháp trình bày trực quan : Phương pháp này đòi hỏi HS phải được quan sát vật thật, tranh ảnh tự nhiên hay việc làm mẫu của GV .
	 b. Phương pháp phân tích tổng hợp : Phân tích trong dạy vần thực chất là tách các hiện tượng ngôn ngữ theo cấp độ : Từ – tiếng, vần ( âm ).
Tổng hợp là ghép các yếu tố ngôn ngữ đã tách trở lại dạng ban đầu. 
Các thao tác tách và ghép này phải được phối hợp nhuần nhuyễn, kết hợp đánh vần vần , đánh vần tiếng với đọc trơn.
	 c. Phương pháp hỏi đáp : Phương pháp này được tiến hành trên cơ sở các câu hỏi của thầy và sự trả lời của HS để cùng tìm ra tri thức mới.
	 d. Phương pháp luyện tập thực hành : Giờ học vần không có lý thuyết vì vậy phương pháp này cần được quán triệt một cách triệt để. Dưới sự chỉ đạo của GV, HS tập vận dụng tri thức đã học rèn luyện kỹ năng, kĩ xảo và củng cố kiến thức.
	 e. Phương pháp vui – học sử dụng trò chơi học tập : Đó là một dạng hoạt động học tập được tiến hành thông qua các trò chơi ( chơi là phương tiện , học là mục đích ). Thực chất trò chơi ở đây là trò chơi có mục đích.
4. Cấu trúc giáo án dạy vần mới:
	 I. Mục đích yêu cầu :
Kĩ năng 
Kiến thức
Ngữ liệu
 II. Đồ dùng dạy học :
Các hoạt động dạy học 
TIẾT 1
1. Kiểm tra bài cũ :
	- Cho HS đọc các vần, các từ -Kết hợp phân tích vần hoặc tiếng có vần đã học (GV ghi sẵn các vần, các từ vào bảng con). GV nhận xét cho điểm.
	- HS đọc các từ và câu ứng dụng (trong sách giáo khoa – trang thứ hai của bài), GV hỏi HS để củng cố các vần cũ. GV nhận xét cho điểm.
	-GV đọc (đọc trơn) cho học sinh viết các từ đã học ở bài trước. (Lúc này GV tranh thủ giúp đỡ HS yếu của lớp (GV có thể đánh vần cho các HS yếu viết) 
	-HS tìm tiếng, từ mang vần vừa học ở bài trước (phần nâng cao không bắt buộc)
	-GV nhận xét chung.
2. Bài mới :
	a. Giới thiệu bài :
	 * Nhận diện vần, đánh vần và đọc vần mới :
	-GV giới thiệu và kiểm tra việc nhận diện âm của học sinh.
-GV cho HS cài vần mới vào bảng cài. GV hỏi cách ghép và sửa sai cho học sinh. 
-GV giới thiệu vần mới và ghi bảng, cho học sinh phân tích cấu tạo( 2-3 HS).
	-Gọi 1 HS đánh vần thử. GV nhận xét
-GV đánh vần mẫu và nói cách đánh vần ( thực hiện 1 hoặc 2 lần ) *Trọng tâm 
-Cho nhiều học sinh (7-8 HS) đánh vần cá nhân. GV sửa sai cho học sinh ( nếu có )
-Cả lớp đánh vần ( hoặc từng tổ ( nhóm ). *Hạn chế thực hiện 
	-Gọi 1 HS đọc trơn thử. GV nhận xét
-GV đọc trơn mẫu và nói cách đọc ( thực hiện 1 hoặc 2 lần ) *Trọng tâm 
-Cho nhiều học sinh (7-8 HS) đọc trơn cá nhân. GV sửa sai cho học sinh ( nếu có và nên hướng dẫn bằng cách mô tả môi, miệng, lưỡi, lợi,khi phát âm)
-Cả lớp đọc trơn ( hoặc từng tổ ( nhóm ). *Hạn chế thực hiện 
	 * Giới thiệu tiếng và từ ngữ khoá :
-Cho HS ghép tiếng khoá lên bảng cài, GV hỏi cách ghép và sửa sai cho học sinh. 
	-GV ghi bảng lớp tiếng mới, cho học sinh phân tích cấu tạo (3,4 HS).
	-Gọi 1HS đánh vần tiếng mới thử . GV nhận xét.
-GV đánh vần mẫu ( thực hiện 1 hoặc 2 lần )*Trọng tâm
-Cho nhiều học sinh (7-8 HS) đánh vần cá nhân. GV sửa sai cho học sinh ( nếu có )
-Cả lớp đánh vần tiếng ( hoặc từng tổ ( nhóm ). *Hạn chế thực hiện 
-Gọi 1 HS đọc trơn thử. GV nhận xét
-GV đọc trơn mẫu ( thực hiện 1 hoặc 2 lần )*Trọng tâm
-Cho nhiều học sinh (7-8 HS) đọc trơn cá nhân. GV sửa sai cho học sinh ( nếu có )
-Cả lớp đọc trơn ( hoặc từng tổ ( nhóm ) *Hạn chế thực hiện
-Cho HS xem tranh, phân tích, gợi ý để rút ra từ khoá, GV ghi bảng kết hợp giải nghĩa từ.
	- Cho nhiều học sinh (3-4 HS) đọc trơn cá nhân, kết hợp phân tích từ mới (1,2 em). GV sửa sai cho học sinh ( nếu có )
	 +Gọi vài HS (2-3HS) đọc cá nhân lại vần, tiếng, từ vừa học ( đọc theo thứ tự vần, tiếng, từ; không theo thứ tự. Kết hợp phân tích vần, tiếng mới để củng cố )
	b. Giới thiệu vần mới : ( vần thứ 2 ) tương tự vần thứ nhất.
	 + Lưu ý : Khi dạy vần thứ 2 cần cho HS so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa hai vần vừa học ( cách viết, đánh vần, đọc trơn)
	 - Gọi HS đọc toàn bài kết hợp phân tích ( đọc theo thứ tự vần, tiếng, từ; không theo thứ tự. Kết hợp phân tích vần, tiếng mới để củng cố )
	 * Hướng dẫn HS viết: vần, từ mới.
	-GV viết mẫu: Chú ý mô tả những điểm quan trọng như nét bắt đầu, nét kết thúc, độ cao của chữ và những chỗ cần phải điều tiết nét viết ) 
	-HS viết vào bảng con, GV nhận xét, sửa sai cho học sinh (nếu có)
@ Nghỉ giữa tiết
	 * GV viết ( đính ) từ ứng dụng lên bảng :
	-GV chỉ từng từ cho học sinh nhẩm đọc.	
-Gọi HS lên bảng gạch dưới vần vừa học có trong tiếng.
-Cho học sinh đánh vần tiếng có vần mới, kết hợp đọc trơn từ.
-Gọi HS đọc từ ứng dụng kết hợp phân tích tiếng có vần mới.
-GV đọc mẫu và giải nghĩa từ.
-HS đọc cá nhân, đọc theo tổ ( nhóm ) từ ứng dụng.
-GV cho HS đọc cả bài đồng thanh.
TIẾT 2
* Luyện đọc : 
	 -Gọi HS (8-10HS) đọc toàn bài trên bảng kết hợp phân tích tiếng chứa vần mới.
	 -Cho HS xem tranh và phân tích tranh rút ra câu ứng dụng ghi bảng.
	 -Gọi HS cho HS nhẩm đọc, lên bảng tìm và gạch dưới vần vừa học, cả lớp theo dõi và nhận xét.
	 -Gọi HS đánh vần và đọc trơn tiếng vừa gạch dưới.
	 -2-3 HS đọc trơn câu ứng dụng, kết hợp phân tích tiếng mang vần mới học.
	 -GV đọc mẫu câu ứng dụng.
 -Cả lớp đọc đồng thanh .
* Hướng dẫn HS viết vào vở : 
	 -GV vừa viết mẫu vừa nêu quy trình viết và các nét viết của từng chữ cái.
	Lưu ý : GV nói cách nối nét giữa các chữ cái và độ cao. HS viết vào vở, GV theo dõi nhận xét.
@ Nghỉ giữa tiết
* Luyện nói: 
-GV cho HS xem tranh giảng tranh, giới thiệu và ghi tên bài luyện nói lên bảng.
	-1HS tìm và gạch dưới vần vừa học – 1-2 HS đánh vần tiếng mới có ở tựa bài.
	-Gọi HS đọc tên bài luyện nói kết hợp phân tích tiếng, cả lớp đọc đồng thanh.
	-GV đọc tên bài luyện nói và nêu câu hỏi để HS. HS trả lời theo gợi ý của GV ( Chú ý tập cho học sinh nói tròn câu)
3. Củng cố – Dặn dò :	 
-Gọi HS đọc bài cả 2 tiết ở bảng lớp và trong SGK.
-Cho HS chơi trò chơi tìm tiếng , từ có vần vừa học , cho cả lớp ghi bảng con.
-Về học bài và xem trước bài học hôm sau.
4. Nhận xét tiết học 
4. Cấu trúc giáo án dạy ôn vần:
Tiết 1
1.Kiểm tra bài cũ:
Thực hiện như dạy vần mới.
2.Bài mới:
3.Giới thiệu bài:
4.Ôn vần:
-GV đưa tranh hỏi để rút ra vần, ghi vào bảng (phía trên).
-Yêu cầu HS tìm những âm đã học để ghép với âm cuối cần ôn.
-HS tìm GV ghi vào bảng ôn.
-5 HS đọc lại các âm đó (HS yếu đọc khoảng 6 âm).
-Gọi lần lượt từng HS ghép từng vần, GV ghi vào bảng ôn.
-2 HS đọc toàn bảng ôn.
-GV đọc mẫu.
-HS luyện đọc khoảng 1/2 lớp.
@ Nghỉ giữa tiết
5.Dạy từ ứng dụng:
-Thực hiện giống như tiết dạy vần mới.
6.Hướng dẫn HS viết:
-Thực hiện giống như tiết dạy vần mới.
7.Củng cố tiết 1:
-GV cho 1 - 2 HS đọc cả bài tiết 1, đồng thanh.
-Cho HS thi tìm từ ngoài bài chứa vần vừa học (nếu chỉ dạy 1 tiết).
Tiết 2
8. Luyện tập:
-Thực hiện giống như tiết dạy vần mới.
9.Hướng dẫn HS viết vào vở:
-Thực hiện giống như tiết dạy vần mới.
@ Nghỉ giữa tiết
10. Kể chuyện:
-GV giới thiệu tên câu chuyện, ghi bảng.
-HS lên bảng tìm và gạch dưới vần đang ôn, cả lớp theo dõi nhận xét.
-Gọi 2 HS đánh vần tiếng vừa gạch dưới.
-Gọi HS đọc tên câu chuyện, kết hợp phân tích tiếng mang vần vừa học.
-GV đọc mẫu tên câu chuyện.
-Cả lớp đồng thanh.
-GV kể chuyện lần 1, HS lắng nghe.
-GV kể chuyện lần 2, lần 3 kết hợp chỉ tranh, HS theo dõi, lắng nghe.
-Hướng dẫn HS kể từng đoạn câu chuyện theo tranh (cho HS xem lần lượt từng tranh, đọc câu hỏi dưới tranh hoặc GV nêu câu hỏi gợi ý, HS trả lời câu hỏi, mỗi tổ cử 1 đại diện thi kể lại đoạn đó, cả lớp chú ý lắng nghe, nhận xét)
-Hướng dẫn HS nối tiếp kể cả câu chuyện hoặc phân vai kể từng đoạn câu chuyện.
-GV gợi ý giúp HS hiểu ý nghĩa câu chuyện.
11.Củng cố.
-2 HS đọc cả bài ở trên bảng lớp, đồng thanh và 2 HS đọc trong SGK, đồng thanh.
-Cho HS thi tìm từ ngoài bài chứa vần vừa học ( trò chơi )
12.Dặn dò - Nhận xét tiết học. 
 GIÁO ÁN DẠY MINH HỌA
 MÔN : HỌC VẦN
 TIẾT : 59 -60
NGÀY SOẠN : 10/10/2013
NGÀY DẠY : 13/10/2013
 NGƯỜI DẠY : TRẦN NGỌC NGÂN HÀ
I.Mục tiêu:
-Đọc được : ia, lá tía tô , từ vàcâu ứng dụng : Bé Hà nhổ cỏ, chị Kha tỉa lá.
- Viết được: ia, lá tía tô.
-Luyện nói từ 2- 3 câu theo chủ đề : Chia quà
II.Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh hoạ SGKï 
III.Hoạt động dạy học
 TIẾT 1
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
 1. ổn định lớp:
 2.Kiểm tra bài cũ :
 - Đọc câu ứng dụng: Bố mẹ cho bé và chị Kha đi nghỉ hè ở SaPa ( 2 – 4 em)
 - Nhận xét bài cũ
 3.Bài mới :
*Hoạt động 1: Giới thiệu bài :
Giới thiệu trực tiếp : Hôm nay cô giới thiệu cho các em vần đầu tiên : vần ia – Ghi bảng
*.Hoạt động 2 : Dạy vần ia
- GV giới thiệu âm i và a
- GV hỏi cách ghép
- Giới thiệu vần mới và viết lên bảng : ia
- GV đánh vần mẫu, nói cách đánh vần.
- GV đọc trơn mẫu
- GV gợi ý, yêu cầu HS cài tiếng.
- GV hỏi cách ghép
- GV viết lên bảng : tía
- GV đánh vần mẫu
-GV đọc trơn mẫu 
- Hỏi theo tranh: Đây là lá gì?
 GV giới thiệu lá tía tô 
- GV viết lên bảng: Lá tía tô
- GV chỉnh sửa
b/ Hướng dẫn HS viết:
- GV viết mẫu nêu qui trình viết, lưu ý khoảng cách độ cao điều tiết nét
@ Nghỉ giữatiết
c. Dạy từ ứng dụng:
 tờ bìa vỉa hè
 lá mía tỉa lá
- GV đọc , kết hợp giải nghĩa từ ( có liên hệ giáo dục , rèn kĩ năng sống cho HS)
 TIẾT 2
 1.Hoạt động 1: Khởi động
 2. Hoạt động 2: Bài mới:
 a.Luyện đọc: 
- GV chỉ bảng
- GV chỉnh sửa lỗi phát âm của HS
- Giới thiệu tranh , nói nội dung tranh, giới thiệu đoạn thơ ứng dụng.
- GV đọc đoạn thơ ứng dụng:
 Bé Hà nhổ cỏ, chị Kha tỉa 
b .Luyện viết
 - GV vừa tô mẫu, vừa nêu lại qui trình viết, lưu ý khoảng cách, độ cao, điều tiết nét
- GV chấm 5 vở, nhận xét,sửa lỗi phổ biến.
c.Luyện nói theo chủ đề:
- GV gợi ý HS xem tranh, giới thiệu, ghi tên bài luyện nói: Chia quà
-GV đọc tên bài luyện nói.
- GV hỏi: 
 + Quan sát tranh em thấy những gì?
 + Ai đang chia quà cho các em nhỏ trong tranh?
 + Bà chia những gì? 
 + Bạn nhỏ trong tranh vui hay buồn? Chúng có tranh nhau không? 
+Ở nhà em, ai hay chia quà cho em?
+..
+ Kết luận : Khi được chia quà, em tự chịu lấy phần ít hơn. Vậy em là người như thế nào?
-HS đọc, viết bảng con, SGK
- HS nhận diện cài vần ia
- HS nêu cấu tạo
- 1 HS phân tích vần: ia
- HS đánh vần cá nhân, đồng thanh
- 1 HS đọc trơn thử: ia
- HS cài tiếng: tía
- HS nêu cách cấu tạo
- 1 HS phân tích tiếng: tía
- 1 – 2 HS đánh vần thử : tờ – ia – tia – sắc - tía
- HS đánh vần cá nhân,đồng thanh
- 1 HS đọc trơn thử
_ Lá tía tô
-1 HS phân tích từ : lá tía tô
- 4 HS đọc trơn
- 2 HS đọc lại vần, tiếng, từ, trên bảng
- HS viết bảng con: ia, lá tía tô
- HS hát tập thể
-HS nhẩm đọc, 2 HS tìm gạch dưới vần
ia.
- 1 HS phân tích kết hợp đánh vần 1 trong 4 tiếng: bìa, vỉa , mía,tỉA
- 2 HS đọc trơn cả 4 từ trên
- HS đọc trơn cá nhân, đồng thanh
-2 HS đọc trơn cả bài tiết 1
- Lần lượt 10 HS đọc trơn cả bài tiết 1, kết hợp phân tích 1 tiếng vừa học.
- HS quan sát, đọc nhẩm.
- 1 HS tìm gạch dưới vần vừa học: ia,
 1 HS đánh vần tiếng tỉa.
- 2 HS đọc trơn đoạn thơ ứng dụng kết hợp phân tích tiếng.
- HS đọc đồng thanh
-HS viết vào vở : ia, lá tía tô
-HS xem tranh, 1 HS tìm gạch dưới vần vừa được học : ia, trong tiếng chia, 1 HS đánh vần tiếng chia.
- 2 HS đọc tên bài luyện nói,kết hợp phân tích tiếng: chia.
-HS đọc đồng thanh.
-HS trả lời theo gợi ý của GV.
- Các bạn nhỏ đang được chia quà.
- Bà đang chia quà cho các bạn nhỏ.
3. Củng cố:
- Gọi 2 HS chỉ bảng đọc lại cả bài, đọc đồng thanh; 1 – 2 HS đọc SGK , đọc đồng thanh.
- Cho HS chơi trò chơi : Thi tìm tiếng ngoài bài chứa vần ia.
- GV và HS nhận xét , khen. GV giải nghĩa nhanh các từ HS vừa tìm được.
4. Dặn dò – Nhận xét tiết học.

File đính kèm:

  • docchuyendehocvan.doc