Chuyên đề Chống ô nhiễm tiếng ồn

Hạn chế tiếng ồn do xe vận chuyển gây ra bằng cách quy hoạch tổ chức các đường giao thông hợp lý. Thiết lập phân khu công nghiệp, tăng cường vành đai ngăn tiếng ồn ở xung quanh khu ở, trường học và bệnh viện. Thiết kế cách âm để làm cho tiếng ồn không xuyên qua kết cấu bao che vào phòng. Giảm cường độ giao thông trong vùng cần yên tĩnh. Thiết lập các vành đai cây xanh trong thành phố và khu công nghiệp. Phát triển trồng cây xanh hai bên đường, dải phân cách, chú ý chọn các cây có khả năng hút âm tốt.

doc12 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 5104 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Chống ô nhiễm tiếng ồn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD – ĐT VĨNH HƯNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS VĨNH BÌNH	 ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC
Tổ: Toán – Lý – Hóa – Sinh 
Bộ môn: Vật Lý
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN
I. Tổng quan về ô nhiễm tiếng ồn.
	Dưới sự tác động của công cuộc đổi mới đất nước, Việt Nam đã có những phát triển vượt bậc về mọi mặt. Nền kinh tế đất nước đang được xây dựng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Công nghiệp phát triển là cơ sở để quá trình đô thị hóa được đẩy nhanh. Dân số ở các đô thị theo đó cũng ngày càng tăng. Đô thị hóa nhanh, công nghiệp phát triển là những tiêu chuẩn để đánh giá sự tăng trưởng của một đất nước, làm cho đời sống kinh tế đất nước có những khởi sắc. Tuy vậy nó cũng tồn tại nhiều hạn chế đó là gây áp lực đối với môi trường nhất là môi trường đô thị hiện nay. Cùng với đà phát triển của đô thị và công nghiệp, ô nhiễm tiếng ồn theo đó cũng tăng nhanh có nơi đã vượt quá tiêu chuẩn cho phép gây ảnh hưởng không tốt với sức khỏe và sinh hoạt của con người. Tiếng ồn là một dạng ô nhiễm rất phổ biến trong đô thị phần lớn là từ các tuyến đường giao thông, các tụ điểm dân cư, từ các công trình xây dựng, hoạt động sản xuất công nghiệp,
1. Khái niệm ô nhiễm tiếng ồn.	
 Tiếng ồn là tập hợp những âm thanh có cường độ và tần số khác nhau, sắp xếp không có trật tự, gây cảm giác khó chịu cho người nghe, ảnh hưởng đến quá trình làm việc và nghỉ ngơi của con người, hay là những âm thanh phát ra không đúng lúc, âm thanh phát ra với cường độ lớn vượt quá mức chịu đựng của con người.
2. Nguyên nhân gây ô nhiễm tiếng ồn.
 Có thể một âm thanh hay đối với người này nhưng lại trở thành tiếng ồn khó chịu đối với người khác. Thậm chí, cùng một âm thanh như một bản nhạc và cùng một người nghe nhưng khi thì cảm thấy khó chịu và khi thì cảm thấy thích thú. Nói cách khác, tiếng ồn có tính tương đối và thật khó đánh giá nguồn tiếng ồn nào gây ảnh hưởng xấu hơn. Đặc tính vật lý chủ yếu của âm thanh là một loại sóng cơ lan truyền trong môi trường đàn hồi như là không khí, các vật liệu rắn, môi trường nước. Các đại lượng đặc trưng của âm thanh là tần số âm thanh chính là số dao động của âm thanh trong một đơn vị thời gian, kí hiệu là f, đơn vị đo trong hệ SI là Héc (Hz). Âm thanh mà tai người nghe được nằm trong phạm vi tần số từ 16Hz đến 20000Hz. Những âm thanh có tần số 20000Hz gọi là siêu âm. Trong dải tần số âm thanh mà tai người nghe được, người ta còn chia ra: Những âm thanh có tần số 1000 Hz gọi là âm cao tần. Tiếng nói bình thường của con người có dải tần từ 300Hz đến 2000 Hz. Nghe rõ nhất là các âm có tần số xấp xỉ 1000 Hz. Thính giác của con người có đặc tính là cảm thụ cường độ âm thanh theo hàm logarit như cường độ âm thanh tăng 100 lần nhưng ta chỉ cảm thấy to hơn 2 lần, hay khi cường độ âm thanh tăng 1000 lần nhưng ta chỉnghe to gấp 3 lần. Vì vậy, có thể dùng nhiều hệ thống đơn vị vật lý khác nhau để đo mức cường độ âm thanh, nhưng được dùng phổ biến nhất là đơn vị đề xi ben. Đó là hệ thống thước đo được chia độ theo hàm số logarit, do ông Alffred Bell thiết lập nên. Bội số a10 của đề xi ben (dB) là Bel. Tương ứng với cường độ âm thanh yếu nhất mà tai con người nghe được là 1dB. Tai con người có thể cảm thụ một khoảng mức cường độ âm thanh rất rộng 0 – 180 dB, gọi âm thanh 0 dB là ngưỡng bắt đầu nghe thấy, còn mức cao nhất mà tai có thể chịu được gọi là ngưỡng chói tai, thông thường ngưỡng này là 140 dB. Tuy vậy, có người đã cảm thấy chói tai khi nghe âm thanh chỉ mới ở mức 85dB, một số người cảm thấy khó chịu khi âm thanh ở mức115 dB. Tiếng nói chuyện thông thường hay tranh luận với nhau có mức âm biến thiên theo các tần số là 30 – 60 dB. Tác dụng của tiếng ồn đối với con người phụ thuộc vào tần số hay các xung âm thanh. Mức âm thanh gây ra do âm thanh tần số cao mạnh hơn âm tần số thấp. Đối với tiếng ồn không ổn định, đặc biệt là tiếng ồn giao thông, tiếng ồn từ các công trình xây dựng, có thể thay đổi trong một phạm vi rất rộng, vì vậy mức ồn tức thời không có ý nghĩa, không đại diện được cho đặc trưng của loại tiếng ồn này. Người ta đưa ra một loại mức ồn chung, đặc trưng cho tất cả các loại tiếng ồn trong một khoảng thời gian nào đó, gọi là mức ồn tương đương. Thực chất mức ồn tương đương của các tiếng ồn không ổn định trong một khoảng thời gian nào đó là mức ồn ổn định, cùng gây ảnh hưởng tới con người như các tiếng ồn ổn định. Cần phải phân biệt rõ tiếng ồn giao thông do một xe gây ra và tiếng ồn do một luồng xe gây ra. Tiếng ồn của từng xe có thể tổng hợp từ động cơ và do sự rung động của các bộ phận của xe. Nó phụ thuộc trình độ thiết kế và công nghệ tiên tiến sản xuất xe. Động cơ càng chính xác, bộ giảm xóc của xe càng tốt thì tiếng ồn truyền đến vỏ xe và sau đó truyền ra ngoài càng nhỏ. Trình độ thiết kế và công nghệ sản xuất hiện nay đã đảm bảo có loại xe phát ra tiếng ồn nhỏ. Tiếng ồn của ống xả khói tức là giảm tiếng ồn từ ống xả khói phát ra là một vấn đề âm học đơn giản, nó đã được giải quyết một cách hoàn thiện. Tất nhiên, hệ thống tiêu âm càng tốt thì giá thành càng cao và đòi hỏi chi phí năng lượng nhiều hơn. Vì vậy, trong thực tế đáng tiếc rằng có một số người đã lắp ống xả khói không có tiêu âm để tiết kiệm năng lượng và để đỡ hại máy nên gây ra tiếng ồn rất lớn trên đường phố. 
Một số hình ảnh ô nhiễm tiếng ồn do giao thông:
Một số hình ảnh ô nhiễm tiếng ồn do các công trình xây dựng, máy móc
Một số hình ảnh ô nhiễm tiếng ồn do thói quen sinh hoạt
Một số hình ảnh ô nhiễm tiếng ồn do các khu công nghiệp
3. Tác hại của ô nhiễm tiếng ồn.
 Hiện nay song song với quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa vấn đề tiếng ồn càng trở nên nan giải, tiếng ồn vượt quá mức cho phép gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và cuộc sống hàng ngày của con người.
a. Ảnh hưởng tới tai.
b. Gây rối loạn giấc ngủ.
c. Với bệnh tim mạch.
d. Với sự tiêu hóa.
e. Tiếng ồn ảnh hưởng tới năng suất và hiệu quả làm việc.
f. Tiếng ồn ảnh hưởng tới trao đổi thông tin.
VD:
 - Tiếng ồn 50dB: Làm suy giảm hiệu suất làm việc, nhất là đối với trí óc.
 - Tiếng ồn 70dB: Làm tăng nhịp thở và nhịp đập của tim, tăng nhiệt độ cơ thể và tăng huyết áp, ảnh hưởng tới hoạt động của dạ dày và làm giảm hứng thú hoạt động.
 - Tiếng ồn 90dB: Gây mệt mỏi, mất ngủ, tổn thương chức năng thính giác, mất thăng bằng cơ thể và suy nhược thần kinh.
4. Hiện trạng.
 Tiếng ồn của các phương tiện giao thông vận tải, các công trình xây dựng, các nhà máy xí nghiêp,cơ sở sản xuất trở thành tiếng ồn ầm ĩ suốt cả ngày, rất có hại tới sức khỏe người dân, ảnh hưởng tới bệnh viện, trường học. Tệ hại nhất là tiếng còi hơi xe tải, tiếng máy trộn bê tông, tiếng ống xả xe bị rút ruột
II. Những biện pháp làm giảm ô nhiễm tiếng ồn
 Để giảm nhỏ tiếng ồn giao thông một cách tổng thể, thì trước hết là giảm tiếng ồn do từng xe gây ra. Đồng thời quy hoạch đường cũng có thể hỗ trợ cho việc giảm tiếng ồn giao thông. Đã phát hiện xe phát sinh ra tiếng ồn lớn nhất khi chạy ở số thấp, như vậy phải giảm bớt số lần xe dừng lại và khởi động thì sẽ làm giảm tiếng ồn giao thông. Các đường vòng, các tuyến đường xuyên trong thành phố phải có biện pháp giảm tiếng ồn. Đối với các loại đường ở trên thường xây tường che chắn nhân tạo và trồng các dãy cây xanh dày đặc ở hai bên đường để giảm tiếng ồn.
 Có thể nói rằng tiếng ồn là ô nhiễm dễ kiểm soát nhất trong mọi vấn đề của ô nhiễm môi trường. Tuy vậy, chỉ có giáo dục cho mọi người hiểu biết về sự cần thiết phải kiểm soát giảm nhỏ tiếng ồn và cơ quan Nhà nước có các biện pháp quản lý thích đáng mới phòng chống được ô nhiễm tiếng ồn. Một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn như sau: 
 1.Giảm tiếng ồn và trấn động ngay tại nguồn ồn: Đầu tiên là áp dụng các biện pháp có thể được để giảm tiếng ồn tại nguồn ồn, như là thiết kế và chế tạo các bộ phận giảm âm và ứng dụng chúng trong động cơ như: xe vận tải, máy móc cơ khí công nghiệp và các trang thiết bị cơ điện ở trong nhà, đó là biện pháp có hiệu quả nhất. Trường hợp đặc biệt không thể giảm nguồn ồn thì bảo vệ người làm việc ở môi trường ồn bằng cách sử dụng các dụng cụ chống ồn cá nhân như là nút tai và bao tai. Cải tiến thiết kế máy và quy trình vận hành máy, kiểm soát chấn động, tăng cường bọc nguồn âm bằng các vật liệu hút âm.
 2. Quy hoạch kiến trúc xây dựng hợp lý: Hạn chế tiếng ồn do xe vận chuyển gây ra bằng cách quy hoạch tổ chức các đường giao thông hợp lý. Thiết lập phân khu công nghiệp, tăng cường vành đai ngăn tiếng ồn ở xung quanh khu ở, trường học và bệnh viện. Thiết kế cách âm để làm cho tiếng ồn không xuyên qua kết cấu bao che vào phòng. Giảm cường độ giao thông trong vùng cần yên tĩnh. Thiết lập các vành đai cây xanh trong thành phố và khu công nghiệp. Phát triển trồng cây xanh hai bên đường, dải phân cách, chú ý chọn các cây có khả năng hút âm tốt.
 3. Sử dụng các thiết bị tiêu âm, cách âm: Cần kiểm soát tiếng ồn trong nhà riêng như bố trí công trình ở xa nguồn ồn trong điều kiện có thể, bố trí cây xanh xung quanh khu vực gây ồn để hút âm, bố trí các phòng phụ như hành lang, phòng phục vụ,...ở phía gần nguồn ồn, các phòng ngủ, phòng làm việc ở phía yên tĩnh nên tập trung vào một phía và tăng cường cách âm. Lắp đặt một số thiết bị giảm âm trong phòng làm việc như: thảm, rèm, thiết bị cách âm để giảm thiểu tiếng ồn từ bên ngoài truyền vào.
 4. Phương pháp thông tin, giáo dục con người: Nhà nước ban hành “Luật kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn”, luật giao thông đường bộ 2005 cũng đã có quy định về việc người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được sử dụng thiết bị âm thanh khi tham gia giao thông (điểm c khoản 3 Điều 30 Luật giao thông đường bộ năm 2008), cũng tại Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 thì hành vi sử dụng thiết bị âm thanh khi tham gia giao thông nói trên sẽ bị phạt tiền từ 60.000 đồng – 80.000 đồng, thiết lập cơ quan quản lý và kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn ở thành phố và các khu cụm, công nghiệp. Giáo dục người dân bằng truyền thanh, truyền hình về chống ô nhiễm tiếng ồn, đặc biệt là ban đêm. Lập bảng thông báo quy định về việc gây ồn, cùng nhau xây dựng ý thức giữ trật tự cho mọi người. 
III. Chống ô nhiễm tiếng ồn trong trường học
1. Giáo dục cho học sinh qua bài học
Tiết 16 - BÀI 15: CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức : Học sinh phân biệt được tiếng ồn và ô nhiễm tiếng ồn. Đề ra một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn. Kể một số vật liệu cách âm 
2. Kĩ năng : Phân biệt được tiếng ồn của các tranh vẽ sgk 
3. Thái độ : Ổn định, trung thực, tư duy trong học tập 
B/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH
1. Giáo viên : Tranh vẽ 15.1; 15.2; 15.3; 15.4 
2. Học sinh : Nghiên cứu kĩ sgk 
3. Phương pháp: Đặt vấn đề, gợi mở, giải quyết vấn đề
C/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1 Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số lớp
 7A1: 7A2:
2 Kiểm tra : a. Kiểm tra bài cũ:
GV: Hãy nêu phần “ghi nhớ” sgk bài “phản xạ âm tiếng vang” ? Tại sao để nghe rõ người ta thường đặt bàn tay khum lại sát vào vành tai đồng thời hướng về phía nguồn âm ? 
HS: Trả lời 
GV: Nhận xét, ghi điểm. 
 b. Sự chuẩn bị của học sinh cho bài mới 
3 Tình huống bài mới : Giáo viên nêu tình huống như nêu trong sgk 
4 Bài mới :
Hoạt động của Thầy và trò
Nội dung kiến thức cần đạt
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu biện pháp nhận biết chống ô nhiễm tiếng ồn 
GV: Treo hình vẽ phóng lớn hình 15.1 sgk lên bảng 
HS: Quan sát 
GV: Đây là hình ảnh gì ?
HS: Tia chớp, sấm 
GV: Sấm xét phát ra âm thanh lớn không ? 
HS: Rất lớn 
GV: Lần lược treo hai ảnh 15.2 và 15.3 lên bảng và cho học sinh biết đây cũng là trường hợp gây ô nhiễm tiếng ồ
GV: Vì sao nó lại ô nhiễm tiếng ồn ?
HS: Tiếng ồn quá lớn làm ác các tiếng mình cần nghe
GV: Cho hs điền vào những phần vào phần “kết luận” ở sgk
HS: To , kéo dài , sức khoẻ và sinh hoạt GV: Em nào trả lời được C2 ?
HS: b và d 
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn
GV: Cho hs kẻ bảng ở C3 vào vở 
GV: Có những cách làm giảm tiếng ồn nào trong cá cách ở câu C3 này ?
HS: Có 3 cách như ở trong bảng 
GV: Em hãy cho biết các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn ?
 HS: (1) Tác động vào nguồn âm . 
 (2) Phân tán âm trên đường truyền . 
 (3) Ngăn không cho âm truyền vào tai 
GV: Hãy kể một số vật ngăn chặn được âm 
HS: Gạch , bêtông , gỗ 
GV: Hãy kể một số vật liệu phản xạ âm ?
HS: Kính , lá cây.
HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu bước vận dụng 
GV: Hãy kể một số biện pháp chống ô mhiễm tiếng ồn ở hình 15.2 ; 15.3 sgk ?
HS: Trả lời 
GV: Hãy chỉ ra những trường hợp gây ô nhiễm tiếng ồn ở nơi em ở ?
HS: Lấy ví dụ 
GV: Em có biện pháp gì để làm giảm tiếng ồn đó không ?
HS: Trồng nhiều cây xanh , làm vật chắn âm 
GV: Giáo dục HS: Tránh xa các nguồn gây tiếng ồn: Không đứng gần các máy móc, thiết bị gây ồn lớn như máy bay phản lực, các động cơ, máy khoan cắt, rèn kim loại. Khi cần tiếp xúc với các thiết bị đó cần sử dụng các thiết bị bào vệ (mũ chống ồn) và tuân thủ các quy tắc an toàn. Xây dựng các trường học, bệnh viện, khu dân cư xa nguồn gây ra ô nhiễm thiếng ồn.
Học sinh cần thực hiện các nếp sống văn minh tại trường học: bước nhẹ lên cầu thang, không nói chuyện trong lớp học, không nô đùa, mất trật tự trong trường học, trồng nhiều cây xanh trong trường học vừa để chống nắng vừa có tác dụng chống ô nhiễm tiếng ồn từ những động cơ chạy ngoài đường hay những tiếng ồn khác.
HS: Tiếp thu và ghi nhớ.
I/ Nhận biết ô nhiễm tiếng ồn 
 C1: - Hình 15.1 : Tiếng sấm xét gây đau tai
 - Hình 15.2 :Tiếng ồn máy khoan làm ảnh hưởng điện thoại
 - Hình15.3 : Tiếng ồn chợ làm ảnh hưởng tiết học 
*Kết luận: to , kéo dai, sức khoẻ và sinh hoạt 
Tác hại của tiếng ồn:
- Về sinh lý, nó gây mệt mỏi toàn thân, nhức đầu, choáng váng, ăn không ngon, gầy yếu. Ngoài ra người ta còn thấy tiếng ồn quá lớn làm suy giảm thị lực.
- Về tâm lý, nó gây khó chịu, lo lắng, bực bội, dễ cáu gắt, sợ hãi, ám ảnh, mất tập trung, dễ nhầm lẫn, thiếu chính xác.
 C2 : b và d 
II/ Tìm hiểu biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn
C3:
Vặn âm thanh nhỏ lại 
Trồng nhiều cây xanh 
Xây tường , đóng cữa
C4: 
 a. Gạch , bêtông , gỗ 
 b. Kính , lá cây 
Phòng tránh ô nhiễm tiếng ồn:
- Trồng cây: Trồng cây xung quanh trường học, bệnh viện, nơi làm việc, trên đường phố và đường cao tốc là cách rất hiệu quả để giàm thiểu tiếng ồn.
- Lắp đặt thiết bị giảm âm: Lắp đặt một số thiết bị giảm âm trong phòng làm việc như: thảm, rèm, thiết bị cách âm, để giảm thiểu tiếng ồn từ bên ngoài truyền vào.
- Đề ra nguyên tắc: Lặp bảng thông báo quy định về việc gây ồn. Cùng nhau xây dựng ý thức giữ trật tự cho mọi người.
- Các phương tiện giao thông cũ, lạc hậu gây ra những tiếng ồn rất lớn. Vì vậy, cần lắp đặt ống xả và các thiết bị chống ồn trên xe. Kiểm tra, đình chỉ hoạt động của các phương tiện giao thông đã cũ hoặc lạc hậu.
III/ Vận dụng :
C5: - Hình 15.2 :Yêu cầu trong giờ làm việc tiếng ồn không quá 80dB. Người thợ khoan dùng bông bịt kín tai khi làm việc 
 - Hình 15.3 : Đóng các cữa phòng học , treo rèm , trồng cây xanh 
 D. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
1. Củng cố : GV: Hệ thống lại những kiến thức HS vừa học 
 Hướng dẫn hs làm BT 15.1 SBT
 HS: Nhận nhiệm vụ học tập.
2. Hướng dẫn tự học : 
a. Bài vừa học : Học thuộc phần “ghi nhớ” sgk. Làm bài tập 15.2 và 15.3; 15.4 SBT
b. Bài sắp học: “Ôn tập”: Nghiên cứu lại các bài đã học trong chương II 
 2. Sơ kết chuyên để
a. Những nội dung học sinh đã nắm được thông qua bài học
 Học sinh đã biết phân biệt được tiếng ồn và ô nhiễm tiếng ồn. Đưa ra được những biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn cụ thể. Vận dụng được kiến thức về vật liệu cách âm vào bài học. 
b. So sánh kết quả qua hai năm mở chuyên đề
 - Đa số học sinh hiểu bài, biết phân biệt được tiếng ồn ô nhiễm và tiếng ồn không gây ô nhiễm. Đưa ra được khái niệm ô nhiễm tiếng ồn, nhận biết được nguyên nhân gây ra tiếng ồn ô nhiễm, và biết đề ra một số biện pháp cơ bản để chống ô nhiễm tiếng ồn ( giảm độ to của tiếng ồn phát ra, trồng cây xanh, sử dụng các vật liệu cách âm, vật liệu hấp thụ âm để làm giảm tiếng ồn ô nhiễm).
 - So với năm mở chuyên đề trước thì lần mở chuyên đề năm nay có được những kết quả khả quan hơn:
+ HS hiểu vấn đề dễ dàng hơn do trong quá trình giảng bài, GV đã kết hợp được nhiều hình ảnh và thông qua video về vấn đề ô nhiễm tiếng ồn thực tại nhằm truyền tải những kiến thức thật nhất, qua đó giúp HS tự so sánh và đưa tới kết luận.
+ HS linh hoạt hơn trong vấn đề vận dụng kiến thức cũ đã học vào bài học mới: Kể tên được các vật liệu cách âm thường dùng để chống ô nhiễm tiếng ồn.
+ HS biết đề ra những biện pháp chống ô nhiễm do tiếng ồn trong những trường hợp cụ thể.
+ HS đã hiểu được chống ô nhiễm tiếng ồn là nhiệm vụ của mọi người, ai cũng phải luôn có ý thức để hạn chế và triệt tiêu tiếng ồn.
+ HS đã thực hiện được nếp sống văn minh tại trường học thông qua bài giảng của GV. 
IV. Kết luận-Kiến nghị.
	1. Kết luận.
	 Để giải quyết hài hòa giữa phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề bức xúc và bảo vệ môi trường chúng ta cần phải nêu cao hiểu biết của con người về các tác động của hoạt động sinh thái, về hệ sinh thái, các chu trình sinh địa hóa, các biến đổi môi trường quy mô hành tinh,  Đồng thời con người phải hiểu được tự nhiên và xã hội vừa thống nhất vừa phụ thuộc lẫn nhau, trong đó con người là một phần của tự nhiên. Vì vậy, loài người cần phải quản lý môi trường của chính mình thông qua các hoạt động hướng tới phát triển bền vững.
 Công cụ quản lý môi trường là vũ khí hoạt động của nhà nước trong việc thực hiện quản lý môi trường quốc gia. Mỗi công cụ có chức năng và phạm vi tác động nhất định, chúng tạo ra một tập hợp các biện pháp hỗ trợ khác nhau, tùy các điều kiện khác nhau mà các nhà quản lý sử dụng các biện pháp thích hợp để thu được hiệu quả cao nhất.
	Ngoài các biện pháp quản lý khác nhau ở các cấp chính quyền, việc giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn đòi hỏi sự tham gia của mỗi cá nhân, có thể là sự thay đổi hành vi của người dân. 
2. Kiến nghị.
 Để giải quyết vấn đề bức súc về ô nhiễm tiếng ồn thì phải làm gì? Một vài kiến nghị cải thiện tình trạng ô nhiễm tiếng ồn hiện nay:
Có đường dây nóng liên kết người dân với thanh tra môi trường.
Có hệ thống đo tiếng ồn tại các nút giao thông đông đúc.
Tuyên truyền tác hại của ô nhiễm tiếng ồn, đặt văn minh lịch sự khi tham gia giao thông của người dân lên hàng đầu.
Tăng cường quan trắc môi trường tiếng ồn thường xuyên.
UBND Xã, Cụm dân cư nên có một tổ chức chuyên thu hồi giải quyết khiếu nại của người dân. Đặc biệt đòi quyền và lợi ích khi bị tác động của ô nhiễm tiếng ồn gây nên.
Duyệt của tổ chuyên môn	Giáo viên thực hiện
 Thái Thị Bạch Hương	 Đỗ Thị Lan

File đính kèm:

  • docchuyen_de_o_nhiem_tieng_on_bo_sung_20150725_102913.doc