Chuyên đề: Anđehit (Hóa 11 cơ bản; thời lượng: 2 tiết)

HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 4: Thí nghiệm kiểm chứng về tính chất vật lí, tính chất hóa

học của anđehit

- Hoạt động nhóm:

GV chia lớp thành các nhóm (mỗi nhóm khoảng 6 HS) để làm các TN kiểm chứng

một số tính chất vật lí và tính chất hóa học mà HS dự đoán ở HĐ học tập 3:

+ Khả năng tan trong nước của anđehit axetic so với ancol etylic;

+ Khả năng dẫn điện;

+ Khả đổi màu chất chỉ thị (quỳ tím);

+ Tác dụng với AgNO3 trong dung dịch NH3 (phản ứng tráng bạc);

- Hoạt động cả lớp:

GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm; từ đó các nhóm nêu tính chất

vật lí, tính chất hóa học chung của anđehit; GV cho các nhóm nhận xét lẫn nhau và

chốt kiến thức.

pdf14 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2484 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề: Anđehit (Hóa 11 cơ bản; thời lượng: 2 tiết), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhóm Hóa - Trường THPT Tân Lập 
1 
 Chuyên đề 4. 
ANĐEHIT 
(SGK 11-CB; Thời lượng: 2 tiết) 
I- Nội dung chuyên đề 
 Anđehit: Khái niệm, phân loại, danh pháp; đặc điểm cấu tạo; tính chất vất lí; tính 
chất hóa học; ứng dụng, điều chế. 
II- Tổ chức day học chuyên đề 
1- Mục tiêu: 
- Kiến thức 
Nêu được : 
+ Định nghĩa, phân loại, danh pháp của anđehit. 
+ Đặc điểm cấu tạo phân tử của anđehit. 
+ Tính chất vật lí : Trạng thái, nhiệt độ sôi, tính tan; khái niệm dung dịch fomalin. 
+ Tính chất hoá học của anđehit: Tính oxi hóa, tính khử; Khái niệm phản ứng 
tráng bạc. 
+ Phương pháp điều chế, ứng dụng của anđehit. 
- Kĩ năng 
+ Quan sát thí nghiệm, mô hình, rút ra được nhận xét về cấu tạo và tính chất 
của anđehit. 
+ Dự đoán được tính chất hoá học tính chất hoá học của anđehit no, đơn chức, mạch 
hở; kiểm tra dự đoán và kết luận. 
+ Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của anđehit. 
+ Phân biệt được anđehit cụ thể với ancol, ankin ... bằng phương pháp hoá học. 
+ Tính khối lượng hoặc nồng độ dung dịch anđehit; khối lượng của kết tủa bạc thu 
được trong phản ứng. 
- Thái độ 
+ Say mê, hứng thú học tập, yêu khoa học; 
Nhóm Hóa - Trường THPT Tân Lập 
2 
+ Sử dụng hiệu quả và tiết kiệm hóa chất, thiết bị thí nghiệm; 
+ Ứng dụng anđehit vào mục đích phục vụ đời sống con người. 
- Định hướng các năng lực được hình thành: 
+ Năng lực tự học; năng lực hợp tác; 
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học; 
+ Năng lực thực hành hoá học; 
+ Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học; 
+ Năng lực tính toán hóa học; 
+ Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống. 
2- Chuẩn bị của giáo viên (GV) và học sinh (HS) 
2.1- Chuẩn bị của GV: 
- Dụng cụ thí nghiệm: ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, đèn cồn, giá thí nghiệm, 
đũa thùy tinh, pipet. 
- Hóa chất: dung dịch AgNO3 1%; dung dịch NH3; dung dịch anđehit axetic hoặc 
anđehit fomic. 
2.2. Chuẩn bị của HS: 
- Ôn lại các bài đã học có liên quan: anđehit (lớp 9), Ankan, ancol, ankin (lớp 
11) 
- Nghiên cứu trước bài anđehit, tìm hiểu phương pháp điều chế và những ứng 
dụng của anđehit trong công nghiệp và đời sống. 
3. Thiết kế các tiến trình dạy học chuyên đề 
HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1: Huy động kiến thức, kinh nghiệm đã có của HS 
Phiếu học tập số 1 
- Hoạt động cá nhân: 
1. Viết công thức phân tử, công thức cấu tạo khai triển và công thức cấu tạo thu 
gọn của anđehit axetic 
Nhóm Hóa - Trường THPT Tân Lập 
3 
2. Viết công thức cấu tạo thu gọn của chất đồng đẳng liền trước và 2 chất đồng 
đẳng liền sau của anđehit axetic; từ đó suy ra công chức phân tử và công thức cấu tạo 
chung cho các chất thuộc dãy đồng đẳng của anđehit axetic? Nhận xét về các axit trong 
dãy đồng đẳng này (chúng là các hợp chất hữu cơ hay hợp chất vô cơ? Có chứa 
nhóm chức gì? đơn chức hay đa chức? Là các hợp chất no hay không no? mạch hở 
hay mạch vòng?). 
3. Cho biết các tính chất hóa học của anđehit axetic? Viết các phương trình hóa học 
minh họa. 
- Hoạt động nhóm: 
Hãy chia sẻ với các bạn trong nhóm về quá trình làm việc cá nhân của em ở trên. 
- Hoạt động cả lớp: 
GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả quá trình làm việc nhóm trong HĐ học tập 1. 
HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 2: Tìm hiểu về khái niệm, phân loại, danh pháp của anđehit 
- Hoạt động cá nhân: 
GV yêu cầu HS nghiên cứu sách giáo khoa và cho biết: 
1. Khái niệm chung về anđehit; 
2. Phân loại anđehit; 
Khái niệm về anđehit no, đơn chức, mạch hở; 
Công thức cấu tạo thu gọn và công thức phân tử chung của anđehit no, đơn chức, 
mạch hở; viết được công thức cấu tạo của các anđehit no, đơn chức, mạch hở, có số 
nguyên tử C ≤ 4. 
3. Danh pháp anđehit. 
- Hoạt động nhóm: 
Hãy trao đổi với các bạn trong nhóm về quá trình làm việc cá nhân của mình 
- Hoạt động cả lớp: 
Nhóm Hóa - Trường THPT Tân Lập 
4 
 GV yêu cầu các nhóm báo cáo, nhận xét kết quả quá trình làm việc nhóm trong HĐ 
học tập 2, đồng thời GV sửa chữa, bổ sung, chốt kiến thức (nếu cần). 
HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 3: Nghiên cứu cấu tạo, dự đoán, tìm hiểu tính chất của 
anđehit 
Phiếu học tập số 2 
- Hoạt động nhóm: 
1. Nghiên cứu cấu tạo của nhóm chức: 
 - Đặc điểm của liên kết đôi C = O trong nhóm –CHO; so sánh với đặc điểm cấu 
tạo của phân tử anken. 
 2. So sánh nhiệt độ sôi của anđehit so với ancol có cùng số nguyên tử cacbon? 
giải thích. 
 3. So sánh đặc điểm cấu tạo (giống nhau, khác nhau) của các anđehit: 
 anđehit fomic: H - C - H 
 || 
 O 
 Anđehit axetic: CH3-C-H 
 || 
 O 
4. Giới thiệu thành phần của dung dịch fomalin và ứng dụng của fomalin (fomon) 
trong thực tế đời sống; học sinh thảo luận lấy một số thí dụ liên quan dưới sự hướng 
dẫn của giáo viên. 
C 
H 
O 
Nhóm Hóa - Trường THPT Tân Lập 
5 
Phiếu học tập số 3: 
 - Hoạt động nhóm 
 1. Nghiên cứu tính oxi hóa của anđehit: 
 - Viết phương trình hóa học của phản ứng giữa anđehit axetic với hidro dưới dạng 
công thức cấu tạo khai triển; xác định số oxi hóa của hiđro trước và sau phản ứng từ đó 
suy ra đâu là chất oxi hóa, đâu là chất khử trong phản ứng. 
 - Vận dụng viết phương trình hóa học của phản ứng giữa anđehit với hiđro dạng 
tổng quát; cho biết sản phẩm phản ứng thuộc loại hợp chất nào (ancol bậc 1) 
 2. Nghiên cứu tính khử của anđehit 
 - Viết phương trình hóa học của phản ứng giữa anđehit axetic với AgNO3 trong 
dung dịch NH3 dưới dạng công thức cấu tạo khai triển; từ đó tìm ra quy luật phản ứng. 
 - Vận dụng viết phương trình hóa học của phản ứng giữa anđehit propionic; 
anđehit fomic; anđehit oxalic với AgNO3 trong dung dịch NH3. 
 - Xác định sự thay đổi số oxi hóa của Ag trước và sau phản ứng; từ đó xác định 
chất oxi hóa, chất khử của phản ứng → Kết luận. 
 Hoạt động cả lớp: 
GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả quá trình làm việc nhóm trong HĐ học tập 
3. 
HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 4: Thí nghiệm kiểm chứng về tính chất vật lí, tính chất hóa 
học của anđehit 
- Hoạt động nhóm: 
GV chia lớp thành các nhóm (mỗi nhóm khoảng 6 HS) để làm các TN kiểm chứng 
một số tính chất vật lí và tính chất hóa học mà HS dự đoán ở HĐ học tập 3: 
+ Khả năng tan trong nước của anđehit axetic so với ancol etylic; 
+ Khả năng dẫn điện; 
+ Khả đổi màu chất chỉ thị (quỳ tím); 
+ Tác dụng với AgNO3 trong dung dịch NH3 (phản ứng tráng bạc); 
- Hoạt động cả lớp: 
GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm; từ đó các nhóm nêu tính chất 
vật lí, tính chất hóa học chung của anđehit; GV cho các nhóm nhận xét lẫn nhau và 
chốt kiến thức. 
Nhóm Hóa - Trường THPT Tân Lập 
6 
HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 5: Điều chế 
Hoạt động cá nhân: 
+ Nêu các phương pháp điều chế anđehit mà em đã biết 
+ Đối chiếu với SGK và bổ sung thêm các phương pháp mà mình còn thiếu; viết 
phương trình hóa học của các phản ứng điều chế. 
HOẠT ĐỘNG 6: GV yêu cầu HS về nhà nghiên cứu các ứng dụng của anđehit và 
làm các bài tập trong SGK. 
HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 7: 
 7.1- GV yêu cầu các nhóm về nhà hệ thống hóa kiến thức bài anđehit thành sơ đồ 
tư duy (khuyến khích sử dụng các phần mềm hỗ trợ) 
 7.2- Hãy quan sát hình ảnh thực tế sau và cho biết hình ảnh đó nói lên điều gì, 
nêu suy nghĩ của em về vấn đề đó. 
Nhóm Hóa - Trường THPT Tân Lập 
7 
4. Bảng mô tả các mức độ nhận thức và câu hỏi/bài tập kiểm tra đánh giá 
Nội dung Loại câu hỏi/bài tập Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao 
Anđehit 
Câu hỏi/bài 
tập định tính 
Nêu được : 
+ Định nghĩa, 
phân loại, danh 
pháp của anđehit. 
+ Đặc điểm cấu 
tạo phân tử của 
anđehit. 
+ Tính chất vật lí, 
tính chất hóa học 
chung của anđehit. 
+ Các phương 
pháp điều chế; ứng 
dụng của anđehit 
- Giải thích được 
một số tính chất vật 
lí, tính chất hóa học 
của anđehit; 
- So sánh và giải 
thích được nhiệt độ 
sôi của anđehit so 
với ancol có cùng 
số nguyên tử C. 
- Viết được công 
thức cấu tạo các 
đồng phân của một 
số anđehit tương tự 
các anđehit đã học. 
- Phân biệt được 
anđehit với các loại 
hợp chất hữu cơ khác 
bằng phương pháp 
hóa học 
- Viết và giải thích 
được một số phản 
ứng hóa học của 
anđehít (phản ứng 
cộng H2 → ancol 
bậc 1); phản ứng 
tráng bạc. 
- Đề xuất được 
một số giải pháp 
nhằm nâng cao 
chất lượng sản 
phẩm của phản 
ứng tráng bạc. 
Suy luận được 
một số phản ứng 
đối với một số 
anđehit có thêm 
nhóm chức 
–CHO như phản 
ứng tráng bạc của 
anđehit oxalic; 
anđehit fomic; 
axit fomic  
Nhóm Hóa - Trường THPT Tân Lập 
8 
Bài tập định 
lượng 
- Xác định công 
thức phân tử, công 
thức cấu tạo của 
anđehit ở mức độ 
đơn giản từ các dữ 
liệu đầu bài cho. 
- Tính nồng độ mol, 
nồng độ % của 
anđehit, của dung 
dịch AgNO3 trong 
phản ứng tráng bạc. 
- Xác định công 
thức phân tử, công 
thức cấu tạo của 
anđehit; tính nồng 
độ mol, nồng độ 
% của anđehit, 
dung dịch AgNO3 
(ở mức độ yêu cầu 
cao hơn). 
Các bài tập yêu 
cầu HS phải sử 
dụng các kiến 
thức, kĩ năng tổng 
hợp để giải quyết. 
Bài tập thực 
hành/thí 
nghiệm 
 Mô tả và nhận 
biết được các hiện 
tượng TN 
Giải thích được các 
hiện tượng thí 
nghiệm. 
Giải thích được 
một số hiện tượng 
TN liên quan đến 
thực tiễn 
Phát hiện được 
một số hiện tượng 
trong thực tiễn và 
sử dụng kiến thức 
hóa học để giải 
thích 
Nhóm Hóa - Trường THPT Tân Lập 
9 
Câu hỏi bài tập 
a. Mức độ nhận biết 
Câu 1. Công thức cấu tạo của anđehit propionic là 
A. CH3-CHO. B. CH3CH(CH3)-CHO. 
C. CH3-CH2-CHO. D. CH3-CH2-CH2-CHO. 
Câu 2. Công thức phân tử chung của anđehit no, đơn chức, mạch hở là 
A. CnH2nO. B. CnH2n+1O. 
C. CnH2n+2O. D. CnH2n-2O. 
Câu 4. Có các dung dịch riêng biệt sau: CH3CH2OH, CH3-[CH2]4-C≡CH, CH3CHO. 
Thuốc thử có thể dùng để phân biệt được ba dung dịch trên là 
A. dung dịch NaOH. B. dung dịch AgNO3/NH3. 
C. dung dịch HCl. D. quỳ tím. 
Câu 5. Dung dịch nước của . gọi là fomon. Dung dịch bão hòa của  (có nồng độ 
37-40%) được gọi là fomalin; Chúng có thể dùng để ướp xác, làm chất bảo quản do 
có tính diệt khuẩn và có thể tác dụng với nhóm -NH2 trong protein của xác chết làm 
cho nhóm -NH2 bị khóa, không bị thối rữa. Chữ trong dấu  là 
A. Axit axetic 
B. Glyxerol 
C. Ancol etylic 
D. Anđehit fomic 
Câu 6. Anđehit H -CHO có tên là: 
A. Metanal 
B. Anđêhit fomic 
C. Foman đehit 
D. A, B,C đều đúng 
Câu 7. Viết các phương trình hóa học và ghi rõ điều kiện (nếu có) theo sơ đồ phản 
ứng sau : 
C2H2 CH3CHO
CH3COOH
C2H5OH
CH3COOC2H5 CH3COONa
b. Mức độ thông hiểu 
Câu 8. Số đồng phân cấu tạo của các anđehit có cùng công thức phân tử C5H10O là 
A. 2. B. 4. C. 5. D. 3. 
Câu 9: Anđehit thể hiện tính khử khi tác dụng với tác chất nào sau đây? 
A. Dung dịch bão hòa NaHSO3 
B. H2/Ni, t˚ 
C. Dung dịch AgNO3 trong NH3 
Nhóm Hóa - Trường THPT Tân Lập 
10 
D. Cả A,B,C 
Câu 10: Quá trình nào sau đây không tạo ra anđehit axetic ? 
A. CH2=CH2+ H2O (to, xúc tác HgSO4). 
B. CH2=CH2
+ O2
(to, xúc tác). 
C. CH3COOCH=CH2
+ dung dịch NaOH (to). 
D. CH3CH2OH + CuO (t0). 
Câu 11: Cho các chất sau : C2H5OH, CH3CHO, CH3COOH. Lập dãy biến hoá biểu 
thị mối liên quan giữa các hợp chất đã cho. Viết các phương trình hoá học xảy ra? 
Câu 12. Hợp chất hữu cơ X (CxHyOz) có phân tử khối nhỏ hơn 90. X tham gia phản 
ứng tráng gương và có thể tác dụng với H2/Ni, t0, sinh ra một ancol có cacbon bậc 
bốn trong phân tử. Công thức của X là 
A. (CH3)3CCHO. B. (CH3)2CHCHO. 
C. (CH3)3CCH2CHO. D. (CH3)2CHCH2CHO. 
Câu 13. Cho dãy chuyển hóa sau: 
X
H2O
HgSO4, t
0
Y
H2, Ni, t0
CH3COONH4 + 2Ag
Z
dd AgNO3/NH3
X, Y, Z là các chất hữu cơ, công thức cấu tạo của X, Y, Z lần lượt là 
A. CH≡CH, CH2=CH–OH, CH3–CH2–OH. 
B. CH2=CH2, CH2=CH–OH, CH3–OH. 
C. CH2=CH2, CH3–CHO, CH3–CH2–OH. 
D. CH≡CH, CH3–CHO, CH3–CH2–OH. 
Câu 14. Khi đốt cháy hoàn toàn anđehit no, đơn chức, mạch hở bằng oxi thì tỉ lệ sản 
phẩm cháy thu được là 
A. 
2 2
/ 1H O COn n = . B. 2 2/ 1H O COn n < . 
C. 
2 2
/ 1H O COn n > . D. 2 2/ 1/ 2H O COn n = . 
Câu 15: Hiện tượng xảy ra khi nhỏ fomalin vào dung dịch AgNO3/NH3 trong ống 
nghiệm có đun nóng nhẹ: 
A. có chất bột màu đen ở đáy ống nghiệm 
B.có chất rắn màu trắng bạc ở đáy ống nghiệm 
C.có chất rắn màu vàng ở đáy ống nghiệm 
D. có lớp sáng bóng ở thành ống nghiệm 
Nhóm Hóa - Trường THPT Tân Lập 
11 
c. Mức độ vận dụng 
Câu 16: 
 Dung dịch của chất nào dùng để bảo vệ xác động vật trong phòng thí 
nghiệm,bể ngâm xác và các bộ phận cơ thể người trong bệnh viện để phục vụ nghiên 
cứu. 
A. anđehit axetic 
B. Fomanđehit 
C.anđehit benzoic 
D. Axeton 
Nhóm Hóa - Trường THPT Tân Lập 
12 
Câu 17: Ở nông thôn nước ta nhiều gia đình vẫn đun bếp rơm, bếp rạ, bếp củi. Khi 
mua rổ, rá, nong, nia(được đan bởi tre, nứa, giang) họ thường đem gác lên bếp 
trước khi sử dụng để độ bền của chúng được lâu hơn. 
 Nguyên nhân là do trong khói bếp có chứa: 
A. anđehit fomic (HCHO) chất này có khả năng diệt trùng, chống mối mọt 
B. anđehit axetic ( CH3CHO) chất này có tính sát trùng 
C. axit fomic (HCOOH) chất này có khả năng diệt trùng, chống mối mọt 
D. anđehit fomic là chất khí ,tan tốt trong nước 
Câu 18. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một anđehit đơn chức, cần vừa đủ V lít O2 (ở 
đktc), thu được 0,3 mol CO2 và 0,2 mol H2O. Giá trị của V là: 
A. 8,96. B. 7,84. C. 11,2. D. 4,48. 
Câu 19. Cho các chất sau: 
CH3CH2CHO, CH2=CHCHO, CH3COCH3, CH2=CHCH2OH. 
 Những chất nào tác dụng hoàn toàn với H2 dư (Ni, to) cho cùng một sản phẩm? 
A. CH3CH2CHO, CH2=CH–CHO, CH3–CO–CH3, CH2=CH–CH2OH. 
B. CH3CH2CHO, CH2=CH–CHO, CH3–CO–CH3. 
C. CH2=CH–CHO, CH3–CO–CH3, CH2=CH–CH2OH. 
D. CH3CH2CHO, CH2=CH–CHO, CH2=CH–CH2OH. 
Nhóm Hóa - Trường THPT Tân Lập 
13 
Câu 20. Chỉ dùng một hóa chất nào dưới đây để phân biệt hai bình mất nhãn chứa 
khí C2H2 và HCHO? 
A. dung dịch AgNO3/NH3. B. dung dịch NaOH. 
C. dung dịch Br2. D. Cu(OH)2. 
Câu 21. Để điều chế anđehit từ ancol bằng một phản ứng, người ta dùng 
A. ancol bậc 1. B. ancol bậc 2. 
C. ancol bậc 3. D. ancol bậc 1 và ancol bậc 2. 
Câu 22. Cặp chất nào sau đây đều có phản ứng tráng gương? 
A. CH3COOH và HCOOH B. HCOOH và C6H5COOH 
C. HCOOH và HCOONa D. C6H5ONa và HCOONa 
d. Mức độ vận dụng cao: 
Câu 23: Trong nhiều tinh dầu thảo mộc có những anđehit không no tạo nên mùi 
thơm cho các tinh dầu này như: tinh dầu quế có anđehit xinamic ( C6H5CH=CH-
CHO) ; tinh dầu sả và chanh có xitronelal ( C9H17CHO). Có thể dùng hóa chất nào 
để tinh chế các anđehit trên? 
A. AgNO3/NH3 
B. Cu(OH)2/NaOH 
C. NaHSO3bão hòa và HCl 
D.H2(Ni.t0) 
Câu 24. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai anđehit no, đơn chức, mạch 
hở thu được 0,2 mol CO2. Mặt khác hiđro hoá hoàn toàn m gam X cần 0,1 mol H2 
(Ni, to), sau phản ứng thu được hỗn hợp hai ancol no, đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn 
hỗn hợp hai ancol này thì số mol H2O thu được là bao nhiêu? 
A. 0,5 mol 
B. 0,4 mol 
C. 0,3 mol 
D. 0,8 mol 
Câu 25. Cho hỗn hợp HCHO và H2 dư đi qua ống đựng bột Ni đun nóng thu được 
hỗn hợp X. Dẫn toàn bộ sản phẩm thu được vào bình nước lạnh thấy khối lượng 
bình tăng 5,9 gam. Lấy toàn bộ dung dịch trong bình cho tác dụng với dung dịch 
AgNO3/NH3 dư thu được 10,8 gam Ag. Khối lượng ancol có trong X là giá trị nào 
dưới đây? 
A. 8,3 gam 
B. 9,3 gam 
C. 5,15 gam 
D. 1,03 gam 
Câu 26. Cho hỗn hợp X gồm hai anđehit là đồng đẳng kế tiếp tác dụng hết với H2 dư 
(Ni, t0) thu được hỗn hợp 2 ancol đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai ancol 
này thu được 11 gam CO2 và 6,3 gam H2O. Công thức phân tử của hai anđehit là 
Nhóm Hóa - Trường THPT Tân Lập 
14 
A. C2H3CHO, C3H5CHO. 
B. C2H5CHO, C3H7CHO. 
C. C3H5CHO, C4H7CHO. 
D. CH3CHO, C2H5CHO. 
Câu 27. Cho 3,3 gam hợp chất đơn chức X chứa C, H, O phản ứng hết với dung 
dịch AgNO3/ NH3 dư tạo ra 16,2 gam Ag. Công thức cấu tạo của X là 
A. HCHO. 
B. CH2=CHCHO. 
C. CH3CHO. 
D. C2H5CHO. 
Câu 28. Đốt cháy hoàn toàn 1,86 gam hợp chất A (CxHyOz) thu được 2,20 gam CO2 
và 0,90 gam H2O. Biết phân tử khối của A bằng 186 và A có thể tham gia phản ứng 
tráng gương, có thể tác dụng với H2/Ni, t0 sinh ra một ancol có nguyên tử C bậc bốn 
trong phân tử. Công thức cấu tạo của A là 
A. (CH3)3CCHO. 
B. (CH3)2CHCHO. 
C. (CH3)2C(CHO)2. 
D. CH3[CH2]3CHO. 
Câu 29. Chia hỗn hợp X gồm hai anđehit no, đơn chức, mạch hở thành hai phần 
bằng nhau: 
 Phần 1: đem đốt cháy hoàn toàn thu được 1,08 gam H2O. 
 Phần 2: Cho tác dụng hết với H2 dư (Ni, to) thu được hỗn hợp Y. Đốt cháy hoàn 
toàn hỗn hợp Y, thu được V lít CO2 (đktc). V có giá trị nào dưới đây? 
A. 0,672 lít 
B. 1,344 lít 
C. 1,68 lít 
D. 2,24 lít 
Câu 30. Cho 3,94 gam fomalin tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư, sau phản 
ứng thu được 21,6 gam Ag. Nồng độ % của anđehit fomic là giá trị nào dưới đây 
(coi nồng độ của axit fomic trong fomalin là không đáng kể). 
A. 38,071%. 
B. 76,142%. 
C. 61,929% 
D. 23,858%.

File đính kèm:

  • pdfChuyen_de_andehit_20150726_101443.pdf
Giáo án liên quan