Chuyên đề 8: Một số vấn đề tổng hợp và nâng cao của hóa học vô cơ - Bài 2: Phản ứng nhiệt luyện

Câu 4: Phản ứng nhiệt nhôm là phản ứng

A. nhôm bị oxi hóa tạo nhôm oxit khi đun nóng trong không khí.

B. ion nhôm bị khử tạo nhôm kim loại ở catot bình điện phân khi điện phân nhôm oxit nóng chảy.

C. nhôm đẩy được kim loại yếu hơn nó ra khỏi oxit kim loại ở nhiệt độ cao.

D. nhôm đẩy được các kim loại yếu hơn nó ra khỏi dung dịch muối.

Câu 5: Trộn 5,4gam Al với 4,8gam Fe2O3 rồi nung nóng để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm. Sau phản ứng

ta thu được m (gam) hỗn hợp chất rắn. Giá trị của m là ( gam)

A. 2,24. B. 4,08. C. 10,2. D. 0,224.

pdf1 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1254 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề 8: Một số vấn đề tổng hợp và nâng cao của hóa học vô cơ - Bài 2: Phản ứng nhiệt luyện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khóa học LTĐH KIT-1: Môn Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc) Phản ứng nhiệt luyện 
 Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 1 - 
Câu 1: Trộn 6,48g Al với 16g Fe2O3. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm thu được chất rắn A. Khi cho A tác 
dụng với dung dich NaOH dư, có 1,344 lít H2 (đktc) thoát ra. Tính hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm. 
 A. 100%. B. 85%. C. 80% . D. 75%. 
Câu 2: Một hỗn hợp Al và Fe2O3 có khối lượng là 26,8g. Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm (phản ứng hoàn 
toàn) thu được chất rắn A. Chia A làm 2 phần bằng nhau: 
 + 1/2 A tác dụng với NaOH cho ra khí H2 
 + 1/2 A còn lại tác dụng với dung dịch HCl dư cho ra 5,6 lít khí H2 (đktc). 
Tính khối lượng của nhôm và sắt trong hỗn hợp ban đầu. 
 A. 5,4g Al ; 11,4g Fe2O3 . B. 10,8g Al ; 16g Fe2O3. 
 C. 2,7g Al ; 14,1g Fe2O3. D. 7,1g Al ; 9,7g Fe2O3. 
Câu 3: Một hỗn hợp X gồm Al và Fe2O3 thực hiện phản ứng nhiệt nhôm. Phản ứng hoàn toàn cho ra chất 
rắn A. A tác dụng với dung dịch NaOH dư cho ra 3,36 lít H2 (đktc) để lại chất rắn B. Cho B tác dụng với 
H2SO4 loãng dư, có 8,96 khí (đktc). Tính khối lượng của Al và Fe2O3 trong hỗn hợp X. Cho kết quả theo 
thứ tự trên. 
 A. 13,5g ; 16g . B. 13,5g; 32 g. C. 6,75g; 32g . D. 10,8g ; 16g . 
Câu 4: Phản ứng nhiệt nhôm là phản ứng 
 A. nhôm bị oxi hóa tạo nhôm oxit khi đun nóng trong không khí. 
 B. ion nhôm bị khử tạo nhôm kim loại ở catot bình điện phân khi điện phân nhôm oxit nóng chảy. 
 C. nhôm đẩy được kim loại yếu hơn nó ra khỏi oxit kim loại ở nhiệt độ cao. 
 D. nhôm đẩy được các kim loại yếu hơn nó ra khỏi dung dịch muối. 
Câu 5: Trộn 5,4gam Al với 4,8gam Fe2O3 rồi nung nóng để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm. Sau phản ứng 
ta thu được m (gam) hỗn hợp chất rắn. Giá trị của m là ( gam) 
 A. 2,24. B. 4,08. C. 10,2. D. 0,224. 
Câu 6: Dùng m (g) Al để khử hoàn toàn một lượng Fe2O3 sau phản ứng thấy khối lượng oxit sắt giảm 0,48 
g. Hỏi lượng nhôm đã dùng? 
 A. m = 0,27 g. B. m = 2,7g. C. m = 0,54 g. D. m = 1,12 g. 
Câu 7: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn m gam Fe2O3 với 8,1 gam Al. Chỉ có oxit kim loại bị 
khử tạo kim loại. Đem hòa tan hỗn hợp các chất thu được sau phản ứng bằng dung dịch NaOH dư thì có 
3,36 lít H2(đktc) thoát ra. Trị số của m là 
 A. 16. B. 24. C. 8. D.32. 
Câu 8: Muốn điều chế được 78g crom bằng phương pháp nhiệt nhôm thì khối lượng nhôm cần dùng là 
 A. 40,5g. B. 41,5g. C. 32,4g. D. 45,9g. 
Câu 9: Trộn 24 gam Fe2O3 với 10,8 gam nhôm rồi nung ở nhiệt độ cao cho phản ứng hoàn toàn, hỗn hợp 
thu được sau phản ứng đem hoà tan vào dd NaOH dư, thu được 5,376 lít khí (đktc). Hiệu suất phản ứng là 
 A.12,5%. B.60%. C.80%. D.90%. 
Câu 10: Trộn 0,54 g bột nhôm với bột Fe2O3 và CuO rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm thu được hỗn hợp 
A. Hoà tan hoàn toàn A trong dd HNO3 được hỗn hợp khí gồm NO và NO2 có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 
3. Thể tích (đktc) khí NO và NO2 lần lượt là 
 A. 0,224 lít và 0,672 lít. B. 0,672 lít và 0,224 lít. 
 C. 2,24 lít và 6,72 lít. D. 6,72 lít và 2,24 lít. 
 Giáo viên: Vũ Khắc Ngọc 
Nguồn: Hocmai.vn 
PHẢN ỨNG NHIỆT LUYỆN 
(BÀI TẬP TỰ LUYỆN) 
Giáo viên: VŨ KHẮC NGỌC 
Các bài tập trong tài liệu này được biên soạn kèm theo bài giảng “Phản ứng nhiệt luyện” thuộc Khóa học LTĐH 
KIT–1: Môn Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc) tại website Hocmai.vn để giúp các Bạn kiểm tra, củng cố lại các kiến 
thức được giáo viên truyền đạt trong bài giảng tương ứng. Để sử dụng hiệu quả, Bạn cần học trước bài giảng “Phản 
ứng nhiệt luyện” sau đó làm đầy đủ các bài tập trong tài liệu này. 

File đính kèm:

  • pdfBai_2._Bai_tap_Phan_ung_nhiet_luyen.pdf
  • pdfBai_2._Dap_an_Phan_ung_nhiet_luyen.pdf