Chuyên đề 7: Hình thức kiểm tra miệng và 15 phút

Đánh giá quá trình tư duy, kĩ năng tính toán trình bày giải và khả năng vận dụng kiến thức của học sinh sau khi học song một phần, một chương, một học kì hoặc một năm.

* Nội dung câu hỏi tập chung vào các khía cạnh:

- Sự lựa chọn quy trình giải toán thực hiện theo thứ tự phép tính, rút gọn trước rồi mới tính toán hoặc kết hợp cả hai

- Thao tác tư duy tính nhanh, tích hợp lí hay tính toán thông thường tư duy theo chiều thuận hay chiều nghịch, giải quyết vấn đề cụ thể hay vấn đề khái quát, trừu tượng.

- Kĩ năng tính toán, tìm tòi và lựa chọn phương án giải dự đoán kết quả và so sánh kết quả thu được với kết quả dự đoán

 

doc7 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 2957 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề 7: Hình thức kiểm tra miệng và 15 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề 7: HÌNH THỨC KIỂM TRA MIỆNG VÀ 15’
1.Kiểm tra miệng: 
* Mục đích:
	Đánh giá mức độ tiếp thu bài giảng của học sinh, tạo điều kiện thuận lợi để học sinh rèn luyện khả năng diễn đạt, giao tiếp và ứng sử…Những câu hỏi kiểm tra miệng góp phần giúp đỡ học sinh nắm vững kiến thức một cách tự giác môn toán và ngăn ngừa bệnh hình thức trong bài giảng dạy toán và thông qua đó, kích thích hứng thú học tập của học sinh.
* Nội dung câu hỏi thường sử dụng 3 loại:
- Kiểm tra xem học sinh hiểu định nghĩa, khái niệm hoặc công thức toán học.
- Nhằm phát triển sự nhanh trí của học sinh.
- Nhằm phát triển sự tính toán bằng miệng của học sinh.
* Mức độ:
	Đánh giá mức độ nhận biết và thông hiểu kiến thức của học sinh.
* Hình thức:
	Việc kiểm tra miệng có thể tiến hành đầu giờ, trong giờ hoặc cuối giờ học, thời gian khoảng 5 phút. Hình thức câu hỏi chủ yếu là tự luận.
2. Kiểm tra viết 15 phút: 
* Mục đích:
	Đánh giá trình độ nhận thức, kĩ năng của học sinh sau khi hốcng một phần hoặc một chủ đề nào đó trong một chương.
* Nội dung câu hỏi tập chung vào các khía cạnh:
- Sự lựa chọn quy trình giải toán, thực hiện theo thứ tự phép tính rút gọn trước rồi mới tính toán hoặc kết hợp cả hai…
- Khả năng vận dụng trực tiếp hoặc gián tiếp các công thức, định lí, hệ quả, tính chất toán học…
- Kĩ năng tính toán, lựa chọn lời giải…
* Mức độ:
	Đánh giá mức độ nhận thức, thông hiểu và vận dụng kiến thức của học sinh.
* Hình thức:
	Có thể tiến hành đầu giờ hoặc cuối giờ với thời gian 15 phút.
* Dạnh câu hỏi thường dùng:
- Câu hỏi đóng(chỉ có một lời giải đúng) dùng để đánh giá mức độ nhận ra, nhớ lại hoặc vận dụng kiến thức.
- Câu hỏi mở(có nhiều lời giải đúng) dùng để đánh giá mức độ thông hiểu vận dụng kiến thức của học sinh.
HẾT
Chuyên đề 8: H ÌNH THỨC KI ỂM TRA 45 PHÚT
* Mục đích:
	Đánh giá quá trình tư duy, kĩ năng tính toán trình bày giải và khả năng vận dụng kiến thức của học sinh sau khi học song một phần, một chương, một học kì hoặc một năm.
* Nội dung câu hỏi tập chung vào các khía cạnh:
- Sự lựa chọn quy trình giải toán thực hiện theo thứ tự phép tính, rút gọn trước rồi mới tính toán hoặc kết hợp cả hai…
- Thao tác tư duy tính nhanh, tích hợp lí hay tính toán thông thường tư duy theo chiều thuận hay chiều nghịch, giải quyết vấn đề cụ thể hay vấn đề khái quát, trừu tượng.
- Kĩ năng tính toán, tìm tòi và lựa chọn phương án giải dự đoán kết quả và so sánh kết quả thu được với kết quả dự đoán…
* Hình thức:
	Tự luận
* Đối vớ tự luận thường sử dụng 2 dạng:
- Câu hỏi có sẵn dàn ý trả lời(câu hỏi đóng) nhằm hướng vào việc thu thập kiến thức, đưa ra ý kiến đơn trị về bài toán, hoặc suy luận tìm tòi giải quyết vấn đề.
- Câu hỏi mở cho phép học sinh tự quyết định nội dung và cấu trúc trả lời dựa trên dữ kiện đã cho sẽ có nhiều câu trả lời khác nhau nhưng đều phù hợp. Câu hỏi dạng này thường khó và ít nhiều đều đòi hỏi trình độ phân tích tổng hợp, khái quát hoá, nhận thức logíc thông thường qua suy ngẫm, trừu tượng hoá.
HẾT
Chuyên đề 9: PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP BÀI ÔN TẬP CHƯƠNG
	Bài ôn tập chương được tiến hành bằng hai khâu chính:
	+ Ôn tập ở lớp
	+ Ôn tập ở nhà
	Dù chương trình quy địh bài ôn tập chương trên lớp là 1 tiết dạy hay nhiều tiết thì cấu trúc của bài ôn tập chương cũng có hai phần.
	+ Hệ thống kiến thức và kĩ năng
	+ Bài tập rèn luyện kĩ năng, trong đó có bài tập vận dụng và phương pháp giải bài tạp tổng hợp.
	Dưới đây là các phương pháp, kĩ htuật dạy học theo tiến trình ôn tập.
- Ôn tập, hệ thống hoá kiến thức trên cơ sở bảng và sơ đồ
+ Phương pháp cần thiết là phải kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh, giáo viên giúp học sinh cùng nhau hoàn chỉnh sơ đồ, bảng hệ thống kiến thức đã học dùng câu hỏi trong giao việc để học sinh tự củng cố.
	Ví dụ: Ôn tập các hợp số
	+ Hãy ghi các số sau vào sơ đồ ven 5,2, 0, 3,
	+ Viết kí hiệu tập hợp I vào sơ đồ
	+ Tìm 
- Các phép toán và kĩ năng giải toán.
+ Vận dụng kiến thức về các phép toán và phương pháp để giải các bài toán minh hoạ.
+ Trong trường hợp bài toán có nhiều câu hỏi thì nên minh hoạ các câu hỏi trọng tâm
+ Giáo viên cần lưu ý:
. Suy nghĩ tìm cách giải
. Tìm cách giải khác nhau và chọn cách giải hay nhất -> học sinh làm theo.
. Thiết kế hệ thống câu hỏi
. Chú ý khai thác và tổng quát hoá -> mở rộng
HẾT
Chuyên đề 10: PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP TIẾT LUYỆN TẬP
I.Phương án 1:
	Bước 1: Nhắc lại 1 cách có hệ thống các nội dung lí thuyết đã học, su đó có thể mở rộng ở mức độ phổ thông, khắc sâu lí thuyết thông qua phần kiểm tra miệng đầu giờ với một hệ thống câu hỏi từ cụ thể đơn giản -> cao hơn.
	Bước 2: Cho học sinh trình bày lời giải một bài tập đã cho học sinh làm ở nhà để kiểm tra học sinh về kĩ năng vận dụng lí thuyết để giải toán, kĩ năng tính toán, cách diễn đạt cách trình bày lời giải một bài toán.
	Bước 3: Cho học sinh làm một vài bài tập dang mới theo chủ định của giáo viên nhằm kiểm tra ngay sự hiểu biết của học sinh. Khắc phục các sai sót của học sinh thường mắc phải khi thực hiện kĩ năng đó.
II. Phương án 2:
	Bước 1: Cho học sinh trình bày lời giải một bài tập cũ dã cho học sinh làm ở nhà nhằm kiểm tra học sinh hiểu lí thuyết đến đâu vận dụng các kĩ năng giải toán như thế nào? Học sinh thường mắc phải sai sót gì.
	Bước 2: Sau khi đã nắm bắt được thông tin từ bước 1 giáo viên phải chốt lại các vấn đề sau:
	+ Nhắc lại một số vấn đề lí thuyết mà các em chưa hiểu sẽ không vận dụng vào giải toán được.
	+ Chỉ ra các sai lầm của học sinh mắc phải và đưa ra phương hướng giải quyết vấn đề.
	+ Hướng dẫn học sinh cách giải, cách diễn đạt bằng lời bằng ngôn ngữ toán học.
	Bước 3: Cho học sinh làm một vài bài tập dang mới theo chủ định của giáo viên nhằm kiểm tra ngay sự hiểu biết của học sinh. Khắc phục các sai sót của học sinh thường mắc phải khi thực hiện kĩ năng đó.
	Việc chọn phương án 1, phương án 2 tuỳ vào giáo viên và yêu cầu cụ thể của tiết luyện tập.
HẾT
Chuyên đề 11: GIẢI BÀI TOÁN BẰNG CÁCH LẬP PHƯƠNG TRÌNH
	Giải toán bằng cách lập phương trình là trọng tâm của đai số 8 có thể gặp ở đây nhiều nhiều bài toán lớp dưới chỉ khác là giải bằng phương pháp đại số. Nó đòi hỏi khả năng phân tích và trừu tượng hoá các sự kiện cho trong những bài toán thành các kiến thức và phương trình. Nó cũng đòi hỏi kĩ năng giải phương trình và lựa chọn nghiệm thích hợp.
	Các bài toán được đề cập trong chương trình này chủ yếu là toán bậc nhất, nghĩa là các bài toán dẫn đến phương trình có thể quy về bậc nhất. Tuy nhiên để khai thác được KN giải phương trình tích “ Kĩ năng phân tích đa thức thành nhân tử”. Nói tóm lại, KN cần chú ý đến những vấn đề sau:
Chọn ẩn và đặt điều kiện thích hợp cho ẩn, chẳng hạn:
+ Nếu ẩn x biểu thị số tuổi, số sản phẩm, số người…thì điều kiện x nguyên cho y
+ Nếu ẩn x biểu thị một chữ số thì ĐK x là nguyên và 0 x 9
+ Nếu ẩn x biểu thị vận tốc của một chuyển động thì ĐK x là x > 0
Lập phương trình: Muốn lập phương trình, cần biểu diễn các đại lượng chưa biết bởi những biểu thức của ẩn cùng với các quan hệ giữa chúng. Học sinh có thể sử dụng cách lập bảng nhưng không nhất thiết phải viết ra trong bài giải.
Giải phương trình vận dụng các phương pháp giải phương trình đã học trong các bài trước.
Kết luận: Cần đối chiếu giá trị tìm được của ẩn sau khi giải phương trình với ĐK của ẩn. Nếu cần phải thử lại để chắc chắn rằng giá trị ấy là thích hợp rồi kết luận.
HẾT
Chuyên đê 12: YÊU CẦU VÀ KỸ THUẬT GHI CHÉP TRÊN BẢNG.
1.Cần đảm bảo một số yêu cầu sau:
+ Ghi chép một cách hệ thống phản ánh được quá trình phát triển nội dung bài học
+ Vạch rõ bản chất vật lí của vấn đề nghiên cứu, nhất là trong trường hợp có suy luận toán học.
+ Tập chung sự chú ý của học sinh vào những vấn đề cần thiết, quan trọng.
+ Củng cố nội dung nghiên cứu trong giờ học.
+ Hướng dẫn học sinh ghi chép vào vở và học tập ở nhà.
* Giáo viên có thể ghi những vấn đề sau:
+ Đầu bài: (tiêu mục và các tiểu mục)
+ Các hình vẽ, sơ đồ, đồ thị.
+ Những công thức và các hệ quả => từ những công thức đó.
+ Sơ đồ bố trí thí nghiệm, bảng số liệu thu được từ thí nghiệm và những kết luận rút ra từ thí nghiệm.
+ Bài giảng mẫu (bài tập vật lí)
+ Những thuật ngữ mới, tên tuổi nhà bác học, tài liệu lịch sử
+ Bài tập về nhà(số mục phải đọc theo SGK, bài tập trong SGK - SBT)
2. Nên chú ý: 
+ Tuỳ từng nội dung cụ thể của từng bài học mà ghi chép lên bảng những điểm cần thiết.
+ Chuẩn bị chu đáo nội dung ghi trên bảng ngay từ khi soạn giáo án chi tiết cho từng bài dạy.
+ Nên phân nội dung ghi bảng thành 2 phần
một phần giữ lại trên bảng trong suốt giờ học (công thức, định nghĩa, định luật, đồ thị, sơ đò…)
Một phần có thể xoá đi sau khi đã dùng song
+ Chữ viết và hình vẽ trên bảng phải đủ lớn để cho học sinh toàn lớp nhìn rõ, nên dùng phấn màu để làm nổi bật điểm cần chú ý.
+ Càn phối hợp nhịp nhàng lời nói, việc viết và vẽ hình trên bảng với việc tiến hành thí nghiệm hoặc sử dụng phương tiện dạy học.
HẾT
Chuyên đề 13: MỘT VÀI BÀI TOÁN NÂNG CAO
* Bài 1 : Tìm tất cả các số nguyên n thoả mãn đẳng thức
	a. - 27n = 3n
	b. 2-1.2n + 4.2n = 9.25
Hướng dẫn
	a. - 27n = 3n 
	3-2 . 33n = 3n
	33n-2 = 3n
	 3n-2 = n
	 n = 1
	b. 2-1.2n + 4.2n = 9.25
	2n-1 + 2n+2 = 9.25
	2n-1.(1 + 23) = 9.25
	 2n-1.9 = 9.25
	 2n-1 = 25
	 n-1 = 5
	 n = 6
* Bài 2: Tìm các số nguyên a, b, c biết rằng
	 và a - b + c = - 49
Hướng dẫn
	 (1)
	 (2)
	Từ (1) và (2) ==
	Do đó 
	Vậy a, b, c cần tìm lần lượt là -70, - 105, -84.
HÊT

File đính kèm:

  • docBoi duong chuyen mon chi viec in.doc