Chuyên đề 6: Lý thuyết và các dạng bài tập trọng tâm về kim loại - Bài 8: Phương pháp giải các bài tập điện phân (Phần 2)

Câu 44: Thực hiện phản ứng điện phân dung dịch chứa m gam hỗn hợp CuSO4 và NaCl với cường độ

dòng điện là 5A. Đến thời điểm t, tại 2 điện cực nước bắt đầu điện phân thì ngắt dòng điện. Dung dịch sau

điện phân hoà tan vừa đủ 1,6 gam CuO và ở anot của bình điện phân có 448 ml khí bay ra (đktc). Khối

lượng hỗn hợp 2 muối NaCl và CuSO4 là:

A. 3,785 gam. B. 5,785 gam. C. 4,8 gam. D. 5,97 gam.

Câu 45: Thực hiện phản ứng điện phân dung dịch chứa mg hỗn hợp CuSO4 và NaCl với cường độ dòng

điện là 5A. Đến thời điểm t, tại 2 điện cực nước bắt đầu điện phân thì ngắt dòng điện. Dung dịch sau điện

phân hoà tan vừa đủ 1,6 gam CuO và ở anot của bình điện phân có 448 ml khí bay ra (đktc). Khối lượng

dung dịch giảm do phản ứng điện phân là:

A. 3,59 gam. B. 3,15 gam. C. 1,295 gam. D. 2,95 gam.

pdf6 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1525 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề 6: Lý thuyết và các dạng bài tập trọng tâm về kim loại - Bài 8: Phương pháp giải các bài tập điện phân (Phần 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là: 
 A. 352,8 lit H2 và 176,4 lit O2. B. 177,4 lit H2 và 337168, 9 lit O2. 
 C. 168, 9 lit H2 và 177,4 lit O2. D. 177,4 lit H2 và 337,9 lit O2. 
Câu 8: Cho 1 lit dung dịch CuCl2 0,1M. Điện phân với cường độ 10A trong vòng 2895s. Khối lượng Cu 
thoát ra là: 
 A. 6,4 gam. B. 3,2 gam. C. 9, 6 gam. D. 4,8 gam. 
Câu 9: Điện phân 300 ml dung dịch CuSO4 0,2M với cường độ dòng điện là 3,86A. Khối lượng kim loại 
thu được ở catot sau khi điện phân 20 phút là (cho Cu = 64; S = 32; O = 16): 
 A. 1,28 gam. B. 1,536 gam. C. 1,92 gam. D. 3,84 gam. 
Câu 10: Điện phân 1 lit dung dịch AgNO3 với điện cực trơ, dung dịch sau điện phân có pH = 2. Coi thể 
tích dung dịch sau điện phân không thay đổi. Khối lượng bạc bám ở catot là: 
 A. 2,16 gam. B. 1,08 gam. C. 0,108 gam. D. 0,54 gam. 
Câu 11: Điện phân 100 ml dung dịch CuSO4 0,2M với cường độ dòng điện I = 9,65A. Khối lượng Cu bám 
trên catot khi thời gian điện phân t1 = 200s và t2 = 500s lần lượt là: 
 A. 0,32 gam; 0,64 gam. B. 0,32 gam; 1,28 gam. 
 C. 0,64 gam; 1,28 gam. D. 0,64 gam; 1,32 gam. 
Câu 12: Điện phân 400 ml dung dịch CuSO4 0,2M với cường độ dòng điện I = 10A trong thời gian t, ta 
thấy có 224 ml khí (đktc) thoát ra ở anot. Giả thiết rằng điện cực trơ và hiệu suất là 100%. Khối lượng của 
catot tăng lên là: 
PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TẬP ĐIỆN PHÂN 
(BÀI TẬP TỰ LUYỆN) 
(Tài liệu dùng chung cho bài giảng số 7 và bài giảng số 8 thuộc chuyên đề này) 
Giáo viên: VŨ KHẮC NGỌC 
Các bài tập trong tài liệu này được biên soạn kèm theo bài giảng “Phương pháp giải các bài tập điện phân (Phần 
2)” thuộc Khóa học LTĐH KIT-1: Môn Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc) tại website Hocmai.vn để giúp các Bạn 
kiểm tra, củng cố lại các kiến thức được giáo viên truyền đạt trong bài giảng tương ứng. Để sử dụng hiệu quả, Bạn 
cần học trước bài giảng “Phương pháp giải các bài tập điện phân (Phần 2)” sau đó làm đầy đủ các bài tập trong tài 
liệu này. 
Khóa học LTĐH KIT-1: Môn Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc) Phương pháp giải các bài tập điện phân 
 Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 2 - 
 A. 1,28 gam. B. 0,75 gam. C. 2,5 gam. D. 3,1 gam. 
Câu 13: Điện phân điện cực trơ 200 ml dung dịch Cu(NO3)2 đến khi bắt đầu có bọt khí thoát ra ở catot thì 
dừng, để yên dung dịch đến khi khối lượng catot không đổi thấy khối lượng so với khối lượng lúc đầu tăng 
3,2 gam. Nồng độ mol của dung dịch Cu(NO3)2 ban đầu khi chưa điện phân là: 
 A. 0,5M. B. 0,25M. C. 0,35M. D. 0,4M. 
Câu 14: Điện phân đến hết 0,1 mol Cu(NO3)2 trong dung dịch với điện cực trơ, thì sau điện phân khối 
lượng dung dịch đã giảm là: 
 A. 1,6 gam. B. 6,4 gam. C. 8,0 gam. D. 18,8 gam. 
Câu 15: Điện phân 400 gam dung dịch đồng (II) sunfat 8% cho đến khi khối lượng của dung dịch giảm 
bớt 20,5 gam. Nồng độ % của hợp chất trong dung dịch khi dừng điện phân là: 
 A. 2,59%. B. 3,36%. C. 1,68%. D. 5,18%. 
Câu 16: Điện phân 400 gam dung dịch bạc nitrat 8,5% cho đến khi khối lượng của dung dịch giảm bớt 25 
gam. Nồng độ phần trăm của chất tan trong dung dịch sau khi ngừng điện phân là: 
 A. 4,48%. B. 6,72%. C. 3,36%. D. 1,12%. 
Câu 17: Điện phân 400 ml dung dịch CuSO4 0,2M với cường độ dòng điện I = 10A trong thời gian t, ta 
thấy có 224 ml khí (đktc) thoát ra ở anot. Giả thiết rằng điện cực trơ và hiệu suất là 100%. Thời gian điện 
phân là: 
 A. 6 phút 26 giây. B. 3 phút 10 giây. C. 7 phút 20 giây. D. 5 phút 12 giây. 
Câu 18: Điện phân 100 ml dung dịch CuSO4 0,12M sau thời gian là 200s thu được 0,384 gam Cu ở catot. 
Nếu tiếp tục điện phân với cường độ dòng điện gấp 2 lần cường độ dòng điện của thí nghiệm trên thì thời 
gian để ở catot bắt đầu sủi bọt là: 
 A. 150s. B. 200s. C.180s . D. 100s. 
Câu 19: Điện phân 100 ml dung dịch CuSO4 0,1M cho đến khi vừa bắt đầu sủi bọt bên catot thì ngừng 
điện phân (H% = 100%). Thể tích dung dịch được xem như không thay đổi. Giá trị của pH dung dịch là: 
 A. 1,0. B. 0,7. C. 2,0. D. 1,3. 
Câu 20: Hoà tan 1,28 gam CuSO4 vào nước rồi đem điện phân tới hoàn toàn, sau một thời gian thu được 
800 ml dung dịch có pH = 2. Hiệu suất của phản ứng điện phân là: 
 A. 62,5%. B. 50% . C. 75%. D. 80%. 
Câu 21: Điện phân 400 ml dung dịch CuSO4 0,2M với cường độ dòng điện I = 10A trong thời gian t, ta 
thấy có 224 ml khí (đktc) thoát ra ở anot. Giả thiết rằng điện cực trơ và hiệu suất là 100%. Nếu thể tích 
dung dịch thay đổi không đáng kể thì nồng độ của ion H+ trong dung dịch sau điện phân là: 
 A. 0,1M. B. 0,3M. C. 0,4M. D. 0,02M. 
Câu 22: Điện phân 200 ml dung dịch CuSO4 nồng độ a mol/l đến khi dung dịch vẫn còn màu xanh thấy 
khối lượng dung dịch giảm 0,8 gam. Cho 1,68 gam Fe vào dung dịch thu được sau điện phân, sau khi phản 
ứng xảy ra hoàn toàn thu được 1,2 gam kim loại. Giá trị a là: 
 A. 0,2M. B. 0,1M. C. 0,15M. D. 0,25M. 
Câu 23: Điện phân dung dịch AgNO3 một thời gian thu được dung dịch A và 0,672 lit khí ở anot ( ở đktc). 
Cho 5,32 gam Fe vào dung dịch A thu được V lit khí không màu hóa nâu ngoài không khí ( ở đktc) dung 
dịch B (chỉ chứa muối sắt Fe2+) chất rắn C (chỉ chứa một kim loại). Hiệu suất của quá trình điện phân và 
giá trị V là: 
 A. 75% và 0,672 lit. B. 20% và 0,336 lit. C. 80% và 0,336 lit. D. 85% và 8,96 lit. 
Câu 24: Sau khi điện phân 200 ml dung dịch CuSO4 (d = 1,25 g/ml), khối lượng dung dịch giảm đi 8 gam. 
Mặt khác, để làm kết tủa hết lượng CuSO4 chưa bị điện phân phải dùng hết 1,12 lít H2S (đktc). Nồng độ % 
và nồng độ mol của dung dịch CuSO4 trước khi điện phân là: 
 A. 9,6% và 0,75M. B. 16% và 0,75M. C. 19,2% và 0,75M. D. 9,6% và 0,50M. 
Câu 25: Điện phân 500 ml dung dịch CuSO4 với cường độ dòng điện không đổi thì sau 600s, nước bắt đầu 
bị điện phân ở cả 2 điện cực. Nếu thời gian điện phân là 300s thì khối lượng Cu bám trên catot là 3,2 gam. 
Nồng độ mol của dung dịch CuSO4 trong dung dịch ban đầu và cường độ dòng điện lần lượt là: 
 A. 0,1M; 16,08A. B. 0,25M; 16,08A. C. 0,12M; 32,17A. D. 0,2M; 32,17A. 
Câu 26: Hoà tan 13,68 gam muối MSO4 vào nước được dung dịch X. Điện phân X (với điện cực trơ, 
cường độ dòng điện không đổi) trong thời gian t giây, được y gam kim loại M duy nhất ở catot và 0,035 
mol khí ở anot. Còn nếu thời gian điện phân là 2t giây thì tổng số mol khí thu được ở cả hai điện cực là 
0,1245 mol. Giá trị của y là: 
 A. 3,920. B. 4,788. C. 4,480. D. 1,680. 
Khóa học LTĐH KIT-1: Môn Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc) Phương pháp giải các bài tập điện phân 
 Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 3 - 
(Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối A – 2011) 
Câu 27: Điện phân 1 lit dung dịch Cu(NO3)2 0,2M đến khi ở catot bắt đầu có khí thoát ra thì dừng lại, thu 
được dung dịch A. Dung dịch A có thể hòa tan được tối đa bao nhiêu gam Fe? ( biết rằng có khí NO duy 
nhất thoát ra ngoài) 
 A. 8,4 gam. B. 4,8 gam. C. 5,6 gam. D. 11,2 gam. 
Câu 28: Điện phân (dùng điện cực trơ) dung dịch muối sunfat của kim loại hoá trị II với cường độ dòng 
điện 3A. Sau 1930 giây thấy khối lượng catot tăng 1,92 gam. Công thức của muối sunfat đã bị điện phân 
là: 
 A. CuSO4. B. FeSO4. C. MgSO4. D. NiSO4. 
Câu 29: Điện phân một dung dịch muối nitrat của một kim loại M hóa trị n với cường độ dòng I = 9,65A, 
thời gian điện phân 400 giây thì thấy khối lượng catot tăng 4,32 gam. Kim loại M là: 
 A. Cu. B. Ag. C. Fe. D. Zn. 
Câu 30: Điện phân dung dịch một muối nitrat kim loại với hiệu suất 100%, cường độ dòng điện không đổi 
7,72A trong thời gian 9 phút 22,5 giây. Sau khi kết thúc khối lượng catot tăng lên 4,86 gam do kim loại 
bám vào. Kim loại đó là: 
 A. Cu. B. Hg. C. Ag. D. Pb. 
Câu 31: Điện phân (điện cực trơ) dung dịch chứa 0,02 mol NiSO4 với cường độ dòng điện 5A trong 6 phút 
26 giây. Khối lượng catot tăng lên bằng: 
 A. 0,00 gam. B. 0,16 gam. C. 0,59 gam. D. 1,18 gam. 
Câu 32: Hoà tan 40 gam muối CdSO4 bị ẩm vào nước. Để điện phân hết cađimi trong dung dịch cần dùng 
dòng điện 2,144A và thời gian 4 giờ. Phần trăm nước chứa trong muối là: 
 A. 18,4%. B. 16,8%. C. 18,6%. D. 16%. 
Câu 33: Thể tích khí (đktc) thu được khi điện phân hết 0,1 mol NaCl trong dung dịch với điện cực trơ, 
màng ngăn xốp là: 
 A. 0,224 lít. B. 1,120 lít. C. 2,240 lít. D. 4,489 lít. 
Câu 34: Khi điện phân dung dịch canxi clorua, ở catot thoát ra 4 gam hiđro và V lit khí thoát ra ở anot. 
Khối lượng khí thoát ra là: 
 A. 32 gam. B. 142 gam. C. 19 gam. D. 64 gam. 
Câu 35: Điện phân 100 ml dung dịch NaCl với điện cực trơ, có màng ngăn xốp, cường độ dòng điện I = 
1,93A. Dung dịch sau điện phân có pH = 12 (coi thể tích dung dịch không đổi và hiệu suất điện phân là 
100%). Thời gian điện phân là: 
 A. 100s. B. 150s. C. 50s. D. 200s. 
Câu 36: Điện phân 1 lit dung dịch NaCl dư với điện cực trơ, màng ngăn xốp tới khi dung dịch thu được có 
pH = 12 (coi lượng Cl2 tan trong H2O không đáng kể, thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể), thì thể 
tích khí thoát ra ở anot ( đktc) là: 
 A. 0,336 lit. B. 0,112 lit. C. 0,224 lit. D. 1,12 lit. 
Câu 37: Hòa tan 11,7 gam NaCl vào nước rồi đem điện phân có màng ngăn, thu được 500 ml dung dịch có 
pH = 13. Hiệu suất điện phân là: 
 A. 25%. B. 20%. C. 56,8%. D. 40,6%. 
Câu 38: Khi điện phân 1 lít dung dịch NaCl (d = 1,2 g/ml). Trong quá trình điện phân chỉ thu được 1 chất 
khí ở điện cực. Sau khi quá trình điện phân kết thúc, lấy dung dịch còn lại trong bình điện phân cô cạn cho 
hết hơi nước thu được 125 gam chất rắn khan. Đem chất rắn đó nhiệt phân thì thấy khối lượng giảm đi 8 
gam. Hiệu suất quá trình điện phân là: 
 A. 46,8%. B. 20,3%. C. 56,8%. D. 28,4%. 
Câu 39: Điện phân có màng ngăn, điện cực trơ 100 ml dung dịch MgCl2 0,15 M với I = 0,1A trong thời 
gian là 9650 giây. Nồng độ mol các ion trong dung dịch sau điện phân là: 
 A. 0,1M và 0,15M. B. 0,1M và 0,2M. C. 0,15M và 0,2M. D. 0,15M và 0,25M. 
Câu 40: Điện phân (điện cực trơ) dung dịch CuCl2 với cường độ dòng điện 4A. Sau 3860 giây điện phân 
khối lượng catot tăng: 
 A. 10,24 gam. B. 2,56 gam. C. 7,68 gam. D. 5,12 gam. 
Câu 41: Điện phân 100 ml dung dịch CuCl2 0,08M. Cho dung dịch sau điện phân tác dụng với AgNO3 dư 
thu được 0,861 gam kết tủa. Khối lượng Cu bám trên catot và thể tích khí Cl2 thu được trên anot là: 
 A. 0,16 gam; 0,56 lit Cl2. B. 0,64 gam; 0,112 lit Cl2. 
 C. 0,64 gam; 0,224 lit Cl2. D. 0,32 gam; 0,112 lit Cl2. 
Khóa học LTĐH KIT-1: Môn Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc) Phương pháp giải các bài tập điện phân 
 Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 4 - 
Câu 42: Điện phân dung dịch CuCl2 với điện cực trơ, sau một thời gian thu được 0,32 gam Cu ở catot và 
một lượng khí X ở anot. Hấp thụ hoàn toàn lượng khí X nói trên vào 200 ml dung dịch NaOH (ở nhiệt độ 
thường). Sau phản ứng, nồng độ NaOH còn lại là 0,05M (giả thiết thể tích dung dịch không thay đổi). 
Nồng độ ban đầu của dung dịch NaOH là: 
 A. 0,15M. B. 0,2M. C. 0,1M. D. 0,05M. 
 (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối A – 2007) 
Câu 43: Điện phân dung dịch chứa a mol CuSO4 và b mol NaCl (với điện cực trơ, màng ngăn xốp). Để 
dung dịch sau điện phân làm phenolphtalein chuyển sang màu hồng thì điều kiện của a và b là: 
 A. 2b = a. B. b 2a. 
(Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối B – 2007) 
Câu 44: Thực hiện phản ứng điện phân dung dịch chứa m gam hỗn hợp CuSO4 và NaCl với cường độ 
dòng điện là 5A. Đến thời điểm t, tại 2 điện cực nước bắt đầu điện phân thì ngắt dòng điện. Dung dịch sau 
điện phân hoà tan vừa đủ 1,6 gam CuO và ở anot của bình điện phân có 448 ml khí bay ra (đktc). Khối 
lượng hỗn hợp 2 muối NaCl và CuSO4 là: 
 A. 3,785 gam. B. 5,785 gam. C. 4,8 gam. D. 5,97 gam. 
Câu 45: Thực hiện phản ứng điện phân dung dịch chứa mg hỗn hợp CuSO4 và NaCl với cường độ dòng 
điện là 5A. Đến thời điểm t, tại 2 điện cực nước bắt đầu điện phân thì ngắt dòng điện. Dung dịch sau điện 
phân hoà tan vừa đủ 1,6 gam CuO và ở anot của bình điện phân có 448 ml khí bay ra (đktc). Khối lượng 
dung dịch giảm do phản ứng điện phân là: 
 A. 3,59 gam. B. 3,15 gam. C. 1,295 gam. D. 2,95 gam. 
Câu 46: Thực hiện phản ứng điện phân dung dịch chứa mg hỗn hợp CuSO4 và NaCl với cường độ dòng 
điện là 5A. Đến thời điểm t, tại 2 điện cực nước bắt đầu điện phân thì ngắt dòng điện. Dung dịch sau điện 
phân hoà tan vừa đủ 1,6 gam CuO và ở anot của bình điện phân có 448 ml khí bay ra (đktc). Nếu thể tích 
dung dịch không thay đổi V = 500 ml thì nồng độ mol của các chất trong dung dịch là: 
 A. 0,04M; 0,08M. B. 0,12M; 0,04M. C. 0,3M; 0,05M. D. 0,02M; 0,12M. 
Câu 47: Thực hiện phản ứng điện phân dung dịch chứa mg hỗn hợp CuSO4 và NaCl với cường độ dòng 
điện là 5A. Đến thời điểm t, tại 2 điện cực nước bắt đầu điện phân thì ngắt dòng điện. Dung dịch sau điện 
phân hoà tan vừa đủ 1,6 gam CuO và ở anot của bình điện phân có 448 ml khí bay ra (đktc).Thời gian điện 
phân là: 
 A. 19 phút 6 giây. B. 18 phút 16 giây. C. 9 phút 8 giây. D. 19 phút 18 giây. 
Câu 48: Điện phân dung dịch chứa x mol CuSO4 và 0,2 mol NaCl. Kết thúc điện phân thu được dung dịch 
X có khả năng hòa tan hết 1,02 gam Al2O3. Giá trị của x là: 
 A. 0,09 hoặc 0,1. B. 0,09 hoặc 0,13. C. 0,02 hoặc 0,1. D. 0,02 hoặc 0,13. 
Câu 49: Điện phân 2 bình điện phân mắc nối tiếp. Bình 1 chứa 100 ml dung dịch CuSO4 0,1M, bình 2 
chứa 100 ml dung dịch NaCl 0,1M. Ngừng điện phân khi dung dịch thu được trong bình 2 có pH = 13. 
Nồng độ ion Cu2+ còn lại trong bình 1 (thể tích dung dịch coi như không đổi) là: 
 A. 0,04M. B. 0,1M. C. 0,08M. D. 0,05M. 
Câu 50: Điện phân dung dịch gồm 7,45 gam KCl và 28,2 gam Cu(NO3)2 (điện cực trơ, màng ngăn xốp) 
đến khi khối lượng dung dịch giảm đi 10,75 gam thì ngừng điện phân (giả thiết lượng nước bay hơi không 
đáng kể). Tất cả các chất tan trong dung dịch sau điện phân là: 
 A. KNO3 và KOH. B. KNO3, HNO3 và Cu(NO3)2. 
 C. KNO3, KCl và KOH. D. KNO3 và Cu(NO3)2. 
(Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối A – 2011) 
Câu 51: Trong bình điện phân điện cực trơ chứa 200 ml dung dịch AgNO3 0,2M và Cu(NO3)2 0,2M. Đóng 
mạch điện với I = 5A, hiệu suất điện phân 100%. Sau 19 phút 18 giây ta ngắt dòng điện. Khối lượng kim 
loại bám vào catot là: 
 A. 4,96 gam. B. 1,08 gam. C. 2,8 gam. D. 3,55 gam. 
Câu 52: Tiến hành điện phân hoàn toàn dung dịch X chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 thu được 56 gam hỗn hợp 
kim loại ở catot và 4,48 lit khí ở anot (đktc). Số mol AgNO3 và Cu(NO3)2 trong X lần lượt là: 
 A. 0,2 và 0,3. B. 0,3 và 0,4. C. 0,4 và 0,3. D. 0,4 và 0,2. 
Câu 53: Điện phân 200 ml một dung dịch có hoà tan Cu(NO3)2 và AgNO3 với cường độ dòng điện là 
0,804A, đến khi bọt khí bắt đầu thoát ra ở cực âm thì mất thời gian là 2 giờ, khi đó khối lượng cực âm tăng 
3,44 gam. Nồng độ mol của mỗi muối Cu(NO3)2 và AgNO3 trong dung dịch ban đầu là: 
 A. 0,1M và 0,2M. B. 0,1M và 0,1M. C. 0,2M và 0,3M. D. 0,1M và 0,4M. 
Khóa học LTĐH KIT-1: Môn Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc) Phương pháp giải các bài tập điện phân 
 Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 5 - 
Câu 54: Khi cho dòng điện có cường độ 0,804A đi trong 2 giờ qua 160 ml dung dịch chứa AgNO3 và 
Cu(NO3)2 ở catot thoát ra 3,44 gam hỗn hợp của hai kim loại. Biết dung dịch thu được khi kết thúc thí 
nghiệm không chứa ion đồng và ion bạc. Nồng độ (mol/lít) của hai muối trong dung dịch ban đầu là: 
 A. AgNO3 = Cu(NO3)2 = 0,120M. B. AgNO3 = Cu(NO3)2 = 0,250M. 
 C. AgNO3 = Cu(NO3)2 = 0,375M. D. AgNO3 = Cu(NO3)2 = 0,125M. 
Câu 55: Điện phân 100 ml dung dịch AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,2M với cường độ dòng điện I = 1,93A. 
Sau một thời gian thu được một khối lượng kim loại bám trên catot là 1,72 gam. Thời gian điện phân là: 
 A. 500s. B. 1000s. C. 1500s. D. 250s. 
Câu 56: Điện phân 500 ml dung dịch AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,2M với cường độ dòng điện I = 10A và 
điện cực trơ. Sau thời gian t ta ngắt dòng điện. Dung dịch sau điện phân được lấy ra ngay để đo nồng độ 
các chất. Biết hiệu suất điện phân là 100% và thể tích dung dịch coi như không thay đổi, nồng độ mol ion 
H
+
 là 0,16M. Khối lượng của catot tăng lên là: 
 A. 0,96 gam. B. 6,36 gam. C. 5,4 gam. D. 3,2 gam. 
Câu 57: Điện phân 500 ml dung dịch AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,2M với cường độ dòng điện I = 10A và 
điện cực trơ. Sau thời gian t ta ngắt dòng điện. Dung dịch sau điện phân được lấy ra ngay để đo nồng độ 
các chất. Nếu hiệu suất điện phân là 100% và thể tích dung dịch coi như không thay đổi, nồng độ mol ion 
H
+
 là 0,16M. Nồng độ mol/l của muối nitrat trong dung dịch sau điện phân là: 
 A. 0,2M. B. 0,17M. C. 0,15M. D. 0,3M. 
Câu 58: Điện phân 500 ml dung dịch AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,2M với cường độ dòng điện I = 10A và 
điện cực trơ. Sau thời gian t ta ngắt dòng điện. Dung dịch sau điện phân được lấy ra ngay để đo nồng độ 
các chất. Nếu hiệu suất điện phân là 100% và thể tích dung dịch coi như không thay đổi, nồng độ mol ion 
H
+
 là 0,16M. Thời gian t là: 
 A. 15 phút. B. 690s. C. 772s. D. 18 phút. 
Câu 59: Điện phân 100 ml dung dịch chứa AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,1M với cường độ dòng điện là 
1,93A (H = 100%). Thời gian điện phân để kết tủa hết Ag (t1), để kết tủa hết Ag và Cu (t2). Giá trị của t1 và 
t2 lần lượt là: 
 A. 500s và 1000s. B. 1000s và 1500s. C. 500s và 1200s . D. 500s và 1500s. 
Câu 60: Cho một dòng điện có cường độ không đổi đi qua 2 bình điện phân mắc nối tiếp, bình 1 chứa 100 
ml dung dịch CuSO4 0,01M, bình 2 chứa 100 ml AgNO3 0,01M. Biết rằng sau thời gian điện phân 500s thì 
bên bình 2 xuất hiện khí bên catot. Cường độ dòng điện, khối lượng của Cu bám trên catot và thể tích 
khí(đktc) xuất hiện bên anot của bình 1 lần lượt là: 
 A. 0,193A; 0,032 gam Cu; 11,2 ml O2. B. 0,386A; 0,064 gam Cu; 22,4 ml O2. 
 C. 0,193A; 0,032 gam Cu; 22,4 ml O2. D. 0,193A; 0,032 gam Cu; 5,6 ml O2. 
Câu 61: Điện phân 100 ml dung dịch CuSO4 0,2 M và AgNO3 0,1M với cường dòng điện I = 3,86 A. Thời 
gian điện phân để được một khối lượng kim loại bám lên catot là 1,72 gam là: 
 A. 250s. B. 1000s. C. 500s. D. 750s. 
Câu 62: Trộn 200 ml dung dịch AgNO3 xM với 250 ml dung dịch Cu(NO3)2 yM được dung dịch A. Lấy 
250 ml dung dịch A điện phân với điện cực trơ, I = 0,429A. Sau 5 giờ điện phân thấy khối lượng kim loại 
thu được là 6,36 gam. Giá trị của x và y lần lượt là: 
 A. 0,45 và 0,108. B. 0,25 và 0,45. C. 0,108 và 0,25. D. 0,25 và 0,35. 
Câu 63: Khi điện phân 1000 gam dung dịch bạc nitrat 5,l%, ở catot thoát ra 10,8 gam chất rắn. Sau đó cho 
thêm vào bình điện phân 500 gam dung dịch đồng (II) clorua 13,5% và điện phân cho đến khi ở anot thoát 
ra 8, 96 lit khí (đktc). Nồng độ % các chất trong dung dịch cuối cùng là: 
 A. 1,3% HNO3. B. 1,3% AgNO3. C. 1,3% Cu(NO3)2. D. 1,3% CuCl2. 
Câu 64: Điện phân 200 ml dung dịch CuSO4 0,1M và MgSO4 cho đến khi khí bắt đầu sủi bọt bên catot thì 
ngừng điện phân. Khối lượng kim loại bám lên catot và thể tích khí (đktc) thoát ra ở anot là: 
 A. 1,28 gam và 0,224 lít. B. 0,64 gam và 0,112 lít . 
 C. 1,28 gam và 0,112 lít. D. 0,64 gam và 0,224 lít . 
Câu 65: Cho một dung dịch chứa đồng thời 0,01 mol NaCl; 0,02 mol CuCl2; 0,01 mol FeCl3; 0,06 mol 
CaCl2. Kim loại đầu tiên thoát ra ở catot khi điện phân dung dịch trên là: 
 A. Fe. B. Zn. C. Cu. D. Ca. 
Câu 66: Điện phân 100 ml dung dịch A chứa đồng thời HCl 0,1M và NaCl 0,2M với điện cực trơ có màng 
ngăn xốp tới khi ở anot thoát ra 0,224 lit khí (đktc) thì ngừng điện phân. Dung dịch sau khi điện phân có 
pH (coi thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể) là: 
Khóa học LTĐH KIT-1: Môn Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc) Phương pháp giải các bài tập điện phân 
 Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 6 - 
 A. 6. B. 7. C. 12. D. 13. 
Câu 67: Tiến hành điện phân (có màng ngăn xốp) 500 ml dung dịch chứa hỗn hợp HCl 0,02M và NaCl 
0,2M. Sau khi ở anot bay ra 0,448 lit khí (ở đktc) thì ngừng điện phân. Thể tích dung dịch HNO3 0,1M cần 
dùng để trung hoà dung dịch thu được sau điện phân là: 
 A. 200 ml. B. 300 ml. C. 250 ml. D. 400 ml. 
Câu 68: Tiến hành điện phân (có màng ngăn xốp) dung dịch X chứa hỗn hợp gồm 0,02 mol HCl và 0,05 
mol N

File đính kèm:

  • pdfBai_8._Bai_tap_Phuong_phap_giai_cac_bai_tap_Dien_phan_p5_2.pdf
  • pdfBai_8._Dap_an_Phuong_phap_giai_cac_bai_tap_Dien_phan_p4.pdf
Giáo án liên quan