Chuyên đề 6: Lý thuyết và các dạng bài tập trọng tâm về kim loại - Bài 11: Lý thuyết trọng tâm về kim loại kiềm và hợp chất (Phần 2)

Câu 1: Trong 1 lít dung dịch Na2SO4 0,2M, tổng số mol các ion do muối phân li ra là:

A. 0,2 mol. B. 0,4 mol. C. 0,6 mol. D. 0,8 mol.

Câu 2: Cho 3,9 gam K tác dụng với H2O thu được 100 ml dung dịch. Nồng độ mol của dung dịch KOH

thu được là:

A. 0,1M. B. 0,5M. C. 1M. D. 0,75M .

Câu 3: Nồng độ phần trăm của dung dịch thu được khi cho 39 gam kim loại K vào 362 gam nước là:

A. 12%. B. 13%. C. 14%. D. 15%.

Câu 4: Cho 1,24 gam Na2O tác dụng với nước, được 100 ml dung dịch. Nồng độ mol của chất tan trong

dung dịch sau phản ứng là:

A. 0,04M. B. 0,02M. C. 0,4M . D. 0,2M

pdf6 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1260 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề 6: Lý thuyết và các dạng bài tập trọng tâm về kim loại - Bài 11: Lý thuyết trọng tâm về kim loại kiềm và hợp chất (Phần 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khóa học LTĐH KIT-1: Môn Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc) Lý thuyết và bài tập trọng tâm về kim loại kiềm và hợp chất 
 Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 1 - 
Dạng 1: Cấu hình electron 
Câu 1: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại kiềm là: 
 A. ns
1
 B. ns
2
 C. ns
2
np
1
 D. (n-1)d
x
ns
y
Câu 2: Các ion X
+
; Y
-
 và nguyên tử Z nào dưới đây có cùng cấu hình electron 1s22s22p6? 
 A. K
+
; Cl
-
; Ar. B. Na
+
; Cl
-
; Ar. C. Li
+
; Br
-
; Ne. D. Na
+
; F
-
 và Ne. 
Câu 3: Cho 4 nguyên tố 19K; 21Sc; 29Cu; 24Cr. Các nguyên tố có cấu hình e lớp ngoài cùng 4s
1
 là: 
 A. K; Cr; Cu. B. K; Sc; Cu. C. K; Sc; Cr. D. Cu; Sc; Cr. 
Câu 4: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron 1s22s22p63s23p64s1, nguyên tử của nguyên tố Y có 
cấu hình electron 1s22s22p5. Liên kết hoá học giữa nguyên tử X và nguyên tử Y thuộc loại liên kết 
 A. kim loại. B. cộng hoá trị. C. ion. D. cho nhận. 
Dạng 2: Vị trí và sự biến đổi tính chất trong Bảng tuần hoàn 
Câu 1: Nguyên tử của các kim loại trong trong nhóm IA khác nhau về: 
 A. số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử. 
 B. cấu hình electron nguyên tử. 
 C. số oxi hoá của nguyên tử trong hợp chất. 
 D. kiểu mạng tinh thể của đơn chất. 
Câu 2: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, kim loại kiềm thuộc nhóm 
 A. IA. B. IIIA. C. IVA. D. IIA. 
Câu 3: Nguyên tố có năng lượng ion hoá nhỏ nhất là: 
 A. Li. B. Na. C. K. D. Cs. 
Câu 4: Những nguyên tố nhóm IA của bảng tuần hoàn được sắp xếp từ trên xuống dưới theo thứ tự tăng 
dần của: 
 A. điện tích hạt nhân nguyên tử. B. khối lượng riêng. 
 C. nhiệt độ sôi. D. số oxi hoá . 
Câu 5: Phát biểu nào dưới đây không đúng: 
Kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy thấp và mềm là do 
 A. Điện tích ion kim loại kiềm nhỏ. B. Mật độ electon thấp. 
 C. Liên kết kim loại kém bền. D. Khả năng hoạt động hoá học mạnh. 
Dạng 3: Tính chất Hóa học của các kim loại và hợp chất 
Câu 1: Dung dịch nào dưới đây có pH > 7? 
 A. FeCl3. B. K2SO4. C. Na2CO3. D. Al2(SO4)3. 
Câu 2: Trong các muối sau, muối nào dễ bị nhiệt phân? 
 A. LiCl. B. NaNO3. C. KHCO3. D. KBr. 
Câu 3: Chất có tính lưỡng tính là: 
 A. NaCl. B. NaNO3. C. NaOH. D. NaHCO3. 
Câu 4: Cho các dung dịch: NaOH; NaHCO3; Na2CO3; NaHSO4; Na2SO4. Các dung dịch làm cho quỳ tím 
đổi sang màu xanh là: 
 A. NaOH; Na2SO4; Na2CO3 . C. NaOH; NaHCO3; Na2CO3. 
 B. NaHSO4; NaHCO3; Na2CO3 . D. NaHSO4; NaOH; NaHCO3. 
Câu 5: Cho từ từ dung dịch HCl cho đến dư vào dung dịch Na2CO3. Hiện tượng xảy ra là: 
 A. lập tức có khí thoát ra. 
 B. không có hiện tượng gì. 
LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP TRỌNG TÂM VỀ KIM LOẠI KIỀM VÀ HỢP CHẤT 
(BÀI TẬP TỰ LUYỆN) 
(Tài liệu dùng chung cho bài giảng số 11 và bài giảng số 12 thuộc chuyên đề này) 
Giáo viên: VŨ KHẮC NGỌC 
Các bài tập trong tài liệu này được biên soạn kèm theo bài giảng “Lý thuyết trọng tâm về kim loại kiềm và hợp 
chất (Phần 2)” thuộc Khóa học LTĐH KIT-1: Môn Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc) tại website Hocmai.vn để 
giúp các Bạn kiểm tra, củng cố lại các kiến thức được giáo viên truyền đạt trong bài giảng tương ứng. Để sử 
dụng hiệu quả, Bạn cần học trước bài giảng “Lý thuyết trọng tâm về kim loại kiềm và hợp chất (Phần 2)” sau 
đó làm đầy đủ các bài tập trong tài liệu này. 
Khóa học LTĐH KIT-1: Môn Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc) Lý thuyết và bài tập trọng tâm về kim loại kiềm và hợp chất 
 Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 2 - 
 C. đầu tiên không có hiện tượng gì sau sau mới có khí bay ra. 
 D. có kết tủa trắng xuất hiện. 
Câu 6: Dung dịch nào sau đây phản ứng được với dung dịch Na2CO3 tạo kết tủa? 
 A. KCl. B. CaCl2. C. NaCl. D. KNO3. 
Câu 7: Dung dịch A chứa các ion: Na+; +4NH ; Cl
-
; 2-4SO ; 
2-
3CO . Có thể hoà tan các muối trung tính nào để 
được dung dịch A? 
 A. Na2CO3; NH4Cl; Na2SO4. B. (NH4)2CO3; NH4Cl; Na2SO4. 
 D. NaCl; Na2SO4; (NH4)2CO3 . C. NaCl; (NH4)2SO4; Na2CO3. 
Câu 8: X, Y, Z là 3 hợp chất của một kim loại hóa trị I khi đốt cháy ở nhiệt độ cao cho ngọn lửa màu vàng. 
X tác dụng với Y tạo thành Z. Nung nóng Y thu được chất Z và 1 chất khí làm đục nước vôi trong nhưng 
không làm mất màu dung dịch nước Brom. X, Y, Z lần lượt là: 
 A. K2CO3, KOH và KHCO3. B. NaHCO3, NaOH và Na2CO3. 
 C. Na2CO3, NaHCO3 và NaOH. D. NaOH, NaHCO3 và Na2CO3 . 
Câu 9: Khi nhiệt phân hoàn toàn từng muối X, Y thì đều tạo ra số mol khí nhỏ hơn số mol muối tương 
ứng. Đốt một lượng nhỏ tinh thể Y trên đèn khí không màu, thấy ngọn lửa có màu vàng. Hai muối X, Y lần 
lượt là: 
 A. KMnO4, NaNO3. B. Cu(NO3)2, NaNO3. 
 C. CaCO3, NaNO3. D. NaNO3, KNO3. 
Câu 10: A, B, C là các hợp chất của một kim loại khi đốt nóng cho ngọn lửa màu vàng. Biết: 
 A + B  C + H2O. 
 B 
0t C + H2O + D. 
 D + A  B hoặc C (D là hợp chất của cacbon). 
Các hợp chất A, B, C, D lần lượt là: 
 A. Ca(OH)2, Ca(HCO3)2, CaCO3, CO2. B. KOH, KHCO3, K2CO3, CO2. 
 C. NaOH, NaHCO3, Na2CO3, CO2. D. Na2CO3, NaHCO3, CO2, NaOH. 
Câu 11: Cho sơ đồ phản ứng sau: 
NaCl  (X)  NaHCO3  (Y)  NaNO3 
X và Y lần lượt là: 
 A. NaClO3 và Na2CO3. B. NaOH và NaClO. 
 C. NaOH và Na2CO3 . D. Na2CO3 và NaClO. 
(Trích đề thi tuyển sinh Cao đẳng – 2007) 
Câu 12: Muối Na2CO3 bị lẫn tạp chất là NaHCO3. Dùng cách nào sau đây để loại bỏ được tạp chất trên? 
 A. Hoà tan vào nước rồi lọc. B. Hoà tan trong HCl rồi cô cạn. 
 C. Hoà tan trong NaOH dư rồi cô cạn. D. Nung đến khối lượng không đổi. 
Dạng 4: Điều chế kim loại và hợp chất, ứng dụng của các hợp chất 
Câu 1: Để điều chế Na người ta có thể dùng phương pháp: 
 A. Điện phân dung dịch NaOH hoặc NaCl. 
 B. Điện phân nóng chảy NaOH hoặc NaCl. 
 C. Dùng kim loại Mg tác dụng với dung dịch NaCl. 
 D. Khử Na2O thành Na bằng chất khử như CO; H2; ..... 
Câu 2: Thực hiện các thí nghiệm sau : 
 (I) Cho dung dịch NaCl vào dung dịch KOH. 
 (II) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch Ca(OH)2. 
 (III) Điện phân dung dịch NaCl với điện cực trơ, có màng ngăn. 
 (IV) Cho Cu(OH)2 vào dung dịch NaNO3. 
 (V) Sục khí NH3
vào dung dịch Na2CO3. 
 (VI) Cho dung dịch Na2SO4 vào dung dịch Ba(OH)2. 
Các thí nghiệm đều điều chế được NaOH là: 
 A. II, V và VI. B. II, III và VI. C. I, II và III. D. I, IV và V. 
(Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối B – 2009) 
Câu 3: Có thể điều chế trực tiếp NaOH từ những chất nào sau đây. 
 A. Na2CO3; Na2O; Na2HCO3. B. Na; Na2CO3; NaCl. 
 C. NaAlO2; NaCl; Na2SO4. D. Na2O; NaHCO3; NaCl. 
Câu 4: Trong công nghiệp, natri hiđroxit được sản xuất bằng phương pháp: 
Khóa học LTĐH KIT-1: Môn Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc) Lý thuyết và bài tập trọng tâm về kim loại kiềm và hợp chất 
 Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 3 - 
 A. điện phân dung dịch NaCl, không có màng ngăn điện cực. 
 B. điện phân dung dịch NaNO3, không có màng ngăn điện cực. 
 C. điện phân dung dịch NaCl, có màng ngăn điện cực. 
 D. điện phân NaCl nóng chảy. 
(Trích đề thi tuyển sinh Cao đẳng – 2007) 
Câu 5: Phương pháp được áp dụng để điều chế NaOH trong công nghiệp là: 
 A. Cho kim loại Na tác dụng với H2O. 
 B. Cho dung dịch Na2CO3 tác dụng với dung dịch BaCl2. 
 C. Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn xốp. 
 D. Cho Na2O tác dụng với nước. 
Câu 6: Khi điện phân NaCl nóng chảy (điện cực trơ), tại catot xảy ra: 
 A. sự khử ion Na+. B. sự khử ion Cl-. 
 C. sự oxi hoá ion Cl-. D. sự oxi hoá ion Na+. 
(Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối A – 2008) 
Câu 7: Trong quá trình điện phân dung dịch NaCl, ở cực âm xảy ra: 
 A. sự khử ion Na+ B. sự oxi hoá ion Na+ 
 C. sự khử phân tử H2O . D. sự oxi hoá phân tử H2O. 
Câu 8: Sản phẩm của sự điện phân dung dịch natri clorua với điện cực trơ, không có màng ngăn xốp là: 
 A. natri hiđroxit, clo và oxi. B. natri hipoclorit và hiđro. 
 C. natri clorat, hiđro và clo. D. natri hiđroxit, hiđro và clo. 
Câu 9: Cực dương của bình điện phân dung dịch NaCl được làm bằng: 
 A. Sắt. B. Than chì. C. Platin. D. Đồng. 
Câu 10: Khi điện phân nóng chảy NaOH và dung dịch NaOH ta thu được sản phẩm giống nhau là: 
 A. Na. B. O2. C. H2. D. H2O. 
Câu 11: Khi điện phân dung dịch NaCl và NaCl nóng chảy (có màng ngăn xốp). Sản phẩm giống nhau 
trong quá trình điện phân là: 
 A. Na . B. Cl2. C. H2. D. NaOH. 
Câu 12: Để bảo quản các kim loại kiềm người ta cần: 
 A. Ngâm chìm chúng trong dầu hỏa. B. Ngâm trong H2O và đóng kín nắp lọ. 
 C. Để nơi khô ráo. D. Bôi vadơlin hoặc mỡ bò quanh miếng kim loại kiềm. 
Câu 13: Trong quá trình điện phân dung dịch KBr, phản ứng nào sau đây xảy ra ở cực dương (anot)? 
 A. Ion Br
 -
 bị oxi hoá. B. Ion Br - bị khử. 
 C. Ion K
+
 bị oxi hoá. D. Ion K + bị khử. 
Dạng 5: Bài tập về phản ứng axit – bazơ 
Câu 1: Trong 1 lít dung dịch Na2SO4 0,2M, tổng số mol các ion do muối phân li ra là: 
 A. 0,2 mol. B. 0,4 mol. C. 0,6 mol. D. 0,8 mol. 
Câu 2: Cho 3,9 gam K tác dụng với H2O thu được 100 ml dung dịch. Nồng độ mol của dung dịch KOH 
thu được là: 
 A. 0,1M. B. 0,5M. C. 1M. D. 0,75M . 
Câu 3: Nồng độ phần trăm của dung dịch thu được khi cho 39 gam kim loại K vào 362 gam nước là: 
 A. 12%. B. 13%. C. 14%. D. 15%. 
Câu 4: Cho 1,24 gam Na2O tác dụng với nước, được 100 ml dung dịch. Nồng độ mol của chất tan trong 
dung dịch sau phản ứng là: 
 A. 0,04M. B. 0,02M. C. 0,4M . D. 0,2M. 
Câu 5: Cho 2 kim loại kiềm A và B nằm trong 2 chu kỳ kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn các nguyên tố 
hoá học. Hoà tan 2 kim loại này vào nước thu được 0,336 lít khí (đktc) và dung dịch C. Cho HCl dư vào 
dung dịch C thu được 2,075 gam muối. Hai kim loại đó là: 
 A. Li và Na. B. Na và K. C. K và Rb. D. Li và K. 
Câu 6: Hoà tan hoàn toàn 5,2 gam hai kim loại kiềm ở hai chu kì kế tiếp nhau vào nước thu được 2,24 lít 
H2 (đktc) bay ra. Hai kim loại đó là: 
 A. Li và Na. B. Na và K. C. K và Rb. D. Rb và Cs. 
Câu 7: Cho 3,6 gam hỗn hợp gồm K và một kim loại kiềm A tác dụng vừa hết với nước. Cho 2,24 lit H2 ở 
0,5 atm và 0
0
C. Biết số mol kim loại A trong hỗn hợp lớn hơn 10% tổng số mol 2 kim loại. A là: 
 A. K. B. Na. C. Li. D. Rb. 
Khóa học LTĐH KIT-1: Môn Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc) Lý thuyết và bài tập trọng tâm về kim loại kiềm và hợp chất 
 Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 4 - 
Câu 8: Cho 6,2 gam hỗn hợp 2 kim loại kiềm tác dụng hết với nước thấy có 2,24 lít khí (đktc) bay ra. Cô 
cạn dung dịch thì khối lượng chất rắn khan thu được là: 
 A. 9,4 gam. B. 9,5 gam. C. 9,6 gam. D. 9,7 gam. 
Câu 9: Một hỗn hợp nặng 14,3 gam gồm K và Zn tan hết trong nước dư cho ra dung dịch chỉ chứa chất tan 
duy nhất là muối. Khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp và thể tích khí H2 thoát ra (đktc) là: 
 A. 3,9 gam K; 10,4 gam Zn; 2,24 lít H2. B. 7,8 gam K; 6,5 gam Zn; 2,24 lít H2. 
 C. 7,8 gam K; 6,5 gam Zn; 4,48 lít H2. D. 7,8 gam K; 6,5 gam Zn; 1,12 lít H2. 
Câu 10: Cho 3,04 gam hỗn hợp NaOH và KOH tác dụng với axit HCl thu được 4,15 gam hỗn hợp muối 
clorua. Khối lượng của mỗi hiđroxit trong hỗn hợp lần lượt là: 
 A. 1,17 gam và 2,98 gam. B. 1,12 gam và 1,6 gam. 
 C. 1,12 gam và 1,92 gam. D. 0,8 gam và 2,24 gam. 
Câu 11: Trộn lẫn 500 ml dung dịch NaOH 5M với 200 ml dung dịch NaOH 30% (d = 1,33 gam/ml). Nồng 
độ mol/l của dung dịch thu được là: 
 A. 6M. B. 5,428 M. C. 6,428M. D. 6,258M. 
Câu 12: Cho dung dịch NaOH có pH = 12 ( dung dịch X). Cần pha loãng dung dịch X bao nhiêu lần để 
thu được dung dịch NaOH có pH = 11? 
 A. 8 lần . B. 100 lần . C. 10 lần. D. 6 lần. 
Câu 13: Trộn lẫn V ml dung dịch NaOH 0,01M với V ml dung dịch HCl 0,03 M được 2V ml dung dịch Y. 
Dung dịch Y có pH là: 
 A. 2. B. 3. C. 1. D. 4. 
(Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối A – 2008) 
Câu 14: Trộn 100 ml dung dịch có pH = 1 gồm HCl và HNO3 với 100 ml dung dịch NaOH nồng độ a 
(mol/l) thu được 200 ml dung dịch có pH = 12. Giá trị của a là 
 A. 0,30. B. 0,12. C. 0,15. D. 0,03. 
(Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối B – 2008) 
Câu 15: Khi cho 100 ml dung dịch KOH 1M vào 100 ml dung dịch HCl thu được dung dịch có chứa 6,525 
gam chất tan. Nồng độ mol (hoặc mol/l) của HCl trong dung dịch đã dùng là: 
 A. 0,75M. B. 1M. C. 0,5M. D. 0,25M. 
(Trích đề thi tuyển sinh Cao đẳng – 2007) 
Câu 16: Cho 100 ml dung dịch KOH 1,5M vào 200 ml dung dịch H3PO4 0,5M, thu được dung dịch X. Cô 
cạn dung dịch X, thu được hỗn hợp gồm các chất là: 
 A. K3PO4 và KOH. B. KH2PO4 và K3PO4. 
 C. KH2PO4 và H3PO4. D. KH2PO4 và K2HPO4. 
(Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối B – 2009) 
Câu 17: Cho 0,1 mol P2O5 vào dung dịch chứa 0,35 mol KOH. Dung dịch thu được có các chất: 
 A. K3PO4, K2HPO4. B. K2HPO4, KH2PO4. 
 C. K3PO4, KOH. D. H3PO4, KH2PO4. 
(Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối B – 2008) 
Dạng 6: Bài tập liên quan tới phản ứng của CO2/SO2 với dung dịch kiềm/kiềm thổ 
Câu 1: Cho 55 gam hỗn hợp 2 muối Na2SO3 và Na2CO3 tác dụng hết với H2SO4 loãng thu được hỗn hợp 
khí A có tỷ khối hơi đối với hiđro là 24. Phần trăm khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp đầu lần lượt là: 
 A. 22,9%; 77,1%. B. 22,7%; 77,3%. C. 27,1%; 72,9% . D. 29,7%; 70,3%. 
Câu 2: Cho 1,9 gam hỗn hợp muối cacbonat và hiđrocacbonat của kim loại kiềm M tác dụng hết với dung 
dịch HCl (dư), sinh ra 0,448 lít khí (ở đktc). Kim loại M là: 
 A. Na. B. K. C. Rb. D. Li. 
(Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối B – 2008) 
Câu 3: Cho 5,6 lit khí CO2 ở đktc vào 300 ml dung dịch NaOH 1M sau phản ứng thu được dung dịch A. 
Các chất tan trong dung dịch A là: 
 A. NaOH, Na2CO3. B. Na2CO3. 
 C. Na2CO3, NaHCO3. D. NaHCO3. 
Câu 4: Cho 5,6 lit khí SO2 (ở đktc) vào 300 ml dung dịch NaOH 1M sau phản ứng thu được dung dịch A. 
Tổng khối lượng muối thu được trong dung dịch A là ( Na = 23, S = 32, O = 16, H = 1): 
 A. 27,1 gam. B. 46,4 gam. C. 21,7 gam. D. 44,6 gam. 
Khóa học LTĐH KIT-1: Môn Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc) Lý thuyết và bài tập trọng tâm về kim loại kiềm và hợp chất 
 Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 5 - 
Câu 5: Hấp thụ hoàn toàn 12,8 gam SO2 vào 250 ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng các muối tạo thành 
trong dung dịch lần lượt là: 
 A. 15,6 gam và 5,3 gam . B. 18 gam và 6,3 gam. 
 C. 15,6 gam và 6,3 gam. D. 16,5 gam và 5,3 gam. 
Câu 6: Cho 16,8 lít CO2 (đktc) hấp thụ hoàn toàn vào 600 ml dung dịch NaOH 2M thu được dung dịch X. 
Nếu cho 1 lượng dư dung dịch BaCl2 vào dung dịch X thì khối lượng kết tủa thu được là: 
 A. 19,7 gam. B. 88,65 gam. C. 118,2 gam. D. 147,75 gam. 
Câu 7: Nung hoàn toàn 30 gam đá vôi sau đó dẫn khí thu được vào 500 ml dung dịch NaOH 1,5M thu 
được dung dịch X. Các chất tan trong dung dịch X là: 
 A. Na2CO3, NaHCO3. B. NaOH, Na2CO3. 
 C. Na2CO3 . D. NaHCO3. 
Tổng khối lượng các chất tan có trong dung dịch X sau phản ứng là: 
 A. 21,8 gam. B. 37,8 gam. C. 41,8 gam . D. 51,8 gam. 
Câu 8: Cho 0,1 mol hỗn hợp Na2CO3 và KHCO3 tác dụng hết với dung dịch HCl. Dẫn khí thoát ra vào 
dung dịch Ca(OH)2 dư thì khối lượng kết tủa thu được là: 
 A. 8 gam. B. 9 gam. C. 10 gam. D. 11 gam . 
Câu 9: Cho a gam hỗn hợp hai muối Na2CO3 và KHSO3 có số mol bằng nhau tác dụng với dung dịch 
H2SO4 loãng, dư. Khí sinh ra được dẫn vào dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 41,4 gam kết tủa. Giá trị của a 
là: 
 A. 20. B. 21. C. 22. D. 23. 
Câu 10: Cho 12,8 gam đồng tác dụng với H2SO4 đặc, nóng dư, khí sinh ra dẫn vào 200 ml dung dịch 
NaOH 2M. Khối lượng muối tạo thành trong dung dịch tương ứng là: 
 A. Na2SO3 và 24,2 gam. B. Na2SO3 và 25,2 gam. 
 C. NaHSO3 15 gam và Na2SO3 26,2 gam. D. Na2SO3 và 23,2 gam. 
Câu 11: Thể tích dung dịch NaOH 2M tối thiểu để hấp thụ hết 6,72 lít SO2 (đktc) là: 
 A. 150 ml. B. 300 ml. C. 250 ml. D. 450 ml. 
Câu 12: Cho từ từ đến hết 100 ml dung dịch HCl 2M vào 100 ml dung dịch Na2CO3 1,5M, sau phản ứng 
thu được V lít khí ở đktc. Giá trị của V là: 
 A. 2,24 . B. 1,68. C. 1,12. D. 0 . 
Câu 13: Cho từ từ đến hết dung dịch A chứa 0,5 mol HCl vào dung dịch B có chứa 0,2 mol Na2CO3 và 0,3 
mol NaHCO3. Thể tích khí bay ra ở đktc là: 
 A. 6,72 lít. B. 8 lít. C. 5,6 lít. D. 8,96 lít. 
Câu 14: Dung dịch X chứa hỗn hợp gồm Na2CO3 1M, K2CO3 1,5M và KHCO3 1M. Nhỏ từ từ từng giọt 
cho đến hết 200 ml dung dịch HCl 2M vào 100 ml dung dịch X, sinh ra V lít khí (ở đktc). Giá trị của V là: 
 A. 2,24. B. 1,12. C. 4,48. D. 3,36. 
(Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối A – 2009) 
Câu 15: Cho từ từ từng giọt của dung dịch chứa b mol HCl vào dung dịch chứa a mol Na2CO3 thu được V 
lít CO2. Ngược lại, cho từ từ từng giọt của dung dịch chứa a mol Na2CO3 vào dung dịch chứa b mol HCl 
thu được 2V lít CO2. Quan hệ giữa a và b là: 
 A. a = 0,8b. B. a = 0,35b. C. a = 0,75b. D. a = 0,5b. 
Câu 16: Cho từ từ dung dịch chứa a mol HCl vào dung dịch chứa b mol Na2CO3 đồng thời khuấy đều, 
thu được V lít khí (ở đktc) và dung dịch X. Khi cho dư nước vôi trong vào dung dịch X thấy có xuất hiện 
kết tủa. Biểu thức liên hệ giữa V với a, b là: 
 A. V = 22,4(a – b). B. V = 11,2(a – b). 
 C. V = 11,2(a + b). D. V = 22,4(a + b). 
(Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối A – 2007) 
Câu 17: Nung nóng 100 gam hỗn hợp gồm Na2CO3 và NaHCO3 cho đến khối lượng không đổi còn lại 69 
gam chất rắn. Thành phần % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu là: 
 A. 63% và 37% . B. 84% và 16% . C. 42% và 58%. D. 21% và 79%. 
Dạng 7: Bài tập điện phân các hợp chất của kim loại kiềm 
Câu 1: Điện phân dung dịch NaOH với cường độ 10A trong thời gian 268 giờ. Sau điện phân còn lại 100 
gam dung dịch NaOH 24%. Nồng độ % của dung dịch NaOH trước điện phân là: 
 A. 4,8%. B. 5,2%. C. 2,4% . D. 3,2%. 
Khóa học LTĐH KIT-1: Môn Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc) Lý thuyết và bài tập trọng tâm về kim loại kiềm và hợp chất 
 Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 6 - 
Câu 2: Điện phân muối clorua của một kim loại kiềm nóng chảy thu được 0,896 lít khí (đktc) ở anot và 
1,84 gam kim loại ở catot. Công thức hoá học của muối đó là: 
 A. LiCl. B. NaCl. C. KCl. D. RbCl. 
Câu 3: Điện phân 250 ml dung dịch NaCl 1,6M có màng ngăn, điện cực trơ cho đến khi ở catot thoát ra 
20,16 lít khí (đktc) thì thể tích khí thoát ra ở anot (ở đktc) là: 
 A. 12,32 lít. B. 1,2 lít. C. 16,8 lít. D. 13,25 lít. 
Câu 4: Điện phân 117 gam dung dịch NaCl 10% có màng ngăn cho tới khi thu được tổng thể tích khí ở 2 
điện cực là 11,2 lít (ở đktc) thì ngừng lại. Thể tích khí thu được ở cực âm là: 
 A. 6,72 lít. B. 8,96 lít. C. 4,48 lít. D. 3,36 lít. 
Dạng 8: Một số bài tập khác 
Câu 1: Cho 200 gam dung dịch Na2CO3 tác dụng vừa đủ với 120 gam dung dịch HCl. Biết sau phản ứng 
dung dịch có nồng độ 20%. C% của hai dung dịch đầu là: 
 A. 30% và 27%. B. 25% và 35%. 
 C. 31,3% và 35,98%. D. 21,3% và 25,98%. 
Câu 2: Cho a mol CO2 hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch chứa 2a mol NaOH. Dung dịch thu được có giá trị 
pH là: 
 A. Không xác định. B. > 7. C. < 7. D. = 7. 
Câu 3: Cho một miếng Na để lâu trong không khí, bị chuyển hoá thành hỗn hợp rắn X gồm Na, Na2O, 
NaOH, Na2CO3. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X bằng H2SO4 loãng, sau phản ứng thu được dung dịch Y. 
Làm bay hơi nước từ từ thu được8,05 gam tinh thể Na2SO4.10H2O. Khối lượng miếng Na đó là: 
 A. 0,575 gam. B. 1,15 gam. C. 2,3 gam. D. 1,725 gam. 
Câu 4: Dung dịch X gồm Na2CO3, K2CO3, NaHCO3 được chia thành hai phần bằng nhau: 
 - Phần 1 tác dụng với nước vôi trong dư, thu được 20 gam kết tủa. 
 - Phần 2 tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được V lít khí CO2 (đktc). 
Giá trị của V là: 
 A. 2,24. B. 4,48. C. 6,72. D. 3,36. 
Câu 5: Sục khí Cl2 vừa đủ vào dung dịch hỗn hợp chứa NaBr và NaI đến phản ứng hoàn toàn thì tạo ra 
1,17 gam NaCl. Tổng số mol NaBr và NaI trong dung dịch ban đầu là: 
 A. 0,02 mol. B. 0,003 mol. C. 0,04 mol. D. 0,05 mol. 
Giáo viên: Vũ Khắc Ngọc 
 Nguồn: Hocmai.vn 

File đính kèm:

  • pdfBai_12._Bai_tap_LT_va_BT_ve_KLK_va_hop_chat.pdf
  • pdfBai_12._Dap_an_LT_va_BT_ve_KLK_va_hop_chat_v1.pdf