Chuyên đề 5: Một số kiến thức cơ sở của hóa học vô cơ - Bài 7: Phản ứng oxi hóa khử (Phần 2)

Câu 24: Xét phản ứng sau:

3Cl2 + 6KOH 5KCl + KClO3 + 3H2O (1)

2NO2 + 2KOH KNO2 + KNO3 + H2O (2)

Phản ứng (1), (2) thuộc loại phản ứng:

A. oxi hóa – khử nội phân tử. B. oxi hóa – khử nhiệt phân.

C. tự oxi hóa khử. D. không oxi hóa – khử.

pdf6 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1859 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề 5: Một số kiến thức cơ sở của hóa học vô cơ - Bài 7: Phản ứng oxi hóa khử (Phần 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khóa học LTĐH KIT-1: Môn Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc) Phản ứng oxi hóa khử 
 Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 1 - 
I. BÀI TẬP TỰ LUẬN 
Cân bằng các phản ứng oxi hóa khử sau: 
1. FeSO4 + KMnO4 + H2SO4  Fe2(SO4)3 + MnSO4 + K2SO4 + H2O. 
2. FeS2 + HNO3 + HCl  FeCl3 + H2SO4 + NO + H2O. 
3. FeS2 + HNO3  Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO2 + H2O. 
4. FeS2 + KNO3  KNO2 + Fe2O3 + SO3. 
5. FeS + HNO3  Fe(NO3)3 + Fe2(SO4)3 + NO + H2O. 
6. Zn + HNO3  Zn(NO3)2 + N2O + NO + NH4NO3 + H2O. 
7. Ca3(PO4)2 + Cl2 + C  POCl3 + CO + CaCl2. 
8. CuFeS2 + Fe2(SO4)3 + O2 + H2O  CuSO4 + FeSO4 + H2SO4. 
9. FeCu2S2 + O2  Fe2O3 + CuO + SO2. 
10. CuFeS2 + O2  Cu2S + Fe2O3 + SO2. 
11. As2S3 + HNO3 + H2O  H3AsO4 + H2SO4 + NO. 
12. P + NH4ClO4  H3PO4 + N2 + Cl2 + H2O. 
13. Cl2 + KOH  KCl + KClO3 + H2O. 
14. S + KOH  K2S + K2SO3 + H2O. 
15. Al + NaNO3 + NaOH  Na3AlO3 + NH3 + H2O. 
16. Mg + H2SO4  MgSO4 + H2S + H2O. 
17. Mg + HNO3  Mg(NO3)2 + NH4NO3 + H2O. 
18. K2MnO4 + H2O  MnO2 + KMnO4 + KOH. 
19. NaBr + NaBrO3 + H2SO4  Br2 + Na2SO4 + H2O. 
20. K2Cr2O7 + FeSO4 + H2SO4  K2SO4 + Cr2 (SO4)3 + Fe2(SO4)3 + H2O. 
21. Fe + KNO3  Fe2O3 + N2 + K2O. 
22. Al + Fe3O4  Al2O3 + Fe. 
23. MnO2 + HCl  MnCl2 + Cl2 + H2O. 
24. KMnO4 + HCl  KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O. 
25. KMnO4 + KCl + H2SO4  MnSO4 + K2SO4 + Cl2 + H2O. 
26. KMnO4 + H2O2 + H2SO4  MnSO4 + O2 + K2SO4 + H2O. 
27. KMnO4 + KNO2 + H2SO4  MnSO4 + KNO3 + K2SO4 + H2O . 
28. KMnO4 + K2SO3 + H2O  MnO2 + K2SO4 + KOH. 
29. MnSO4 + NH3 + H2O2  MnO2 + (NH4)2SO4 + H2O. 
30. Ca3(PO4)2 + SiO2 + C 
0t
 P4 + CaSiO3 + CO . 
31. KClO3 + NH3  KNO3 + KCl + Cl2 + H2O. 
32. Zn + HNO3  Zn(NO3)2 + NH4NO3 + H2O. 
33. FeO + H2SO4 đn  Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O. 
34. NO2 + KOH  KNO3 + KNO2 + H2O. 
35. Ca(ClO)2 + 4HCl  CaCl2 + 2Cl2 + 2H2O. 
36. Fe3O4 + H2SO4  Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O. 
37. Fe3O4 + HNO3  Fe(NO3)3 + NO + H2O. 
38. Fe + Fe2(SO4)3  FeSO4. 
39. Fe3O4 + Cl2 + H2SO4  Fe2(SO4)3 + HCl + H2O. 
PHẢN ỨNG OXI HÓA KHỬ 
(BÀI TẬP TỰ LUYỆN) 
(Tài liệu dùng chung cho các bài giảng 8, 9, 10 thuộc chuyên đề này) 
Giáo viên: VŨ KHẮC NGỌC 
Các bài tập trong tài liệu này được biên soạn kèm theo bài giảng “Phản ứng oxi hóa khử (Phần 2)” thuộc Khóa học 
LTĐH KIT-1: Môn Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc) tại website Hocmai.vn để giúp các Bạn kiểm tra, củng cố lại 
các kiến thức được giáo viên truyền đạt trong bài giảng tương ứng. Để sử dụng hiệu quả, Bạn cần học trước bài 
giảng “Phản ứng oxi hóa khử (Phần 2)” sau đó làm đầy đủ các bài tập trong tài liệu này. 
Khóa học LTĐH KIT-1: Môn Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc) Phản ứng oxi hóa khử 
 Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 2 - 
40. FeSO4 + Cl2 + H2SO4  Fe2(SO4)3 + HCl. 
41. FexOy + HNO3  Fe(NO3)3 + NO + H2O. 
42. FexOy + CO  FenOm + CO2. 
43. FexOy + H2SO4  Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O. 
44. FeCl3 + KI  I2 + FeCl2 + KCl. 
45. FeCl3 + HI  I2 + FeCl2 + HCl. 
46. Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O  FeSO4 + H2SO4. 
47. MxOy + HNO3  M(NO3)n + NO + H2O. 
48. M + HNO3  M(NO3)n + NO + H2O. 
49. M + HNO3  M(NO3)n + N2O + H2O. 
50. M + HNO3  M(NO3)n + NH4NO3+ H2O. 
51. FeSO4 + HNO3  Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO + H2O . 
52. FeSO4 + HNO3  Fe(NO3)3 + Fe2(SO4)3 + NO + H2O . 
53. CrCl3 + Br2 + NaOH  Na2CrO4 + NaBr + NaCl + H2O . 
54. Cu + HNO3  Cu(NO3)2 + NO2 + H2O. 
55. KBrO3 + KBr + H2SO4  K2SO4 + Br2 + H2O. 
56. As2S3 + HNO3 + H2O  H3AsO4 + H2SO4 + NO. 
57. NaCrO2 + Br2 + NaOH  Na2CrO4 + NaBr + H2O. 
58. CrI3 + Cl2 + KOH  K2CrO4 + KIO4 + KCl + H2O. 
II. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM 
Câu 1: Trong phản ứng oxi hóa – khử 
 A. chất bị oxi hóa nhận điện tử và chất bị khử cho điện tử. 
 B. quá trình oxi hóa và khử xảy ra đồng thời. 
 C. chất chứa nguyên tố số oxi hóa cực đại luôn là chất khử. 
 D. quá trình nhận điện tử gọi là quá trình oxi hóa. 
Câu 2: Chất khử là chất 
 A. cho điện tử, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng. 
 B. cho điện tử, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng. 
 C. nhận điện tử, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng. 
 D. nhận điện tử, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng. 
Câu 3: Chất oxi hoá là chất 
 A. cho điện tử, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng. 
 B. cho điện tử, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng. 
 C. nhận điện tử, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng. 
 D. nhận điện tử, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng. 
Câu 4: Chọn phát biểu không hoàn toàn đúng. 
 A. Sự oxi hóa là quá trình chất khử cho điện tử. 
 B. Trong các hợp chất số oxi hóa H luôn là +1. 
 C. Cacbon có nhiều mức oxi hóa (âm hoặc dương) khác nhau. 
 D. Chất oxi hóa gặp chất khử chưa chắc đã xảy ra phản ứng. 
Câu 5: Phản ứng oxi hóa – khử xảy ra theo chiều tạo thành 
 A. chất oxi hóa yếu hơn so với ban đầu. 
 B. chất khử yếu hơn so với chất đầu. 
 C. chất oxi hóa (hoặc khử) mới yếu hơn. 
 D. chất oxi hóa (mới) và chất khử (mới) yếu hơn. 
Câu 6: Phát biểu nào dưới đây không đúng? 
 A. Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng luôn xảy ra đồng thời sự oxi hoá và sự khử. 
 B. Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của tất cả các nguyên tố. 
 C. Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng trong đó xảy ra sự trao đổi electron giữa các chất. 
 D. Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của một số nguyên tố. 
Câu 7: Phản ứng giữa các loại chất nào sau đây luôn luôn là phản ứng oxi hóa – khử ? 
 A. oxit phi kim và bazơ. B. oxit kim loại và axit. 
 C. kim loại và phi kim. D. oxit kim loại và oxit phi kim. 
Câu 8: Số oxi hóa của oxi trong các hợp chất HNO3, H2O2, F2O, KO2 theo thứ tự là 
Khóa học LTĐH KIT-1: Môn Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc) Phản ứng oxi hóa khử 
 Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 3 - 
 A. -2, -1, -2, -0,5. B. -2, -1, +2, -0,5. C. -2, +1, +2, +0,5. D. -2, +1, -2, +0,5. 
Câu 9: Cho các hợp chất: 4NH , NO2, N2O, NO 3 , N2 
Thứ tự giảm dần số oxi hóa của N là: 
 A. N2 > NO 3 > NO2 > N2O > 4NH . B. NO 3 > N2O > NO2 > N2 > 4NH . 
 C. NO 3 > NO2 > N2O > N2 > 4NH . D. NO 3 > NO2 > 4NH > N2 > N2O. 
Câu 10: Cho quá trình NO3
-
 + 3e + 4H
+
 NO + 2H2O, đây là quá trình 
 A. oxi hóa. B. khử. C. nhận proton. D. tự oxi hóa – khử. 
Câu 11: Cho quá trình Fe
2+
Fe 
3++ 1e, đây là quá trình 
 A. oxi hóa. B. khử. C. nhận proton. D. tự oxi hóa – khử. 
Câu 12: Trong phản ứng: M + NO3
-
 + H
+
 M
n+
 + NO + H2O, chất oxi hóa là 
 A. M . B. NO3
-
 . C. H
+
 . D. M
n+
. 
Câu 13: Trong phản ứng: 2FeCl3 + H2S 2FeCl2 + S + 2HCl. Cho biết vai trò của H2S 
 A. chất oxi hóa . B. chất khử. C. axit. D. vừa axit vừa khử. 
Câu 14: Trong phản ứng MnO2 + 4HCl MnCl2 + Cl2 + 2H2O, vai trò của HCl là 
 A. oxi hóa. B. khử. C. tạo môi trường. D. khử và môi trường. 
Câu 15: Cho biết trong phản ứng sau: 4HNO3đặc nóng + Cu Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O. HNO3 đóng vai 
trò là: 
 A. chất oxi hóa. B. Axit. C. môi trường. D. Cả A và C. 
Câu 16: Trong các chất sau, chất nào luôn luôn là chất oxi hóa khi tham gia các phản ứng oxi hóa – khử: 
KMnO4, Fe2O3, I2, FeCl2, HNO3, H2S, SO2? 
 A. KMnO4, I2, HNO3. B. KMnO4, Fe2O3, HNO3. 
 C. HNO3, H2S, SO2. D. FeCl2, I2, HNO3. 
Câu 17: Trong các chất: FeCl2 , FeCl3 , Fe(NO3)3 , Fe(NO3)2 , FeSO4 , Fe2(SO4)3 . Số chất có cả tính oxi 
hoá và tính khử là 
 A. 2. B. 5. C. 3. D. 4. 
Câu 18: Cho dãy các chất và ion: Cl2 , F2 , SO2 , Na
+
, Ca
2+
, Fe
2+
, Al
3+
, Mn
2+
 , S
2-
 , Cl
-
. Số chất và ion trong 
dãy đều có tính oxi hoá và tính khử là 
 A. 3. B. 4. C. 6. D. 5. 
Câu 19: Cho dãy các chất : Fe3O4 , H2O , Cl2 , F2 , SO2 , NaCl , NO2 , NaNO3 , CO2 , Fe(NO3)3 , HCl. Số 
chấttrong dãy đều có tính oxi hoá và tính khử là 
 A. 6. B. 7. C. 9. D. 8. 
Câu 20: Phản ứng nhiệt phân muối thuộc phản ứng 
 A. oxi hóa – khử. B. không oxi hóa – khử. 
 C. oxi hóa – khử hoặc không. D. thuận nghịch. 
Câu 21: Khi trộn dung dịch Fe(NO3)2 với dung dịch HCl, thì 
 A. không xảy ra phản ứng. B. xảy ra phản ứng thế. 
 C. xảy ra phản ứng trao đổi. D. xảy ra phản ứng oxi hóa – khử. 
Câu 22: Phản ứng nào dưới đây không xảy ra ? 
 A. KMnO4 + SO2 + H2O → B. Cu + HCl + NaNO3 → 
 C. Ag + HCl + Na2SO4 → D. FeCl2 + Br2 → 
Câu 23: Xét phản ứng MxOy + HNO3 M(NO3)3 + NO + H2O, điều kiện nào của x và y để phản ứng này 
là phản ứng oxi hóa khử ? 
 A. x = y = 1. B. x = 2, y = 1. C. x = 2, y = 3. D. x = 1 hoặc 2, y = 1. 
Câu 24: Xét phản ứng sau: 
 3Cl2 + 6KOH 5KCl + KClO3 + 3H2O (1) 
 2NO2 + 2KOH KNO2 + KNO3 + H2O (2) 
Phản ứng (1), (2) thuộc loại phản ứng: 
 A. oxi hóa – khử nội phân tử. B. oxi hóa – khử nhiệt phân. 
 C. tự oxi hóa khử. D. không oxi hóa – khử. 
Câu 25: ? 
 A. 4S + 6NaOH(đặc)
0t
 2Na2S + Na2S2O3 + 3H2O . 
 B. S + 3F2 
0t
 SF6. 
Khóa học LTĐH KIT-1: Môn Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc) Phản ứng oxi hóa khử 
 Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 4 - 
 C. S + 6HNO3 (đặc) 
0t
 H2SO4 + 6NO2 + 2H2O . 
 D. S + 2Na 
0t
 Na2S. 
(Trích đề thi tuyển sinh Cao đẳng – 2010) 
Câu 26: Xét phản ứng: xBr2 + yCrO2
-
 + ...OH
-
 ...Br
-
 + ...CrO3
2-
 + ...H2O. Giá trị của x và y là 
 A. 3 và 1. B. 1 và 2. C. 2 và 3. D. 3 và 2. 
Câu 27: Cặp hóa chất có thể phản ứng oxi hóa – khử với nhau là 
 A. CaCO3 và H2SO4. B. Fe2O3 và HI. C. Br2 và NaCl. D. FeS và HCl. 
Câu 28: Trong phản ứng 6KI + 2KMnO4 +4H2O 3I2 + 2MnO2 + 8KOH, chất bị oxi hóa là 
 A. I
-
. B. MnO4
-
. C. H2O. D. KMnO4. 
Câu 29: Hòa tan Cu2S trong dung dịch HNO3 loãng nóng, dư, sản phẩm thu được là 
 A. Cu(NO3)2 + CuSO4 + H2O. B. Cu(NO3)2 + H2SO4 + NO + H2O. 
 C. Cu(NO3)2 + H2SO4 + H2O. D. Cu(NO3)2 + CuSO4 + NO2 + H2O. 
Câu 30: Sản phẩm của phản ứng: SO2 + KMnO4 + H2O là 
 A. K2SO4, MnO2. B. KHSO4, MnSO4. 
 C. K2SO4, MnSO4, H2SO4 . D. KHSO4, MnSO4, MnSO4. 
Câu 31: Cho phản ứng:Fe2+ + MnO4
-
 + H
+
 Fe
3+
 + Mn
2+
 + H2O, sau khi cân bằng, tổng các hệ số (có tỉ 
lệ nguyên và tối giản nhất) là 
 A. 22. B. 24. C. 18. D. 16. 
Câu 32: Trong phản ứng: 3M + 2NO3
-
 + 8H
+
 ...M
n+
 + ...NO + ...H2O. Giá trị n là 
 A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. 
Câu 33: Cho phản ứng:10I- + 2MnO4
-
 + 16H
+
 5I2 + 2Mn
2+
 + 8H2O, sau khi cân bằng, tổng các chất 
tham gia phản ứng là 
 A. 22. B. 24. C. 28. D. 16. 
Câu 34: Cho sơ đồ phản ứng: aFeS +bH+ + cNO3
-
 Fe
3+
 + SO4
2- 
+ NO + H2O. 
Sau khi cân bằng, tổng hệ số a+b+c là 
 A. 3. B. 4. C. 6. D. 8. 
Câu 35: Cho sơ đồ phản ứng: FeS2 + HNO3
 Fe(NO3)3 + H2SO4 + 5NO + H2O. 
Sau khi cân bằng, tổng hệ số cân bằng của phản ứng là 
 A. 21. B. 19. C. 23. D. 25. 
Câu 36: Cho sơ đồ phản ứng: Fe3O4 + HNO3 Fe(NO3)3 + NxOy + H2O. 
Sau khi cân bằng, hệ số của phân tử HNO3 là 
 A. 23x - 9y. B. 23x - 8y. C. 46x - 18y. D. 13x - 9y. 
Câu 37: KMnO4 + FeSO4 + H2SO4 Fe2(SO4)3 + K2SO4 + MnSO4 + H2O. 
Hệ số của chất oxi hóa và chất khử trong phản ứng trên lần lượt là: 
 A. 5 và 2. B. 1 và 5. C. 2 và 5. D. 5 và 1. 
Câu 38: Cho sơ đồ phản ứng:Fe3O4 + HNO3 Fe(NO3)3 + NO + H2O. 
Sau khi cân bằng, hệ số của phân tử các chất là phương án nào sau đây? 
 A. 3, 14, 9, 1, 7. B. 3, 28, 9, 1, 14. C. 3, 26, 9, 2, 13. D. 2, 28, 6, 1, 14. 
Câu 39: Trong phản ứng: KMnO4 + C2H4 + H2O X + C2H4(OH)2 + KOH. Chất X là 
 A. K2MnO4. B. MnO2. C. MnO. D. Mn2O3. 
Câu 40: Cho các phản ứng sau: 
 a) FeO + HNO3 (đặc, nóng) → b) FeS + H2SO4 (đặc, nóng) → 
 c) Al2O3+ HNO3 (đặc, nóng) → d) Cu + dung dịch FeCl3→ 
 e) CH3CHO + H2 → f) glucozơ + AgNO3 trong dung dịch NH3→ 
 g) C2H4+ Br2→ h) glixerol (glixerin) + Cu(OH)2→ 
Dãy gồm các phản ứng đều thuộc loại phản ứng oxi hóa - khử là: 
 A. a, b, d, e, f, h. B. a, b, d, e, f, g. C. a, b, c, d, e, h. D. a, b, c, d, e, g. 
(Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối A – 2007) 
Câu 41: 4 2SO4 : FeCl2, FeSO4, 
CuSO4, MgSO4, H2 - 
 A. 3. B. 5. C. 4. D. 6. 
(Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối B – 2010) 
Câu 42: Cho phản ứng: 2C6H5CHO + KOH C6H5COOK + C6H5CH2OH 
Khóa học LTĐH KIT-1: Môn Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc) Phản ứng oxi hóa khử 
 Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 5 - 
Phản ứng này chứng tỏ C6H5CHO 
 A. vừa thể hiện tính oxi hóa, vừa thể hiện tính khử. 
 B. chỉ thể hiện tính oxi hóa. 
 C. chỉ thể hiện tính khử. 
 D. không thể hiện tính khử và tính oxi hóa. 
(Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối B – 2010) 
Câu 43: Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, 
Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử 
là 
 A. 8 B. 5. C. 7. D. 6. 
(Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối A – 2007) 
Câu 44: Cho các phản ứng: 
Ca(OH)2 + Cl2 CaOCl2. 
2H2S + SO2 3S + 2H2O . 
2NO2 + 2NaOH NaNO3 + NaNO2 + H2O. 
4KClO3 + SO2 3S + 2H2O . 
O3 → O2 + O. 
Số phản ứng oxi hoá khử là 
 A. 5. B. 4. C. 2. D. 3. 
(Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối B – 2008) 
Câu 45: Thực hiện các thí nghiệm sau: 
 (I) Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4. (II) Sục khí SO2 vào dung dịch H2S. 
 (III) Sục hỗn hợp khí NO2 và O2 vào nước. (IV) Cho MnO2 vào dung dịch HCl đặc, nóng. 
 (V) Cho Fe2O3 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng. 
 (VI) Cho SiO2 vào dung dịch HF. 
Số thí nghiệm có phản ứng oxi hoá - khử xảy ra là 
 A. 3. B. 6. C. 5. D. 4. 
(Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối A – 2010) 
Câu 46: Tổng hệ số (các số nguyên, tối giản) của tất cả các chất trong phương trình phản ứng giữa Cu với 
dung dịch HNO3 đặc, nóng là 
 A. 10. B. 11. C. 8. D. 9. 
(Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối A – 2007) 
Câu 47: Cho phản ứng: 
Na2SO3 + KMnO4 + NaHSO4 Na2SO4 + MnSO4 + K2SO4 + H2O 
Tổng hệ số của các chất (là những số nguyên, tối giản) trong phương trình phản ứng là 
 A. 23 . B. 27. C. 47. D. 31. 
(Trích đề thi tuyển sinh Cao đẳng – 2010) 
Câu 48: Cho phương trình hoá học: Fe3O4 + HNO3 Fe(NO3)3 + NxOy + H2O. 
Sau khi cân bằng phương trình hoá học trên với hệ số của các chất là những số nguyên, tối giản thì hệ số 
của HNO3 là 
 A. 13x - 9y. B. 46x - 18y. C. 45x - 18y. D. 23x - 9y. 
(Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối A – 2009) 
Câu 49: Trong phản ứng đốt cháy CuFeS2 tạo ra sản phẩm CuO, Fe2O3 và SO2 thì một phân tử CuFeS2 sẽ 
 A. nhận 12 electron. B. nhận 13 electron. 
 C. nhường 12 electron. D. nhường 13 electron. 
(Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối B – 2007) 
Câu 50: Cho biết các phản ứng xảy ra sau: 
2FeBr2 + Br2 → 2FeBr3 ; 2NaBr + Cl2→ 2NaCl + Br2. 
Phát biểu đúng là: 
 A. Tính khử của Br- mạnh hơn của Fe2+. B. Tính oxi hóa của Cl2 mạnh hơn của Fe
3+
. 
 C. Tính khử của Cl- mạnh hơn của Br-. D. Tính oxi hóa của Br2 mạnh hơn của Cl2 
(Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối B – 2008) 
Câu 51: Cho dãy các chất và ion: Zn, S, FeO, SO2, N2, HCl, Cu
2+
, Cl
-
. Số chất và ion có cả tính oxi hóa và 
Khóa học LTĐH KIT-1: Môn Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc) Phản ứng oxi hóa khử 
 Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 6 - 
tính khử là 
 A. 7. B. 5. C. 4. D. 6. 
(Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối A – 2009) 
Câu 52:Cho dãy các chất và ion: Cl2, F2, SO2, Na
+
, Ca
2+
, Fe
2+
, Al
3+
, Mn
2+
, S
2-
, Cl
-
. Số chất và ion trong 
dãy đều có tính oxi hoá và tính khử là 
 A. 5. B. 4 C. 3. D. 6. 
(Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối B – 2008) 
Câu 53: Cho dãy các chất và ion : Fe, Cl2, SO2, NO2, C, Al, Mg
2+
, Na
+
, Fe
2+
, Fe
3+
. Số chất và ion vừa có 
tính oxi hóa, vừa có tính khử là: 
 A. 4. B. 5. C. 6. D. 8 . 
(Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối A – 2011) 
Câu 54: Trong phản ứng: K2Cr2O7 + HCl CrCl3 + Cl2 + KCl + H2O. 
Số phân tử HCl đóng vai trò chất khử bằng k lần tổng số phân tử HCl tham gia phản ứng. Giá trị của k là 
 A. 4/7. B. 1/7 C. 3/14. D. 3/7. 
(Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối A – 2010) 
Câu 55: Cho các phản ứng: 
 (a) Sn + HCl (loãng) (b) FeS + H2SO4 (loãng) 
 (c) MnO2 + HCl (đặc) (d) Cu + H2SO4 (đặc) 
 (e) Al + H2SO4 (loãng) (g) FeSO4 + KMnO4 + H2SO4 
Số phản ứng mà H+ của axit đóng vai trò oxi hóa là: 
 A. 3. B. 6. C. 2. D. 5. 
(Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối B – 2011) 
Câu 56: Cho các chất: KBr, S, SiO2, P, Na3PO4, FeO, Cu và Fe2O3. Trong các chất trên, số chất có thể oxi 
hoá bởi dung dịch axitH2SO4 đặc nóng là: 
 A. 4. B. 5. C. 7. D. 6. 
(Trích đề thi tuyển sinh Cao đẳng – 2011) 
Câu 57: Cho 3,16 gam KMnO4 tác dụng với dung dịch HCl (dư), sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì số 
mol HCl bị oxi hoá là 
 A. 0,02. B. 0,16. C. 0,10. D. 0,05. 
(Trích đề thi tuyển sinh Cao đẳng – 2011) 
Câu 58: Cho phản ứng: 6FeSO4 + K2Cr2O7 + 7H2SO4 3Fe2(SO4)3 + Cr2(SO4)3 + K2SO4 +7H2O. 
Trong phản ứng trên, chất oxi hóa và chất khử lần lượt là 
 A. FeSO4 và K2Cr2O7. B. K2Cr2O7 và FeSO4. 
 C. H2SO4 và FeSO4. D. K2Cr2O7 và H2SO4. 
(Trích đề thi tuyển sinh Cao đẳng – 2011) 
Dữ kiện sau chung cho câu 59 và câu 60 
 Cho các phản ứng oxi hoá- khử sau: 
 3I2 + 3H2O HIO3 + 5HI (1) 
 HgO 2Hg + O2 (2) 
 4K2SO3 3K2SO4 + K2S (3) 
 NH4NO3 N2O + 2H2O (4) 
 2KClO3 2KCl + 3O2 (5) 
 3NO2 + H2O 2HNO3 + NO (6) 
 4HClO4 2Cl2+ 7O2 + 2H2O (7) 
 2H2O2 2H2O + O2 (8) 
 Cl2 + Ca(OH)2 CaOCl2 + H2O (9) 
 KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2 (10) 
Câu 59: Trong số các phản ứng oxi hoá- khử trên, số phản ứng oxi hoá- khử nội phân tử là 
 A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. 
Câu 60: Trong số các phản ứng oxi hoá- khử trên, số phản ứng tự oxi hoá- khử là 
 A. 6. B. 7. C. 4. D. 5. 
Giáo viên: Vũ Khắc Ngọc 
 Nguồn: Hocmai.vn 

File đính kèm:

  • pdfBai_8._Bai_tap_Phan_ung_oxi_hoa_khu_V1.pdf
  • pdfBai_8._Dap_an_Phan_ung_oxi_hoa_khu_V1.pdf
  • pdfBai_8._Phan_ung_oxi_hoa_khu_V1.pdf
Giáo án liên quan