Chuyên đề 4: Một số vấn đề tổng hợp và nâng cao của hóa học hữu cơ - Bài 9: Phương pháp giải bài tập đặc trưng về polime
Câu 28. Biết hiệu suất chuyển hoá etanol thành buta–1,3–đien là 80% và hiệu suất trùng hợp buta–1,3–
đien là 90%, khối lượng riêng của etanol là 0,8 g/ml. Để sản xuất 1 tấn cao su Buna cần thể tích cồn 96o
(lit) là:
A. 3081. B. 2957. C. 4536. D. 2563.
Câu 29. Biết hiệu suất quá trình este hoá và trùng hợp là 60% và 80%. Để tổng hợp 120 kg poli(metyl
metacrylat) thì khối lượng của axit và ancol tương ứng cần dùng lần lượt là:
A. 170 kg và 80 kg. B. 171 kg và 82 kg. C. 65 kg và 40 kg. D. 215 kg và 80 kg
Khóa học LTĐH KIT-1: Môn Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc) Phương pháp giải các bài tập đặc trưng về polime Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 1 - Câu 1. Dạng tơ nilon phổ biến nhất là nilon–6,6 chứa 63,68% C; 12,38% N; 9,8%H; 14,4% O. Công thức thực nghiệm của nilon – 6 là: A. C5NH9O. B. C6N2H10O. C. C6NH11O. D. C6NH11O2. Câu 2. Polime X có khối lượng mol phân tử là 400000 gam/mol và hệ số trùng hợp là n = 4000. X là: A. CH2 CH2 n . B. CF2 CF2 n . C. CH2 CH Cl n . D. CH2 CH CH3 n . Câu 3. Phân tử khối trung bình của PE là 420.000 đvC, của PVC là 750.000 đvC. Hệ số trùng hợp của PE và PVC lần lượt là: A. 12.000 và 15.000. B. 12.000 và 26.786. C. 15.000 và 12.000. D. 15.000 và 26.786. Câu 4. Phân tử khối trung bình của PVC là 750000. Hệ số polime hoá của PVC là: A. 12.000. B. 15.000. C. 24.000. D. 25.000. Câu 5. Một đoạn cao su buna-S và tơ nilon-6,6 có phân tử khối là 23700 và 56500. Số mắt xích có trong đoạn cao su buna-S và tơ nilon-6,6 lần lượt là: A. 150 và 250. B. 156 và 298. C. 172 và 258. D. 168 và 224. Câu 6. Khối lượng của một đoạn mạch tơ nilon-6,6 là 27346 đvC và của một đoạn mạch tơ capron là 17176 đvc. Số lượng mắt xích trong đoạn mạch nilon-6,6 và capron nêu trên lần lượt là: A. 113 và 152. B. 121 và 114. C. 121 và 152. D. 113 và 114. Câu 7. Polime X có công thức một đoạn mạch là: –CH2–CH2–CH2–CH2–CH2–CH2–CH2– và có phân tử khối bằng 42000. Hệ số polime hóa của X xấp xỉ bằng: A. 3000. B. 1500. C. 1000. D. 750. Câu 8. Một đoạn mạch xenlulozơ có khối lượng là 48,6 mg. Số mắt xích glucozơ (C6H10O5) có trong đoạn mạch đó là: A. 1,806.10 23 . B. 1,626.10 23 . C. 1,806.10 20 . D. 1,626.10 20 . Câu 9. Trùng hợp hoàn toàn 6,25 gam vinylclorua được m gam PVC. Số mắt xích -CH2-CHCl- có trong m gam PVC trên là: A. 6,02.10 21 . B. 6,02.10 22 . C. 6,02.10 20 . D. 6,02.10 23 . Câu 10. Để có 280 gam polietilen cần trùng hợp bao nhiêu phân tử etilen? A. 5.6,02.10 23 . B. 10.6,02.10 23 . C. 15.6,02.10 23 . D. 3.6,02.10 23 . Câu 11. Khi clo hoá PVC ta thu được một loại tơ clorin có chứa 66,18% clo. Vậy trung bình một phân tử clo tác dụng bao nhiêu mắt xích PVC? A. 2. B. 1. C. 4. D. 3. Câu 12. Cứ 2 mắt xích của PVC phản ứng với 1 phân tử clo tạo thành tơ clorin. Phần trăm khối lượng clo trong loại tơ clorin đó là: A. 56,8%. B. 66,7%. C. 73,2%. D. 79,7%. Câu 13. Cao su lưu hoá có 2% lưu huỳnh về khối lượng. Khoảng bao nhiêu mắt xích isopren có một cầu đisunfua –S-S- ? Giả thiết rằng S đã thay thế cho H ở cầu metylen trong mạch cao su. A. 56. B. 46. C. 36. D. 66. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP ĐẶC TRƯNG VỀ POLIME (BÀI TẬP TỰ LUYỆN) Giáo viên: VŨ KHẮC NGỌC Các bài tập trong tài liệu này được biên soạn kèm theo bài giảng “Phương pháp giải bài tập đặc trưng về polime” thuộc Khóa học LTĐH KIT-1: Môn Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc) tại website Hocmai.vn để giúp các Bạn kiểm tra, củng cố lại các kiến thức được giáo viên truyền đạt trong bài giảng tương ứng. Để sử dụng hiệu quả, Bạn cần học trước bài giảng “Phương pháp giải bài tập đặc trưng về polime” sau đó làm đầy đủ các bài tập trong tài liệu này. Khóa học LTĐH KIT-1: Môn Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc) Phương pháp giải các bài tập đặc trưng về polime Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 2 - Câu 14. Khi tiến hành đồng trùng hợp buta-1,3-đien và acrilonitrin thu được một loại cao su buna-N chứa 8,69% nitơ. Tỉ lệ số mol buta-1,3-đien và acrilonitrin trong loại cao su đó là: A. 1 : 2 B. 1 : 1 C. 2 : 1 D. 3 : 1 Câu 15. Cứ 5,668 gam buna-S phản ứng vừa hết với 3,462 gam brom trong CCl4. Tỉ lệ mắt xích buta-1,3- đien và stiren trong cao su buna-S là: A. 1/3. B. 1/2. C. 3/5. D. 2/3. Câu 16. Đun polime X với Br2/Fe thấy sinh ra một chất khí không màu có thể làm kết tủa dung dịch AgNO3. Nếu đun khan X sẽ thu được một chất lỏng Y (dY/kk = 3,586). Y không những tác dụng với Br2/Fe mà còn tác dụng được với nước Br2. Công thức cấu tạo của Y là: A. C6H5–CH3. B. C6H5–CH=CH2. C. C6H5–C≡CH. D. C6H11–CH=CH2. Câu 17. Nhiệt phân nhựa cây gutta peccha được một chất lỏng X chứa 88,23% C; 11,76% H ( 2X/N d 2,43 ). Cứ 0,34 gam X phản ứng với dung dịch Br2 dư cho 1,94 gam một chất lỏng nặng hơn nước và không tan trong nước. Biết X phản ứng với H2 dư được isopentan và khi trùng hợp X được polime có tính đàn hồi. Công thức cấu tạo của X là: A. CH2=C=C(CH3)2. B. CH≡C–CH(CH3)2. C. CH2=C(CH3)–CH=CH2. D. CH2=CH–CH=CH2. Câu 18. Tiến hành tổng hợp PVC bằng cách đun nóng 37,5 gam vinyl clorua với một lượng nhỏ (0,3 ÷ 0,7%) chất xúc tác benzoyl peoxit. Cho toàn bộ hỗn hợp sau phản ứng (đã loại hết xúc tác) vào 2,0 lít dung dịch Br2 0,1M; sau đó cho thêm KI dư thấy tạo thành 20,32 gam I2. Hiệu suất phản ứng tổng hợp PVC là: A. 66,7%. B. 80,0%. C. 86,7%. D. 93,3%. Câu 19. Thực hiện phản ứng trùng hợp 10,4 gam stiren. Sau phản ứng, hỗn hợp thu được cho tác dụng với 200 ml dung dịch Br2 0,15M rồi thêm tiếp dung dịch KI dư vào tạo ra 1,27 gam I2. Khối lượng polistiren sinh ra là: A. 5,0 gam. B. 7,8 gam. C. 9,6 gam. D. 18,6 gam. Câu 20. Tiến hành trùng hợp stiren thấy phản ứng chỉ xảy ra 1 phần. Cho toàn bộ hỗn hợp sau phản ứng vào 100ml dung dịch Br2 0,15M, sau đó cho thêm KI (dư) thấy sinh ra I2, lượng I2 này tác dụng vừa hết với 40ml Na2S2O3 0,125M (trong phản ứng này Na2S2O3 biến thành Na2S4O6). Khối lượng stiren còn dư (không tham gia phản ứng) là: A. 1,3 gam. B. 2,6 gam. C. 3,0 gam. D. 4,5 gam. Câu 21. Trùng hợp 5,6 lít C2H4 (đktc), nếu hiệu suất phản ứng là 90% thì khối lượng polime thu được là: A. 4,3 gam. B. 7,3 gam. C. 5,3 gam. D. 6,3 gam. Câu 22. Từ 100 ml dung dịch ancol etylic 33,34% (d = 0,69 g/ml) có thể điều chế được bao nhiêu gam PE (hiệu suất 75%)? A. 23. B. 14. C. 18. D. 10,5. Câu 23. PVC được điều chế từ khí thiên nhiên theo sơ đồ: CH4 C2H2 CH2=CHCl PVC Nếu hiệu suất toàn bộ quá trình điều chế là 20% thì thể tích khí thiên nhiên (đktc) cần lấy điều chế ra 1 tấn PVC là (xem khí thiên nhiên chứa 100% là metan): A. 12846 cm 3 . B. 3584 cm 3 . C. 8635 cm 3 . D. 6426 cm 3 . Câu 24. Cho sơ đồ chuyển hóa: CH4 C2H2 C2H3Cl PVC Để tổng hợp 250 kg PVC theo sơ đồ trên thì cần V m 3 khí thiên nhiên (ở đktc). Biết CH4 chiếm 80% thể tích khí thiên nhiên và hiệu suất của cả quá trình là 50%. Giá trị của V là: A. 224,0. B. 448,0. C. 286,7. D. 358,4. Câu 25. Poli(vinyl clorua) được điều chế từ khí thiên nhiên (metan chiếm 95%) theo sơ đồ chuyển hóa và hiệu suất mỗi giai đọan như sau: CH4 15% C2H2 95% C2H3Cl 90% PVC Thể tích khí thiên nhiên (đktc) cần dùng để tổng hợp 1 tấn PVC là: A. 5589 m 3 . B. 5883 m 3 . C. 2941 m 3 . D. 5880 m 3 . Câu 26. Teflon được sản xuất từ clorofom qua các giai đoạn : CHCl3 CHF2Cl CF2=CF2 Teflon Khóa học LTĐH KIT-1: Môn Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc) Phương pháp giải các bài tập đặc trưng về polime Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 3 - Biết hiệu suất của mỗi giai đoạn là 80%. Để sản xuất 2,5 tấn Teflon thì khối lượng clorofom (tấn) cần dùng là: A. 5,835. B. 2,988. C. 11,670. D. 5,975. Câu 27. Để điều chế cao su buna người ta thực hiện theo chuỗi phản ứng: C2H5OH %50 buta-1,3-đien %80 cao su buna Khối lượng ancol etylic cần lấy để có thể điều chế được 54 gam cao su buna theo sơ đồ trên là: A. 92 gam. B. 184 gam. C. 115 gam. D. 230 gam. Câu 28. Biết hiệu suất chuyển hoá etanol thành buta–1,3–đien là 80% và hiệu suất trùng hợp buta–1,3– đien là 90%, khối lượng riêng của etanol là 0,8 g/ml. Để sản xuất 1 tấn cao su Buna cần thể tích cồn 96o (lit) là: A. 3081. B. 2957. C. 4536. D. 2563. Câu 29. Biết hiệu suất quá trình este hoá và trùng hợp là 60% và 80%. Để tổng hợp 120 kg poli(metyl metacrylat) thì khối lượng của axit và ancol tương ứng cần dùng lần lượt là: A. 170 kg và 80 kg. B. 171 kg và 82 kg. C. 65 kg và 40 kg. D. 215 kg và 80 kg. Câu 30. Thủy tinh hữu cơ poli(metyl metacrylat) PMM được tổng hợp theo sơ đồ chuyển hóa và hiệu suất mỗi giai đoạn như sau : Axit metacrylic hs 75% Metyl metacrylat hs 85% PMM Muốn tổng hợp 1,0 tấn thủy tinh hữu cơ thì khối lượng axit metacrylic 80% (tấn) cần dùng là: A. 1,349 tấn. B. 1,265 tấn. C. 1,433 tấn. D. 1,686 tấn. Câu 31. Từ 150 kg metyl metacrylat có thể điều chế được m kg thủy tinh hữu cơ plexiglas với hiệu suất 90%. Giá trị của m là: A. 135n. B. 150. C. 135. D. 150n. Câu 32. Xenlulozơ trinitrat là chất dễ cháy và nổ mạnh được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric. Biết hiệu suất của phản ứng điều chế này là 90%. Thể tích axit nitric 99,67% (có khối lượng riêng 1,52 g/ml) cần dùng để sản xuất 59,4 kg xenlulozơ trinitrat là: A. 11,28 lít. B. 7,86 lít. C. 36,5 lít. D. 27,72 lít. Câu 33. Khi trùng ngưng 7,5 gam axit amino axetic với hiệu suất là 80%, ngoài amino axit dư người ta còn thu được m gam polime và 1,44 gam nước. Giá trị của m là: A. 5,25 gam. B. 5,56 gam. C. 4,56 gam. D. 4,25 gam. Câu 34. Khi trùng ngưng axit aminoaxetic thu được m gam polime và 10,8 gam H2O. Giá trị của m là: A. 55,6 gam. B. 45,6 gam. C. 39,9 gam. D. 34,2 gam. Câu 35. Trùng ngưng axit –aminocaproic thu được m kg polime và 12,6 kg H2O với hiệu suất phản ứng 90%. Giá trị của m là: A. 104,8. B. 79,1. C. 94,32. D. 84,89. Giáo viên: Vũ Khắc Ngọc Nguồn: Hocmai.vn
File đính kèm:
- Bai_11._Bai_tap_phuong_phap_giai_plime.pdf
- Bai_11._Dap_an_phuong_phap_giai_polime.pdf