Chương trình Giáo dục phổ thông Chương trình môn Vật lí

Môn Vật lí góp phần đắc lực vào việc hình thành và phát triển thế giới quan khoa học cho học sinh, tạo cơ hội để học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên qua hệ thống các quy luật vật lí, đồng thời giáo dục học sinh trách nhiệm công dân trong việc tôn trọng các quy luật của thiên nhiên, biết trân trọng, giữ gìn, bảo vệ và ứng xử với thiên nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững.

Trong hoạt động thực hành, thí nghiệm, tìm hiểu khoa học, cùng với cơ hội tiếp thu kiến thức, rèn luyện kĩ năng, học sinh cũng được rèn luyện và phát triển nhiều đức tính như cẩn thận, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm,

Năng lực tự chủ và tự học được hình thành và phát triển trong môn Vật lí thông qua các hoạt động thực hành, làm dự án, thiết kế và thực hiện các phép đo đại lượng vật lí; đặc biệt là trong việc thực hiện hoạt động tìm hiểu khoa học.

Trong môn Vật lí, học sinh thường xuyên phải thực hiện các dự án học tập, các bài thực hành, thực tập theo nhóm. Khi thực hiện các nhiệm vụ học tập này, học sinh được trao đổi, trình bày, chia sẻ ý tưởng, nội dung học tập. Đó là những cơ hội tốt để học sinh có thể hình thành và phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác.

Giải quyết vấn đề và sáng tạo là một đặc thù của hoạt động tìm hiểu khoa học. Ở môn Vật lí, năng lực này được hình thành, phát triển trong đề xuất vấn đề, lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí – những nội dung xuyên suốt từ cấp tiểu học đến cấp trung học phổ thông và được hiện thực hoá thông qua các mạch thực hành, trải nghiệm với các mức độ khác nhau. Năng lực này cũng được hình thành và phát triển thông qua việc vận dụng kiến thức, kĩ năng vật lí để giải quyết các vấn đề thực tiễn.

pdf38 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 08/03/2024 | Lượt xem: 178 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Chương trình Giáo dục phổ thông Chương trình môn Vật lí, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tác dụng lên vật và tốc độ thay đổi của động lượng (lực 
tổng hợp tác dụng lên vật là tốc độ thay đổi của động lượng của vật). 
– Thực hiện thí nghiệm và thảo luận được sự thay đổi năng lượng trong một số trường hợp va chạm 
đơn giản. 
– Thảo luận để giải thích được một số hiện tượng đơn giản. 
– Thảo luận để thiết kế phương án hoặc lựa chọn phương án, thực hiện phương án, xác định được tốc 
độ và đánh giá được động lượng của vật trước và sau va chạm bằng dụng cụ thực hành. 
Chuyển động tròn 
Động học của chuyển 
động tròn đều 
– Từ tình huống thực tế, thảo luận để nêu được định nghĩa radian và biểu diễn được độ dịch chuyển 
góc theo radian. 
– Vận dụng được khái niệm tốc độ góc. 
Gia tốc hướng tâm 
và lực hướng tâm 
– Vận dụng được biểu thức gia tốc hướng tâm a = rω2, a = v2/r. 
– Vận dụng được biểu thức lực hướng tâm F = mrω2, F = mv2/r. 
– Thảo luận và đề xuất giải pháp an toàn cho một số tình huống chuyển động tròn trong thực tế. 
Biến dạng của vật rắn 
Biến dạng kéo 
và biến dạng nén; 
– Thực hiện thí nghiệm đơn giản (hoặc sử dụng tài liệu đa phương tiện), nêu được sự biến dạng kéo, 
15 
Nội dung Yêu cầu cần đạt 
Đặc tính của lò xo. biến dạng nén; mô tả được các đặc tính của lò xo: giới hạn đàn hồi, độ dãn, độ cứng. 
Định luật Hooke – Thảo luận để thiết kế phương án hoặc lựa chọn phương án và thực hiện phương án, tìm mối liên hệ 
giữa lực đàn hồi và độ biến dạng của lò xo, từ đó phát biểu được định luật Hooke. 
– Vận dụng được định luật Hooke trong một số trường hợp đơn giản. 
CÁC CHUYÊN ĐỀ LỚP 10 
Nội dung Yêu cầu cần đạt 
Chuyên đề 10.1. Vật lí trong một số ngành nghề 
Sơ lược về sự phát 
triển của vật lí học 
– Thảo luận, đề xuất, chọn phương án và thực hiện được Nhiệm vụ học tập để: 
+ Nêu được sơ lược sự ra đời và những thành tựu ban đầu của vật lí thực nghiệm. 
+ Nêu được sơ lược vai trò của cơ học Newton đối với sự phát triển của Vật lí học. 
+ Liệt kê được một số nhánh nghiên cứu chính của vật lí cổ điển. 
+ Nêu được sự khủng hoảng của vật lí cuối thế kỉ XIX, tiền đề cho sự ra đời của vật lí hiện đại. 
+ Liệt kê được một số lĩnh vực chính của vật lí hiện đại. 
Giới thiệu các lĩnh 
vực nghiên cứu 
trong vật lí học 
– Nêu được đối tượng nghiên cứu; liệt kê được một vài mô hình lí thuyết đơn giản, một số phương 
pháp thực nghiệm của một số lĩnh vực chính của vật lí hiện đại. 
– Thảo luận, đề xuất, chọn phương án và thực hiện được Nhiệm vụ học tập tìm hiểu về các mô hình, 
lí thuyết khoa học đã phát triển và được áp dụng để cải thiện các công nghệ hiện tại cũng như phát 
triển các công nghệ mới. 
Giới thiệu các ứng 
dụng của vật lí trong 
– Mô tả được ví dụ thực tế về việc sử dụng kiến thức vật lí trong một số lĩnh vực (Quân sự; Công 
nghiệp hạt nhân; Khí tượng; Nông nghiệp, Lâm nghiệp; Tài chính; Điện tử; Cơ khí, tự động hoá; 
16 
Nội dung Yêu cầu cần đạt 
một số ngành nghề Thông tin, truyền thông; Nghiên cứu khoa học). 
Chuyên đề 10.2. Trái Đất và bầu trời 
Xác định phương 
hướng 
– Xác định được trên bản đồ sao (hoặc bằng dụng cụ thực hành) vị trí của các chòm sao: Gấu lớn, 
Gấu nhỏ, Thiên Hậu. 
– Xác định được vị trí sao Bắc Cực trên nền trời sao. 
Đặc điểm chuyển 
động nhìn thấy của 
một số thiên thể 
trên nền trời sao 
– Sử dụng mô hình hệ Mặt Trời, thảo luận để nêu được một số đặc điểm cơ bản của chuyển động 
nhìn thấy của Mặt Trời, Mặt Trăng, Kim Tinh và Thuỷ Tinh trên nền trời sao. 
– Dùng mô hình nhật tâm của Copernic giải thích được một số đặc điểm quan sát được của Mặt Trời, 
Mặt Trăng, Kim Tinh và Thuỷ Tinh trên nền trời sao. 
Một số hiện tượng 
thiên văn 
– Dùng ảnh (hoặc tài liệu đa phương tiện), thảo luận để giải thích được một cách sơ lược và định tính 
các hiện tượng: nhật thực, nguyệt thực, thuỷ triều. 
Chuyên đề 10.3. Vật lí với giáo dục về bảo vệ môi trường 
Sự cần thiết phải bảo 
vệ môi trường 
– Thảo luận, đề xuất, chọn phương án và thực hiện được Nhiệm vụ học tập tìm hiểu: 
+ Sự cần thiết bảo vệ môi trường trong chiến lược phát triển của các quốc gia. 
+ Vai trò của cá nhân và cộng đồng trong bảo vệ môi trường. 
Vật lí với giáo dục 
bảo vệ môi trường 
– Thảo luận, đề xuất, chọn phương án và thực hiện được Nhiệm vụ học tập tìm hiểu: 
+ Tác động của việc sử dụng năng lượng hiện nay đối với môi trường, kinh tế và khí hậu Việt Nam. 
+ Sơ lược về các chất ô nhiễm trong nhiên liệu hoá thạch, mưa axit, năng lượng hạt nhân, sự suy 
giảm tầng ozon, sự biến đổi khí hậu. 
– Thảo luận, đề xuất, chọn phương án và thực hiện được Nhiệm vụ học tập tìm hiểu: 
17 
Nội dung Yêu cầu cần đạt 
+ Phân loại năng lượng hoá thạch và năng lượng tái tạo. 
+ Vai trò của năng lượng tái tạo. 
+ Một số công nghệ cơ bản để thu được năng lượng tái tạo. 
LỚP 11 
Nội dung Yêu cầu cần đạt 
Dao động 
Dao động điều hoà – Thực hiện thí nghiệm đơn giản tạo ra được dao động và mô tả được một số ví dụ đơn giản về dao 
động tự do. 
– Dùng đồ thị li độ – thời gian có dạng hình sin (tạo ra bằng thí nghiệm, hoặc hình vẽ cho trước), 
nêu được định nghĩa: biên độ, chu kì, tần số, tần số góc, độ lệch pha. 
– Vận dụng được các khái niệm: biên độ, chu kì, tần số, tần số góc, độ lệch pha để mô tả dao động 
điều hoà. 
– Sử dụng đồ thị, phân tích và thực hiện phép tính cần thiết để xác định được: độ dịch chuyển, vận 
tốc và gia tốc trong dao động điều hoà. 
– Vận dụng được các phương trình về li độ và vận tốc, gia tốc của dao động điều hoà. 
– Vận dụng được phương trình a = – 2x của dao động điều hoà. 
– Sử dụng đồ thị, phân tích và thực hiện phép tính cần thiết để mô tả được sự chuyển hoá động năng 
và thế năng trong dao động điều hoà. 
Dao động tắt dần, – Nêu được ví dụ thực tế về dao động tắt dần, dao động cưỡng bức và hiện tượng cộng hưởng. 
18 
Nội dung Yêu cầu cần đạt 
hiện tượng cộng 
hưởng 
– Thảo luận, đánh giá được sự có lợi hay có hại của cộng hưởng trong một số trường hợp cụ thể. 
Sóng 
Mô tả sóng – Từ đồ thị độ dịch chuyển – khoảng cách (tạo ra bằng thí nghiệm, hoặc hình vẽ cho trước), mô tả 
được sóng qua các khái niệm bước sóng, biên độ, tần số, tốc độ và cường độ sóng. 
– Từ định nghĩa của vận tốc, tần số và bước sóng, rút ra được biểu thức v = f. 
– Vận dụng được biểu thức v = f. 
– Nêu được ví dụ chứng tỏ sóng truyền năng lượng. 
– Sử dụng mô hình sóng giải thích được một số tính chất đơn giản của âm thanh và ánh sáng. 
– Thực hiện thí nghiệm (hoặc sử dụng tài liệu đa phương tiện), thảo luận để nêu được mối liên hệ 
các đại lượng đặc trưng của sóng với các đại lượng đặc trưng cho dao động của phần tử môi trường. 
Sóng dọc 
và sóng ngang 
– Quan sát hình ảnh (hoặc tài liệu đa phương tiện) về chuyển động của phần tử môi trường, thảo 
luận để so sánh được sóng dọc và sóng ngang. 
– Thảo luận để thiết kế phương án hoặc lựa chọn phương án và thực hiện phương án, đo được tần số 
của sóng âm bằng dao động kí hoặc dụng cụ thực hành. 
Sóng điện từ – Nêu được trong chân không, tất cả các sóng điện từ đều truyền với cùng tốc độ. 
– Liệt kê được bậc độ lớn bước sóng của các bức xạ chủ yếu trong thang sóng điện từ. 
Giao thoa sóng kết 
hợp 
– Thực hiện (hoặc mô tả) được thí nghiệm chứng minh sự giao thoa hai sóng kết hợp bằng dụng cụ 
thực hành sử dụng sóng nước (hoặc sóng ánh sáng). 
– Phân tích, đánh giá kết quả thu được từ thí nghiệm, nêu được các điều kiện cần thiết để quan sát 
được hệ vân giao thoa. 
19 
Nội dung Yêu cầu cần đạt 
– Vận dụng được biểu thức i = D/a cho giao thoa ánh sáng qua hai khe hẹp. 
Sóng dừng – Thực hiện thí nghiệm tạo sóng dừng và giải thích được sự hình thành sóng dừng. 
– Sử dụng hình ảnh (tạo ra bằng thí nghiệm, hoặc hình vẽ cho trước), xác định được nút và bụng của 
sóng dừng. 
– Sử dụng các cách biểu diễn đại số và đồ thị để phân tích, xác định được vị trí nút và bụng của 
sóng dừng. 
Đo tốc độ truyền âm – Thảo luận để thiết kế phương án hoặc lựa chọn phương án và thực hiện phương án, đo được tốc độ 
truyền âm bằng dụng cụ thực hành. 
Trường điện (Điện trường) 
Lực điện tương tác 
giữa các điện tích 
– Thực hiện thí nghiệm hoặc bằng ví dụ thực tế, mô tả được sự hút (hoặc đẩy) của một điện tích vào 
một điện tích khác. 
– Phát biểu được định luật Coulomb và nêu được đơn vị đo điện tích. 
– Sử dụng biểu thức F = q1q2/4πεor
2, tính và mô tả được lực tương tác giữa hai điện tích điểm đặt 
trong chân không (hoặc trong không khí). 
Khái niệm điện 
trường 
– Nêu được khái niệm điện trường là trường lực được tạo ra bởi điện tích, là dạng vật chất tồn tại 
quanh điện tích và truyền tương tác giữa các điện tích. 
– Sử dụng biểu thức E = Q/4πεor
2, tính và mô tả được cường độ điện trường do một điện tích điểm Q 
đặt trong chân không hoặc trong không khí gây ra tại một điểm cách nó một khoảng r. 
– Nêu được ý nghĩa của cường độ điện trường và định nghĩa được cường độ điện trường tại một 
điểm được đo bằng tỉ số giữa lực tác dụng lên một điện tích dương đặt tại điểm đó và độ lớn của 
điện tích đó. 
20 
Nội dung Yêu cầu cần đạt 
– Dùng dụng cụ tạo ra (hoặc vẽ) được điện phổ trong một số trường hợp đơn giản. 
– Vận dụng được biểu thức E = Q/4πεor
2. 
Điện trường đều – Sử dụng biểu thức E = U/d, tính được cường độ của điện trường đều giữa hai bản phẳng nhiễm điện 
đặt song song, xác định được lực tác dụng lên điện tích đặt trong điện trường đều. 
– Thảo luận để mô tả được tác dụng của điện trường đều lên chuyển động của điện tích bay vào điện 
trường đều theo phương vuông góc với đường sức và nêu được ví dụ về ứng dụng của hiện tượng này. 
Điện thế 
và thế năng điện 
– Thảo luận qua quan sát hình ảnh (hoặc tài liệu đa phương tiện) nêu được điện thế tại một điểm 
trong điện trường đặc trưng cho điện trường tại điểm đó về thế năng, được xác định bằng công dịch 
chuyển một đơn vị điện tích dương từ vô cực về điểm đó; thế năng của một điện tích q trong điện 
trường đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường khi đặt điện tích q tại điểm đang xét. 
– Vận dụng được mối liên hệ thế năng điện với điện thế, V = A/q; mối liên hệ cường độ điện trường 
với điện thế. 
Tụ điện và điện dung – Định nghĩa được điện dung và đơn vị đo điện dung (fara). 
– Vận dụng được (không yêu cầu thiết lập) công thức điện dung của bộ tụ điện ghép nối tiếp, ghép 
song song. 
– Thảo luận để xây dựng được biểu thức tính năng lượng tụ điện. 
– Lựa chọn và sử dụng thông tin để xây dựng được báo cáo tìm hiểu một số ứng dụng của tụ điện 
trong cuộc sống. 
Dòng điện, mạch điện 
Cường độ dòng điện – Thực hiện thí nghiệm (hoặc dựa vào tài liệu đa phương tiện), nêu được cường độ dòng điện đặc 
trưng cho tác dụng mạnh yếu của dòng điện và được xác định bằng điện lượng chuyển qua tiết diện 
21 
Nội dung Yêu cầu cần đạt 
thẳng của vật dẫn trong một đơn vị thời gian. 
– Vận dụng được biểu thức I = Snve cho dây dẫn có dòng điện, với n là mật độ hạt mang điện, S là 
tiết diện thẳng của dây, v là tốc độ dịch chuyển của hạt mang điện tích e. 
– Định nghĩa được đơn vị đo điện lượng coulomb là lượng điện tích chuyển qua tiết diện thẳng của 
dây dẫn trong 1 s khi có cường độ dòng điện 1 A chạy qua dây dẫn. 
Mạch điện 
và điện trở 
– Định nghĩa được điện trở, đơn vị đo điện trở và nêu được các nguyên nhân chính gây ra điện trở. 
– Vẽ phác và thảo luận được về đường đặc trưng I – U của vật dẫn kim loại ở nhiệt độ xác định. 
– Mô tả được sơ lược ảnh hưởng của nhiệt độ lên điện trở của đèn sợi đốt, điện trở nhiệt 
(thermistor). 
– Phát biểu được định luật Ohm cho vật dẫn kim loại. 
– Định nghĩa được suất điện động qua năng lượng dịch chuyển một điện tích đơn vị theo vòng kín. 
– Mô tả được ảnh hưởng của điện trở trong của nguồn điện lên hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn. 
– So sánh được suất điện động và hiệu điện thế. 
– Thảo luận để thiết kế phương án hoặc lựa chọn phương án và thực hiện phương án, đo được suất 
điện động và điện trở trong của pin hoặc acquy (battery hoặc accumulator) bằng dụng cụ thực hành. 
Năng lượng điện, 
công suất điện 
– Nêu được năng lượng điện tiêu thụ của đoạn mạch được đo bằng công của lực điện thực hiện khi 
dịch chuyển các điện tích; công suất tiêu thụ năng lượng điện của một đoạn mạch là năng lượng điện 
mà đoạn mạch tiêu thụ trong một đơn vị thời gian. 
– Tính được năng lượng điện và công suất tiêu thụ năng lượng điện của đoạn mạch. 
22 
CÁC CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 
Nội dung Yêu cầu cần đạt 
Chuyên đề 11.1. Trường hấp dẫn 
Khái niệm 
trường hấp dẫn 
– Nêu được ví dụ chứng tỏ tồn tại lực hấp dẫn của Trái Đất. 
– Thảo luận (qua hình vẽ, tài liệu đa phương tiện), nêu được: Mọi vật có khối lượng đều tạo ra một 
trường hấp dẫn xung quanh nó; Trường hấp dẫn là trường lực được tạo ra bởi vật có khối lượng, là 
dạng vật chất tồn tại quanh một vật có khối lượng và tác dụng lực hấp dẫn lên vật có khối lượng đặt 
trong nó. 
Lực hấp dẫn – Nêu được: Khi xét trường hấp dẫn ở một điểm ngoài quả cầu đồng nhất, khối lượng của quả cầu có 
thể xem như tập trung ở tâm của nó. 
– Vận dụng được định luật Newton về hấp dẫn F = Gm1m2/r
2 cho một số trường hợp chuyển động 
đơn giản trong trường hấp dẫn. 
Cường độ 
trường hấp dẫn 
– Nêu được định nghĩa cường độ trường hấp dẫn. 
– Từ định luật hấp dẫn và định nghĩa cường độ trường hấp dẫn, rút ra được phương trình 
g = GM/r2 cho trường hợp đơn giản. 
– Vận dụng được phương trình g = GM/r2 để đánh giá một số hiện tượng đơn giản về trường hấp dẫn. 
– Nêu được tại mỗi vị trí ở gần bề mặt của Trái Đất, trong một phạm vi độ cao không lớn lắm, g là 
hằng số. 
Thế hấp dẫn 
và thế năng hấp dẫn 
– Thảo luận (qua hình ảnh, tài liệu đa phương tiện) để nêu được định nghĩa thế hấp dẫn tại một điểm 
trong trường hấp dẫn. 
– Vận dụng được phương trình  = – GM/r trong trường hợp đơn giản. 
– Giải thích được sơ lược chuyển động của vệ tinh địa tĩnh, rút ra được công thức tính tốc độ vũ trụ 
23 
Nội dung Yêu cầu cần đạt 
cấp 1. 
Chuyên đề 11.2. Truyền thông tin bằng sóng vô tuyến 
Biến điệu – So sánh được biến điệu biên độ (AM) và biến điệu tần số (FM). 
– Liệt kê được tần số và bước sóng được sử dụng trong các kênh truyền thông khác nhau. 
– Thảo luận để rút ra được ưu, nhược điểm tương đối của kênh AM và kênh FM. 
Tín hiệu tương tự 
và tín hiệu số 
– Mô tả được các ưu điểm của việc truyền dữ liệu dưới dạng số so với việc truyền dữ liệu dưới dạng 
tương tự. 
– Thảo luận để rút ra được: sự truyền giọng nói hoặc âm nhạc liên quan đến chuyển đổi tương tự – 
số (ADC) trước khi truyền và chuyển đổi số – tương tự (DAC) khi nhận. 
– Mô tả được sơ lược hệ thống truyền kĩ thuật số về chuyển đổi tương tự – số và số – tương tự. 
Suy giảm tín hiệu – Thảo luận được ảnh hưởng của sự suy giảm tín hiệu đến chất lượng tín hiệu được truyền; nêu được 
độ suy giảm tín hiệu tính theo dB và tính theo dB trên một đơn vị độ dài. 
Chuyên đề 11.3. Mở đầu về điện tử học 
Khuếch đại thuật 
toán 
– Thảo luận, đề xuất, chọn phương án và thực hiện được Dự án tìm hiểu: 
+ Phân loại cảm biến (sensor) theo: nguyên tắc hoạt động, phạm vi sử dụng, hiệu quả kinh tế. 
+ Nguyên tắc hoạt động của: điện trở phụ thuộc ánh sáng (LDR), điện trở nhiệt. 
+ Nguyên tắc hoạt động của sensor sử dụng: điện trở phụ thuộc ánh sáng (LDR), điện trở nhiệt. 
+ Tính chất cơ bản của bộ khuếch đại thuật toán (op-amp) lí tưởng. 
Thiết bị đầu ra – Thảo luận, đề xuất, chọn phương án và thực hiện được Dự án tìm hiểu ba thiết bị đầu ra: 
+ Nguyên tắc hoạt động của mạch op-amp – relays. 
24 
Nội dung Yêu cầu cần đạt 
+ Nguyên tắc hoạt động của mạch op-amp – LEDs (light-emitting diode). 
+ Nguyên tắc hoạt động của mạch op-amp – CMs (calibrated meter). 
+ Thiết kế được một số mạch điện ứng dụng đơn giản có sử dụng thiết bị đầu ra. 
Thiết bị cảm biến 
(sensing devices) 
– Tham quan thực tế (hoặc qua tài liệu đa phương tiện), thảo luận để nêu được một số ứng dụng 
chính của thiết bị cảm biến và nguyên tắc hoạt động của thiết bị cảm biến. 
LỚP 12 
Nội dung Yêu cầu cần đạt 
Vật lí nhiệt 
Sự chuyển thể – Sử dụng mô hình động học phân tử, nêu được sơ lược cấu trúc của chất rắn, chất lỏng, chất khí. 
– Giải thích được sơ lược một số hiện tượng vật lí liên quan đến sự chuyển thể: sự nóng chảy, sự hoá 
hơi. 
Nội năng, định luật 1 
của nhiệt động lực học 
– Thực hiện thí nghiệm, nêu được: mối liên hệ nội năng của vật với năng lượng của các phân tử tạo 
nên vật, định luật 1 của nhiệt động lực học. 
– Vận dụng được định luật 1 của nhiệt động lực học trong một số trường hợp đơn giản. 
Thang nhiệt độ, 
nhiệt kế 
– Thực hiện thí nghiệm đơn giản, thảo luận để nêu được sự chênh lệch nhiệt độ giữa hai vật tiếp xúc 
nhau có thể cho ta biết chiều truyền năng lượng nhiệt giữa chúng; từ đó nêu được khi hai vật tiếp 
xúc với nhau, ở cùng nhiệt độ, sẽ không có sự truyền năng lượng nhiệt giữa chúng. 
– Thảo luận để nêu được mỗi độ chia (1oC) trong thang Celsius bằng 1/100 của khoảng cách giữa 
nhiệt độ tan chảy của nước tinh khiết đóng băng và nhiệt độ sôi của nước tinh khiết (ở áp suất 
25 
Nội dung Yêu cầu cần đạt 
tiêu chuẩn), mỗi độ chia (1 K) trong thang Kelvin bằng 1/(273,16) của khoảng cách giữa nhiệt độ 
không tuyệt đối và nhiệt độ điểm mà nước tinh khiết tồn tại đồng thời ở thể rắn, lỏng và hơi (ở áp 
suất tiêu chuẩn). 
– Nêu được nhiệt độ không tuyệt đối là nhiệt độ mà tại đó tất cả các chất có động năng chuyển động 
nhiệt của các phân tử hoặc nguyên tử bằng không và thế năng của chúng là tối thiểu. 
– Chuyển đổi được nhiệt độ đo theo thang Celsius sang nhiệt độ đo theo thang Kelvin và ngược lại. 
Nhiệt dung riêng, 
nhiệt nóng chảy 
riêng, nhiệt hoá hơi 
riêng 
– Nêu được định nghĩa nhiệt dung riêng, nhiệt nóng chảy riêng, nhiệt hoá hơi riêng. 
– Thảo luận để thiết kế phương án hoặc lựa chọn phương án và thực hiện phương án, đo được nhiệt 
dung riêng, nhiệt nóng chảy riêng, nhiệt hoá hơi riêng bằng dụng cụ thực hành. 
Khí lí tưởng 
Mô hình động học 
phân tử chất khí 
– Phân tích mô hình chuyển động Brown, nêu được các phân tử trong chất khí chuyển động hỗn loạn. 
– Từ các kết quả thực nghiệm hoặc mô hình, thảo luận để nêu được các giả thuyết của thuyết động 
học phân tử chất khí. 
Phương trình 
trạng thái 
– Thực hiện thí nghiệm khảo sát được định luật Boyle: Khi giữ không đổi nhiệt độ của một khối 
lượng khí xác định thì áp suất gây ra bởi khí tỉ lệ nghịch với thể tích của nó. 
– Thực hiện thí nghiệm minh hoạ được định luật Charles: Khi giữ không đổi áp suất của một khối 
lượng khí xác định thì thể tích của khí tỉ lệ với nhiệt độ tuyệt đối của nó. 
– Sử dụng định luật Boyle và định luật Charles rút ra được phương trình trạng thái của khí lí tưởng. 
– Vận dụng được phương trình trạng thái của khí lí tưởng. 
Áp suất khí theo mô – Giải thích được chuyển động của các phân tử ảnh hưởng như thế nào đến áp suất tác dụng lên 
26 
Nội dung Yêu cầu cần đạt 
hình động học phân 
tử 
thành bình và từ đó rút ra được hệ thức 21p = ( )nmv
3
với n là số phân tử trong một đơn vị thể tích 
(dùng mô hình va chạm một chiều đơn giản, rồi mở rộng ra cho trường hợp ba chiều bằng cách sử 
dụng hệ thức 2 2x
1( )v = v
3
, không yêu cầu chứng minh một cách chính xác và chi tiết). 
Động năng phân tử – Nêu được biểu thức hằng số Boltzmann, k = R/NA. 
– So sánh 21pV = ( )Nmv
3
với pV = nRT, rút ra được động năng tịnh tiến trung bình của phân tử tỉ lệ 
với nhiệt độ T. 
Trường từ (Từ trường) 
Khái niệm từ trường – Thực hiện thí nghiệm tạo ra được các đường sức từ bằng các dụng cụ đơn giản. 
– Nêu được từ trường là trường lực gây ra bởi dòng điện hoặc nam châm, là một dạng của vật chất 
tồn tại xung quanh dòng điện hoặc nam châm mà biểu hiện cụ thể là sự xuất hiện của lực từ tác dụng lên 
một dòng điện hay một nam châm đặt trong đó. 
Lực từ tác dụng lên 
đoạn dây dẫn mang 
dòng điện; Cảm ứng 
từ 
– Thực hiện thí nghiệm để mô tả được hướng của lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện 
đặt trong từ trường. 
– Xác định được độ lớn và hướng của lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong 
từ trường. 
– Định nghĩa được cảm ứng từ B và đơn vị tesla. 
– Nêu được đơn vị cơ 

File đính kèm:

  • pdfchuong_trinh_giao_duc_pho_thong_chuong_trinh_mon_vat_li.pdf
Giáo án liên quan