Chương trình Giáo dục phổ thông Chương trình môn Tin học
Chương trình môn Tin học được thiết kế theo hướng mở để đáp ứng đặc thù của tin học và phù hợp với tính chất của một môn học bắt buộc có một số chủ đề lựa chọn (phân hoá). Tính mở của chương trình khích lệ hứng thú học tập, đáp ứng sở thích cá nhân và đem lại nhiều cơ hội hướng nghiệp cho học sinh, đồng thời tạo thuận lợi cho địa phương tổ chức, triển khai dạy tin học khả thi và có hiệu quả hơn.
a) Về các chủ đề con bắt buộc và lựachọn
Để thực hiện theo định hướng phân hoá, chương trình môn Tin học thiết kế có tính mở:
– Có chủ đề con bắt buộc đối với tất cả học sinh trong toàn quốc.
– Có các chủ đề conlựachọn để cơ sở giáo dục lựa chọn với yêu cầu bảo đảm số lượng chủ đề và tổng thời lượng theo quy định. Việc lựa chọn là linh hoạt, có thể thay đổi hằng năm.
b) Về bảo đảm liên thông
Nội dung dạy học phải bảo đảm yếu tố sư phạm, phù hợp lứa tuổi, tâm - sinh lí và khả năng tiếp thu của học sinh. Vì vậy, trong chương trình có nhiều chủ đề phân bố xuyên suốt qua một số lớp khác nhau (Ví dụ: thuật toán, lập trình, xử lí thông tin, ứng dụng tin học, soạn thảo văn bản, trình chiếu,.). Cùng một chủ đề, ở các lớp khác nhau có thể có các tiêu đề giống nhau, nhưng với các yêu cầu cần đạt khác nhau và mức độ nâng cao dần. Chương trình bảo đảm tính liên thông, hệ thống, đồng tâm, không trùng lặp và ở mỗi lớp, học sinh có đủ kiến thức, kĩ năng tạo được sản phẩm số hoàn thiện, đạt yêu cầu tương ứng với nội dung chương trình lớp đó.
c) Về lựa chọn phần cứng và phần mềm
Các cơ sở giáo dục cần quan tâm đầu tư để phòng máy tính được kết nối mạng và Internet. Cần có lộ trình tăng cường đầu tư các thiết bị phần cứng để học sinh làm quen, sử dụng. Các trường có điều kiện nên trang bị thêm các thiết bị kĩ thuật số hiện đại như máy ảnh số, máy tính bảng, thiết bị thông minh (điện thoại thông minh, robot giáo dục,.). Những cơ sở giáo dục chưa đủ điều kiện có thể thu thập hình ảnh các thiết bị đó trên mạng để giới thiệu cho học sinh.
Cơ sở giáo dục cần thu thập, lưu trữ không chỉ các phần mềm phổ biến thiết yếu như các phần mềm soạn thảo, trình chiếu, bảng tính,. mà cả các phần mềm học tập, vui chơi, giải trí, phần mềm đồ hoạ, thiết kế, công cụ hoạt hình, mô phỏng,. nhằm cung cấp không chỉ cho môn Tin học mà cho tất cả các môn học và hoạt động giáo dục khác.
d) Về phần mềm mã nguồn đóng và mã nguồn mở
– Về hệ điều hành, bộ phần mềm văn phòng và các phần mềm khác: Chương trình chỉ đưa ra yêu cầu cần đạt mà không bắt buộc sử dụng phần mềm cụ thể nào; không phân biệt là mã nguồn mở hay mã nguồn đóng. Khuyến khích lựa chọn các phiên bản mới, thông dụng và miễn phí.
– Các phần mềm học tập, vui chơi, giải trí: Trong chương trình có các nội dung yêu cầu phải sử dụng các loại phần mềm học tập, phần mềm trò chơi, giải trí với các yêu cầu cần đạt tương ứng. Khuyến khích giáo viên, tác giả sách giáo khoa chủ động khai thác, lựa chọn nguồn tài nguyên ở các kho học liệu số (chủ yếu trên Internet) rất phong phú, đa dạng và phần lớn là miễn phí để biên soạn giáo án và sách giáo khoa. Trên thị trường, các loại phần mềm khác nhau và các phiên bản mới liên tục ra đời. Do vậy, cần định kì thu thập, cập nhật các phần mềm mới, phiên bản mới.
án sử dụng bảng tính điện tử góp phần giải quyết một bài toán liên quan đến quản lí tài chính, dân số,... Ví dụ: quản lí chi tiêu của gia đình, quản lí thu chi quỹ lớp. Chủ đề con (lựa chọn): Sử dụng bảng tính điện tử nâng cao – Nêu được một số chức năng và thực hiện được một số thao tác cơ bản trong sử dụng một phần mềm làm video. – Tạo được một vài đoạn video đáp ứng nhu cầu cuộc sống của cá nhân, gia đình, trường học, địa phương. Chủ đề con (lựa chọn): Làm quen với phần mềm làm video Chủ đề F. Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính Thông qua các ví dụ về lập trình trực quan: – Trình bày được quá trình giải quyết vấn đề vàmô tả được giải pháp dưới dạng thuật toán (hoặc bằng Giải bài toán bằng máy tính 39 Yêu cầu cần đạt Nội dung phương pháp liệt kê các bước hoặc bằng sơ đồ khối). – Sử dụng được cấu trúc tuần tự, rẽ nhánh, lặp trong mô tả thuật toán. – Giải thích được trong quy trình giải quyết vấn đề có những bước (những vấn đề nhỏ hơn) có thể chuyển giao cho máy tính thực hiện, nêu được ví dụ minh hoạ. – Giải thích được khái niệm bài toán trong tin học là một nhiệm vụ có thể giao cho máy tính thực hiện, nêu được ví dụ minh hoạ. – Giải thích được chương trình là bản mô tả thuật toán bằng ngôn ngữ mà máy tính có thể “hiểu” và thực hiện. – Nêu được quy trình con người giao bài toán cho máy tính giải quyết. Chủ đề G. Hướng nghiệp với tin học – Trình bày được công việc đặc thù và sản phẩm chính của người làm tin họctrong ít nhất ba nhóm nghề. – Nêu và giải thíchđược ý kiến cá nhân (thích hay không thích,...) về một nhóm nghề nào đó. – Nhận biết được đặc trưng cơ bản của nhóm nghề thuộc hướng Tin học ứng dụng và nhóm nghề thuộc hướng Khoa học máy tính. – Tìm hiểu được (thông qua Internet và những kênh thông tin khác) công việc ở một số doanh nghiệp, công ticó sử dụng nhân lực thuộc các nhóm ngành đã được giới thiệu. – Giải thích được cả nam và nữ đều có thể thích hợp với các ngành nghề trong lĩnh vực tin học, nêu được ví dụ minh hoạ. Tin học và định hướng nghề nghiệp 40 c) Nội dung giáo dục và yêu cầu cần đạt ở cấp trung học phổ thông NỘI DUNG CỐT LÕI Chủ đề Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Chủ đề A. Máy tính và xã hội tri thức Tin học và xử lí thông tin Hệ điều hành và phần mềm ứng dụng Giới thiệu Trí tuệ nhân tạo CS Biểu diễn thông tin Thế giới thiết bị số ICT Thực hành kết nối thiết bị số Chủ đề B. Mạng máy tính và Internet Internet hôm nay và ngày mai Kết nối mạng CS Phác thảo thiết kế mạng máy tính Chủ đề C. Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin Tìm kiếm và trao đổi thông tin trên mạng Chủ đề D. Đạo đức, pháp luật và văn hoá trong môi trường số Nghĩa vụ tuân thủ pháp lí trong môi trường số Ứng xử văn hoá và an toàn trên mạng Gìn giữ tính nhân văn trong thế giới ảo Chủ đề E. Ứng dụng tin học ICT Phần mềm thiết kế đồ hoạ ICT Phần mềm chỉnh sửa ảnh và làm video ICT Thực hành sử dụng phần mềm tạo trang web Chủ đề F. Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp Lập trình cơ bản Giới thiệu các hệ Cơ sở dữ liệu Tạo trang web ICT 41 Chủ đề Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 của máy tính Thực hành tạo và khai thác Cơ sở dữ liệu CS Kĩ thuật lập trình CS Giới thiệu Học máy và Khoa học dữ liệu CS Mô phỏng trong giải quyết vấn đề Chủ đề G. Hướng nghiệp với tin học Giới thiệu nhóm nghề thiết kế và lập trình Giới thiệu nghề Quản trị cơ sở dữ liệu Giới thiệu nhóm nghề dịch vụ và quản trị Giới thiệu một số nghề ứng dụng tin học và một số ngành thuộc lĩnh vực tin học CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP Chuyên đề Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 ĐỊNH HƯỚNG TIN HỌC ỨNG DỤNG Chuyên đề 1 Thực hành làm việc với các tệp văn bản Thực hành sử dụng phần mềm vẽ trang trí Thực hành sử dụng phần mềm quản lí dự án Chuyên đề 2 Thực hành sử dụng phần mềm trình chiếu Thực hành sử dụng phần mềm làm phim hoạt hình Thực hành bảo vệ dữ liệu, cài đặt và gỡ bỏ phần mềm 42 Chuyên đề Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Chuyên đề 3 Thực hành sử dụng phần mềm bảng tính Thực hành sử dụng phần mềm chỉnh sửa ảnh Thực hành phân tích dữ liệu vớiphần mềm bảng tính ĐỊNH HƯỚNG KHOA HỌC MÁY TÍNH Chuyên đề 1 Thực hành với các bộ phận của robot giáo dục Thực hành thiết kế thuật toán theo kĩ thuật Đệ quy Tìm hiểu một vài kiểu dữ liệu tuyến tính Chuyên đề 2 Kết nối robot giáo dục với máy tính Thực hành thiết kế thuật toán theo kĩ thuật Chia để trị Tìm hiểu Cây tìm kiếm nhị phân trong sắp xếp và tìm kiếm Chuyên đề 3 Lập trình điều khiển robot giáo dục Thực hành thiết kế thuật toán theo kĩ thuật Duyệt Tìm hiểu kĩ thuật duyệt Đồ thị và ứng dụng YÊU CẦU CẦN ĐẠT VÀ NỘI DUNG CỐT LÕI Ở CÁC LỚP LỚP 10 Yêu cầu cần đạt Nội dung Chủ đề A. Máy tính và xã hội tri thức – Phân biệt được thông tin và dữ liệu, nêu được ví dụ minh hoạ. – Chuyển đổi được giữa các đơn vị lưu trữ thông tin: B, KB, MB,... – Nêu được sự ưu việt của việc lưu trữ, xử lí và truyền thông tin bằng thiết bị số. Dữ liệu, thông tin và xử lí thông tin Tin học và xử lí thông tin – Trình bày được những đóng góp cơ bản của tin học đối với xã hội, nêu được ví dụ minh hoạ. – Nêu được ví dụ cụ thể về thiết bị thông minh. Giải thích được vai trò của những thiết bị Vai trò của máy tính và các thiết 43 Yêu cầu cần đạt Nội dung thông minh đối với sự phát triển của xã hội và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. – Nhận biết được một vài thiết bị số thông dụng khác ngoài máy tính để bàn và laptop, giải thích được các thiết bị đó cũng là những hệ thống xử lí thông tin. – Giới thiệu được các thành tựu nổi bật ở một số mốc thời gian để minh hoạ sự phát triển của ngành tin học. bị thông minh trong nền kinh tế tri thức – Khởi động được một số thiết bị số thông dụng, sử dụng được các tệp dữ liệu, các chức năng và phần mềm ứng dụng cơ bản cài sẵn trên các thiết bị đó. Kĩ năng sử dụng thiết bị số của mỗi công dân. – Thực hiện được các phép tính cơ bản AND, OR, NOT, giải thích được ứng dụng của hệ nhị phân trong tin học. Giải thích được sơ lược việc số hoávăn bản, hình ảnh, âm thanh. – Giải thích được sơ lược về chức năng của bảng mã chuẩn quốc tế (Ví dụ: Unicode). CS Biểu diễn thông tin Chủ đề B. Mạng máy tính và Internet – Trình bày được những thay đổi về chất lượng cuộc sống, phương thức học tập và làm việc trong xã hội mà ở đó mạng máy tính được sử dụng phổ biến. – So sánh được mạng LAN và Internet. – Nêu được một số dịch vụ cụ thể mà Điện toán đám mây cung cấp cho người dùng. – Nêu được khái niệm Internet vạn vật (IoT). – Nêu được ví dụ cụ thể về thay đổi trong cuộc sống mà IoT đem lại. Phát biểu ý kiến cá nhân về ích lợicủa IoT. Khái niệm mạng máy tính, Internet, IoT. Phân loại mạng máy tính. Internet hôm nay và ngày mai – Sử dụng được một số chức năng xử lí thông tin trên máy PC và thiết bị số,ví dụ dịch tự động văn bản hay tiếng nói. Sử dụng dịch vụ web. Tự bảo vệ 44 Yêu cầu cần đạt Nội dung – Khai thác được một số nguồn học liệu mở trên Internet. – Nêu được những nguy cơ và tác hại nếu tham gia các hoạt động trên Internet một cách bất cẩn và thiếu hiểu biết. Trình bày được một số cách đề phòng những tác hại đó. – Nêu được một vài cách phòng vệ khi bị bắt nạt trên mạng. – Biết cách tự bảo vệ dữ liệu của cá nhân. – Trình bày được sơ lược vềphần mềm độc hại. Sử dụng được một số công cụ thông dụng để ngăn ngừa và diệt phần mềm độc hại. khi tham gia mạng Chủ đề D. Đạo đức, pháp luật và văn hoá trong môi trường số – Nêu được một số vấn đề nảy sinh về pháp luật, đạo đức, văn hoá khi việc giao tiếp qua mạng trở nên phổ biến. – Nêu được ví dụ minh hoạ sự vi phạm bản quyền thông tin và sản phẩm số, qua ví dụ đó giải thích được sự vi phạm đã diễn ra thế nào và có thể dẫn tới hậu quả gì. – Trình bày và giải thích được một số nội dung cơ bản của Luật Công nghệ thông tin, Nghị định về quản lí, cung cấp, sử dụng các sản phẩm và dịch vụ Công nghệ thông tin, Luật An ninh mạng. Nêu được ví dụ minh hoạ. – Giải thích được một số khía cạnh pháp lí của vấn đề bản quyền, của việc sở hữu, sử dụng và trao đổi thông tin trong môi trường số. Nêu được ví dụ minh hoạ. – Vận dụng được Luật và Nghị định nêu trên để xác định được tính hợp pháp của một hành vi nào đótrong lĩnh vực quản lí, cung cấp, sử dụng các sản phẩm và dịch vụ Công nghệ thông tin. – Nêu được ví dụ về những tác hại của việc chia sẻ và phổ biến thông tin một cách bất cẩn. – Nêu được một vài biện pháp đơn giản và thông dụng để nâng cao tính an toàn và hợp pháp của việc chia sẻ thông tin trong môi trường số. Nghĩa vụ tuân thủ pháp lí trong môi trường số 45 Yêu cầu cần đạt Nội dung Chủ đề E. Ứng dụng tin học – Sử dụng được một số chức năng cơ bản của phần mềm thiết kế đồ hoạ. – Tạo được sản phẩm số đơn giản, hữu ích và thực tế như thiết kế logo, tạo banner, topic quảng cáo, băng-rôn, áp phích, poster vàthiệp chúc mừng, ICT Phần mềm thiết kế đồ hoạ Chủ đề F. Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính – Viết và thực hiện được một vài chương trình có sử dụng:hằng, biến, các cấu trúc điều khiển, các toán tử, các kiểu dữ liệu chuẩn và mảng, các câu lệnh vào – ra. Qua đó phát triển được năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, rèn luyện được phẩm chất chăm chỉ, kiên trì và cẩn thận trong học và tự học. Môi trường và các yếu tố cơ bảncủa một ngôn ngữ lập trình bậc cao Lập trình cơ bản – Viết được chương trình có sử dụng chương trình con trong thư viện chuẩn. – Viết được chương trình con biểu diễn một thuật toán đơn giản và viết được chương trình có sử dụng chương trình con này. Chương trình con – Đọc hiểu được chương trình đơn giản. – Kiểm thử và gỡ lỗi được chương trình. – Viết và thực hiện được chương trình giải quyết bài toán đơn giản có vận dụng kiến thức liên môn. Giải quyết bài toán bằng lập trình Chủ đề G. Hướng nghiệp với tin học – Trình bày được thông tin hướng nghiệp về nhóm nghề Thiết kế và Lập trình thông qua phân tích nghiệp vụ của một số nghề điển hình (Ví dụ: Thiết kế đồ hoạ, Thiết kế trò chơi máy tính, Lập trình viên, Phân tích thiết kế hệ thống,...): Giới thiệu nhóm nghề thiết kế và lập trình 46 Yêu cầu cần đạt Nội dung + Những nét sơ lược về công việc chính mà người làm nghề phải thực hiện. + Yêu cầu thiết yếu về kiến thức và kĩ năng cần có để làm nghề. + Ngành học có liên quan ở các bậc học tiếp theo. + Nhu cầu nhân lực hiện tại và tương lai của nhóm nghề đó. – Tự tìm kiếm và khai thác được thông tin hướng nghiệp (qua các chương trình đào tạo, thông báo tuyển dụng nhân lực,...) về một vài ngành nghề khác trong lĩnh vực tin học. – Giao lưu được với bạn bè qua các kênh truyền thông tin số để tham khảo và trao đổi ý kiến về những thông tin trên. LỚP 11 Yêu cầu cần đạt Nội dung Chủ đề A. Máy tính và xã hội tri thức – Trình bày được sơ lược lịch sử phát triển của hai hệ điều hành thông dụng cho PC, một hệ điều hành là phần mềm thương mại và hệ điều hành còn lại là phần mềm nguồn mở. Sử dụng được một số chức năng cơ bản của một trong hai hệ điều hành đó. – Trình bày được vài nét chính về một hệ điều hành thông dụng cho thiết bị di động và sử dụng được một số tiện ích cơ bản của hệ điều hành đó. – Trình bày được một cách khái quát mối quan hệ giữa phần cứng, hệ điều hành và phần mềm ứng dụng. Trình bày được vai trò riêng của mỗi thành phần trong hoạt động chung của cả hệ thống. Khái niệm cơ bản về hệ điều hành và phần mềm ứng dụng Hệ điều hành và phần mềm ứng dụng – Trình bày được một số khái niệm có liên quan tới phần mềm nguồn mở: bản quyền phần mềm, giấy phép công cộng, phần mềm miễn phí. So sánh được phần mềm nguồn mở với phần Phần mềm nguồn mở, 47 Yêu cầu cần đạt Nội dung mềm thương mại (nguồn đóng).Nêu được vai trò của phần mềm nguồn mở và phần mềm thương mại đối với sự phát triển của ICT. – Nêu được tên một số phần mềm soạn thảo văn bản, phần mềm bảng tínhvà phần mềm trình chiếu nguồn mở, chẳng hạn Writer, Calc và Impress trong bộ OpenOffice. – Sử dụng được một số tiện ích có sẵn của hệ điều hành để nâng cao hiệu suất sử dụng máy tính. – Kích hoạt và sử dụng được một vài chức năng cơ bản của một phần mềm soạn thảo văn bản, một phần mềm bảng tính và một phần mềm trình chiếu chạy trên Internet. Ví dụ cácphần mềm trong gói Google Docs. phần mềm chạy trên Internet – Nhận diện được hình dạng, mô tả được chức năng của các bộ phận chính bên trong thân máy tính như CPU, RAM và các thiết bị lưu trữ. Nêu được tên và giải thích được đơn vị đo hiệu năng của chúng như GHz, GB,... – Nhận biết được sơ đồ của các mạch logic AND, OR, NOT, giải thích được vai trò của các mạch logic đó trong thực hiện các tính toán nhị phân. – Tuỳ chỉnh được một vài chức năng cơ bản của máy tính và các thiết bị vào – ra thông dụng để phù hợp với nhu cầu sử dụng và đạt hiệu quả tốt hơn. Những bộ phận chính bên trong máy tính Thế giới thiết bị số – Đọc hiểu được một số điểm chính trong tài liệu hướng dẫn về thiết bị số thông dụng. Thực hiện được một số những chỉ dẫn trong tài liệu đó. – Đọc hiểu và giải thích được một số thông số cơ bản như kích thước màn hình, CPU, RAM, dung lượng lưu trữ, độ phân giải camera,... của các thiết bị số thông dụng.Ví dụ: PC, máy tính bảng, điện thoại thông minh, tivi có khả năng kết nối Internet,... – Biết được cách kết nối các bộ phận thân máy, bàn phím, chuột, màn hình của máy tính Chức năng và hoạt động của những thiết bị ngoại vi và thiết bị số thông dụng 48 Yêu cầu cần đạt Nội dung với nhau. – Biết được cách kết nối PC với các thiết bị số thông dụng như máy in, điện thoại thông minh, máy ảnh số,... Chủ đề C. Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin – Sử dụng được một số công cụ trực tuyến như Google Driver hay Dropbox,... để lưu trữ và chia sẻ tệp tin. – Sử dụng được máy tìm kiếm, chẳng hạn máy tìm kiếm của Google, Yahoo, Bing,... trên PC và thiết bị số thông minhđể tìm kiếm thông tin bằng cách gõ từ khoá hoặc bằng tiếng nói. – Xác lập được các lựa chọn theo tiêu chí tìm kiếm để nâng cao hiệu quả tìm kiếm thông tin. – Sử dụng được những chức năng nâng cao của dịch vụ mạng xã hội. – Biết cách phân loại và đánh dấu các email. Tìm kiếm và trao đổi thông tin trên mạng Chủ đề D. Đạo đức, pháp luật và văn hoá trong môi trường số – Nêu được một số dạng lừa đảo phổ biến trên mạng và những biện pháp phòng tránh. – Giao tiếp được trên mạng qua email, chat, mạng xã hội,... và trong môi trường số một cách văn minh, phù hợp với các quy tắc và văn hoá ứng xử. Ứng xử văn hoá và an toàn trên mạng Chủ đề E. Ứng dụng tin học – Thực hiện được các thao tác xử lí ảnh cơ bản: cắt, phóng to, thu nhỏ, di chuyển, tẩy xoá ảnh và tạo ảnh động. Chỉnh sửa ảnh, tạo ảnh động ICT Phần mềmchỉnh sửa ảnh và làm – Tạo được các đoạn phim, nhập tư liệu từ ảnh và video có sẵn, biên tập được đoạn phim phục vụ học tập và giải trí. – Sử dụng được một số công cụ cơ bản biên tập phim: chỉnh sửa hình ảnh, âm thanh, tạo phụ Làm phim hoạt hình, video 49 Yêu cầu cần đạt Nội dung đề, tạo các hiệu ứng chuyển cảnh, căn chỉnh thời gian. – Tạo được đoạn phim hoạt hình từ ảnh, có hội thoại giữa các nhân vật và có phụ đề. video Chủ đề F. Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính – Nhận biết được nhu cầu lưu trữ dữ liệu và khai thác thông tin cho bài toán quản lí. – Diễn đạt được khái niệm hệ Cơ sở dữ liệu, các khái niệm cơ bản trong mô hình Cơ sở dữ liệu quan hệ như quan hệ (bảng), khoá, khoá ngoài, truy vấn, cập nhật dữ liệu,... – Nêu được những khái niệm cơ bản của hệ Cơ sở dữ liệu. Giải thích được các khái niệm đó qua ví dụ minh hoạ. – Phân biệt được hai loại kiến trúc hệ Cơ sở dữ liệu là tập trung và phân tán. – Nêu được tầm quan trọng và một số biện pháp bảo mật hệ Cơ sở dữ liệu. Giới thiệu các hệ Cơ sở dữ liệu Thực hiện được việc tạo lập Cơ sở dữ liệu cho một bài toán quản lí nhỏ bằng cách sử dụng một hệ Quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ. Cụ thể là: – Tạo được các bảng và chỉ định được khoá cho mỗi bảng, thiết lập được mối quan hệ giữa các bảng qua việc chỉ định khoá ngoài. – Thực hiện được việc cập nhật Cơ sở dữ liệu. – Nêu được một vài tổ chức cần ứng dụng Cơ sở dữ liệu để quản lí hoạt động của mình. – Thể hiện được tính cẩn thận, chăm chỉ,trách nhiệm trong việc lưu trữ và quản lí dữ liệu. Thực hành tạo và cập nhật Cơ sở dữ liệu ICT Thực hành tạo và khai thác Cơ sở dữ liệu Thực hiện được việc khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu cho một bài toán quản lí nhỏ bằng cách sử dụng một hệ Quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ. Cụ thể là: – Sử dụng được các truy vấn để tìm kiếm và kết xuất thông tin từ Cơ sở dữ liệu. – Nêu được một vài nhận xét so sánh kết quả bài thực hành với một phần mềm quản lí do giáo Thực hành khai thác Cơ sở dữ liệu 50 Yêu cầu cần đạt Nội dung viên giới thiệu hoặc đã từng biết. – Giải thích được tính ưu việt của việc quản lí dữ liệu một cách khoa học nhờ ứng dụng Cơ sở dữ liệu. – Tìm hiểu được thêm một vài chức năng của hệ Quản trị cơ sở dữ liệu. – Phát biểu được bài toán sắp xếp và bài toán tìm kiếm. – Viết được chương trình cho một vài thuật toán sắp xếp và tìm kiếm. – Vận dụng được các thuật toán đã học để giải quyết một bài toán cụ thể. Viết chương trình cho một số thuật toán sắp xếp, tìm kiếm cơ bản CS Kĩ thuật lập trình – Biết được việc kiểm thử giúp lập trình viên phát hiện lỗi, làm tăng độ tin cậy của chương trình nhưng chưa chứng minh được tính đúng của chương trình. – Trình bày được sơ lược khái niệm độ phức tạp thời gian của thuật toán và phép toán tích cực. Nêu được ví dụ minh hoạ. – Vận dụng được những quy tắc thực hành xác định độ phức tạp thời gian của một số thuật toán, chương trình đã biết. Kiểm thử và đánh giá hiệu quả của chương trình – Giải thích và vận dụng được phương pháp làm mịn dần trong lập trình. – Giải thích và vận dụng được phương pháp thiết kế chương trình thành các mô đun cho một bài toán cụ thể. – Nhận biết được lợi ích của phương pháp nêu trên:Hỗ trợ làm việc đồng thời, dễ dàng bảo trì, phát triển chương trình và tái sử dụng các mô đun. Phương pháp làm mịn dầnvà sử dụng mô đun trong lập trình – Trình bày được cấu trúc dữ liệu mảng (một và hai chiều) và danh sách liên kết. Tổ chức dữ liệu trong chương 51 Yêu cầu cần đạt Nội dung – Tạo được một thư viện nhỏ và viết được chương trình có sử dụng thư viện vừa tạo ra. – Viết được chương trình vận dụng những kiến thức tích hợp liên môn để giải quyết vấn đề. trình Chủ đề G. Hướng nghiệp với tin học – Trình bày được thông tin hướng nghiệp vềnghề Quản trị cơ sở dữ liệutheo các yếu tố sau: + Những nét sơ lược về công việc chính mà người làm nghề phải thực hiện. + Yêu cầu thiết yếu về kiến thức và kĩ năng cần có để làm nghề. + Ngành học có liên quan ở các bậc học tiếp theo. + Nhu cầu nhân lực của xã hội trong hiện tại và tương lai gần về nghề đó. – Tự tìm kiếm và khai thác được thông tin hướng nghiệp (qua các chương trình đào tạo, thông báo tuyển dụng nhân lực,...) về một vài ngành nghề khác trong lĩnh vực tin học. – Giao lưu được với bạn bè qua các kênh truyền thông số để tham khảo và trao đổi ý kiến về những thông tin trên. Giới thiệunghề Quản trị cơ sở dữ liệu LỚP 12 Yêu cầu cần đạt Nội dung Chủ đề A. Máy tính và xã hội tri thức – Giải thích được sơ lược về khái niệm Trí tuệ nhân tạo (AI – Artificial Intelligence). – Nêu được ví dụ minh hoạ cho một số ứng dụng điển hình của AI như điều khiển tự động, chẩn đoán bệnh, nhận dạng chữ viết tay, nhận dạng tiếng nói và khuôn mặt, trợ lí ảo,... – Chỉ ra được một số lĩnh vực của khoa học công nghệ và đời sống đã và đang phát triển mạnh mẽ Giới thiệu Trí tuệ nhân tạo 52 Yêu cầu cần đạt
File đính kèm:
- chuong_trinh_giao_duc_pho_thong_chuong_trinh_tin_hoc.pdf