Chương trình Giáo dục phổ thông Chương trình môn Lịch sử và Địa lí (Cấp Trung học cơ sở)
PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC
1. Định hướng chung
a) Đề cao vai trò chủ thể học tập của học sinh, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; tập trung rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, bồi dưỡng phương pháp học tập, năng lực tự học để học sinh có thể tiếp tục tìm hiểu, mở rộng vốn văn hoá cần thiết cho bản thân.
b) Vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục, đối tượng học sinh và điều kiện cụ thể. Phối hợp sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống (thuyết trình, đàm thoại,.) theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh với việc tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học tiên tiến đề cao vai trò chủ thể học tập của học sinh (thảo luận, tranh luận, đóng vai, dự án,.). Đa dạng hoá và sử dụng linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học: Kết hợp các hình thức học cá nhân, học nhóm, học ở lớp, học ngoài thực địa, học theo dự án học tập,. Chú trọng các phương pháp dạy học có tính đặc trưng môn học.
c) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông, sử dụng hợp lí và có hiệu quả các thiết bị dạy học như:
mô hình hiện vật, tranh lịch sử, ảnh, băng ghi âm lời nói của các nhân vật lịch sử,.; bản đồ, sơ đồ, các bản thống kê, so sánh,.; phim video; các phiếu học tập có các nguồn sử liệu; phần mềm dạy học,. nhằm minh hoạ bài giảng của giáo và hỗ trợ các hoạt động học tập của học sinh.
2. Định hướng về phương pháp hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung cho học sinh
a) Phương pháp hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu:
Thông qua nội dung môn học và các hoạt động thu thập, phân tích dữ liệu, tham quan dã ngoại, khảo sát thực địa, tiếp xúc với các nhân chứng lịch sử, hình thành và bồi dưỡng ở học sinh nhận thức và tình cảm về lịch sử nhân loại, về quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc, về mối quan hệ giữa xã hội và môi trường, về sự lựa chọn các con đường phát triển của các quốc gia, về đất nước và con người Việt Nam. Từ đó, hình thành và phát triển ở học sinh các phẩm chất yêu nước, yêu quê ương, yêu thiên nhiên; ý thức, niềm tin và hành động trong việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, bảo vệ di sản văn hoá nhân loại; biết yêu quý người lao động, tôn trọng những giá trị nhân văn khác nhau, rèn luyện sự tự tin, trung thực, khách quan.
b) Phương pháp hình thành, phát triển các năng lực chung
– Năng lực tự chủ và tự học được hình thành, phát triển ở học sinh thông qua việc tự tổ chức, quản lí các hoạt động học tập; tự tìm kiếm, tổ chức và phân tích nguồn thông tin, tri thức bổ sung; đặt và trả lời các câu hỏi lịch sử và địa lí; thực hiện những nhiệm vụ được phân công khi tham quan dã ngoại, khảo sát thực địa và trong các tình huống làm việc độc lập khác.
– Năng lực giao tiếp và hợp tác được hình thành và phát triển ở học sinh thông qua việc thực hiện và phối hợp cùng các thành viên khác trong nhóm, trong lớp thực hiện những nhiệm vụ được phân công trong học tập, thảo luận, nghiên cứu, tham quan dã ngoại, khảo sát thực địa,
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo được hình thành, phát triển ở học sinh thông qua việc thực hiện các hoạt động học tập tích cực, như: nghiên cứu tài liệu, thu thập và phân tích tư liệu, làm dự án nghiên cứu, thuyết trình, tranh luận,
a – Phân tích được ảnh hưởng của khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp. – Phân tích được vai trò của khí hậu đối với sự phát triển du lịch ở một 32 Nội dung Yêu cầu cần đạt số điểm du lịch nổi tiếng của nước ta. – Lấy ví dụ chứng minh được tầm quan trọng của việc sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở một lưu vực sông. ĐẶC ĐIỂM THỔ NHƯỠNG VÀ SINH VẬT VIỆT NAM – Đặc điểm chung của lớp phủ thổ nhưỡng – Chứng minh được tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng. – Đặc điểm và sự phân bố của các nhóm đất chính – Trình bày được đặc điểm phân bố của ba nhóm đất chính. – Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên đất ở Việt Nam – Phân tích được đặc điểm của đất feralit và giá trị sử dụng đất feralit trong sản xuất nông, lâm nghiệp. – Phân tích được đặc điểm của đất phù sa và giá trị sử dụng của đất phù sa trong sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản. – Chứng minh được tính cấp thiết của vấn đề chống thoái hoá đất. – Đặc điểm chung của sinh vật – Chứng minh được sự đa dạng của sinh vật ở Việt Nam. – Vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam – Chứng minh được tính cấp thiết của vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam. BIỂN ĐẢO VIỆT NAM – Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo Việt Nam – Xác định được trên bản đồ phạm vi Biển Đông, các nước và vùng lãnh thổ có chung Biển Đông với Việt Nam. – Trình bày được đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo Việt Nam. – Các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông – Xác định được trên bản đồ các mốc xác định đường cơ sở, đường 33 Nội dung Yêu cầu cần đạt phân chia vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc; trình bày được các khái niệm vùng nội thuỷ, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam (theo Luật Biển Việt Nam). – Môi trường và tài nguyên biển đảo Việt Nam – Nêu được đặc điểm môi trường biển đảo và vấn đề bảo vệ môi trường biển đảo Việt Nam. – Trình bày được các tài nguyên biển và thềm lục địa Việt Nam. LỊCH SỬ Nội dung Yêu cầu cần đạt CHÂU ÂU VÀ BẮC MỸ TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII – Cách mạng tư sản Anh – Xác định được trên bản đồ thế giới địa điểm diễn ra các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII. – Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ. – Trình bày được những nét chung về nguyên nhân, kết quả, ý nghĩa, tính chất của cách mạng tư sản. – Cách mạng tư sản Pháp – Nêu được một số đặc điểm chính của các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu ở Anh, Pháp, Mỹ. – Cách mạng công nghiệp – Trình bày được những thành tựu tiêu biểu của cách mạng công nghiệp. – Nêu được những tác động quan trọng của cách mạng công nghiệp đối với sản xuất và đời sống. 34 Nội dung Yêu cầu cần đạt ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XIX – Quá trình xâm lược Đông Nam Á của thực dân phương Tây – Trình bày được những nét chính trong quá trình xâm nhập của tư bản phương Tây vào các nước Đông Nam Á. – Tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá – xã hội của các nước Đông Nam Á – Nêu được những nét nổi bật về tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá – xã hội của các nước Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây. – Cuộc đấu tranh chống ách đô hộ của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á – Mô tả được những nét chính về cuộc đấu tranh của các nước Đông Nam Á chống lại ách đô hộ của thực dân phương Tây. VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII – Xung đột Nam – Bắc triều, Trịnh – Nguyễn – Nêu được những nét chính về sự ra đời của Vương triều Mạc. – Giải thích được nguyên nhân bùng nổ xung đột Nam – Bắc triều, Trịnh – Nguyễn. – Nêu được hệ quả của xung đột Nam – Bắc triều, Trịnh – Nguyễn. – Những nét chính trong quá trình mở cõi từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII – Trình bày được khái quát về quá trình mở cõi của Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII. – Mô tả và nêu được ý nghĩa của quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của các chúa Nguyễn. – Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII – Nêu được một số nét chính (bối cảnh lịch sử, diễn biến, kết quả và ý nghĩa) của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII. – Nêu được tác động của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài đối với xã hội Đại Việt thế kỉ XVIII. 35 Nội dung Yêu cầu cần đạt – Phong trào Tây Sơn – Trình bày được một số nét chính về nguyên nhân bùng nổ và mô tả được một số thắng lợi tiêu biểu của phong trào Tây Sơn: lật đổ chúa Nguyễn, chúa Trịnh, vua Lê; đánh bại quân Xiêm xâm lược (1785) và đại phá quân Thanh xâm lược (1789),... – Nêu được nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và đánh giá được vai trò của Nguyễn Huệ – Quang Trung trong phong trào Tây Sơn. – Kinh tế, văn hoá, tôn giáo trong các thế kỉ XVI – XVIII – Nêu được những nét chính về tình hình kinh tế. – Mô tả và nhận xét được những nét chính về sự chuyển biến văn hoá và tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII. CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MỸ TỪ CUỐI THẾ KỈ XVIII ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX – Sự hình thành của chủ nghĩa đế quốc – Mô tả được những nét chính về quá trình hình thành của chủ nghĩa đế quốc. – Các nước Âu – Mỹ từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX – Trình bày những nét chính về Công xã Paris (1871) và ý nghĩa lịch sử của việc thành lập nhà nước kiểu mới – nhà nước của giai cấp vô sản đầu tiên trên thế giới. – Nhận biết được những chuyển biến lớn về kinh tế, chính sách đối nội, đối ngoại của các đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mỹ từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX. – Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Marx – Nêu được sự ra đời của giai cấp công nhân. – Trình bày được một số hoạt động chính của Karl Marx, Friedrich Engels và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học. – Mô tả được một số hoạt động tiêu biểu của phong trào cộng sản và 36 Nội dung Yêu cầu cần đạt công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX (phong trào công nhân, sự ra đời và hoạt động của các Đảng và các tổ chức cộng sản,...). – Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) – Nêu được nguyên nhân bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ nhất. – Phân tích, đánh giá được hậu quả và tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) đối với lịch sử nhân loại. – Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 – Nêu được một số nét chính (nguyên nhân, diễn biến, tác động và ý nghĩa lịch sử) của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC, KĨ THUẬT, VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT TRONG CÁC THẾ KỈ XVIII – XIX – Một số thành tựu khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật của nhân loại trong các thế kỉ XVIII – XIX – Tác động của sự phát triển khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII – XIX – Mô tả được một số thành tựu tiêu biểu về khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII – XIX. – Phân tích được tác động của sự phát triển khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII – XIX. CHÂU Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX – Trung Quốc – Mô tả được quá trình xâm lược Trung Quốc của các nước đế quốc. – Trình bày được sơ lược về Cách mạng Tân Hợi. – Nhận biết được nguyên nhân thắng lợi và nêu được ý nghĩa của Cách mạng Tân Hợi. – Nhật Bản – Nêu được những nội dung chính của cuộc Duy tân Minh Trị. – Trình bày được ý nghĩa lịch sử của cuộc Duy tân Minh Trị. 37 Nội dung Yêu cầu cần đạt – Trình bày được những biểu hiện của sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản vào cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. – Ấn Độ – Trình bày được tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX. – Đông Nam Á – Nêu được một số sự kiện về phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX. VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX – Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX – Mô tả được sự ra đời của nhà Nguyễn. – Trình bày được những nét chính về tình hình chính trị, sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của Việt Nam thời nhà Nguyễn. – Mô tả được quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của các vua Nguyễn. – Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX – Nêu được quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858 – 1884). – Nhận biết được nguyên nhân, một số nội dung chính trong các đề nghị cải cách của các quan lại, sĩ phu yêu nước. – Trình bày được một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương và cuộc khởi nghĩa Yên Thế. – Việt Nam đầu thế kỉ XX – Nêu được tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của người Pháp đối với xã hội Việt Nam. 38 Nội dung Yêu cầu cần đạt – Giới thiệu được những nét chính về hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Tất Thành. CHỦ ĐỀ CHUNG Nội dung Yêu cầu cần đạt VĂN MINH CHÂU THỔ SÔNG HỒNG VÀ SÔNG CỬU LONG (1) – Quá trình hình thành và phát triển châu thổ; chế độ nước của các dòng sông chính – Trình bày được quá trình hình thành và phát triển châu thổ; mô tả được chế độ nước của các dòng sông chính. – Quá trình con người khai khẩn và cải tạo châu thổ, chế ngự các dòng sông – Trình bày được quá trình con người khai khẩn và cải tạo châu thổ, chế ngự và thích ứng với chế độ nước của sông Hồng và sông Cửu Long. BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, CÁC QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG (1) – Phạm vi các vùng biển và hải đảo Việt Nam – Xác định được vị trí, phạm vi của vùng biển và hải đảo Việt Nam (theo Luật Biển Việt Nam). – Đặc điểm môi trường và tài nguyên biển, đảo – Trình bày được những nét chính về môi trường, tài nguyên thiên nhiên; phân tích được những thuận lợi và khó khăn đối với phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông. – Quá trình xác lập chủ quyền biển đảo trong lịch sử Việt Nam – Trình bày được quá trình xác lập chủ quyền biển đảo của Việt Nam trong lịch sử. 39 LỚP 9 ĐỊA LÍ Nội dung Yêu cầu cần đạt ĐỊA LÍ DÂN CƯ VIỆT NAM – Thành phần dân tộc – Trình bày được đặc điểm phân bố các dân tộc Việt Nam. – Gia tăng dân số ở các thời kì – Vẽ và nhận xét được biểu đồ về gia tăng dân số. – Cơ cấu dân số theo tuổi và giới tính – Phân tích được sự thay đổi cơ cấu tuổi và giới tính của dân cư. – Phân bố dân cư – Đọc bản đồ Dân số Việt Nam để rút ra được đặc điểm phân bố dân cư. – Các loại hình quần cư thành thị và nông thôn – Trình bày được sự khác biệt giữa quần cư thành thị và quần cư nông thôn. – Lao động và việc làm – Phân tích được vấn đề việc làm ở địa phương. – Chất lượng cuộc sống – Nhận xét được sự phân hoá thu nhập theo vùng từ bảng số liệu cho trước. ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH KINH TẾ NÔNG, LÂM, THUỶ SẢN – Các nhân tố chính ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông, lâm, thuỷ sản – Phân tích được một trong các nhân tố chính ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp. – Sự phát triển và phân bố nông, lâm, thuỷ sản – Phân tích được đặc điểm phân bố tài nguyên rừng và nguồn lợi thuỷ sản. 40 Nội dung Yêu cầu cần đạt – Trình bày được sự phát triển và phân bố nông, lâm, thuỷ sản. – Tìm kiếm thông tin, viết báo cáo ngắn về một số mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả. – Vấn đề phát triển nông nghiệp xanh – Trình bày được ý nghĩa của việc phát triển nông nghiệp xanh. CÔNG NGHIỆP – Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp – Phân tích được vai trò của một trong các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp. – Sự phát triển và phân bố của các ngành công nghiệp chủ yếu – Trình bày được sự phát triển và phân bố của một trong các ngành công nghiệp chủ yếu. – Xác định được trên bản đồ các trung tâm công nghiệp chính. – Vấn đề phát triển công nghiệp xanh – Giải thích được tại sao cần phát triển công nghiệp xanh. DỊCH VỤ – Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ – Phân tích được vai trò của một trong các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ. – Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông – Xác định được trên bản đồ các tuyến đường bộ huyết mạch, các tuyến đường sắt, các cảng biển lớn và các sân bay quốc tế chính. – Trình bày được sự phát triển ngành bưu chính viễn thông. – Thương mại, du lịch – Phân tích được một số xu hướng phát triển mới trong ngành thương mại và du lịch. 41 Nội dung Yêu cầu cần đạt SỰ PHÂN HOÁ LÃNH THỔ VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ – Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ – Xác định được trên bản đồ vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng. – Các đặc điểm nổi bật về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên – Trình bày được đặc điểm phân hoá thiên nhiên giữa Đông Bắc và Tây Bắc; các thế mạnh để phát triển công nghiệp, lâm – nông – thuỷ sản, du lịch. – Vẽ được sơ đồ tư duy thể hiện các thế mạnh về tự nhiên để phát triển kinh tế – xã hội của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. – Các đặc điểm nổi bật về dân cư, xã hội của vùng – Nhận xét được đặc điểm nổi bật về thành phần dân tộc, phân bố dân cư và chất lượng cuộc sống dân cư (sử dụng bản đồ và bảng số liệu). – Đặc điểm phát triển và phân bố các ngành kinh tế của vùng – Trình bày được sự phát triển và phân bố một trong các ngành kinh tế của vùng (sử dụng bản đồ và bảng số liệu). VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG – Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ – Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng. – Các đặc điểm nổi bật về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên – Phân tích được thế mạnh của vùng về tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển nông – lâm – thuỷ sản; vấn đề phát triển kinh tế biển. – Các đặc điểm nổi bật về dân cư, xã hội của vùng – Phân tích được đặc điểm dân cư, nguồn lao động và ảnh hưởng của các nhân tố này đến sự phát triển kinh tế – xã hội của vùng. – Phân tích được vấn đề đô thị hoá ở Đồng bằng sông Hồng; vị thế của Thủ đô Hà Nội. 42 Nội dung Yêu cầu cần đạt – Đặc điểm phát triển và phân bố các ngành kinh tế của vùng – Trình bày được sự phát triển và phân bố kinh tế ở vùng Đồng bằng sông Hồng (sử dụng bản đồ và bảng số liệu). – Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ – Sưu tầm tư liệu và trình bày được về vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. VÙNG BẮC TRUNG BỘ – Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ – Xác định được trên bản đồ vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng. – Các đặc điểm nổi bật về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên – Trình bày được đặc điểm phân hoá của tự nhiên và giải thích ảnh hưởng của tự nhiên đến sự hình thành cơ cấu kinh tế của vùng. – Trình bày được vấn đề phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu ở Bắc Trung Bộ. – Các đặc điểm nổi bật về dân cư, xã hội của vùng – Trình bày và giải thích được đặc điểm phân bố dân cư ở vùng Bắc Trung Bộ. – Đặc điểm phát triển và phân bố các ngành kinh tế của vùng – Phân tích được sự phát triển và phân bố kinh tế ở vùng Bắc Trung Bộ (sử dụng bản đồ và bảng số liệu). – Phân tích được thế mạnh về du lịch ở vùng Bắc Trung Bộ. – Phân tích được vấn đề phát triển kinh tế biển ở vùng Bắc Trung Bộ. VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ – Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ – Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng. – Các đặc điểm nổi bật về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên – Phân tích được đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, các thế mạnh và hạn chế chính. 43 Nội dung Yêu cầu cần đạt – Các đặc điểm nổi bật về dân cư, xã hội của vùng – Trình bày được sự phân bố dân cư, dân tộc. – Đặc điểm phát triển và phân bố các ngành kinh tế của vùng – Phân tích được những chuyển biến trong sự phát triển và phân bố kinh tế của vùng. – Phân tích được sự phát triển của một số ngành kinh tế thế mạnh của vùng (sử dụng bản đồ và bảng số liệu). – Sử dụng sơ đồ tư duy để phân tích được ảnh hưởng của nạn hạn hán và sa mạc hoá đối với sự phát triển kinh tế – xã hội ở vùng khô hạn Ninh Thuận – Bình Thuận. – Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung – Trình bày được về vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. VÙNG TÂY NGUYÊN – Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ – Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng. – Các đặc điểm nổi bật về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên – Trình bày được các thế mạnh và hạn chế về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng. – Các đặc điểm nổi bật về dân cư, xã hội của vùng – Nhận xét được đặc điểm dân cư, văn hoá của các dân tộc Tây Nguyên. – Đặc điểm phát triển và phân bố các ngành kinh tế của vùng – Trình bày được sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế thế mạnh của vùng Tây Nguyên; các vấn đề môi trường trong phát triển. VÙNG ĐÔNG NAM BỘ – Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ – Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng. – Các đặc điểm nổi bật về điều kiện tự nhiên và tài – Phân tích được các thế mạnh và hạn chế về điều kiện tự nhiên và tài 44 Nội dung Yêu cầu cần đạt nguyên thiên nhiên nguyên thiên nhiên của vùng. – Các đặc điểm nổi bật về dân cư, xã hội của vùng – Trình bày được đặc điểm về dân cư, đô thị hoá ở vùng Đông Nam Bộ. – Đặc điểm phát triển và phân bố các ngành kinh tế của vùng – Trình bày được sự phát triển và phân bố một trong các ngành kinh tế thế mạnh của vùng (sử dụng bản đồ và bảng số liệu). – Phân tích được ý nghĩa của việc tăng cường kết nối liên vùng đối với sự phát triển của vùng. – Phân tích được vị thế của Thành phố Hồ Chí Minh. – Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam – Tìm kiếm thông tin, viết báo cáo ngắn về sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG – Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ – Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng. – Các đặc điểm nổi bật về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên – Phân tích được các thế mạnh và hạn chế về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng. – Các đặc điểm nổi bật về dân cư, xã hội của vùng – Phân tích được đặc điểm dân cư; một số vấn đề xã hội của vùng. – Đặc điểm phát triển và phân bố các ngành kinh tế của vùng – Trình bày được sự phát triển và phân bố một số ngành kinh tế thế mạnh của vùng (sử dụng bản đồ và bảng số liệu). – Tìm hiểu thông tin và phân tích được tác động của biến đổi khí hậu đối với Đồng bằng sông Cửu Long; đề xuất giải pháp ứng phó. – Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long – Trình bày được về vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long. 45 Nội dung Yêu cầu cần đạt PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG BIỂN ĐẢO – Biển và đảo Việt Nam – Trình bày được trên sơ đồ các vùng biển quốc gia; xác định trên bản đồ các huyện đảo và các tỉnh có các huyện đảo đó. – Phát triển tổng hợp kinh tế biển – Trình bày được nội dung phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển; ý nghĩa của việc phát triển tổng hợp kinh tế biển đảo đối với việc bảo vệ tài nguyên, môi trường và giữ vững chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông. – Khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển đảo – Phân tích được vấn đề khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường và giữ vững chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông. LỊCH SỬ Nội dung Yêu cầu cần đạt THẾ GIỚI TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945 – Nước Nga và Liên Xô từ năm 1918 đến năm 1945 – Nêu được những nét chính về nước Nga trước khi Liên Xô được thành lập. – Trình bày được những thành tựu và chỉ ra được hạn chế của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô. – Châu Âu và nước Mỹ từ năm 1918 đến năm 1945 – Trình bày được những nét chính về: phong trào cách mạng và sự thành lập Quốc tế Cộng sản; đại suy thoái kinh tế 1929 – 1933; 46 Nội dung Yêu cầu cần đạt sự hình thành chủ nghĩa phát xít ở châu Âu. – Nhận biết được tình hình chính trị và sự phát triển kinh tế của nước Mỹ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới. – Châu Á từ năm 1918 đến năm 1945 – Nêu được những nét chính về tình hình châu Á từ năm 1918 đến năm 1945. – Chiến tranh thế gi
File đính kèm:
- chuong_trinh_giao_duc_pho_thong_chuong_trinh_mon_lich_su_va.pdf