Chương trình chuyên sâu THPT chuyên môn Địa lý
Phư¬ơng pháp dạy học cần được đổi mới nhằm phát huy tính tích cực chủ động của HS.
- Đổi mới phương pháp dạy học Địa lí (PPDHĐL) theo định hướng tích cực hoá hoạt động học tập của HS không có nghĩa là loại bỏ các PPDH hiện có và thay vào đó là các PPDH mới ( hay còn gọi là PPDH hiện đại) bởi các PPDH hiện có như phương pháp giảng dạy dùng lời, phương pháp sử dụng các phư¬ơng tiện trực quan.vẫn rất cần thiết trong quá trình dạy học, mà phải tìm ra cách vận dụng và phối hợp các PPDH một cách linh hoạt nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong học tập. Cần kế thừa, phát triển những mặt tích cực của các PPDH hiện đang dùng, đồng thời phải học hỏi, vận dụng một số PPDH mới phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện dạy và học ở nước ta hiện nay.
- Đổi mới PPDH không chỉ là đổi mới PP dạy (cách dạy) của thầy mà còn phải quan tâm đến PP học (cách học) của trò, phải “dạy cách tự học” cho HS. Từ đó, từng bư¬ớc hình thành cho HS năng lực tự học, tự nghiên cứu để họ có thể tự bổ sung kiến thức và học thường xuyên suốt đời.
- Cần đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy – học (cá nhân, theo nhóm, theo lớp; học trong lớp và trên thực địa ) nhằm hình thành và phát triển ở HS khả năng sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp
tựu đó. Kĩ năng: - Sử dụng bản đồ kinh tế Ấn Độ để trình bày về sự phân bố của các ngành kinh tế. - Phân tích các bảng số liệu về kinh tế. - Chiến lược phát triển kinh tế - Nông nghiệp: cuộc cách mạng xanh. - Công nghiệp hoá. - Sự phân bố công nghiệp, nông nghiệp. 2. Ô- xtrây-li-a : 2 tiết TT Nội dung Mức độ cần đạt Ghi chú 1 Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên Kiến thức: - Trình bày được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và đặc điểm tự nhiên của Ô-xtrây-li-a. - Phân tích được những thuận lợi, khó khăn của điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế . Kĩ năng: Sử dụng bản đồ Tự nhiên châu Đại Dương để trình bày về vị trí địa lí và các đặc điểm tự nhiên của Ô-xtrây-li- a. - Nằm ở Nam Bán Cầu, đất nước rộng lớn, bao chiếm cả một lục địa; thiên nhiên đa dạng, giàu tài nguyên khoáng sản; nhiều động, thực vật quý hiếm. - Phần lớn lãnh thổ có khí hậu khô hạn. 2 Dân cư và xã hội Kiến thức - Trình bày và giải thích được các đặc điểm dân cư của Ô-xtrây-li- a. Kĩ năng - Sử dụng bản đồ phân bố dân cư ; phân tích các số liệu, tư liệu để trình bày về một số vấn đề dân cư của Ô-xtrây-li- a. - Dân nhập cư chiếm đa số, gia tăng dân số cơ giới; quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo, đa văn hoá; phân bố dân cư rất không đều, mức độ đô thị hoá cao. - Bảng số liệu và bản văn, tranh ảnh 3 Kinh tế Kiến thức Nhận biết và chứng minh được Ô-xtrây-li-a có nền kinh tế phát triển ở trình độ cao và năng động. Kĩ năng - Sử dụng bản đồ kinh tế Ô-xtrây-li- a để trình bày về sự phân bố của các ngành kinh tế. - Phân tích các bảng số liệu về kinh tế. - Vai trò của các ngành kinh tế tri thức, tỉ trọng dịch vụ trong cơ cấu GDP. - Nền công nghiệp phát triển cao và nền nông nghiệp hiện đại. - Chú ý việc phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường. - Sự phân bố công nghiệp, nông nghiệp. IV. Giải thích và hướng dẫn thực hiện 4. 1. Kế hoạch dạy học - Nội dung nâng cao: Thực hiện theo kế hoạch và phân phối chương trình của Bộ GD&ĐT. - Nội dung chuyên sâu: Việc sắp xếp các chủ đề chuyên sâu bám sát theo nội dung chương trình nâng cao. Nội dung nâng cao và chuyên sâu gắn bó với nhau tạo nên sự thống nhất của môn học, vì vậy cần được thực hiện đồng thời trong cùng một thời điểm, không nên hoàn thành nội dung nâng cao mới thực hiện nội dung chuyên sâu. Tuỳ điều kiện thực tế của nhà trường, GV có thể tăng hoặc giảm thời lượng dạy học các nội dung cho phù hợp, nhưng không cắt xén các nội dung nêu trên. 4. 2. Nội dung dạy học a) Các căn cứ để lựa chọn và cấu trúc nội dung chuyên sâu - Mục tiêu dạy học của các trường chuyên - Chương trình, SGK Địa lí lớp 11 nâng cao THPT - Chương trình tự chọn THPT môn Địa lí - Thực tiễn dạy học ở các trường chuyên. b) Gợi ý thực hiện nội dung chuyên sâu Dựa trên nội dung chương trình nâng cao, nội dung chuyên sâu đề cập đến những kiến thức, kĩ năng cơ bản của một số khu vực, quốc gia cần được đi sâu hơn, đồng thời có bổ sung một số kiến thức, kĩ năng nhằm giúp học sinh hiểu sâu và rộng hơn nội dung chương trình Địa lí lớp 11 và tạo điều kiện cho các em tham gia các kì thi học sinh giỏi quốc gia. Trong quá trình dạy học, tuỳ theo đặc điểm của đối tượng học sinh, giáo viên có thể tăng hoặc giảm thời lượng dạy học nội dung chuyên sâu cho phù hợp, nhằm nâng cao hiệu quả dạy học trên nguyên tắc đảm bảo các yêu cầu về kiến thức, kĩ năng của chương trình, phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh. c) Gợi ý biên soạn thêm một số nội dung chuyên sâu cho phù hợp với thực tiễn địa phương, cập nhật xu hướng thi học sinh giỏi quốc gia Bên cạnh các nội dung quy định trong chương trình nâng cao đã được cụ thể hoá trong SGK nâng cao, giáo viên có thể biên soạn nội dung chuyên sâu theo hướng dẫn này để có tài liệu cụ thể thuận lợi cho việc dạy học của thầy, trò và đáp ứng tốt hơn cho các kì thi học sinh giỏi quốc gia. Nguyên tắc biên soạn chương trình chuyên sâu: - Không trùng lặp nội dung đã có trong chương trình nâng cao và chương trình chuyên sâu do Bộ ban hành. - Bảo đảm chính xác, khoa học và cập nhật. - Có tác dụng hỗ trợ tốt cho việc học tập các nội dung của chương trình nâng cao. - Có tính thiết thực và phù hợp khả năng nhận thức của học sinh. d) Quy định những nội dung thi học sinh giỏi quốc gia Nội dung thi học sinh giỏi quốc gia cần đảm bảo được các yêu cầu về kiến thức, kĩ năng đã quy định trong chương trình Địa lí lớp 11 do Bộ ban hành ( chương trình nâng cao và chương trình chuyên sâu). 4.3. Về phương pháp và phương tiện dạy học a) Về phương pháp dạy học Phương pháp dạy học cần được đổi mới nhằm phát huy tính tích cực chủ động của HS. - Đổi mới phương pháp dạy học Địa lí (PPDHĐL) theo định hướng tích cực hoá hoạt động học tập của HS không có nghĩa là loại bỏ các PPDH hiện có và thay vào đó là các PPDH mới ( hay còn gọi là PPDH hiện đại) bởi các PPDH hiện có như phương pháp giảng dạy dùng lời, phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan...vẫn rất cần thiết trong quá trình dạy học, mà phải tìm ra cách vận dụng và phối hợp các PPDH một cách linh hoạt nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong học tập. Cần kế thừa, phát triển những mặt tích cực của các PPDH hiện đang dùng, đồng thời phải học hỏi, vận dụng một số PPDH mới phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện dạy và học ở nước ta hiện nay. - Đổi mới PPDH không chỉ là đổi mới PP dạy (cách dạy) của thầy mà còn phải quan tâm đến PP học (cách học) của trò, phải “dạy cách tự học” cho HS. Từ đó, từng bước hình thành cho HS năng lực tự học, tự nghiên cứu để họ có thể tự bổ sung kiến thức và học thường xuyên suốt đời. - Cần đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy – học (cá nhân, theo nhóm, theo lớp; học trong lớp và trên thực địa …) nhằm hình thành và phát triển ở HS khả năng sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp… - Đổi mới PPDH phải chú ý tới đặc trưng về nội dung và phương pháp của môn học. b) Về phương tiện dạy học - Cần có đủ các phương tiện dạy học theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu do Bộ ban hành. Ngoài ra, các trường có thể trang bị và tạo thêm các phương tiện dạy học có tác dụng tốt đối với việc dạy học Địa lí lớp 11. - Trong quá trình sử dụng các phương tiện dạy học, cần lưu ý: + Coi trọng chức năng là "nguồn kiến thức" của các phương tiện dạy học, không chỉ sử dụng các phương tiện dạy học để minh hoạ cho nội dung bài giảng. + GV không là người "độc quyền" sử dụng các phương tiện dạy học, mà phải là người tổ chức, hướng dẫn HS khai thác kiến thức từ các phương tiện dạy học, qua đó rèn luyện kĩ năng địa lí và phương pháp tự học cho HS. + Hướng dẫn HS sử dụng các phương tiện dạy học theo một quy trình hợp lí để có thể khai thác tối đa kiến thức từ các phương tiện đó. 4.4. Về đánh giá kết quả học tập của học sinh - Cần đảm bảo việc đánh giá kết quả học tập của HS theo đúng quy định của Bộ GD&ĐT. - Đánh giá theo kết quả đầu ra: Kết quả đầu ra là kết quả của một quá trình học tập trong một thời gian dài, "cái" mà HS học được chứ không phải "cái" mà GV dạy. Những kết quả này về cơ bản được xác định trong mục tiêu và chuẩn kiến thức - kĩ năng của chương trình Địa lí lớp 11 nâng cao. - Đánh giá quá trình: Đánh giá quá trình đòi hỏi việc ĐGKQHT của HS không chỉ thông qua các bài kiểm tra định kì, mà còn phải thông qua các hình thức đánh giá khác trong suốt quá trình học tập của HS. - Nội dung kiểm tra, đánh giá: Đánh giá kết quả học tập (KQHT) thực chất là việc xem xét mức độ đạt được của HS về kiến thức, kĩ năng so với mục tiêu môn học đã đề ra. Vì vậy, cần căn cứ vào mục tiêu của môn Địa lí lớp 11, chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình Địa lí lớp 11 nâng cao và nội dung chuyên sâu để xác định nội dung kiểm tra, đánh giá. - Hình thức và phương pháp đánh giá: Ngoài các bài kiểm tra, cần đánh giá kết quả học tập của HS qua các hình thức đánh giá khác như đánh giá qua thực hành, thảo luận nhóm, báo cáo ngắn của HS... , đồng thời cần sử dụng nhiều phương pháp đánh giá như trắc nghiệm tự luận, trắc nghiệm khách quan, phương pháp quan sát... - Tạo điều kiện để HS được tự đánh giá, kết hợp giữa việc đánh giá của GV với tự đánh giá của HS qua đó để điều chỉnh hoạt động dạy và hoạt động học. LỚP 12 I. Mục đích - Thống nhất trên phạm vi toàn quốc kế hoạch dạy học và nội dung dạy học môn Địa lí cho trường THPT chuyên - Đáp ứng yêu cầu phát triển năng khiếu bộ môn Địa lí. II. Kế hoạch dạy học Tổng số tiết: 150% số tiết của chương trình nâng cao, trong đó 50% là dành cho nội dung chuyên sâu. - Học kì I: (Theo phân phối CT của Bộ Giáo dục và Đào tạo) - Học kì II: (Theo phân phối CT của Bộ Giáo dục và Đào tạo) III. Nội dung giảng dạy 1. Cấu trúc nội dung giảng dạy Nội dung giảng dạy bao gồm: - Chương trình nâng cao: 70 tiết (gồm cả ôn tập và kiểm tra) - Chương trình chuyên sâu: 35 tiết. 2. Nội dung chuyên sâu Chuyên đề 1: Đặc điểm của các thành phần tự nhiên Số tiết: 5 TT Nội dung Mức độ cần đạt Ghi chú 1 Địa hình Kiến thức: - Phân tích và giải thích được các đặc điểm chung của địa hình Việt Nam. - Phân biệt được sự khác nhau giữa các khu vực địa hình ở Việt Nam. - Phân tích những thuận lợi và khó khăn do địa hình mang lại đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Kĩ năng: - Đọc và phân tích bản đồ địa hình Việt Nam treo tường và bản đồ trong Atlat Địa lí Việt Nam. - Biết thu thập, khai thác được các thông tin có liên quan đến địa hình Việt Nam. - Liên hệ với đặc điểm địa hình địa phương. - Liên hệ với lịch sử hình thành lãnh thổ. - Khu vực đồi núi (bao gồm cả các cao nguyên và vùng trung du) và khu vực đồng bằng. 2 Khí hậu Kiến thức: - Phân tích và giải thích được các đặc điểm chung của khí hậu Việt Nam. - Phân tích được những thuận lợi và khó khăn của khí hậu đối với đời sống và hoạt động sản xuất. Kĩ năng: - Đọc và phân tích bản đồ khí hậu Việt Nam. - Biết sưu tầm, thu thập tư liệu, tài liệu minh hoạ cho các kiến thức đã học. - Liên hệ với đặc điểm khí hậu địa phương. - Thông qua các yếu tố khí hậu: nhiệt độ, độ ẩm, gió, mưa. 3 Thuỷ văn Kiến thức: - Phân tích và giải thích được đặc điểm sông ngòi Việt Nam. - Phân tích được những thuận lợi và khó khăn của thủy văn đối với đời sống và hoạt động sản xuất. Kĩ năng: - Đọc và phân tích được bản đồ sông ngòi, bản đồ tự nhiên Việt Nam. - Biết thu thập, khai thác được các thông tin có liên quan đến thuỷ văn Việt Nam. - Mối quan hệ giữa thủy văn với khí hậu, địa hình. - Ảnh hưởng của hoạt động kinh tế – xã hội đối với thủy văn. 4 Thổ nhưỡng, sinh vật Kiến thức: - Phân tích và giải thích đặc điểm và sự phân bố thổ nhưỡng, sinh vật Việt Nam. - Phân tích mối quan hệ giữa lớp phủ thổ nhưỡng và sinh vật. Kĩ năng: - Đọc và phân tích bản đồ thổ nhưỡng và sinh vật Việt Nam treo tường và bản đồ trong Atlat Địa lí Việt Nam có liên quan đến nội dung bài học. - Biết thu thập, khai thác được các thông tin có liên quan đến thổ nhưỡng và sinh vật Việt Nam. - Liên hệ với đặc điểm thổ nhưỡng và sinh vật địa phương. Chuyên đề 2: Sự phân hoá của tự nhiên Việt Nam Số tiết: 4 TT Nội dung Mức độ cần đạt Ghi chú 1 Các quy luật phân hoá của tự nhiên Việt Nam Kiến thức: - Phân tích được các quy luật phân hoá của tự nhiên Việt Nam. - Phân tích nguyên nhân chính dẫn đến sự phân hoá của tự nhiên Việt Nam. Kĩ năng: - Đọc và phân tích được các bản đồ khí hậu, địa hình để nhận xét sự biến đổi theo các qui luật phân hoá. - Xây dựng được các bảng, biểu đồ để thể hiện rõ sự biến đổi của các yếu tố của các thành phần tự nhiên. - Sự phân hoá của tự nhiên theo vĩ tuyến (hay sự phân hoá Bắc - Nam); sự phân hoá theo kinh tuyến (hay sự phân hoá Đông - Tây); phân hoá theo độ cao (chỉ thể hiện ở các vùng núi). - Sự phân hoá của tự nhiên bao giờ cũng là sự tác động đồng thời của quy luật địa đới và quy luật phi địa đới. 2 Sự phân hoá tự nhiên lãnh thổ Việt Nam Kiến thức: - Nhận biết được phạm vi, ranh giới của 3 miền địa lí tự nhiên ở Việt Nam. - Phân tích và giải thích được một số đặc điểm cơ bản của 3 miền địa lí tự nhiên Việt Nam. Kĩ năng: Phân tích, so sánh các đặc điểm tự nhiên các vùng lãnh thổ khác nhau trên đất nước ta. - Ranh giới của các miền tự nhiên thực chất là các ranh giới quy ước. - Địa hình về cơ bản là ranh giới của các miền địa lí tự nhiên. - Sự khác biệt giữa các miền (các khu) địa lí tự nhiên với các vùng kinh tế – xã hội. Chuyên đề 3: Vấn đề sử dụng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường Việt Nam Số tiết: 3 TT Nội dung Mức độ cần đạt Ghi chú 1 Vấn đề sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên Việt Nam Kiến thức: Hiểu được giá trị của nguồn tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam. Hiểu được yêu cầu phải sử dụng hợp lí và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên ở nước ta. Kĩ năng: Phân tích bảng số liệu, biểu đồ về sự biến động của một số tài nguyên thiên nhiên. - Tài nguyên sinh vật, đất, nước, khóang sản, khí hậu, cảnh quan. 2 Bảo vệ môi trường tự nhiên Việt Nam Kiến thức - Hiểu được ba mục tiêu quan trọng nhất của phát triển bền vững là: đạt hiệu quả kinh tế cao, ổn định xã hội và bảo vệ môi trường. - Biết được hiện trạng môi trường tự nhiên Việt Nam và giải thích được nguyên nhân gây biến động môi trường. - Biết một số biện pháp bảo vệ môi trường tự nhiên ở nước ta. Kĩ năng - Vận dụng được một số biện pháp cụ thể để bảo vệ môi trường tự nhiên ở địa phương. - Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường gây nên các tai biến thiên nhiên (gia tăng bão, mưa lớn, lũ lụt, hạn hán, nắng nóng, rét lạnh...) và tình trạng ô nhiễm môi trường (nước, không khí, đất). - Các giải pháp về : chính sách luật pháp, giáo dục tuyên truyền, kinh tế, khoa học công nghệ. Chuyên đề 4: Những vấn đề của địa lí dân cư Số tiết: 4 TT Nội dung Mức độ cần đạt Ghi chú 1 Đặc điểm dân số và phân bố dân cư ở nước ta Kiến thức - Chứng minh và giải thích đặc điểm dân số nước ta và nêu rõ ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế - xã hội. + Quy mô dân số đông và vẫn đang tăng + Có nhiều thành phần dân tộc với những đặc điểm khác nhau + Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ, đang bước vào giai đoạn cơ cấu dân số già. + Ảnh hưởng của đặc điểm dân số nước ta đến phát triển kinh tế - xã hội và môi trường - Giải thích được vì sao phải tiến hành phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng - Nêu rõ được vì sao nước ta phải tiếp tục thực hiện chính sách DS - KHHGĐ. Kĩ năng - Tính được thời gian dân số tăng gấp đôi - Biết cách sử dụng Atlát Địa lí Việt Nam và phân tích biểu đồ, bảng số liệu để trình bày được đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta + Với số dân tính đến 0 giờ ngày 1/4/2009 là 85.789.573 người, đứng thứ 3 ở Đông Nam Á và thứ 13 thế giới, trong khi về diện tích tự nhiên chỉ đứng thứ 62. · Thuộc nhóm có mật độ dân số cao nhất thế giới (gấp 5 lần mật độ dân số thế giới và gấp 6 - 7 lần “mật độ chuẩn”) · Qui mô dân số đông song phân bố không đồng đều, có sự khác biệt theo vùng. · Mỗi năm dân số nước ta tăng thêm gần 950 nghìn người trong vòng 10 năm 1999 - 2009. + Có sự chênh lệch lớn về số lượng dân cư (người Kinh chiếm 86,2%, trong khi 53 dân tộc còn lại chỉ chiếm 13,8%). Các dân tộc cư trú xen kẽ nhau, phân tán trên nhiều vùng lãnh thổ, hình thành các vùng tộc người (dẫn chứng ví dụ vùng Tây Bắc có 31 dân tộc, trong đó người Thái và người Mường đông nhất). · Các dân tộc thiểu số thường sống tại những địa bàn có tầm quan trọng chiến lược về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng, môi trường sinh thái (ví dụ về chính trị và an ninh quốc phòng vùng các dân tộc thiểu số sinh sống có đường biên giới đất liền và trên biển - được coi là “nơi biên viễn, đất phên dậu”) · Có sự chênh lệch đáng kể về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các dân tộc. · Mỗi dân tộc đều có nền văn hoá riêng, với những nét độc đáo riêng hợp thành nền văn hoá Việt Nam đa bản sắc. · Các dân tộc dù có thời gian sinh sống ở Việt Nam khác nhau, song đều có truyền thống đoàn kết gắn bó để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. + Dựa vào hình 21.1 để chứng minh và giải thích tỉ lệ gia tăng dân số trung bình năm theo 3 giai đoạn: 1921 - 1954, 1954 - 1976, 1976 đến nay. · Tham khảo qui mô dân số Việt Nam từ 1900 - 2008 để biết thời gian dân số tăng gấp đôi, giai đoạn bùng nổ dân số (1955 - 1999). Giải thích nguyên nhân: tự nhiên - sinh học, kinh tế - xã hội và chính sách dân số. · Cơ cấu dân số trẻ vì tỉ lệ nhóm trẻ em tuy ngày càng giảm (27,0% năm 2005, 25,6% năm 2007) nhưng tỉ lệ nhóm người già vẫn dưới 10% (năm 2007 đạt 9,4%) song đang ở giai đoạn kết thúc và bước sang giai đoạn cơ cấu dân số già (số người trong độ tuổi lao động cao). + Ảnh hưởng tích cực: quy mô dân số đông, cơ cấu dân số trẻ tạo ra nguồn lao động dồi dào, của cải làm ra nhiều, tác động tích cực đến nền kinh tế. Tỉ lệ người phụ thuộc ít đi, là cơ hội để cải thiện chất lượng cuộc sống, chất lượng dân số. + Ảnh hưởng tiêu cực: kinh tế (gia tăng GDP và GDP/người, tích luỹ và tiết kiệm, dịch vụ đời sống xã hội); xã hội (việc làm và thất nghiệp, y tế - giáo dục, tệ nạn xã hội...); môi trường (khai thác và sử dụng tài nguyên, ô nhiễm môi trường) + Phân bố dân cư và lao động không tương xứng và phù hợp với diện tích tự nhiên và phân bố tài nguyên thiên nhiên. · Vùng đồng bằng tập trung khoảng 75% dân số, trong đó riêng hai vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long đã chiếm gần 43%. Hai vùng trung du và miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên chỉ chiếm 19% dân số với trên 47% diện tích tự nhiên. · Tỉ lệ dân số thành thị tuy đã tăng dần, nhưng tỉ lệ dân số thành thị/nông thôn ở mức xấp xỉ 3/7 như hiện nay chứng tỏ Việt Nam vẫn đang phát triển ở trình độ thấp. · Dưới tác động của nền kinh tế thị trường, dân số và lao động đã có sự phân bố lại song nhà nước cần có giải pháp điều tiết tình trạng di dân tự do, quan tâm hơn nữa tới phân bố dân cư và lao động thông qua kế hoạch xây dựng và phát triển kinh tế vùng để sử dụng có hiệu quả nguồn lực và thế mạnh của từng vùng. + Chính sách DS - KHHGĐ thực hiện cuộc vận động mỗi cặp vợ chồng có từ 1 - 2 con và ổn định kinh tế. + Thực hiện chính sách DS - KHHGĐ nhằm giải quyết và kiểm soát quy mô dân số, cơ cấu dân số và phân bố dân cư để đạt được mục tiêu nâng cao chất lượng dân số, thúc đẩy đất nước phát triển bền vững. + Công thức tính: , trong đó r là tỉ suất gia tăng dân số. + Các trang 11 về qui mô dân số, cơ cấu dân số và phân bố dân cư. Trang 12 về các nhóm tộc người, số lượng các dân tộc và sự phân bố. 2 Lao động và việc làm Kiến thức Phân tích được những thế mạnh và hạn chế của lao động và việc làm ở nước ta. Giải thích nguyên nhân. - Thế mạnh + Số lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân đã tăng nhanh. + Chất lượng nguồn lao động tăng + Tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm giảm + Cơ cấu lao động đang làm việc theo thành phần kinh tế đang chuyển dịch + Cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế đã chuyển dịch theo hướng tích cực + Đẩy mạnh xuất khẩu lao động + Nguyên nhân - Những hạn chế + Tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm còn cao + Cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế chuyển dịch còn chậm + Chất lượng lao động chưa cao + Năng suất lao động còn thấp Kĩ năng - Vẽ được các dạng biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu lao động ở nước ta. - Thu thập và phân tích số liệu, thông tin về số lượng và chất lượng nguồn lao động. + Dẫn chứng từ 29,4 triệu lao đọng năm 1990 lên 37,6 triệu năm 2000, 42,5 triệu năm 2005 và trên 45,0 triệu năm 2008. Sau 18 năm, số lao động đang làm việc tăng thêm trên 15,6 triệu người, bình quân 1 năm tăng 868 nghìn người. + Tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị từ 11,9% giai đoạn 1989 - 1990 xuống còn 5,3%; tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn giảm từ 29% năm 1998 xuống còn dưới 20%. + Theo hướng giảm tỉ trọng ở khu vực nhà nước, tăng tỉ trọng ở khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, tương ứng là 11,6% và 88,4% năm 1990 và 9,0% và 91% năm 2008. + Giảm tỉ trọng khu vực nông - lâm - ngư, tăng nhanh tỉ trọng của khu vực dịch vụ và công nghiệp - xây dựng. + Tổng số lao động xuất khẩu có khoảng 400 nghìn người, giải quyết công ăn việc làm mỗi năm khoảng
File đính kèm:
- chuyen de chuyen sau THPT chuyen mon dia li.doc