Chủ đề dạy học tích hợp liên môn - môn Sinh học: ‘‘Mối quan hệ giữa con người và sinh vật với môi trường’’

BÀI THUYẾT TRÌNH

SỰ THÍCH NGHI CỦA SINH VẬT SỐNG TRONG CÁC KIỂU KHÍ HẬU CỦA TỪNG ĐỚI KHÍ HẬUTRÊN TRÁI ĐẤT

 Trải qua thời gian hàng thiên niên kỉ, sinh vật tồn tại và phát triển cùng với sự biến đổi của khí hậu trên Trái Đất, qua năm, tháng mỗi chủng loài tự biến đổi, thích nghi với từng kiểu khí hậu; từ tập tính sinh hoạt, cấu trúc, đến hình thái cơ thể để phù hợp với điều kiện sống của môi trường. Trên Trái Đất đã hình thành nên các đới khí hậu khác nhau, trong mỗi đới lại hình thành nên các kiểu khí hậu khác nhau, quần thể sinh vật sống trong đó vì vậy trở nên rất đa dạng.

 Hai học sinh lên thuyết minh, dùng một số bức tranh về sinh vật ở các môi trường khí hậu nhưng không có tiêu đề để các nhóm khác tham gia.

 

doc51 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1700 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Chủ đề dạy học tích hợp liên môn - môn Sinh học: ‘‘Mối quan hệ giữa con người và sinh vật với môi trường’’, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n luyện được kĩ năng làm việc nhóm.
- Góp phần hình thành kĩ năng thu thập thông tin, phỏng vấn, điều tra thực tế,Kĩ năng viết báo cáo và trình bày vấn đề.
Thời gian: Tuần 2, 3
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- GV giúp đỡ, định hướng cho học sinh và các nhóm trong quá trình làm việc.
- Đặt lịch giải đáp thắc mắc cho HS. Giúp đỡ HS khi HS yêu cầu.
- Các nhóm HS phân công nhiệm vụ, xây dựng kế hoạch sinh hoạt nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Viết nhật kí và biên bản làm việc nhóm.
- Viết báo cáo, sắp xếp các nội dung tìm hiểu nghiên cứu được thành kịch bản để tổ chức trò chơi cho các bạn của nhóm khác.
- Chuẩn bị tổ chức báo cáo kết quả làm việc thông qua thuyết trình và tổ chức trò chơi, thảo luận, tiểu phẩm, triển lãm...: nội dung, tổ chức, cơ sở vật chất, thiết bị,
Hoạt động 3: Kết thúc dự án.
1. Mục tiêu: 
 - Học sinh báo cáo được kết quả làm việc của các nhóm: trình bày báo cáo.
- Biết tự đánh giá sản phẩm của nhóm và đánh giá sản phẩm của các nhóm khác.
- Hình thành được kĩ năng: lắng nghe, thảo luận, nêu vấn đề và thương thuyết. 
- Góp phần rèn luyện các kĩ năng bộ môn.
- Bồi dưỡng tình yêu, trách nhiệm bảo vệ môi trường.
2. Thời gian: Tuần 4
3. Thành phần tham dự: 	 
- Ban Giám hiệu và tổ trưởng chuyên môn
- GVBM: Địa lí, Vật lí, Công nghệ, Hóa học, Sinh học, Ngữ Văn, Mĩ thuật
- Học sinh khối 9
4.	 Nhiệm vụ của học sinh
- Tổ chức chương trình.
- Báo cáo các nội dung chủ đề theo sự phân công.
- Chuẩn bị các câu hỏi các nhóm khác.
- Tự đánh giá sản phẩm của nhóm mình và tham gia đánh giá sản phẩm của các nhóm khác.
5. Nhiệm vụ của giáo viên
- Quan sát, đánh giá
- Hỗ trợ, cố vấn.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS 
Nội dung
* GV phát cho HS và các đại biểu tham dự phiếu đánh giá và tự đánh giá sản phẩm của các nhóm.
* Các nhóm cử đại diện báo cáo các nội dung chủ đề theo sự phân công.
 A. Nội dung 1: Nhóm I: Khái niệm môi trường. Trình bày sự thích nghi của sinh vật ở các môi trường.
 Nhóm 1: Báo cáo nội dung 1.1 (Môi trường là gì, con người và sinh vật sống trong các môi trường chính nào) 
 1. Hình thức báo cáo: Trò chơi,
 2. Tiến hành báo cáo
 -Trò chơi: Học sinh trong nhóm treo tranh lên bảng, các nhóm khác tham gia tìm hiểu các loại môi trường và sinh vật sống trong các loại môi trường đó.
 - Kiểm tra thông tin ghi nhận bằng câu hỏi trắc nghiệm.
Nhóm 2: Báo cáo nội dung 2. 2 Khái niệm môi trường
1. Hình thức báo cáo: Thuyết trình.
 2. Tiến hành báo cáo
 - Hai học sinh dùng sơ đồ để thuyết trình nội dung: Sự thích nghi của sinh vật ở các môi trường khí hậu.
 - Các bạn nhóm khác lắng nghe bài thuyết trình và tham gia tìm hiểu sụ thích nghi của sinh vật ở các môi trường 
 - Kiểm tra thông tin ghi nhận bằng trò chơi
1. Khái niệm môi trường. Các loại môi trường sống của sinh vật và con người, sự thích nghi của sinh vật ở các đới khí hậu 
- Khái niệm môi trường: 
- Con người và sinh vật sống trong các môi trường chính.
Các kiểu môi trường:
+MT đới nóng:
+ MT đới ôn hoà:
+ MT đới lạnh:
 B. Nội dung 2: Sự thích nghi của sinh vật với các yếu tố sinh thái
Nhóm 3: Báo cáo nội dung 2.1 Điền vào sơ đồ để thể hiện mối quan hệ giữa các nhân tố sinh thái của môi trường đối với sinh vật.
1. Hình thức báo cáo: chơi trò chơi ai nhanh nhất.
2. Tiến hành báo cáo
 - Đại diện các nhóm tìm và dán vào sơ đồ có nôi dung: sự thích nghi của sinh vật dưới các tác động của ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ và giữa sinh vật với nhau. 
 - Các bạn nhóm khác lắng nghe bài thuyết trình và hoàn thành phiếu ghi nhận thông tin tính thích nghi của sinh vật đối với môi trường.
- Đánh giá hoạt động nhận trò chơi “ai nhanh nhất”
Nhóm 4: Báo cáo nội dung 2.2. Khái niệm về hiện tượng đột biến gen, đột biến NST và tác động của nội dung về mặt tích cực và tiêu cực.
1. Hình thức báo cáo: Tổ chức trò chơi: Đi tìm địa chỉ các khái niệm và kết quả
2. Tiến hành báo cáo
- Mời 4 bạn nhóm khác cùng tham gia trò chơi 
- Nhóm tổ chức theo dõi sự hiểu biết của các bạn tham gia và đánh gíá kết quả
- Tổ chức thảo luận về nội dung nôi dung vừa trình bày 
*Trong thời gian nhóm tiến hành báo cáo, các nhóm khác hoàn thành phiếu ghi nhận nội dung thông tin dưới tác động của các yếu tố môi trường sinh vật sẻ biến đổi theo dạng nào?
2. Sự thích nghi của sinh vật với các nhân tố sinh thái.
2.1: Thường biến:
- Khái niệm - Sinh vật luôn thích nghi và tự biến đổi với điều kiện sống khác nhau.
2.2. Đột biến
- Khái niệm:
 + Đột biến gen:
 + Đột biến nhiễm sắc thể:
- Kết quả: 
 + Mặt tích cực:
 + Mặt tiêu cực: 
Nhóm 5: Báo cáo nội dung 3. Những thành tựu của con người làm biến dị gen và cấu trúc NST sinh vật theo hướng tích cực.
1. Hình thức báo cáo: Thảo luận nhóm, thuyết trình.
2. Tiến hành báo cáo:
 a. Tổ chức thảo luận: 
- Những thành tựu của con người làm biến đổi gen và cấu trúc NST của sinh vật theo hướng tích cực và tiêu cực thông qua phiếu học tập.
 b. Thuyết trình: 2 em nhóm 5 lần lượt trình bày nội dung của nhóm bằng cách điền vào chỗ chấm ( .) trong bảng để hoàn thành nội dung các khái niệm về phương pháp và kết qủa.
- Các nhóm khác đưa ra nhận xét đánh giá. 
- Trong thời gian nhóm tiến hành báo cáo, các nhóm khác hoàn thành phiếu ghi nhận thông tin 
3. Những thành tựu của con người làm biến dị gen và cấu trúc NST sinh vật theo hướng tích cực .
- Các phương pháp
 + Các tác nhân vật lí:
 + Các tác nhân hoá học:
 + Phương pháp sốc nhiệt.
- Kết quả : làm biến đổi cấu trúc ren và NST cua sinh vật theo hướng có lợi.
Nhóm 6: Báo cáo nội dung 4 Báo cáo các hình thức hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người gây tác động ô nhiễm và cạn kiệt môi trường.
1. Hình thức báo cáo: kịch bản
2. Tiến hành báo cáo: Trình bày các hình thức hoạt động sản xuất của con người ảnh hưởng đến môi trường. 
- 3 đại diện nhóm trình bày.
- HS các nhóm khác lắng nghe và hoàn thành phiếu ghi nhận thông tin.
4. Trình bày các hình thức hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người ảnh hưởng đến môi trường.
 - Các hoạt động Công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ hình thức hoạt động sinh hoạt của con người gây tác động ô nhiễm và cạn kiệt môi trường.
- Kết quả làm cạn kiệt tài nguyên ô nhiễm nguồn nước, đất và không khí. 
Hoạt động 4: Xử lí và công khai kết quả đánh giá và tự đánh giá
Mục tiêu: 
- Đánh giá kết quả làm việc của các nhóm
- Rút kinh nghiệm cho các hoạt động tiếp theo
 2. Thời gian: Cuối tuần 4 (Sử dụng tiết sinh hoạt)
- Bước 1: GV xử lí kết quả đánh giá của học sinh và các đại biểu (GV tổng hợp phiếu đánh giá, phân loại, phân tích kết quả để công bố tại lớp).
- Bước 2: Công bố kết quả đánh giá và tự đánh giá; Nhận xét, rút kinh nghiệm cho các dự án tiếp theo.
 6. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
 6.1. Tự đánh giá của học sinh
 a. Cách thức đánh giá:
 - Giao phiếu cho nhóm tự đánh giá quá trình học.
 - Giao phiếu đánh giá cho các học sinh đánh giá lẫn nhau.
 - Trao đổi, báo cáo kết quả.
 b. Hình thức đánh giá: Theo phiếu ( Phụ lục VII)
 6.2. Đánh giá của giáo viên
 a. Cách thức đánh giá:
 - Xử lí kết quả đánh giá:
 + Xử lí kết quả tự đánh giá của học sinh.
 + Xử lí kết quả đánh giá của giáo viên.
	 - Tổng hợp kết quả đánh giá.
	 - Công bố kết quả đánh giá.
 b.Hình thức đánh giá: Theo phiếu (Phụ lục VII )
 7. Các sản phẩm của học sinh:
Giáo viên và H/S vào trong cuộc thi.
7.1. Nhóm 1: 
 a. Nội dung hoạt cảnh nhóm 1
TRÒ CHƠI :
GIỚI THIỆU CÁC LOẠI MÔI TRUỜNG SÓNG, CÁC THÀNH PHÂN SỐNG TRONG TỪNG MÔI TRƯỜNG
 	Giới thiệu các loại môi trường sống, các thành phần sống trong từng môi trường 
Đồ dùng trò chơi:
	Một số tranh tự vẽ của HS
	Nội dung:
Lời dẫn:
 Môi trường là gì ? có thể phân ra các loại môi trường sống chính của con người và sinh vật như thế nào đó là nội dung của chương trình này, chúng ta cùng tìm hiểu: 
	 Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả những gì quanh chúng ta.
	Sinh vật và con người sống trong tự nhiên bao gồm các môi trường chính: 
	a )Trên mặt đất và không khí, b) Trong lòng đất, c) Trong môi trường nước.
	Nhiệm vụ của các bạn là tìm các thành phần môi trường, thành phần sinh vật, con người nào không được thể hiện, hoặc không hợp lí với chủ đề. Qua nội dung 7 tranh vẽ của HS đưa ra, để các bạn quan sát dưới hình thức trò chơi, nhằm khắc sâu kiến thức về ba loại môi trường; trong mỗi môi trường sẽ có các thành phần sinh vật, con người đang sinh sống. 
	Hình thức trò chơi: Các bạn trong nhóm một dán 7 bức tranh lên bảng, sau đó cho đại diện các nhóm lên quan sát và trả lời vào bảng nhận xét. 
7 hình ảnh về môi trường và các thành phân sống trong từng môi trường
 7.2. Nhóm 2:
b. Nội dung thuyết trình nhóm 2 ( slide thuyết trình: file NHÓM 2)
BÀI THUYẾT TRÌNH
SỰ THÍCH NGHI CỦA SINH VẬT SỐNG TRONG CÁC KIỂU KHÍ HẬU CỦA TỪNG ĐỚI KHÍ HẬUTRÊN TRÁI ĐẤT
	Trải qua thời gian hàng thiên niên kỉ, sinh vật tồn tại và phát triển cùng với sự biến đổi của khí hậu trên Trái Đất, qua năm, tháng mỗi chủng loài tự biến đổi, thích nghi với từng kiểu khí hậu; từ tập tính sinh hoạt, cấu trúc, đến hình thái cơ thể để phù hợp với điều kiện sống của môi trường. Trên Trái Đất đã hình thành nên các đới khí hậu khác nhau, trong mỗi đới lại hình thành nên các kiểu khí hậu khác nhau, quần thể sinh vật sống trong đó vì vậy trở nên rất đa dạng.
	Hai học sinh lên thuyết minh, dùng một số bức tranh về sinh vật ở các môi trường khí hậu nhưng không có tiêu đề để các nhóm khác tham gia. 
NỮ:
Sinh vật sống trên Trái Đất thật đa dạng, và phong phú muôn loài, do sự thay đổi nhiệt độ theo vĩ độ, sinh ra các đới khí hậu khác nhau
NAM:
Trong mỗi đới khí hậu lại được chia ra nhiều kiểu khí hậu khác nhau do vị trí gần hay xa biển, do độ cao hay độ che khuất của địa hình. 
NỮ:
Bây giờ chúng ta cùng tìm hiều giới sinh vật trong môi trường đới nóng. 
NAM:
Ở Môi trường đới nóng có các kiểu môi trường như sau: Môi trường Xích đạo ẩm, là nơi có biên độ nhiệt thay đổi trong năm rất nhỏ, lượng mưa lớn quanh năm, sông ngòi luôn nhiều nước, cùng với nhiệt độ cao làm cho giới sinh vật rất phong phú – ( mời 1 bạn khán giả lên tìm tranh đại diện cho môi trường )
NỮ:
Tiếp theo là môi trường nhiệt đới nằm trong khoảng 50 Bắc và nam tới vùng chí tuyến, là nơi có lượng mưa giảm dần theo vĩ độ đồng thời mưa theo mùa. 
NAM:
Ở đây có các môi trường nhiệt đới, môi trường nhiệt đới gió mùa, còn ở vùng khuất gió biển tạo thành môi trường hoang mạc, giới sinh vật sinh trưởng và phát triển dựa vào quy luật nhiệt độ cao nhưng lượng mưa thay đổi theo mùa ( mời 3 bạn khán giả lên tìm tranh đại diện cho môi cho ba môi trường trên )
NỮ:
Tiếp theo là đới khí hậu ôn hòa, nằm trong khoảng từ vùng chí tuyến đến vùng cực ở cả hai nửa cầu, trong đới khí hậu này nhiệt độ, lượng mưa đã có sự thay đổi theo hướng giảm, mùa đông thời tiết lạnh. 
NAM:
Ở đới khí hậu này cũng có các môi trường khô hạn do xa biển; môi trường vùng núi; môi trường chịu tác động của gió biển nên lượng nước mưa phong phú hơn, giới sinh vật thay đổi theo quy luật:
NỮ:
Thứ nhất là quy luật xa dần xích Đạo. thứ hai là quy luật xa dần tác động của biển ( mời 1 bạn khán giả lên tìm tranh đại diện cho môi trường )
NAM:
Ở môi trường vùng núi thiên nhiên thay đổi theo độ cao, tương tự cảnh sắc thiên nhiên thay đổi từ vùng xích đạo dến vùng cực ( mời 1 bạn khán giả lên treo tranh đại diên cho môi trường ) 
NỮ:
 Cuối cùng là môi trương đới lạnh, bởi trong mùa hè nhiệt độ rất thấp ( khoảng 50 C) mùa đông lạnh kéo dài, nước đóng băng, sinh vật chỉ hoạt động sôi nổi trong ba tháng mùa hè ngắn ngủi ( mời 1 bạn khán giả lên treo tranh đại diên cho môi trường )
NAM:
 Chương trình của chúng tôi đến đây là kết thúc, các bạn làm rất tốt, cảm ơn các bạn cùng tham gia. 
Phiếu thu nhập thông tin bài thuyết trình của các thành viên trong nhóm
Nội dung thuyết trình của nhóm 2 với tiêu đề : sinh vật trong từng môi trường khí hậu
Hình ảnh GV lựa chọn ngẫu nhiên HS tham gia ( nội dung của nhóm 2 )
 Hình ảnh GV lựa chọn ngẫu nhiên HS tham gia ( nội dung của nhóm 2 )
Ảnh 1 : Môi trường Xích đạo ẩm
 Ảnh 2: Môi trường nhiệt đới gió mùa
Ảnh 3 : Môi trường nhiệt đới.
Ảnh 4 : Môi trường Hoang mạc
Ảnh 5 : Môi trường vùng núi
Ảnh 6 : Môi trường đới lạnh
Ảnh 7 : Môi trường Đới Ôn hòa.
( Các hình ảnh vê sinh vật trong từng môi trường khí hậu. của nhóm 2 )
 7.3. Nhóm 3: 
 a. Nội dung trò chơi của nhóm 3
Nội dung : Điền vào sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố của môi trường đối với sinh vật.
Lời tựa: mỗi chủng loài sinh vật tồn tại do thích nghi với môi trường sống, Trong môi trường sống của giới sinh vật có những giới hạn biên độ nhất định về các yếu tố nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩmTrong một môi trường nhất định , đều có các loài sinh vật cùng chung sống tạo nên hệ sinh thái, trong hệ sinh thái các thành phần sinh vật cũng luôn tác động lẫn nhau theo quy luật đấu tranh và hỗ trợ, sự sống như thế được gọi là hiện tượng thường biến.
Hình ảnh HS nhóm khác lên dàn nội dung các yếu tố sinh thái vào sơ đồ nhóm 3
 Hình ảnh GV lựa chọn ngẫu nhiên HS tham gia ( nội dung của nhóm 3 )
 7.4. Nhóm 4: 
 b. Nội dung trò chơi của nhóm 4
Nội dung : Hình thành khái niệm về hiện tượng đột biến gen, đột biến NST trong sinh vật và con người, tác động của đột biến về mặt tích cực và tiêu cực.
Hình ảnh HS điền vào sơ đồ nhóm 4
Giáo viên phụ trách tổng kết nội dung của nhóm 4
Hình ảnh GV lựa chọn ngẫu nhiên HS tham gia ( nội dung của nhóm 4 )
7.1.Nhóm 5: Nội dung thuyết trình của nhóm 5
Nội dung : Những thành tựu của con người làm biến dị gen và cấu trúc NST sinh vật theo hướng tích cực.
Lời dẫn : Ngày nay dựa trên cơ sở tính biến dị và di truyền của sinh vật khi có tác động của ngoại cảnh, kết hợp áp dụng KHKT phát triển, con người đã sử dụng các tác nhân vật lí, hóa học, phương pháp sốc nhiệt..làm thay đổi cấu trúc vật chất di truyền để tạo ra các giống vật nuôi, cây trồng, các chủng vi sinh vật,.. có giá trị. 
Bài làm của HS báo cáo nội dung nhóm 5
 7.1. Nhóm 6:
Nội dung : Tác động của con người với môi trường
HOẠT CẢNH
BẢO CÀO CÁC HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ SINH HOẠT CỦA CON NGƯỜI TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG
Các nhân vật:
+ Ngọc Hoàng
+ Nam Tào
+ Bắc Đẩu
Đạo cụ:
+ Các tranh :
Hoạt đông sản xuất công nghiệp
Hoạt đông sản xuất nông nghiệp
Hoạt động sản xuất dịch vụ.
Rác thải sinh hoạt gia đình.
	 + Trang phục cho các nhân vật.
NỘI DUNG TIỂU PHẨM
Ngọc Hoàng ( A ): (Bước ra sân khấu, tay dụi mắt, ngáp , vừa đi vừa chỉnh lại trang phục rồi gọi): -Các Táo quân đâu?
	Nam Tào- Bắc Đầu cùng bước ra, trong đó Bắc Đẩu mặt mũi nhếch nhác, vừa đi vừa làm động tác lau mặt, Nam Tào, vừa đi tay vừa ôm bụng , dáng vẻ bất an. Đồng thanh hô
Có chúng thần.
A : 
Sao vừa ra chầu triều sáng nay, các thần kém phong độ như vậy?
Nam Tào ( B ) :
Khởi bẩm Ngọc Hoàng, hôm qua đi thị sát dưới hạ giới, không hiểu dùng loại thức ăn gì mà nay trong bụng không yên ạ .( làm động tác ôm bụng, bộ mặt kém vui)
Bắc đẩu ( C ):
Khởi bẩm, thần xuống vùng công nghiệp dưới hạ giới, vướng phải khói bụi công nghiệp, lau mãi không sạch ạ.
A : 
Thế các thần làm được điều gì mau bẩm báo cho ta được biết? ( ngáp)
B :
	- Dạ bẩm : Mà sao Ngọc Hoàng trông như người mất ngủ vậy? Chúng thần xuống nơi hạ giới biết được nhiều chuyện, không biết tết sắp đến nơi rồi nên bẩm báo điểu tốt hay điều xấu trước ạ?
A:
Thì ta bấy lâu nay ta vẫn sinh hoạt bình thường, không hiểu vì sao khó chịu trong người, vẫn thấy như mất ngủ, các ngươi tìm cho ta cái máy thở nơi hạ giới và cứ bẩm báo điều xấu trước để ta nghe để ta biết mà phân xử.
B:
Khởi bẩm Ngọc Hoàng, dân cư vùng Đới nóng có tốc độ dân số tăng quá nhanh so với trình độ, kĩ thuật nên tài nguyên thiên nhiên như đất, rừng, khoáng sản bị khi thác quá mức và lãng phí , gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng ạ.
A:
-Nghiêm trọng là như thế nào , báo rõ cho ta biết.
B 
-Khởi bẩm Ngọc Hoàng, dùng các hóa chất, phân bón quá mức, không phù hợp làm cho đất bị bạc màu, năng suất cây trồng giảm, diện tích đất bị thu hẹp do bị sử dụng vào việc xây dựng khu dân cư và công trình công cộng, chất thải dư thừa chảy xuống dòng sông còn làm ô nhiếm nguồn nước ạ.
A: 
Vậy thì giúp họ sử dụng hóa chất và phân bón hợp lí là được, thiếu đất canh tác thì phải tìm cách tăng năng suất cây trồng bằng các biện pháp kĩ thuật, thế còn tài nguyên rừng và khoáng sản thì như thế nào?
B:
Dạ, khởi bẩm Ngọc Hoàng, Tài nguyên rừng và khoáng sản rất khó hồi phục, vậy mà người dân khai thác quá mức và lãng phí nên dẫn đến nhanh chóng bị cạn kiệt và gây ô nhiễm môi trường, lại còn để cho diện tích rừng ngày càng giảm, chất lượng rừng kém đi , thậm chí một số chủng loài thực , động vật bị tuyệt chủng, cân bằng sinh thái bị phá vỡ gây lụt lội, hạn hán, Trái đất nóng lên, khí hậu toàn cầu thay đổi, hậu quả thật khó lường ạ.
A:
Nguy hiểm thật, các thần phải có trách nhiệm học tập và nâng cao trình độ để quản lí. để giúp người dân kế hoạch hóa gia đình, động viên người dân cùng chung tay trồng thêm rừng và có trách nhiệm bảo vệ rừng, khai thác tài nguyên phải biết tiết kiệm, giảm thiểu gây ô nhiễm, ta sẽ hướng đẫn họ tìm thêm nguồn tài nguyên mới giúp cho dân chúng có điều kiện phát triển là được. Còn Thần Bắc Đẩu thì như thế nào?
C:
Khởi bẩm mặc dù nơi hạ giới đã họp nhau lại thống nhất chương trình bảo vệ thiên nhiên (gọi là Hiệp đinh Kiôtô ) song nhiều nước không chịu tham gia, thậm chí có quốc gia chia bình quân mỗi người dân mỗt năm phải gánh chịu 1,6 tấn chất khí thải, vậy mà quốc gia đó vần bình chân như vại, thần bực lắm ạ. Lại còn nguồn hóa chất độc hại bị xả vào nguồn nước gây ô nhiễm nguồn tài nguyên nước sông, nước biển và ô nhiễm nguồn tài nguyên đất cũng cực kì nguy hiểm, thần đang đau đầu lắm ạ.
A:
Thề này thì ta phải cho đóng cửa các nhà máy mất thôi; chả trách ta hít phải các chất khí độc nên khó thở, lượng mưa axit hàng năm cũng gây thiệt hại cho sản xuất và phá hoại các công trình xây dựng nhiều lắm, chất thải lỏng của các nhà mày và khu tập trung dân cư cũng làm ô nhiễm nguồn nước , sinh vật và con người chắc sẽ bị các căn bệnh và tật di truyền dữ lằm,
C:
Khởi bẩm ,quả đúng như vậy đấy ạ, bệnh ung thư tăng nhiều ở những khu vực có hóa chất xâm nhập vào nguồn đất, nước; các bệnh và tật di truyền như sứt môi, biến dạng cơ thể , bệnh đao, mũ lòa ngày càng gia tăng ở con người cũng do các hóa chất từ các ngành sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dich vụ và chất thải sinh hoạt của con người gây ra, đề nghị Ngọc Hoàng phải nghiêm trị con người chứ ạ.
B:
Khởi bẩm. thần còn thấy các loại cây trồng, vật nuôi trong gia đình và ngoài thiên nhiên cũng bị tác động, do nhiễm phải các hóa chất nên cơ thể của chúng truyền lại cho đời sau những thế hệ quái di, làm ảnh hường đến cuộc sống trên Trái Đất , ví dụ Chất phóng xạ của nhà máy Trecnôbưn đã tạo ra một loài chuột to như con gấu, nó mà cắn thì người dân chết mất thôi.
C: 
Ghê gớm thật, lại còn việc xả chất thải không phân hủy được như túi ni lông, rồi váng dầu do đắm tàu chở dầu, hoặc khai thác dầu làm cho các sinh vật khó mà sống do không có đường ngoi lên mặt nước mà thở, cân bằng sinh vật vùng biển cũng bị đảo lộn, và nói chung tương lai con người lấy nước đâu mà uống, không khí đâu mà thở, lương thực, thực phẩm sạch đâu mà dùng, Ngọc Hoàng ạ.
B:
Khởi bẩm, thần còn lo trong tương lai các bệnh và tật di truyền trở nên phổ biến, con người trong tương lai chắc là xấu lắm, lại còn sự biến dị của các vi khuẩn có hại nếu không kịp thời ngăn chặn thì con người biết làm sao chống chọi với các nạn dịch lan truyền khắp thế giới.
A:
	- Có tội thì sẽ bị nghiêm trị, ta cũng đang thực hiện chủ trương tuyên truyền phổ biến đến mọi người dân nơi hạ giới như mỗi gia đình phải biết tiết kiệm năng lượng, sử dụng hợp lí và có hiệu quả các đồ dùng trong nhà, tuyên truyền và biết giữ vệ sinh ở nơi công cộng. Các nhà máy , công xưởng, phải đảm bảo không thải các chất hóa học gây ăn mòn, gây ôxi hóa, gây độc tính vào các môi trường đất , nước, không khí. Vậy đây là nội dung bức thiết của con người trên hành tinh này.
B và C : 
	- B :Cầu mong Ngọc Hoàng không kìm hãm nền sản xuất của con người, nơi hạ giới dân chúng đã tự làm đẹp cuộc sống cho mình bằng các sản phẩm do họ làm ra, ví dụ Ngọc Hoàng chỉ cần đ

File đính kèm:

  • docBài dự thi kiến thức liên môn - môn Sinh vật.doc
Giáo án liên quan