Chất sử thi trong hai truyện ngắn "Rừng xà nu" - Nguyễn Trung Thành và "Những đứa con trong gia đình" - Nguyễn Thi

 Bên cạnh việc miêu tả,làm nổi bật lên hình ảnh của người anh hùng Tnú, người ta còn thấy được hình ảnh của những con người khác xung quanh nhân vật này, những người gan dạ dũng cảm trong cộng đồng làng Xô man. Mỗi con người là một sức mạnh, mỗi ngọn giáo đứng lên là thể hiện một lòng căm thù. Sức sống mãnh liệt đó được truyền từ đời này qua đời khác, từ thế hệ các cụ già đến những em bé còn ngây thơ nhưng đã có ý thức về nỗi đau mất nước, mất người thân, mất chủ quyền dân tộc. Tính chất cộng đồng được thể hiện trong tác phẩm rất rõ:

- Đó là hình ảnh sum vầy, quây quần bên nhau, nương tựa vào nhau “cơm nước xong từ phía nhà ưng có ai đấy đánh lên một hồi mõ dài ba tiếng , dân làng lũ lượt kéo tới nhà cụ Mết”. Tất cả mọi người từ các cụ già các cô gái, những đứa trẻ sum tụ bên nhau để nghe câu chuyện cuộc đời Tnú.

 

doc8 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 4975 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chất sử thi trong hai truyện ngắn "Rừng xà nu" - Nguyễn Trung Thành và "Những đứa con trong gia đình" - Nguyễn Thi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỔ NGỮ VĂN
TRƯỜNG THPT NÚI THÀNH 
 “ CHẤT SỬ THI TRONG HAI TRUYỆN NGẮN “RỪNG XÀ NU” – Nguyễn Trung Thành và “ NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH” – Nguyễn THi
 I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Sử thi là những áng văn tự sự (bằng văn vần hoặc văn xuôi), có quy mô hoành tráng, miêu tả và ca ngợi những thành tựu, những sự kiện có tính chất toàn dân và có ý nghĩa trọng đại đối với cộng đồng, ca ngợi những anh hùng bộ tộc mang sức mạnh thần kỳ, tiêu biểu cho phẩm chất và khát vọng của bộ tộc (như anh hùng Rama trong Sử thi Ramayana; Hecto trong sử thi Iliat, Ôđixê của Hy Lạp..v.v…Ở Việt Nam có người anh hùng Đam San trong   Đăm Săn của người Ê Đê…)
 Mỗi bộ sử thi chính là niềm tự hào to lớn của dân tộc đó. Sử thi thời cổ đại là thể loại một đi không trở lại. Nền văn học hiện nay không còn thể loại sử thi nữa nhưng cái không khí, tính chất của sử thi vẫn được người cầm bút mang vào trong các sáng tác. Và chất sử thi đã làm nên giá trị, làm nên sức sống cho từng trang viết, làm sống lại không khí hùng tráng của  một thời đại anh hùng. Một số tác phẩm tiêu biểu minh họa cho chất sử thi trong văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 như: Truyện ngắn Những đứa con trong gia đình, tiểu thuyết Người mẹ cầm súng của nhà văn Nguyễn Thi, truyện ngắn Rừng xà nu, tiểu thuyết Đất nước đứng lên của nhà văn Nguyễn Trung Thành, tiểu thuyết Hòn Đất của Anh Đức…
 II. VẤN ĐỀ SỬ THI QUA HAI TRUYỆN NGẮN “ RỪNG XÀ NU” VÀ “ NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐINH”
  A. Chất sử thi thể hiện trong tác phẩm Rừng Xà Nu của Nguyễn Trung Thành
1/ Bối cảnh sử thi
 Truyện ngắn Rừng xà nu được viết vào năm 1965. Đây là thời điểm Mỹ đổ quân tham chiến ở miền Nam . Cuộc kháng chiến chống Mỹ ở Miền Nam ở vào hồi quyết liệt: giặc Mỹ điên cuồng đánh phá Cách mạng miền Nam và chuẩn bị mở rộng chiên stranh phá hoại miền Bắc. Trước sự hủy diệt tàn bạo của kẻ thù, tinh thần đấu tranh cách mạng của nhân dân (từ miền ngược đến miền xuôi) càng kiên cường và bất khuất “Họ đã xuống đường và đem cả lương tâm và nhân phẩm bắn tỏa lên bầu trời đầy giặc giã” (Chu Lai)
 Rừng xà nu là một thiên truyện kết tinh những vẻ đẹp cơ bản của khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong văn xuôi kháng chiến. 
2/ Những biểu hiện của chất sử thi trong truyện ngắn RỪNG XÀ NU
Ý 1.) Đề tài, chủ đề:
- Chiến tranh CM
- Ca ngợi tinh thần bất khuất, sức mạnh quật khởi của nhân dân TN, chỉ ra chân lí của thời đại: để giữ gìn sự sống của đất nước và nhân dân, không có cách nào khác là phải cùng nhau đứng lên cầm vũ khí để tiêu diệt kẻ thù xâm lược
+ cốt truyện: -> chuyện đời Tnú bi tráng và con đường đến với cách mạng
	-> dân làng Xôman quật khởi
+ thể hiện qua câu nói cụ Mết:” chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”
=> là tiếng nói của cả cộng đồng, cả dân tộc trong cuộc chiến một mất một còn.
Ý 2. Chất sử thi được thể hiện qua bức tranh thiên nhiên rừng xà nu hùng vĩ , tráng lệ vừa đậm chất thơ của núi rừng Tây Nguyên.
  - Thiên nhiên trong Rừng xà nu thấm đẫm một cảm hứng sử thi và chất thơ hào hùng thể hiện qua từng trang sách miêu tả về rừng xà nu. Mở đầu tác phẩm là hình ảnh “cả rừng xà nu hàng vạn cây”, thì kết thúc tác phẩm vẫn là rừng xà nu “nối tiếp nhau chạy đến chân trời”. Đó chính là bức tranh thiên nhiên toàn cảnh về cuộc chiến tranh nhân dân rộng lớn và hào hùng của dân tộc ta.
   - Bằng nhiều thủ pháp nghệ thuật như: nhân cách hóa, ẩn dụ, tượng trương, so sánh,… nhà văn đã dựng nên hình tượng rừng xà nu ở hai góc độ:
- Rừng xà nu chịu nhiều đau thương mất mát do bom đạn của kẻ thù gây ra.
- Sức sống mãnh liệt của cây xà nu không bom đạn nào có thể khuất phục được (So sánh với sức sống của con người Xô Man)
 “Một cây ngã cả rừng cây lại mọc
 Người tiếp người đã mấy vạn mùa xuân”
 (Nhà văn Nguyễn Trung Thành)
 Ý 3: xây dựng hình tượng Tnú mang vẻ đẹp sử thi.
 - nhân vật sử thi là mẫu nhân vật anh hùng mang lí tưởng của thời đại, số phận gắn với những sự kiện lớn của cộng đồng, kết tinh những phẩm chất tiêu biểu nhất của cộng động và lập nên những chiến công hiển hách. Nhân vật sử thi thường được khắc họa trong những bối cảnh không gian kì vĩ, cách trần thuật trang trọng, giọng điệu thiết tha hùng tráng.
 - biểu hiện cụ thể:
+ Tnú có số phận gắn bó với những biến cố lơn scuar làng Xô man:
* khi còn nhỏ, Tnú được dân làng cưu mang đùm bọc và trở thành người con ưu tú của làng
* khi kẻ thù giày xéo quê hương, Tnú phải chịu nhiều đau thương mất mát, tiêu biểu cho nỗi đau lớn của dân tộc
* khi được giác ngộ cách mạng và vùng lên quật khởi, quá trình trưởng thành của Tnú rất điển hình cho con đường đến với cách mạng của người dân Tây nguyên.
+ Tnú mang tầm vóc của người anh hùng:
* Tnú có niềm tin trong sáng và sắt đá vào chân lí của cách mạng
* Tnú có một ty lớn lao, sâu sắc với gia đình, quê hương xứ sở và một lòng căm thù giặc mãnh liệt.
* Tnú có một khí phách phi thường, một tinh thần chiến đấu quả cảm
Ý 4. Tính cộng đồng trong tác phẩm:
            Bên  cạnh việc miêu tả,làm nổi bật lên hình ảnh của người anh hùng Tnú, người ta còn thấy được hình ảnh của những con người khác xung quanh nhân vật này, những người gan dạ dũng cảm trong cộng đồng làng Xô man. Mỗi con người là một sức mạnh, mỗi ngọn giáo đứng lên là thể hiện một lòng căm thù. Sức sống mãnh liệt đó được truyền từ đời này qua đời khác, từ thế hệ các cụ già đến những em bé còn ngây thơ nhưng đã có ý thức về nỗi đau mất nước, mất người thân, mất chủ quyền dân tộc. Tính chất cộng đồng được thể hiện trong tác phẩm rất rõ:
- Đó là hình ảnh sum vầy, quây quần bên nhau, nương tựa vào nhau “cơm nước xong từ phía nhà ưng có ai đấy đánh lên một hồi mõ dài ba tiếng , dân làng lũ lượt kéo tới nhà cụ Mết”. Tất cả mọi người từ các cụ già các cô gái, những đứa trẻ sum tụ bên nhau để nghe câu chuyện cuộc đời Tnú.
- Cụ Mết, thế hệ đi trước, một con người từng xông pha trong kháng chiến chống Pháp, nay lại tiếp tục sứ mệnh tiếp thêm sức mạnh cho con cháu, là người chỉ đường dẫn lối, là người truyền lại kinh nghiệm cho thế hệ mai sau “chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”.
- Dít, một cô gái với lòng dũng cảm, sự thông minh, ấn tượng bởi “đôi mắt mở to và bình thản”. Bình thản trước súng gươm của kẻ thù. Phẩm chất kìm nén đau thương để biến thành hành động, nhanh chóng trở thành cô bí thư chi bộ, cấp chỉ huy cao nhất của làng Xô Man với “đôi mắt nghiêm khắc”.
- Rồi đến Heng “đội cái mũ sụp xin được của một anh giải phóng, mặc chiếc áo bà ba dài phết đít, vẫn đóng khố, súng đeo chéo ngang lưng ra vẻ một người lính thực sự.”, cũng dũng cảm, cũng nhanh nhẹn như Tnú. Cũng là một cây xà nu con mọc lên,” nhọn hoắt” tiếp bước với cây lớn làm nên rừng xà nu, làm nên bản làng Xô man mạnh mẽ.
=>Có thể nói chất anh hùng tự ngàn đời đã chảy vào huyết quản của già làng Mết, từ già làng chảy qua Tnú, Tnú chảy qua Mai, Mai chảy qua Dít, Dít chảy qua Heng, Heng chảy vào những cây xà nu con mới mọc đã nhọn hoắt như những mũi lê chóc thẳng lên bầu trời. Dân tộc Việt Nam dù có hy sinh, dù có mất mát nhưng vẫn không bao giờ lùi bước trước quân thù: 
  “ Nước Việt Nam từ trong máu lửa
 Rũ bùn đứng dậy sáng lòa”
 ( Đất nước-Nguyễn Đình Thi)
  Ý 5. chất sử thi thể hiện qua nghệ thuật trong truyện ngắn Rừng Xà Nu
-Không khí truyện được tạo dựng như các cuộc kể khan truyền thống của các già làng thuở trước, lối viết truyện ngắn hiện đại pha trộn nhiều yếu tố sử thi dân gian khiến nhân vật Tnú của thời đại chống Mĩ, lại phảng phất hình bóng những anh hùng sử thi cổ đại.
- Bút pháp nghệ thuật có sự kết hợp giữa tả thực và biểu tượng: nhân vật chính- Tnú gắn liền với một biểu tượng về sức sống bất diệt của người Tây nguyên, có mối quan hệ mật thiết với hình ảnh cây xà nu, hình ảnh đôi bàn tay được miêu tả như một biểu tượng độc đáo cho cuộc đời và số phận nhân vật Tnú.
- Giọng điệu trang trọng hào hùng, ngôn ngữ đầy chất tạo hình và chất thơ. Đặc biệt, giọng văn gợi âm hưởng vang dội như tiếng cồng tiếng chiêng của đất rừng Tây Nguyên đại ngàn hùng vĩ. 
- Kết cấu truyện theo lối vòng tròn hay còn gọi là đầu cuối tương ứng. Chính kết cấu đó tạo nên dư âm hùng tráng. Lối kết cấu này như cái khung bền vững để nhà văn khai triển câu truyện. Đây là lối kết cấu vừa đóng vừa mở. Câu chuyện đóng lại để mở một câu truyện khác. Điều này làm chúng ta tưởng tượng đây chỉ là một chương trong lịch sử ngàn đời của người Xô man, chỉ là một chương trong bản anh hùng ca vô tận của Tây Nguyên.
 B. CHẤT SỬ THI Ở TRUYỆN NGẮN “ NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH” ( NGUYỄN THI)
BỐI CẢNH SỬ THI:
“Những đứa con trong gia đình” là truyện ngắn hay của Nguyễn Thi được sáng tác vào tháng 2 năm 1966, trong những ngày chiến đấu ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mĩ. 
2. NHỮNG BIỂU HIỆN VỀ CHÂT SỬ THI TRONG TÁC PHẨM:
Ý1. Đề tài, chủ đề:
 - chiến tranh cách mạng
 - chủ đề: Thông qua câu chuyện về những con người trong 1 gia đình nông dân nam Bộ có truyền thống yêu nước, căm thù giặc, thủy chung với quê hương, CM, nhà văn khẳng định: sự hòa quyện giữa tình cảm gia đình và tình yêu nước, giữa truyền thống gia đình và truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người VN, dân tộc VN trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
 Ý 2: tính cộng đồng trong tác phẩm
 Dòng sông CM của gia đình Việt:
- Có mối thù sâu với Mĩ – Ngụy
- Quyết tâm đánh giặc cứu nước
- Tình cảm gia đình gắn bó sâu nặng với tình yêu nước
-> dòng sông CM của 1 gia đình đổ vào “biển lớn” = 100 con sông….được thể hiện qua: 
+ ghi trong cuốn sổ gia đình = cuốn gia phả
+ kể qua dòng nội tâm của nhân vật Việt, hiện lên những nhân vật như người mẹ, chú Năm ( những khúc thượng nguồn) và chị Chiến, Việt ( những khúc sông sau nhưng chảy xa, chảy mạnh )
CỤ thể:
 Má Việt:
- Người phụ nữ Nam Bộ:
 + vất vả cực nhọc -> bàn tay
 + yêu thương con -> thái độ của chị em Việt với má
 + mạnh mẽ, biết nén thương đau, là chỗ dựa tinh thần cho con cái: đòi đầu chồng / chết còn cầm cái trái cà-nông lép nóng hổi
 Chú Năm:
- Hay kể sự tích gia đình = cuốn sổ = gia phả: chứng tích tội ác của bọn giặc; chiến công hiển hách của gia đình Việt
- Ham sông, ham bến : chèo ghe mướn 
- Cương trực, giàu tình cảm: giọng hò, lời hò
Ý 3. nhân vật Việt và Chiến mạng vẻ đẹp nhân vật sử thi.
- 2 chị em chịu những đau thương mất mát cũng là những thương đau mất mát của Nam bộ, đất nước
- 2 chị em mang tầm vóc của người anh hùng:
+ là 2 khúc sông sau trong dòng sông truyền thống cách mạng của gia đình, là sự tiếp nối thế hệ của chú Năm và Má, đều là những thanh niên mới lớn có những nét hồn nhiên trẻ con, dễ thương, có tình thương gia đình sâu nặng, có lòng căm thù giặc sâu sắc và quyết tâm trả thù nhà đền nợ nước.
+Việt:
- Là thanh niên mới lớn (18), rất hồn nhiên
 + giành với chị 
 + vô tư khi chị bàn chuyện nhà (bắt đom đóm, dạ, cười khì, lăn ra ván ngủ)
 + giấu chị
 + mang theo ná thun
 + ko sợ chết, ko sợ giặc, sợ ma cụt đầu
- Có tình thương gia đình sâu nặng:
 + thương ba má, chú Năm
	. đá đít thằng chặt đầu ba
	. má hiện về trong những lần tỉnh 
 . nhớ giọng hò của chú 
 + thương chị lạ
- Là một chiến sĩ có tinh thần chiến đấu quả cảm, phi thường:
 + một mình đuổi theo xe bọc thép => diệt được xe bọc thép
 + bị thương nặng, quyết tâm cao độ: “trên trời có mày, dưới đất có mày, cả khu rừng này chỉ có mình tao, nhưng….”
 + Chị Chiến:
- Là cô gái mới lớn, tính khí còn nét trẻ con:
 + 19 tuổi
 + hay giành với em
 + thích làm duyên, làm dáng (đem theo gương soi, lược)
- Là người chị biết nhường em, lo toan tháo vát:
 + Việt luon chiếm phần hơn
 + trước đêm lên đường tòng quân:
	. thức lo bàn với Việt chuyện nhà
	. sáng mai khiêng bàn thờ má
-Tinh thần quyết tâm trả thù nhà đền nợ nước:
+ không nhường đi bộ đội với Việt
+ dặn dò VIỆT
+ Khẳng định lời thề” Nếu giặc còn thì tao mất”
Ý 4: chất sử thi qua nghệ thuật truyện
- tình huống khốc liệt, dữ dội của chiến tranh:
Việt chiến sĩ quân giải phóng, bị thương nặng nằm lại chiến trường, lạc mất đồng đội. Truyện được kể theo dòng hồi tưởng của nhân vật Việt khi liền mạch (lúc tỉnh) khi gián đoạn (lúc ngất) của “người trong cuộc”, làm cho câu chuyện trở nên chân thật hơn, có thể thay đổi đối tượng, thời gian, ko gian, đan xen giữa tự sự và trữ tình.
	Tình huống truyện như thế thể hiện những chi tiết dữ dội, ác liệt của chiến tranh, làm cho câu chuyện ko đơn điệu, tạo giọng kể linh hoạt, khắc họa được tính cách nhân vật Việt.
nhiều chi tiết, hình ảnh, đoạn văn được chọn lọc đậm chất hiện thực, tạo ấn tượng mạnh: đòi đầu chồng, ghi tên tòng quân, đối thoại giữa hai chị em, giọng hò của chú Năm, khiêng bàn thờ má,…
 III. Kết luận chung:
 Truyện ngắn” Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành và “ NhỮNG đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi là những tác phẩm lưu hiện chất sử thi và cảm hứng lãng mạn của văn xuôi Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Chính sắc diện thẩm mĩ về chất sử thi đã thể hiện đầy đủ nhất về chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong văn học yêu nước.
III. MỘT SỐ ĐỀ VĂN QUA ĐỀ TÀI: “ CHẤT SỬ THI…”
VẺ ĐẸP SỬ THI Ở NHÂN VẬT T NÚ TRONG “ RỪNG XÀ NU” của Nguyễn Trung Thành- ĐHC-2012
VẺ ĐẸP SỬ THI Ở NHÂN VẬT VIỆT TRONG “ NĐCTGĐ” của Nguyễn Thi 
CHẤT SỬ THI Ở “ RỪNG XÀ NU”
KHUYNH HƯỚNG SỬ THI VÀ CẢM HỨNG LÃNG MẠN LÀ 1 ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN HỌC 1945- 1975. Hãy làm rõ đặc điểm ấy ở 2 tác phẩm: “ Rừng xà nu” và “ Những đứa con trong gia đình”
Chủ nghĩa anh hùng cách mạng được thể hiện trong 2 tác phẩm “ RXN” Và “ NĐCTGĐ”
	--------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docCHAT SU THI RXN VA NDCTGD.DOC