Cấu trúc thi chọn học sinh giỏi vòng tỉnh môn Vật lý 9 - Sở GDĐT Tây Ninh - Năm 2015
Cơ học
a. Chuyển động cơ học
b. Lực – Áp lực – Áp suất
c. Lực đẩy Ác-si-mét và sự nổi của vật
d. Các máy đơn giản
Nhiệt học
a. Nhiệt lượng
b. Phương trình cân bằng nhiệt
c. Chuyển thể
Quang học
a. Phản xạ
b. Gương phẳng
c. Khúc xạ
d. thấu kính
Điện học
a. Định luật Ohm – Điện trở
b. Đoạn mạch mắc nối tiếp, song song, hỗn hợp
c. Công và công suất dòng điện
d. Truyền tải điện năng và máy biến thế
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂY NINH CẤU TRÚC ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG TỈNH MÔN: VẬT LÝ- LỚP 9 THCS (Ban hành kèm theo Công văn số 2369 /SGDĐT-KT, ngày 23 tháng 11 năm 2015) I/ YÊU CẦU: - Chọn ra được học sinh có năng khiếu học vật lý, ham học hỏi, có năng lực tự học, tự rèn luyện. - Đảm bảo phù hợp với trình độ học sinh, mang tính giáo dục và có sự liên hệ với những nội dung mang tính cấp thiết, thời sự và thực tế. - Đánh giá được năng lực nhận thức và khả năng tư duy sáng tạo của học sinh. - Đề thi phải đảm bảo cho học sinh phát huy năng lực phân tích, sáng tạo; tạo điều kiện để học sinh thể hiện tính cá nhân ở mức cao nhất. II/ NỘI DUNG KIỂM TRA: Yêu cầu về kiến thức Yêu cầu về kỹ năng Yêu cầu về năng lực Cơ học a. Chuyển động cơ học b. Lực – Áp lực – Áp suất c. Lực đẩy Ác-si-mét và sự nổi của vật d. Các máy đơn giản - Sử dụng kiến thức Vật lý để lý giải các hiện tượng thực tế - Phân tích hiện tượng Vật lý (trong bài toán có các hiện tượng Vật lý nào) - Áp dụng công thức Vật lý vào các hiện tượng Vật lý - Thiết lập phương trình để giải quyết các bài toán - Giải phương tình, hệ phương trình bậc nhất, bậc hai - Giải bất phương trình bậc nhất, bậc hai - Trình bày bài giải một cách sáng sủa và logic, sử dụng được ngôn ngữ Vật lý. Lập được và đọc được các bảng, biểu đồ thị - Năng lực tự học và năng lực sáng tạo: giải được bài tập sáng tạo; lựa chọn được cách thức giải quyết vấn đề một cách tối ưu. - Năng lực giải quyết vấn đề: giải quyết trọn vẹn một bài toán, một vấn đề - Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn tả quy luật vật lí; sử dụng bảng biểu, đồ thị để diễn tả quy luật vật lí; đọc hiểu được đồ thị, bảng biểu - Năng lực tính toán: Mô hình hóa quy luật vật lí bằng các công thức toán học; sử dụng toán học để suy luận từ kiến thức đã biết ra hệ quả hoặc ra kiến thức mới. Nhiệt học a. Nhiệt lượng b. Phương trình cân bằng nhiệt c. Chuyển thể Quang học a. Phản xạ b. Gương phẳng c. Khúc xạ d. thấu kính Điện học a. Định luật Ohm – Điện trở b. Đoạn mạch mắc nối tiếp, song song, hỗn hợp c. Công và công suất dòng điện d. Truyền tải điện năng và máy biến thế III/ CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA: - Hình thức đề: tự luận - Thời lượng: 150 phút. - Thang điểm: 20 điểm - Số câu hỏi: 4 đến 6 câu IV/ MẪU MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA: ( Người ra đề kiểm tra thực hiện theo mẫu này ) STT Nội dung kiểm tra Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Sáng tạo 1 Phần 1. Câu Câu 2 Phần 2. Câu Câu 3 Phần 3. Câu Câu 4 Phần 4. Câu Câu Cộng 8 điểm 8 điểm 4 điểm Phần trăm 40% 40% 20%
File đính kèm:
- cau_truc_thi_HSG.doc