Cấu trúc đề thi chọn học sinh giỏi vòng tỉnh môn Hóa học lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Sở GDĐT Tây Ninh

- Thông hiểu tính chất hoá học chung của kim loại - Tính chất của một số kim loại cụ thể như: Na, K, Mg, Ca, Ba, Al, Fe, Cu, Zn

- Nắm được các loại hợp kim của nhôm, sắt. Quy trình sản xuất gang, thép.

- Thông hiểu sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn.

- Thông hiểu tính chất hoá học chung của phi kim - Tính chất hoá học của một số phi kim cụ thể như: flo, clo, brom, iot, lưu huỳnh, oxi, hiđro, cacbon, silic

- Hiểu về công nghiệp silicat.

- Hiểu cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.

- Thông hiểu đại cương hữu cơ.

- Thông hiểu tính chất vật lí, tính chất hoá học của hiđrocacbon: ankan, anken, ankin, hiđrocacbon thơm.

- Nắm được nguồn hiđrocacbon trong thiên nhiên và ứng dụng của nó.

 

doc3 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 746 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cấu trúc đề thi chọn học sinh giỏi vòng tỉnh môn Hóa học lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Sở GDĐT Tây Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂY NINH
CẤU TRÚC ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG TỈNH
MÔN HÓA HỌC LỚP 9
(Ban hành kèm theo Công văn số 2369 /SGDĐT-KT, ngày 23 tháng 11 năm 2015)
_____
I. Yêu cầu:
	- Đề thi chọn học sinh giỏi cần có những kiến thức bộ môn mở rộng và chuyên sâu liên quan đến nội dung bài học cụ thể trong chương trình hóa học lớp 8, 9.
	- Đánh giá được mức độ năng lực của thí sinh theo từng cấp độ:
	+ Năng lực nhận thức (biết, hiểu, áp dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá).
	+ Năng lực tư duy (logic, trừu tượng, sáng tạo).
	+ Phẩm chất nhân văn (liên hệ với thực tiễn, đời sống).
	- Tránh học tủ, luyện mẫu.
II. Nội dung kiểm tra:
Yêu cầu kiến thức
Yêu cầu kĩ năng
Yêu cầu năng lực
- Nắm chắc đại cương vô cơ.
- Nắm chắc tính chất hoá học của các loại hợp chất vô cơ: 
+ oxit (Na2O, K2O, BaO, CaO, MgO, CuO, FeO, Fe2O3, Fe3O4, ZnO, Al2O3, CO2, SO2, CO, NO) 
+ axit (HCl loãng, HCl đặc, H2SO4 loãng, H2SO4 đặc) 
+ bazơ (NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2, Cu(OH)2, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Zn(OH)2, Al(OH)3) 
+ muối (halogenua, sunfat, sunfit, nitrat, cacbonat) 
- Thông hiểu mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ.
- Nhận biết và phân biệt các chất; tách và tinh chế các chất.
- Viết phương trình hóa học thực hiện sơ đồ chuyển hóa - điều chế các chất.
- Viết và cân bằng phản ứng oxi hóa - khử.
- Xác định CTPT của chất thông qua dữ kiện thực nghiệm hoặc sơ đồ chuyển hóa.
- Nêu và giải thích hiện tượng hóa học trong thí nghiệm thực hành hoặc trong đời sống, thực tiễn.
- Tính toán được các dạng bài tập liên quan đến từng loại hợp chất vô cơ và tổng hợp các hợp chất vô cơ.
- Tính toán được các dạng toán nồng độ các chất trong dung dịch.
- Năng lực quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp, đánh giá.
- Năng lực thực hành hóa học.
- Năng lực giải thích hiện tượng thực tiễn.
- Năng lực tính toán.
- Năng lực tư duy logic, tư duy trừu tượng, tư duy sáng tạo.
- Thông hiểu tính chất hoá học chung của kim loại - Tính chất của một số kim loại cụ thể như: Na, K, Mg, Ca, Ba, Al, Fe, Cu, Zn
- Nắm được các loại hợp kim của nhôm, sắt. Quy trình sản xuất gang, thép.
- Thông hiểu sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn.
- Phân biệt các kim loại; tách và tinh chế các kim loại.
- Giải thích hiện tượng ăn mòn kim loại trong đời sống.
- Xác định tên kim loại, tính toán được các dạng bài tập liên quan đến từng kim loại; hỗn hợp các kim loại; hỗn hợp kim loại với các hợp chất vô cơ.
- Năng lực thực hành hóa học.
- Năng lực quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp, đánh giá.
- Năng lực giải thích hiện tượng thực tiễn.
- Năng lực tính toán.
- Năng lực tư duy sáng tạo.
- Thông hiểu tính chất hoá học chung của phi kim - Tính chất hoá học của một số phi kim cụ thể như: flo, clo, brom, iot, lưu huỳnh, oxi, hiđro, cacbon, silic 
- Hiểu về công nghiệp silicat.
- Hiểu cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
- Xác định tên phi kim, tính toán được các dạng bài tập liên quan đến từng phi kim; hỗn hợp các phi kim; hỗn hợp kim loại với phi kim.
- Vận dụng quy luật biến đổi tuần hoàn giải thích, so sánh sự biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố.
- Tính toán được các dạng bài tập liên quan đến bảng tuần hoàn, liên quan đến tổng số hạt trong nguyên tử và phân tử.
- Năng lực quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp, đánh giá.
- Năng lực giải thích hiện tượng thực tiễn.
- Năng lực tính toán.
- Năng lực tư duy logic, sáng tạo.
- Thông hiểu đại cương hữu cơ.
- Thông hiểu tính chất vật lí, tính chất hoá học của hiđrocacbon: ankan, anken, ankin, hiđrocacbon thơm.
- Nắm được nguồn hiđrocacbon trong thiên nhiên và ứng dụng của nó.
- Nhận biết; tách các chất; điều chế một số hiđrocacbon.
- Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của hợp chất hữu cơ, hiđrocacbon.
- Tính toán được các dạng bài tập liên quan đến tính chất hóa học của từng loại hiđrocacbon và bài tập tổng hợp các hiđrocacbon.
- Năng lực quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp, đánh giá.
- Năng lực thực hành hóa học.
- Năng lực giải thích hiện tượng thực tiễn.
- Năng lực tính toán.
- Năng lực tư duy logic, tư duy trừu tượng, tư duy sáng tạo.
- Thông hiểu tính chất vật lí, tính chất hoá học của các dẫn xuất hiđrocacbon: ancol, axit cacboxylic, chất béo, cacbohiđrat, protein, polime
- Nhận biết; tách các chất; điều chế một số dẫn xuất của hiđrocacbon.
- Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của dẫn xuất hiđrocacbon.
- Tính toán được các dạng bài tập liên quan đến tính chất hóa học của từng loại dẫn xuất hiđrocacbon và bài tập tổng hợp các dẫn xuất hiđrocacbon, toán về độ rượu.
- Năng lực quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp, đánh giá.
- Năng lực thực hành hóa học.
- Năng lực giải thích hiện tượng thực tiễn.
- Năng lực tính toán.
- Năng lực tư duy logic, tư duy trừu tượng, tư duy sáng tạo.
III. Cấu trúc:
	- Hình thức đề: tự luận.
	- Thời lượng: 150 phút.
	- Số câu: 8 .
IV. Mẫu ma trận đề thi (do người ra đề trực tiếp thực hiện)
Nội dung kiểm tra
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Sáng tạo
Phần A.
Câu.....
Câu.....
Phần B
Câu.....
Câu.....
Cộng
40%
40%
20%

File đính kèm:

  • doccau_truc_thi_HSG.doc