Câu hỏi về ngày phụ nữ Việt Nam

Câu 6. Có Chồng, 9 người con ruột, 1 con rể và 2 cháu ngoại là liệt sĩ đã hy sinh vì nền độc lập dân tộc. được nhà nước phong là mẹ việt nam anh hùng năm 1994. Mẹ là ai?

 Bà Nguyễn Thị Thứ (1904 – 2010) là người được Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trao tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Bà sinh tại thôn Thanh Quýt 2, xã Điện Thắng Trung, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Bà có chồng, 9 người con trai, 1 con rể và 2 cháu ngoại là liệt sĩ, là người mẹ có nhiều con cháu hy sinh nhất trong cả hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ kéo dài gần 30 năm (từ năm 1948 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975). Bà trở thành bà mẹ Việt Nam anh hùng tiêu biểu, được lấy làm nguyên mẫu xây dựng tượng đài Bà mẹ Việt Nam anh hùng tại tỉnh Quảng Nam trong dịp kỷ niệm 60 năm Ngày Thương binh-Liệt sỹ. Bà mất vào lúc 01 giờ 40 phút sáng ngày 10 tháng 12 năm 2010 tại Đà Nẵng thượng thọ 106 tuổi ,

Câu 7: “Còn cái lai quần cũng đánh” là câu nói nổi tiếng của ai?

Út Tịch (1931–1968) là một nữ Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Việt Nam. Cuộc đời bà đã được nhà văn Nguyễn Thi xây dựng thành nhân vật chính trong tác phẩm Người mẹ cầm súng, được đưa vào các giáo trình văn học phổ thông

Câu 8. Nữ vận động viên nào được bình chọn là quả bóng vàng nữ việt nam 2011?

 Tối 10-5-2011, thủ môn Đặng Thị Kiều Trinh (CLB TP.HCM) lần đầu tiên đoạt danh hiệu “Quả bóng vàng VN 2011” do báo Sài Gòn Giải Phóng tổ chức trong đêm gala trao giải khá hoành tráng tại Nhà hát TP. Là thủ môn đội tuyển bóng đã nữ Việt Nam giành nhiều thành tích trên đấu trường khu vực và Châu Á.

 

doc10 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 775 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi về ngày phụ nữ Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
B. Xin đừng đốt
C. Đừng đốt
D. Tuổi 20
7. Nữ chính trị gia nào đã đại diên Việt Nam kí hiệp định Pari ?
A. Chương Mĩ Hoa
B. Nguyễn Thị Bình
C. Nguyễn Thị Doan
D. Nguyễn Thị Minh Khai
8. Bài hát Biết ơn chị Võ Thị Sáu là sáng tác của :
A. Phong Nhã
B. Văn Cao
C. Nguyễn Đức Toàn
D. Sĩ Luân
9. Quê của Nguyễn Thị Minh Khai một nữ chính trị gia nổi tiếng của Việt Nam ở:
A. Vinh - Nghệ An
B. Vĩnh Bảo - Hải Phòng
C. Bến Tre
D. Huế
10. Nhà tù đã giam giữ chị Võ Thị Sáu anh hùng là :
A. Côn Đảo
B. Hỏa Lò
C. Sơn La
D.  Phú Quốc
11. Nữ hoàng đế đầu tiên của Việt Nam là ai?
A. Lí Chiêu Hoàng
B. Ỷ Lan Nguyên Phi
C. Đặng Thị Huệ
D. Võ Mị Nương
12. Công chúa triều Trần được gả cho Vua Chiêm là Chế Mân?
A. Huyền Trân
B. Ngọc Hoa
C. An Tư
D. Tiên Dung
13. Vị thánh nữ trong tứ bất tử là ai ?
A. Chúa Liễu Hạnh
B. Tiên Dung Công Chúa
C. Quan Thế Âm Bồ Tát
D. Hằng Nga
14. Nữ anh hùng nào đã vác hòm đạn có trọng lượng gần gấp 2 lần trọng lượng của mình trong kháng chiến chống Mĩ ?
A. Trần Thị Bắc B. Ngô Thị Tuyển C. Hoàng Ngân D. Bùi Thị cúc
15. Bài thơ Núi Đôi của Đại tá, nhà thơ vũ Cao lâys nguyên mẫu từ hình tượng nhân vật nữ chiến sĩ anh hùng nào ?
A. Mạc Thị Bưởi B. Võ Thị Sáu C. Trần Thị Bắc D. Đăng Thuỳ Trâm
16. Trường THPT Tô Hiệu có bao nhiêu nữ giáo viên?
17. Ai là nữ giáo viên cao tuổi nhất của trường thpt Tô Hiệu ?
18. Nữ giáo viên trẻ nhất trường THPT Tô Hiệu là :
Câu 1.Họ là những người đã khởi binh chống quân Hán năm 40 . Họ là những ai?
– Là hai Bà Trưng
– Hai Bà Trưng  mất ngày mùng 6 tháng 2 năm Quý Mão 43) là tên gọi chung của Trưng Trắc và Trưng Nhị, hai chị em là anh hùng dân tộc của người Việt. Hai Bà Trưng khởi binh chống lại quân Hán, lập ra một quốc gia với kinh đô tại Mê Linh và tự phong là Nữ vương. Sau khi cuộc khởi nghĩa này bị quân Hán dưới sự chỉ huy của Mã Viện đánh bại, tục truyền rằng vì không muốn chịu khuất phục, hai Bà đã nhảy xuống sông tự tử. Đại Việt Sử ký Toàn thư coi Trưng Trắc là một vị vua trong lịch sử Việt Nam.
Câu 2. Bà là một nữ tiến sĩ kinh tế và hiện nay là phó chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, bà là ai?
– Bà Nguyễn Thị Doan sinh ngày 11 tháng 1 năm 1951 tại xã Chân Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Bà là giáo sư, tiến sĩ kinh tế và có trình độ cao cấp về lí luận chính trị. Bà Nguyễn Thị Doan gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 11 tháng 7 năm 1982.
– Nguyễn Thị Doan (1951-) là một nữ chính trị gia Việt Nam. Bà hiện là Phó Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII tỉnh Hà Nam, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Thương mại
Tháng 10 năm 1973: Tham gia cách mạng.
Từ 1968 đến 1973: Học và tốt nghiệp tại trường Đại học Thương mại Hà Nội.
Từ 1974 đến 1979: Là giảng viên trường Đại học Thương mại Hà Nội.Từ 1981 đến 1992: Là nghiên cứu sinh và bảo vệ luận án tiến sĩ kinh tế tại Bulgaria. Sau đó sang Pháp học và làm luận án tiến sĩ quản trị kinh doanh tại Trường Quản lý Kinh doanh châu Âu.
Năm 1993: Là hiệu trưởng trường Đại học Thương mại Hà Nội.
Ngaỳ 26 tháng 7 năm 2011 được quốc hội khóa XIII bầu lại giữ chức Phó Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam
Câu 3. Câu nói nổi tiếng sau của ai: “tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển đông, đánh đuổi quân ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp cho người”?
Bà Triệu  còn được gọi là Triệu Ẩu, Triệu Trinh Nương , Triệu Thị Trinh , Triệu Quốc Trinh (225–248), là một trong những vị anh hùng dân tộc trong lịch sử Việt Nam.
   Bà Triệu sinh năm Bính Ngọ (226).tại miền núi Quân Yên (hay Quan Yên), quận Cửu Chân (nay thuộc làng Quan Yên [hay còn gọi là Yên Thôn], xã Định Tiến, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa).
Câu 4. Vị công chúa được gả cho vua Chiêm Thành (vua Chế Mân) để đổi lấy hai châu Ô, Lý (từ đèo Hải Vân -> Quảng Trị ngày nay) là ai?
  Năm 1306, Chế Mân dâng hai châu Ô, Rý (còn gọi là Lý) làm hồi môn, vua Trần Anh Tông đồng ý gả Huyền Trân cho Chế Mân. Huyền Trân về Chiêm Thành, được phong làm hoàng hậu Paramecvari. Một năm sau đó, khi hoàng hậu người Đại Việt vừa sinh xong hoàng tử Chế Đa Đa, thì tháng 5 năm 1307, quốc vương Chế Mân băng hà. Thế tử Chiêm sai sứ sang Đại Việt báo tang. Theo tục nước Chiêm, khi vua chết hoàng hậu phải lên giàn hỏa để tuẫn tang. Vua Trần Anh Tông biết tin, sai Trần Khắc Chung vờ sang viếng tang, tìm cách cứu Huyền Trân. Trần Khắc Chung bày kế thành công, cứu được Huyền Trân đưa xuống thuyền, đưa Huyền Trân về Đại Việt bằng đường biển. Cuộc hải hành này kéo dài tới một năm.
Câu 5. Tác giả của bài thơ sau là ai:
            Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo
Kìa đền thái thú đứng cheo leo
Ví đây đổi phận làm trai được
Thì sự anh hùng há bấy nhiêu
   Hồ Xuân Hương  là nhà thơ Nôm nổi tiếng (1772-1822). Bà đã để lại nhiều bài thơ độc đáo với phong cách thơ vừa thanh vừa tục và được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm
Câu 6. Có Chồng, 9 người con ruột, 1 con rể và 2 cháu ngoại là liệt sĩ đã hy sinh vì nền độc lập dân tộc. được nhà nước phong là mẹ việt nam anh hùng năm 1994. Mẹ là ai?
    Bà Nguyễn Thị Thứ (1904 – 2010) là người được Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trao tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Bà sinh tại thôn Thanh Quýt 2, xã Điện Thắng Trung, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Bà có chồng, 9 người con trai, 1 con rể và 2 cháu ngoại là liệt sĩ, là người mẹ có nhiều con cháu hy sinh nhất trong cả hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ kéo dài gần 30 năm (từ năm 1948 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975). Bà trở thành bà mẹ Việt Nam anh hùng tiêu biểu, được lấy làm nguyên mẫu xây dựng tượng đài Bà mẹ Việt Nam anh hùng tại tỉnh Quảng Nam trong dịp kỷ niệm 60 năm Ngày Thương binh-Liệt sỹ. Bà mất vào lúc 01 giờ 40 phút sáng ngày 10 tháng 12 năm 2010 tại Đà Nẵng thượng thọ 106 tuổi ,
Câu 7:  “Còn cái lai quần cũng đánh” là câu nói nổi tiếng của ai?
Út Tịch (1931–1968) là một nữ Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Việt Nam. Cuộc đời bà đã được nhà văn Nguyễn Thi xây dựng thành nhân vật chính trong tác phẩm Người mẹ cầm súng, được đưa vào các giáo trình văn học phổ thông
Câu 8. Nữ  vận  động viên nào được bình chọn là quả bóng vàng nữ việt nam 2011?
    Tối 10-5-2011, thủ môn Đặng Thị Kiều Trinh (CLB TP.HCM) lần đầu tiên đoạt danh hiệu “Quả bóng vàng VN 2011” do báo Sài Gòn Giải Phóng tổ chức trong đêm gala trao giải khá hoành tráng tại Nhà hát TP. Là thủ môn đội tuyển bóng đã nữ Việt Nam giành nhiều thành tích trên đấu trường khu vực và Châu Á.
Câu 9.Ai là nữ Tiến sĩ đầu tiên của Việt Nam?
   Nguyễn Thị Duệ (hay Nguyễn Thị Du; ngoài ra, có người gọi bà tên Nguyễn Thị Ngọc Toàn, hiệu Diệu Huyền) là nữ Tiến sĩ đầu tiên của Việt Nam. Hiện chỉ biết bà sống vào cuối thế kỉ 16, đầu thế kỉ 17, chưa rõ năm sinh và mất. Nguyễn Thị Duệ, quê xã Kiệt Đặc, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Vốn là người thông minh, có nhan sắc nên mới hơn 10 tuổi, bà đã được nhiều nhà quyền quí đến xin hỏi cưới, nhưng bà không thuận. Năm 1592, Trịnh Tùng đem quân đánh chiếm kinh đô Thăng Long, nhà Mạc chạy lên Cao Bằng. Nguyễn Thị Duệ cùng gia đình đi theo. Là một người hiếu học, song luật lệ bấy giờ không cho phép con gái được học hành thi cử, Nguyễn Thị Duệ phải giả trai để dự việc đèn sách. Khoa thi tiến sĩ năm Giáp Ngọ (1594) bà mang tên giả là Nguyễn Du đi thi và đỗ đầu khi tuổi vừa 20. Đến khi mở yến tiệc chiêu đãi các tân khoa, vua Mạc Kính Cung thấy vị tiến sĩ trẻ dáng vẻ mảnh mai, mặt mày thanh tú nên dọ hỏi. Khi đã rõ chuyện, Nguyễn Thị Duệ không bị khép tội mà còn được vua khen ngợi Sau đó, vua vời bà vào cung để dạy các phi tần, rồi được tuyển làm phi: Tinh Phi (Sao Sa) và người ta quen gọi là “Bà Chúa Sao”. Năm 1625, quân Lê – Trịnh tiến lên Cao Bằng diệt nhà Mạc. Nguyễn Thị Duệ vào rừng ẩn náu, bị quân lính bắt được. Mến tài, vua Lê và chúa Trịnh vẫn cho bà trông coi việc dạy học trong vương phủ Năm 70 tuổi, Nguyễn Thị Duệ xin về nghỉ nơi quê nhà. Nguyễn Thị Duệ sống hơn 80 tuổi mới qua đời. Khi mất, người dân địa phương lập đền thờ, tôn bà làm phúc thần.
Câu 10.Ai là người kéo cờ trong lễ Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945?
Đó là bà Đàm Thị Loan – đội viên đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và bà Lê Thi – nữ sinh Trường  Đồng Khánh, Hà Nội.
Bà Đàm Thị Loan sinh năm 1926 tại Áng Giàng, Bình Long, Hoà An, Cao Bằng. Năm 1940, bà tham gia hội Việt Minh của xã, lấy bí danh là Thanh Xuân. Năm 1942, bà đi hoạt động cách mạng và là một trong số 34 đội viên đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân có mặt trong lễ tuyên thệ ngày 22/12/1944. Sau này, bà trở thành phu nhân của Đại tướng Hoàng Văn Thái.
Bà Lê Thi tên thật là Dương Thị Thoa, là con gái thứ tư của cố giáo sư Dương Quảng Hàm. Sau cách mạng tháng Tám, từ năm 1947 đến 1950, bà được tổ chức điều về hoạt động bí mật trong nội thành Hà Nội, âm thầm vận động bà con ủng hộ kháng chiến chống Pháp. Hòa bình lập lại, bà được cử đi học Trường Lý luận cao cấp Nguyễn Ái Quốc (nay là Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) khóa đầu tiên, sau đó ở lại trường và bắt đầu công việc nghiên cứu. Năm 1961, làm Viện trưởng Viện triết học, đến năm 1987, bà cùng đồng nghiệp xây dựng Trung tâm nghiên cứu gia đình và phụ nữ. Bà được Nhà nước phong hàm giáo sư năm 1991.
Câu 11. Người phụ nữ duy nhất được đặt bút kí vào hiệp định Paris ngày 27 tháng 1 năm 1973 là ai?
  Nguyễn Thị Bình (1927-), là một nữ chính trị gia nổi tiếng của Việt Nam. Bà nổi tiếng trên thế giới khi giữ cương vị Trưởng phái đoàn Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, rồi Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tham gia Hội nghị 4 bên về hòa bình cho Việt Nam tại Paris trong giai đoạn 1968-1973. Bà là 1 trong những người đại diện các bên ký hiệp định Paris năm 1973 và là người phụ nữ duy nhất đặt bút kí vào Hiệp định. Bà cũng từng giữ chức vụ Phó Chủ tịch nước Việt Nam từ 1992 đến 2002.
Câu 12. Bà là nữ tướng xứ dừa lãnh đạo phong trào Đồng Khởi, chúng ta đang nhắc tới ai?
      Nguyễn Thị Định (15 tháng 3 năm 1920 – 26 tháng 8 năm 1992) là nữ tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Bà Nguyễn Thị Định (còn gọi là Ba Định) (bí danh Bích Vân, Ba Tấn, Ba Nhất và Ba Hận. sinh tại xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Năm 16 tuổi bà đã tham gia phong trào cách mạng địa phương, năm 1938 bà được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Năm 1945, bà tham gia giành chính quyền tại Bến Tre. Khi Chiến tranh Đông Dương nổ ra, năm 1946, bà tham gia tổ chức vượt biển, mở tuyến chi viện vũ khí cho miền Nam.
      Sau khi Hiệp định Genève ký kết, bà bí mật ở lại hoạt động tại Bến Tre. Năm 1959, bà là người khởi xướng và lãnh đạo phong trào Đồng khởi ở Mỏ Cày, Bến Tre và lan rộng ra khắp vùng Đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam Bộ, hình thành Đội quân tóc dài nổi tiếng. Năm 1960, bà tham gia xây dựng Quân Giải phóng miền Nam. Năm 1965, bà nhập ngũ, giữ chức Phó Tư lệnh Quân Giải phóng miền Nam. Năm 1974, bà được phong quân hàm Thiếu tướng.
     Sau năm 1975, bà giữ chức Thứ trưởng Bộ lao động Thương binh – Xã hội; năm 1980, Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Từ 1987 đến 1992, bà giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước.
Câu 13 .Cô gái trẻ nào đi vào huyền thoại với câu nói nổi tiếng trước bọn đao phủ “tao chỉ biết đứng không biết quỳ” và trước khi bị xử bắn đã hô vang “Hồ Chí Minh muôn năm”
      Võ Thị Sáu cô quê ở vùng Đất Đỏ, Long Điền, tỉnh Bà Rịa (nay thuộc xã Phước Long Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu). Mới 14 tuổi, cô đã đi theo anh trai tham gia hoạt động cách mạng trốn lên ở trên chiến khu.. Trước khi bị đưa ra hành án, cô bị đày qua các nhà tù Chí Hòa, Bà Rịa và Côn Đảo. Vì quân Pháp không dám công khai thi hành bản án đối với cô, họ đã lén lút đem cô đi thủ tiêu. Chuyện vẫn kể rằng, khi nhóm đao phủ bảo cô quỳ xuống, cô đã quát lại bọn chúng với một câu đã đi vào huyền thoại: “Tao chỉ biết đứng, không biết quỳ!”. Cô bị xử bắn ngày 23 tháng 01 năm 1952 tại Côn Đảo khi 19 tuổi. Mộ của Võ Thị Sáu hiện còn ở Nghĩa trang Hàng Dương Côn Đảo. Ngày 2 tháng 3 năm 1993, cô được Nhà nước Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Câu 14 :Vị hoàng hậu nào vì dân tộc đã dâng áo mão vua của nhà đinh trao cho Lê Hoàn để Lê Hoàn đứng ra lãnh đạo quân dân đánh giặc?
    Dương Vân Nga (952 – 1000) là hoàng hậu của hai triều vua trong lịch sử Việt Nam. Bà là vợ của vua Đinh Tiên Hoàng, sau trở thành Hoàng hậu của vua Lê Đại Hành. Bà đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc chuyển giao quyền lực từ nhà Đinh về nhà Tiền Lê. Người con trai của bà với Đinh Tiên Hoàng tên Đinh Toàn, là vua cuối của nhà Đinh còn người con gái của bà với Lê Hoàn là Lê Thị Phất Ngân trở thành hoàng hậu của Lý Thái Tổ, mẹ vua Lý Thái Tông sau này. Vì làm hoàng hậu, rồi thái hậu của nhiều triều đại, sử sách cũng nhắc tới bà với tên Dương hậu hay Dương thái hậu
Câu 15: Vị nữ tướng hiếm hoi trong lịch sử Việt Nam?
     Bùi Thị Xuân, cùng chồng là Trần Quang Diệu, 2 người đóng vai trò to lớn trong phong trào Tây Sơn. Ở trong bộ chỉ huy nghĩa quân, vì là nữ nên Bùi Thị Xuân được giao nhiệm vụ chỉ huy nữ binh ở nhà bảo vệ Hoàng thành. Vì bà có tài thuần dưỡng và huấn luyện voi chiến nên được giao chỉ huy đội tượng binh. Theo một số tài liệu thì dưới quyền bà có 5.000 nữ binh và 200 thớt voi, nhiệm vụ chính là bảo vệ Hoàng thành.
Bà được Hoàng đế Quang Trung phong là Đô đốc, vị nữ Đô đốc duy nhất dưới triều đại Tây Sơn, vị nữ tướng hiếm hoi trong lịch sử Việt Nam.
Câu 16 : Khi còn trong nhà tù, bà có mấy câu thơ nói lên ý chí cách mạng của mình bà là ai ?
    Vững chí bền gan ai hỡi ai!
     Kiên tâm giữ dạ mới anh tài.
            Thời cuộc đẩy đưa người chiến sĩ,
                  Con đường cách mạng vẫn chông gai
Nguyễn Thị Minh Khai. Bà tên thật là Nguyễn Thị Vịnh, sinh năm 1910 tại xã Vĩnh Yên, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Chồng là Lê Hồng Phong. Năm 1931, bà bị bắt tại Hương Cảng, bị kết án và giam ở đây. Năm 1934, bà ra tù và được Đông phương bộ Quốc tế Cộng sản cử làm đại biểu chính thức đi dự Đại hội VII Quốc tế Cộng sản tại Moskva cùng với Lê Hồng Phong. Sau đó bà thành hôn với Lê Hồng Phong và học tại trường Đại học Phương Đông.
Năm 1936, bà được cử về nước truyền đạt chỉ thị của Quốc tế Cộng sản và được cử vào Xứ ủy Nam kỳ, giữ chức Bí thư Thành ủy Sài Gòn – Chợ Lớn, một trong những người lãnh đạo cao trào cách mạng 1936-1939 ở Sài Gòn. Thời gian này, bà lấy bí danh là Năm Bắc.
Năm 1940, bà bị bắt ngay sau phiên họp của xứ ủy Nam kỳ về phổ biến chủ trương khởi nghĩa và bị giam tại Khám Lớn Sài Gòn. Tuy nhiên, bà vẫn liên lạc với bên ngoài và vẫn tiếp tục lãnh đạo phong trào đấu tranh.
    Sau khi Khởi nghĩa Nam Kỳ thất bại, bà bị thực dân Pháp kết án tử hình và bị xử bắn tại Ngã ba Giồng, Hóc Môn ngày 26 tháng 8 năm 1941. Trước khi bị xử tử, bà đã khẳng khái lên án tội ác thực dân Pháp và hô to: “Đảng Cộng sản Việt Nam muôn năm!”, thể hiện tinh thần bất khuất, kiên trung của bà.   Sau khi Khởi nghĩa Nam Kỳ thất bại, bà bị thực dân Pháp kết án tử hình và bị xử bắn tại Ngã ba Giồng, Hóc Môn ngày 26 tháng 8 năm 1941. Trước khi bị xử tử, bà đã khẳng khái lên án tội ác thực dân Pháp và hô to: “Đảng Cộng sản Việt Nam muôn năm!”, thể hiện tinh thần bất khuất, kiên trung của bà.
Câu 17 :Người phụ nữ việt nam đầu tiên nghiên cứu thành công công trình “thụ tinh nhân tạo trong ống nghiệm” đem lại thành công cho biết bao gia đình hiếm muộn. bà là ai?
   Giáo sư Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng (sinh năm 1944) là một nhà y khoa nổi tiếng người Việt Nam. Bà nguyên là Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM), Viện trưởng Viện Tim TP. Hồ Chí Minh, đương kim Phó chủ tịch Hội nạn nhân chất độc da cam Việt Nam.[1]. Bà cũng là một chính khách, từng là Đại biểu Quốc hội khóa VII, Phó chủ tịch Quốc hội khóa VIII, Phó chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại Quốc hội khóa 1992-1997. Để tôn vinh những đóng góp và thành tựu của bà trong lĩnh vực sản phụ khoa, Nhà nước Việt Nam đã phong tặng cho bà danh hiệu Anh hùng lao động và Thầy thuốc Nhân dân.
   Nhắc đến GS.BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng người ta thường nhắc đến công trình “thụ tinh trong ống nghiệm” mà bà đã học hỏi, dày công nghiên cứu nhiều năm ở nước ngoài, bỏ cả tiền túi để mua thiết bị về Việt Nam áp dụng tại BV Từ Dũ. Công trình này đã đem lại niềm vui cho biết bao nhiêu gia đình hiếm muộn. Họ gọi bà là ” Bà Tiên “, đã đem hy vọng đến cho gia đình họ .Tháng 8/1997, những phôi thai đầu tiên của Việt Nam đã đặt vào trong ống nghiệm thành công.
  Ngày 30/4/1998, ba đứa bé từ trong ống nghiệm đã được chào đời, đúng ngày kỷ niệm 23 năm miền Nam hoàn toàn giải phóng.  Bà là người đầu tiên mang kỹ thuật nội soi trong phụ khoa về Việt Nam. Nhờ sự giúp đỡ của Pháp, Khoa nội soi của bệnh viện Từ Dũ được thành lập và đến nay, công trình này được công nhận là đứng đầu trong nước về kỹ thuật nội soi phụ khoa.
Câu 18 : Bà là nhà thơ và là chủ bút nữ đầu tiên của Việt Nam, là con gái của cụ Đồ Chiểu (Nguyễn Đình Chiểu) bà là ai?
Sương Nguyệt Anh (1 tháng 2 năm 1864 – 20 tháng 1 năm 1921)[1], tên thật là Nguyễn Thị Khuê (theo “Nguyễn chi thế phổ”)[2], tuy nhiên tên ghi trên bia mộ lại là Nguyễn Ngọc Khuê, tự là Nguyệt Anh. Ngoài bút hiệu Sương Nguyệt Anh, bà còn ký nhiều bút hiệu khác như: Xuân Khuê, Nguyệt Nga, Nguyệt AnhBà là nhà thơ và là chủ bút nữ đầu tiên của Việt Nam. Tờ báo Nữ giới chung do bà phụ trách là tờ báo đầu tiên của phụ nữ được xuất bản tại Sài Gòn
Câu 19 :Bộ trưởng bộ y tế Việt Nam hiện nay là ai?
  Nguyễn Thị Kim Tiến (sinh năm 1959) là một chính khách Việt Nam, hiện nay là Ủy viên Trung ương Đảng|, Ủy viên Trung ương Đảng Khóa XI, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ khối cơ quan trung ương, đại biểu Quốc hội Khóa XII, XIII, Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam từ năm 2011. Bà cũng là một Tiến sĩ Y khoa, học hàm Giáo sư, được nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân, Tổng Biên tập Tạp chí Y học thực hành Bộ Y tế. Bà sinh ngày 1 tháng 8 năm 1959, quê quán tại xã Cẩm Hưng, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Trước khi đảm nhậm vị trí trong chính phủ, bà từng giữ chức Viện trưởng Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh.
Câu 20 :Nữ hoàng tốc độ chạy cự ly ngắn Việt Nam là?
Vũ Thị Hương (sinh năm 1986) là một vận động viên điền kinh. Do thành tích thi đấu nổi bật trên đấu trường Đông Nam Á, cô được giới truyền thông Việt Nam mệnh danh là “nữ hoàng tốc độ” chạy cự ly ngắn của thể thao Việt Nam .các thành tích mà cô đã đạt được là :
      Huy chương đồng cự ly 100m tại ASIAD 16
      Huy chương bạc Á vận hội.
      Là vận động viên tiêu biểu của 2 năm liên tiếp 2009-2010
      Huy chương vàng cự li 100m, 200m tại 3 kì Seagames tiêp tiếp 23, 24, 25
Câu 21 :Được xem là cô gái vàng của điền kinh Việt Nam, cô là ai?
  Trương Thanh Hằng (sinh năm 1986) là vận động viên Việt Nam giành nhiều thành tích điền kinh tại các kỳ thi quốc tế. Cô thường được gọi với danh xưng Nữ hoàng tốc độ của Việt Nam hay cô gái vàng của điền kinh Việt Nam.[1] Trương Thanh Hằng từng đứng đầu danh sách 10 vận động viên tiêu biểu Việt Nam năm 2007 với 1671 điểm.[2] và đứng thứ 2 năm 2010 với 1208 điểm[3]. Hiện tại, Trương Thanh Hằng đang thi đấu cho đoàn thể thao Ninh Bình, trước đó, cô từng đầu quân cho thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Câu 22 :Bộ trưởng bộ lao động thương binh và xã hội là?
    Bà Phạm Thị Hải Chuyền (1952), Quê quán: Huyện Yên Dũng, Tỉnh Bắc Giang; là Ủy viên Trung ương Đảng khóa X, XI, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X; hiện bà giữ chức vụ Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngày 3 tháng 8, 2011 bà là đương kim được Quốc hội phê chuẩn làm Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội là người kế nhiệm cho bà Nguyễn Thị Kim Ngân.
Câu 23: Nhân vật nữ chính trong tác phẩm “hòn đất” của nhà văn Anh Đức?
      Chị Sứ. ngay từ trong chuyện đã xuất hiện một người con gái, đã sống và đã chết như một nữ anh hùng. Đó là chị Phan Thị Ràng, mà trong tiểu thuyết tôi đặt tên là Sứ. Việc có được và hình thành vun đắp ra được một nhân vật phụ nữ như thế, từ lâu trong đời viết của tôi luôn là niềm khao khát muốn khắc họa, và đó là sự quen thuộc, gần gũi như trước kia tôi đã từng khắc họa chị Tư Hậu trong “Một ch

File đính kèm:

  • doccau_hoi_ve_ngay_phu_nu_VN.doc