Câu hỏi và bài tập ôn tập học kỳ II - Môn Vật lý 9

Bài 4: Cuộn sơ cấp của một máy biến thế có 1000 vòng, cuộn thứ cấp có 5000 vòng đặt ở một đầu đường dây tải điện để truyền đi một công suất điện là 10 000kW. Biết hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp là 100kV.

a. Tính hiệu điện thế đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp.

b. Biết điện trở của toàn bộ đường dây là 100. Tính công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây.

Bài 5: Một vật AB có độ cao h = 4cm đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ tiêu cự f = 20cm và cách thấu kính một khoảng d = 2f.

a. Dựng ảnh AB của AB tạo bởi thấu kính đã cho.

b. Vận dụng kiến thức hình học, tính chiều cao h của ảnh và khoảng cách d từ ảnh đến kính.

 

doc2 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1320 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi và bài tập ôn tập học kỳ II - Môn Vật lý 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS LAI HÒA
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP ÔN TẬP HỌC KỲ II - MÔN VẬT LÝ 9
I. CÂU HỎI:
Nêu kết luận về hiện tượng khúc xạ ánh sáng khi tia sáng truyền từ không khí sang nước?
Lập công thức tính tiêu cự của thấu kính hội tụ trong trường hợp d > f.
Nêu ví dụ chứng tỏ ánh sáng có mang năng lượng.
Hãy nêu một số ứng dụng về tác dụng nhiệt của ánh sáng và giải thích vì sao về mùa đông ta thường mặc áo màu sẫm còn mùa hè ta lại thường mặc áo màu sáng?
Nêu thí nghiệm chứng tỏ trong chùm ánh sáng trắng có chứa nhiều chùm ánh sáng màu khác nhau.
Khi ta nhìn xuống suối, ta thấy hình như suối cạn hơn. Nhưng khi ta bước xuống thì suối sâu hơn. Hãy giải thích hiện tượng đó.
Nêu cách nhận biết thấu kính hội tụ, thấu kính phân kỳ.
Nêu cách dựng ảnh của một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ.
II. BÀI TẬP:
Bài 1: Đặt vật sáng AB vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 25cm. Điểm A nằm trên trục chính, cách thấu kính một khoảng d = 15cm.
Ảnh của AB qua thấu kính hội tụ có đặc điểm gì?
Tính khoảng cách từ ảnh đến vật và độ cao h của vật. Biết độ cao của ảnh là h’ = 40cm.
Bài 2: Một vật cao 1,2m khi đặt cách máy ảnh 2m thì cho ảnh có chiều cao 3cm. Tính:
Khoảng cách từ ảnh đến vật lúc chụp ảnh.
Tiêu cự của vật kính.
Bài 3: Dùng một kính lúp có tiêu cự 12,5cm để quan sát một vật nhỏ. Muốn có ảnh ảo lớn gấp 5 lần thì:
Người ta phải đặt vật cách kính bao nhiêu?
Tính khoảng cách từ ảnh đến vật.
Bài 4: Cuộn sơ cấp của một máy biến thế có 1000 vòng, cuộn thứ cấp có 5000 vòng đặt ở một đầu đường dây tải điện để truyền đi một công suất điện là 10 000kW. Biết hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp là 100kV. 
Tính hiệu điện thế đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp.
Biết điện trở của toàn bộ đường dây là 100W. Tính công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây.
Bài 5: Một vật AB có độ cao h = 4cm đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ tiêu cự f = 20cm và cách thấu kính một khoảng d = 2f.
Dựng ảnh A’B’ của AB tạo bởi thấu kính đã cho.
Vận dụng kiến thức hình học, tính chiều cao h’ của ảnh và khoảng cách d’ từ ảnh đến kính.
Bài 6: Một người dùng một kính lúp có tiêu cự 10cm để quan sát vật nhỏ cao 0,5cm, vật đặt cách kính 6cm.
Hãy dựng ảnh của vật qua kính lúp và cho biết ảnh đó là ảnh thật hay ảnh ảo? 
Tính khoảng cách từ ảnh đến kính. Ảnh của vật đó cao bao nhiêu?
Bài 7: Trong các dụng cụ tiêu thụ điện năng, điện năng được biến đổi thành dạng năng lượng nào để có thể sử dụng trực tiếp? Cho ví dụ.
F’
F
O
A
B
A’
B’
I
BT3: Dùng một kính lúp có tiêu cự 12,5cm để quan sát một vật nhỏ. Muốn có ảnh ảo lớn gấp 5 lần thì:
Người ta phải đặt vật cách kính bao nhiêu?
Tính khoảng cách từ ảnh đến vật.
Tóm tắt:	Giải
a) Khoảng cách từ vật đến kính:
Ta có: 
	mà A’B’ = 5.AB nên A’O = 5.AO 
	Ta lại có: 	(ảnh ảo: trước d’ là dấu “–”)
	hay 
	Thay f = 12,5 vào ta được 	 Þcm
b) Khoảng cách từ ảnh đến vật: 
	AA’ = A’O – AO = 5.AO – AO = 4.AO = 4 . 10 = 40cm.
f = 12,5 cm	 
A’B’ = 5.AB
AO = ?
AA’ = ?
Trả lời câu hỏi:
Hãy nêu một số ứng dụng về tác dụng nhiệt của ánh sáng.
@ Làm muối, phơi áo quần ra giữa trời nắng, hong nắng vào buổi sáng cho trẻ bị còi xương
Nêu ví dụ chứng tỏ ánh sáng có mang năng lượng.
Những ví dụ chứng tỏ ánh sáng có mang năng lượng: 
-Chiếu ánh sáng mặt trời vào chậu nước lạnh, sau một thời gian nước trong chậu nóng lên. 
-Giữa trưa chiếu ánh sáng mặt trời vào một thấu kính hội tụ, phía sau có một ổ rơm. Nếu di chuyển thấu kính đến một vị trí thích hợp thì ta thấy ổ rơm sẽ bị đốt cháy.
-Cây cối nếu đầy đủ ánh sáng chiếu vào nó thì sẽ xanh tốt, còn nếu không đủ ánh sáng thì cây sẽ bị còi cọc và có thể chết.
So sánh ảnh ảo của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ và thấu kính phân kỳ.
	° Giống nhau: cùng chiều với vật.
	° Khác nhau: 
Thấu kính hội tụ: ảnh lớn hơn vật, ở xa thấu kính hơn vật.
Thấu kính phân kỳ: ảnh nhỏ hơn vật, ở gần thấu kính hơn vật.
	Hỡi cô tát nước bên đàng
	Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi ? (Ca dao)
Lúc nào thì ánh trăng màu vàng? (vào chập tối hay vào đêm khuya)
Lúc chập tối thì ánh trăng có màu vàng.
Tại sao trong nước lại có ánh trăng?
Người con gái trong câu ca dao tranh thủ lúc trời mát về chiều tối để tát nước. Người con trai đứng trên bờ nhìn thấy ánh trăng phản xạ trên mặt nước trong gàu nước của cô gái, nên mới có cảm xúc để làm câu thơ nói trên.

File đính kèm:

  • docon tap VL9 HKII.doc