Câu hỏi trắc nghiệm môn Vật lý Lớp 9 - Học kỳ II

Câu 17: (Chương 2/ bài 34/ mức 1)

Trong hai bộ phận chính của máy phát điện xoay chiều, người ta qui ước:

A. bộ phận đứng yên gọi stato, bộ phận quay được gọi là rôto.

B. bộ phận đứng yên gọi rôto, bộ phận quay được gọi là stato

C. cả hai bộ phận được gọi là rôto.

D. cả hai bộ phận được gọi là stato.

Câu 18: (chương II / bài 34/ mức 1)

Quan sát hình bên và cho biết đây là sơ đồ cấu tạo của loại máy nào trong các loại máy sau:

A. Máy phát điện xoay chiều có cuộn dây quay

B. Động cơ điện một chiều.

C. Máy biến thế.

D. Máy phát điện xoay chiều có nam châm quay

Câu 19: (chương II / bài 34/ mức 1)

Đối với máy phát điện xoay chiều có nam châm quay thì:

A. stato là nam châm.

B. stato là cuộn dây dẫn.

C. stato là thanh quét.

D. stato là 2 vành khuyên.

Câu 20: (chương II / bài 34/ mức 1)

Quan sát hình bên và cho biết đây là sơ đồ cấu tạo của loại máy nào trong các loại máy sau:

A. Máy phát điện xoay chiều có cuộn dây quay.

B. Động cơ điện một chiều.

C. Máy biến thế.

D. Máy phát điện xoay chiều có nam châm quay.

Câu 21: (chương II / bài 34/ mức 2)

Ở Việt Nam các máy phát điện trong lưới điện quốc gia có tần số

A. 25Hz. B. 50Hz. C. 75Hz. D. 100Hz.

 

doc34 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 786 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm môn Vật lý Lớp 9 - Học kỳ II, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hần giữa.
B. Tia tới song song với trục chính thì tia ló kéo dài đi qua tiêu điểm của thấu kính.
C. Tia tới đến quang tâm của thấu kính, tia ló tiếp tục truyền thẳng theo hướng của tia tới.
D. Tia tới song song với trục chính thì tia ló đi qua tiêu điểm của thấu kính.	
Câu 154: (chương III / bài 44/ mức 1)
Tiết diện của một số thấu kính phân kì bị cắt theo một mặt phẳng vuông góc với mặt thấu kính được mô tả trong các hình 
A. a, b, c.
B. b, c, d.
C. c, d, a.
D. d, a, b.
Câu 155: (chương III / bài 44/ mức 1)
Kí hiệu thấu kính phân kì được vẽ như 
A. hình a.
B. hình b.
C. hình c.
D. hình d.
Câu 156: (chương III / bài 44/ mức 1)
Tia sáng qua thấu kính phân kì không bị đổi hướng là 
A. tia tới song song trục chính thấu kính.
B. tia tới bất kì qua quang tâm của thấu kính.
C. tia tới qua tiêu điểm của thấu kính.
D. tia tới có hướng qua tiêu điểm (khác phía với tia tới so với thấu kính) của thấu kính.	
Câu 157: (chương III / bài 44/ mức 1)
Chiếu chùm tia tới song song với trục chính của một thấu kính phân kì thì
A. chùm tia ló là chùm sáng song song.
B. chùm tia ló là chùm sáng phân kì.
C. chùm tia ló là chùm sáng hội tụ.
D. không có chùm tia ló vì ánh sáng bị phản xạ hoàn toàn.
Câu 158: (chương III / bài 44/ mức 1)
Thấu kính phân kì có thể 
A. làm kính đeo chữa tật cận thị.	
B. làm kính lúp để quan sát những vật nhỏ.
C. làm kính hiển vi để quan sát những vật rất nhỏ.	
D. làm kính chiếu hậu trên xe ô tô.	
Câu 159: (chương III / bài 44/ mức 2)
Khi nói về hình dạng của thấu kính phân kì, nhận định nào sau đây là sai? 
A. Thấu kính có hai mặt đều là mặt cầu lồi.
B. Thấu kính có một mặt phẳng, một mặt cầu lõm.
C. Thấu kính có hai mặt đều là mặt cầu lõm.
D. Thấu kính có một mặt cầu lồi, một mặt cầu lõm, độ cong mặt cầu lồi ít hơn mặt cầu lõm.
Câu 160: (chương III / bài 44/ mức 2)
Khoảng cách giữa hai tiêu điểm của thấu kính phân kì bằng 
A. tiêu cự của thấu kính.	B. hai lần tiêu cự của thấu kính.
C. bốn lần tiêu cự của thấu kính.	D. một nửa tiêu cự của thấu kính.	
Câu 161: (chương III / bài 44/ mức 2)
Xét đường đi của tia sáng qua thấu kính, thấu kính ở hình nào là thấu kính phân kì? 
A. hình a.
B. hình b.
C. hình c.
D. hình d.
Câu 162: (chương III / bài 44/ mức 2)
Dùng một thấu kính phân kỳ hứng ánh sáng Mặt Trời theo phương song song với trục chính của thấu kính thì 
A. chùm tia ló là chùm tia hội tụ tại tiêu điểm của thấu kính.
B. chùm tia ló là chùm tia song song.
C. chùm tia ló là chùm tia phân kỳ.
D. chùm tia ló tiếp tục truyền thẳng.
Câu 163: (chương III / bài 44/ mức 2)
Tia tới song song trục chính một thấu kính phân kì, cho tia ló có đường kéo dài cắt trục chính tại một điểm cách quang tâm O của thấu kính 15cm. Tiêu cự của thấu kính này là 
A. 15cm.	B. 20cm.	C. 25cm.	D. 30cm.	
Câu 164: (chương III / bài 44/ mức 2)
Một thấu kính phân kì có tiêu cự 25cm. Khoảng cách giữa hai tiêu điểm F và F’ là 
A. 12,5cm.	B. 25cm.	C. 37,5cm.	 D. 50cm.	
Câu 165: (chương III / bài 44/ mức 2)
Để có tia ló song song với trục chính của một thấu kính phân kỳ thì 
A. tia tới song song trục chính.
B. tia tới có hướng qua tiêu điểm (cùng phía với tia tới so với thấu kính).
C. tia tới có hướng qua tiêu điểm (khác phía với tia tới so với thấu kính).
D. tia tới bất kì có hướng không qua các tiêu điểm.	
Câu 166: (chương III / bài 44/ mức 3)
Trong ba hình vẽ sau đây, SI là tia tới, IR là tia ló qua thấu kính L. Thấu kính trong các hình nào là thấu kính phân kì? 
A. hình a và hình b.
B. hình a và hình c.
C. hình b và hình c.
D. hình a, hình b và hình c.
Câu 167: (chương III / bài 44/ mức 3)
Các hình 1, 2, 3, 4 biểu diễn đường truyền của tia sáng qua một thấu kính. Kết luận nào sau đây là đúng? 
A. hình 1, 2, 3 là thấu kính phân kì, 4 là thấu kính hội tụ.
B. hình 1, 3, 4 là thấu kính phân kì; 2 là thấu kính hội tụ.
C. hình 1, 2, 4 là thấu kính phân kì; 3 là thấu kính hội tụ.
D. hình 1,2 là thấu kính phân kì; 3, 4 là thấu kính hội tụ.
Câu 168: (chương III / bài 45/ mức 1)
Đặt một vật sáng AB trước thấu kính phân kỳ thu được ảnh A’B’ là 
A. ảnh ảo, ngược chiều với vật, luôn nhỏ hơn vật.
B. ảnh ảo, cùng chiều với vật, luôn nhỏ hơn vật.
C. ảnh ảo, ngược chiều với vật, luôn lớn hơn vật.
D. ảnh thật, cùng chiều, và lớn hơn vật.	
Câu 169: (chương III / bài 45/ mức 1)
Khi đặt trang sách trước một thấu kính phân kỳ thì 
A. ảnh của dòng chữ nhỏ hơn dòng chữ thật trên trang sách.
B. ảnh của dòng chữ bằng dòng chữ thật trên trang sách.
C. ảnh của dòng chữ lớn hơn dòng chữ thật trên trang sách.
D. không quan sát được ảnh của dòng chữ trên trang sách.	
Câu 170: (chương III / bài 45/ mức 1)
Vật đặt ở vị trí nào trước thấu kính phân kì cho ảnh trùng vị trí tiêu điểm 
A. Đặt trong khoảng tiêu cự.	B. Đặt ngoài khoảng tiêu cự.
C. Đặt tại tiêu điểm.	D. Đặt rất xa. 	
Câu 171: ( Chương III/ Bài 45/ mức 2)
Đối với thấu kính phân kỳ, khi vật đặt rất xa thấu kính thì ảnh ảo của vật tạo bởi thấu kính 
A. ở tại quang tâm.
B. ở sau và cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự.
C. ở trước và cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự.
D. ở rất xa so với tiêu điểm.	
Câu 172: ( Chương III/ Bài 45/ mức 2)
Ảnh ảo của một vật tạo bởi thấu kính phân kỳ và thấu kính hội tụ giống nhau ở chỗ 
A. chúng cùng chiều với vật.	B. chúng ngược chiều với vật.
C. chúng lớn hơn vật.	D. chúng nhỏ hơn vật.	
Câu 173: ( Chương III/ Bài 45/ mức 2)
Nếu đưa một vật ra thật xa thấu kính phân kỳ thì ảnh của vật 
A. di chuyển gần thấu kính hơn.	B. có vị trí không thay đổi.
C. di chuyển ra xa vô cùng.	D. cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự. 
A
B
B’
A’
Trục chính () 
Câu 174: ( Chương III/ Bài 45/ mức độ 2)
Vật AB hình mũi tên được đặt vuông góc với trục chính của một dụng cụ quang học cho ảnh A’B’ như hình vẽ sau. Dụng cụ quang học đó là 
A. Thấu kính hội tụ.
B. Thấu kính phân kì.
C. Gương phẳng.
D. Kính lúp . 
Câu 175: ( Chương III/ Bài 45/ mức 2)
Vật sáng AB được đặt vuông góc với trục chính tại tiêu điểm của một thấu kính phân kỳ có tiêu cự f. Nếu dịch chuyển vật lại gần thấu kính thì ảnh ảo của vật sẽ 
A. càng lớn và càng gần thấu kính.
B. càng nhỏ và càng gần thấu kính.
C. càng lớn và càng xa thấu kính.
D. càng nhỏ và càng xa thấu kính.	
Câu 176: ( Chương III/ Bài 45/ mức 2)
Lần lượt đặt vật AB trước thấu kính phân kì và thấu kính hội tụ. Thấu kính phân kì cho ảnh ảo A1B1, thấu kính hội tụ cho ảnh ảo A2B2 thì 
A. A1B1 < A2B2.	B. A1B1 = A2B2.	
C. A1B1 >A2B2.	D. A1B1 A2B2.	
Câu 177: ( Chương III/ Bài 45/ mức 3)
Vật AB có độ cao h được đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kì. Điểm A nằm trên trục chính và có vị trí tại tiêu điểm F. Ảnh A’B’ có độ cao là h’ thì 
A. h = h’.	B. h =2h’. 	C. h =.	D. h < h’.	
Câu 178: ( Chương III/ Bài 45/ mức 3)
Dựa vào ảnh của điểm sáng tạo bởi thấu kính trong các hình vẽ sau. ( S là điểm sáng, S’ là ảnh, là trục chính). Các thấu kính
1
2
3
A. 1,2,3 là thấu kính hội tụ.	
B. 1,2,3 là thấu kính phân kì.
C. 1,2 là thấu kính hội tụ và 3 là thấu kính phân kì. 	
D. 1,3 là thấu kính hội tụ và 2 là thấu kính phân kì. 	
Câu 179: ( Chương III/ Bài 45/ mức 3)
Vật AB đặt trước thấu kính phân kỳ có tiêu cự f, có A nằm trên trục chính và cách thấu kính một khoảng OA cho ảnh A’B’ cao bằng nửa vật AB khi 
A. OA < f.	B. OA=f .
C. OA >f.	D. OA = 2f.	
Câu 180: ( Chương III/ Bài 45/ mức 3)
Một vật sáng được đặt tại tiêu điểm của thấu kính phân kỳ. Khoảng cách giữa ảnh và thấu kính là 
A. .	B. .	C. 2f.	D. f.	
Câu 181: ( Chương III / Bài 47 / mức 1)
Máy ảnh gồm các bộ phận chính: 
A. Buồng tối, kính màu, chỗ đặt phim.	B. Buồng tối, vật kính, chỗ đặt phim. 
C. Vật kính, kính màu, chỗ đặt phim. 	D. Vật kính, kính màu, chỗ đặt phim, buồng tối.
Câu 182: ( Chương III / Bài 47 / mức 1)
Ảnh của một vật trên phim trong máy ảnh là: 
A. Ảnh thật, cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật.
B. Ảnh thật, ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật. 
C. Ảnh ảo, cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật.
D. Ảnh ảo, ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật.	
Câu 183: ( Chương III / Bài 47 / mức 1)
Bộ phận quang học của máy ảnh là: 
A. Vật kính. 	B. Phim.	
C. Buồng tối.	D. Bộ phận đo độ sáng.	
Câu 184: ( Chương III / Bài 47 / mức 1)
Vật kính của máy ảnh sử dụng: 
A. Thấu kính hội tụ. 	B. Thấu kính phân kỳ.
C. Gương phẳng.	D. Gương cầu.	
Câu 185: ( Chương III / Bài 47 / mức 1)
Một máy ảnh có thể không cần bộ phận 
A. buồng tối, phim.	B. buồng tối, vật kính.
C. bộ phận đo độ sáng.	D. vật kính.	
Câu 186: ( Chương III / Bài 47 / mức 1)
Ảnh của một vật trong máy ảnh có vị trí 
A. nằm sát vật kính.	B. nằm trên vật kính.
C. nằm trên phim.	D. nằm sát phim.	
Câu 187: ( Chương III / Bài 47 / mức 2)
Khi vật tiến lại gần máy ảnh thì 
A. ảnh to dần.	B. ảnh nhỏ dần.
C. ảnh không thay đổi về kích thước.	
D. ảnh không thay đổi vị trí so với vật kính.	
Câu 188: ( Chương III / Bài 47 / mức 2)
Phim trong máy ảnh có chức năng 
A. tạo ra ảnh thật của vật.	B. tạo ra ảnh ảo của vật.
C. ghi lại ảnh ảo của vật.	D. ghi lại ảnh thật của vật. 	
Câu 189: ( Chương III / Bài 47 / mức 2)
Buồng tối của máy ảnh có chức năng 
A. điều chỉnh lượng ánh sáng vào máy.	B. không cho ánh sáng lọt vào máy. 
C. ghi lại ảnh của vật.	D. tạo ảnh thật của vật.
Câu 190: ( Chương III / Bài 47 / mức 2)
Khi chụp ảnh bằng máy ảnh cơ học người thợ thường điều chỉnh ống kính máy ảnh với mục đích 
A. thay đổi tiêu cự của ống kính.	B. thay đổi khoảng cách từ vật đến mắt. 
C. thay đổi khoảng cách từ vật kính đến phim. 	D. thay đổi khoảng cách từ vật đến phim.
Câu 191: ( Chương III / Bài 47 / mức 2)
Trong máy ảnh, để cho ảnh của vật cần chụp hiện rõ nét trên phim, người ta thường 
A. thay đổi tiêu cự của vật kính và giữ phim, vật kính đứng yên.
B. thay đổi khoảng cách từ vật kính đến phim bằng cách đưa vật kính ra xa hoặc lại gần phim. 
C. thay đổi khoảng cách từ vật kính đến phim bằng cách đưa phim ra xa hoặc lại gần vật kính.
D. đồng thời thay đổi vị trí của cả vật kính và phim.	
Câu 192: ( Chương III / Bài 47 / mức 2)
Gọi f là tiêu cự vật kính của máy ảnh. Để chụp được ảnh của một vật trên phim, ta phải đặt vật cách vật kính một khoảng d sao cho 
A. d 2f.	
Câu 193: ( Chương III / Bài 47 / mức 3)
Để chụp ảnh của một vật ở rất xa, cần phải điều chỉnh vật kính để 
A. tiêu điểm vật kính nằm rất xa phim.	B. tiêu điểm vật kính nằm ở phía sau phim.
C. tiêu điểm vật kính nằm trên phim.	D. tiêu điểm vật kính nằm ở phía trước phim.
Câu 194: ( Chương III / Bài 47 / mức 3)
Khi chụp ảnh một vật cao 1,5m đặt cách máy ảnh 6m. Biết khoảng cách từ vật kính đến phim là 4cm. Chiều cao ảnh của vật trên phim là 
A. 1cm. 	B. 1,5cm.	C. 2cm.	D. 2,5cm.	
Câu 195: ( Chương III / Bài 47 / mức 3)
Khi chụp ảnh một vật cao 1m đặt cách máy ảnh 2m. Ảnh của vật trên phim có độ cao 2,5cm thì khoảng cách từ vật kính đến phim là: 
A. 1,25cm.	B. 2cm.	C. 2,5cm.	D. 5cm. 	
Câu 196: ( Chương III / Bài 47 / mức 3)
Khi chụp ảnh một vật cao 4m. Ảnh của vật trên phim có độ cao 2cm; khoảng cách từ vật kính đến phim là 4,5cm. Khoảng cách vật đến máy ảnh là: 
A. 2m.	B. 7,2m. 	C. 8m.	D. 9m. 	
Câu 197: ( Chương III / Bài 47 / mức 3)
Khi chụp ảnh một vật đặt cách máy ảnh 9m. Ảnh của vật trên phim có độ cao 1,5cm; khoảng cách từ vật kính đến phim là 4,5cm. Chiều cao vật là: 
A. 1m.	B. 2m.	C. 3m. 	D. 6m.	
Câu 198: ( Chương III / Bài 48 / mức 1)
Ảnh của một vật in trên màng lưới của mắt là 
A. ảnh ảo nhỏ hơn vật.	B. ảnh ảo lớn hơn vật.
C. ảnh thật nhỏ hơn vật. 	D. ảnh thật lớn hơn vật.	
Câu 199: ( Chương III / Bài 48 / mức 1)
Khi nhìn rõ một vật thì ảnh của vật đó nằm ở 
A. thể thủy tinh của mắt.	B. võng mạc của mắt.
C. con ngươi của mắt.	D. lòng đen của mắt.	
Câu 200: ( Chương III / Bài 48 / mức 1)
Về phương diện quang học, thể thủy tinh của mắt giống như 
A. gương cầu lồi.	B. gương cầu lõm.
C. thấu kính hội tụ. 	D. thấu kính phân kỳ.	
Câu 201: ( Chương III / Bài 48 / mức 1)
Mắt tốt khi nhìn vật ở xa mà mắt không phải điều tiết thì ảnh của vật ở 
A. trước màng lưới của mắt.	B. trên màng lưới của mắt. 
C. sau màng lưới của mắt.	D. trước tiêu điểm của thể thuỷ tinh của mắt.
Câu 202: ( Chương III / Bài 48 / mức 1)
Để ảnh của một vật cần quan sát hiện rõ nét trên màng lưới, mắt điều tiết bằng cách 
A. thay đổi khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới.
B. thay đổi đường kính của con ngươi.
C. thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh.
D. thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh và khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới.
Câu 203: ( Chương III / Bài 48 / mức 1)
Khi nói về mắt, câu phát biểu nào sau đây là đúng? 
A. Điểm cực viễn là điểm xa nhất mà khi đặt vật tại đó mắt điều tiết mạnh nhất mới nhìn rõ.
B. Điểm cực cận là điểm gần nhất mà khi đặt vật tại đó mắt không điều tiết vẫn nhìn rõ được.
C. Không thể quan sát được vật khi đặt vật ở điểm cực viễn của mắt.
D. Khi quan sát vật ở điểm cực cận, mắt phải điều tiết mạnh nhất.
Câu 204: ( Chương III / Bài 48 / mức 1)
Khi nói về mắt, câu phát biểu nào sau đây là sai? 
A. Khi nhìn vật ở xa thì tiêu cự của thể thủy tinh mắt lớn nhất.
B. Khi nhìn vật ở xa vô cực mắt phải điều tiết tối đa.
C. Khoảng cách nhìn rõ ngắn nhất của mắt thay đổi theo độ tuổi.
D. Mắt tốt, khi quan sát mà không phải điều điều tiết thì tiêu điểm của thể thuỷ tinh nằm trên màng lưới.
Câu 205: ( Chương III / Bài 48 / mức 1)
Mắt người có thể nhìn rõ một vật khi vật đó nằm trong khoảng 
A. từ điểm cực cận đến mắt.	B. từ điểm cực viễn đến vô cực.
C. từ điểm cực cận đến điểm cực viễn.	D. từ điểm cực viễn đến mắt.	
Câu 206 : ( Chương III / Bài 48 / mức 1)
Khoảng cách nào sau đây được coi là khoảng nhìn thấy rõ ngắn nhất của mắt? 
A. Khoảng cách từ điểm cực cận đến điểm cực viễn.
B. Khoảng cách từ mắt đến điểm cực viễn.
C. Khoảng cách từ mắt đến điểm cực cận.
D. Khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới.	
Câu 207: ( Chương III / Bài 48 / mức 1)
Về phương diện quang học, mắt có thể được xem như 
A. thấu kính hội tụ.	B. thấu kính phân kì.	
C. máy ảnh.	D. buồng tối của máy ảnh.	
Câu 208: ( Chương III / Bài 48 / mức 2)
Sự điều tiết mắt là sự thay đổi 
A. độ cong của thể thủy tinh để ảnh của một vật nhỏ hơn vật xuất hiện rõ nét trên màng lưới. 
B. độ cong của thể thủy tinh để ảnh của một vật cùng chiều với vật xuất hiện rõ nét trên màng lưới.
C. độ cong của thể thủy tinh để ảnh của một vật lớn hơn vật xuất hiện rõ nét trên màng lưới. 
D. vị trí của thể thủy tinh để ảnh của một vật nhỏ hơn vật xuất hiện rõ nét trên màng lưới.
Câu 209: ( Chương III / Bài 48 / mức 2)
Về phương diện tạo ảnh, mắt và máy ảnh có tính chất giống nhau là 
A. tạo ra ảnh thật, lớn hơn vật.	B. tạo ra ảnh thật, bé hơn vật.
C. tạo ra ảnh ảo, lớn hơn vật.	D. tạo ra ảnh ảo, bé hơn vật.	
Câu 210: ( Chương III / Bài 48 / mức 2)
Mắt tốt khi nhìn vật ở rất xa mà mắt không phải điều tiết thì ảnh của vật hiện trên màng lưới. Khi đó tiêu điểm của thể thủy tinh ở vị trí 
A. trên thể thủy tinh của mắt.	B. trước màng lưới của mắt. 
C. trên màng lưới của mắt. 	D. sau màng lưới của mắt.	
Câu 211: ( Chương III / Bài 48 / mức 2)
Một đặc điểm của mắt mà nhờ đó mắt nhìn rõ được vật khi quan sát các vật xa, gần khác nhau là 
A. thể thủy tinh có thể thay đổi độ cong. 	B. màng lưới có thể thay đổi độ cong.
C. thể thủy tinh có thể di chuyển được.	D. màng lưới có thể di chuyển được.
Câu 212: ( Chương III / Bài 48 / mức 2)
Khi nói về mắt, câu phát biểu nào sau đây là sai? 
A. Màng lưới của mắt có vai trò như phim trong máy ảnh.
B. Thể thủy tinh là một thấu kính phân kì có thể dễ dàng thay đổi tiêu cự.
C. Ảnh của vật trên màng lưới là là ảnh thật, ngược chiều với vật.
D. Thể thủy tinh của mắt và vật kính của máy ảnh có chức năng tương đương.	
Câu 213: ( Chương III / Bài 48 / mức 3)
Tiêu cự của thể thủy tinh là dài nhất khi mắt quan sát vật ở 
A. điểm cực cận.	B. điểm cực viễn. 
C. khoảng cực cận.	D. khoảng cực viễn.	
Câu 214: ( Chương III / Bài 48 / mức 3)
Khi nhìn một vật ở cách mắt 10m thì ảnh của vật trên màng lưới có độ cao 0,5cm. Biết khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới là 2cm. Độ cao của vật sẽ là 
A. 5m.	B. 2,5m. 	C. 15m.	D. 2m.	
Câu 215: ( Chương III / Bài 48 / mức 3)
Khi nhìn một tòa nhà cao 10m ở cách mắt 20m thì ảnh của tòa nhà trên màng lưới mắt có độ cao bao nhiêu? Biết khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới là 2cm. 
A. 0,5cm.	B. 1,0cm.	C. 1,5cm.	D. 2,0cm.	
Câu 216: ( Chương III / Bài 48 / mức 3)
Một người nhìn rõ một vật. Biết khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới của mắt người đó là 2cm. Khoảng cách từ ảnh của vật đó đến thể thủy tinh của mắt 
A. bằng 0cm.	B. bằng 2cm.	C. bằng 5cm.	D. bằng vô cùng.	
Câu 217: ( Chương III / Bài 48 / mức 3)
Khi chuyển từ trạng thái nhìn một vật ở rất xa sang trạng thái nhìn vật đó ở gần mắt hơn thì 
A. khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới của mắt giảm.
B. độ lớn ảnh của vật trên màng lưới của mắt giảm.
C. khoảng cách từ thể thủy tinh đến tiêu điểm của thể thủy tinh giảm.
D. khoảng cách từ tiêu điểm của thể thủy tinh đến màng lưới của mắt giảm.	
Câu 218: ( Chương III / Bài 48 / mức 3)
Khi nói về tiêu cự của vật kính trong máy ảnh và thể thủy tinh của mắt, phát biểu nào sau đây là đúng? 
A. Tiêu cự của vật kính có thể thay đổi được nhờ quá trình điều chỉnh máy.
B. Tiêu cự của thể thủy tinh là cố định khi mắt điều tiết.
C. Tiêu cự của vật kính luôn bằng tiêu cự của thể thủy tinh.
D. Tiêu cự của vật kính là cố định, tiêu cự của thể thủy tinh có thể thay đổi được.	
Câu 219: ( Chương III / Bài 48 / mức 3)
Một học sinh nhìn cột cờ cao 9m. Muốn ảnh của cột cờ cao 1cm rõ nét trên võng mạc và cách thể thủy tinh 2cm thì học sinh đó phải đứng cách cột cờ một khoảng 
A. 18m.	B. 9m.	C. 4,5m.	D. 36m.	
Câu 220: ( Chương III / Bài 49 / mức 1)
Biểu hiện của mắt cận là 
A. chỉ nhìn rõ các vật ở gần mắt, không nhìn rõ các vật ở xa mắt. 
B. chỉ nhìn rõ các vật ở xa mắt, không nhìn rõ các vật ở gần mắt. 
C. nhìn rõ các vật trong khoảng từ điểm cực cận đến điểm cực viễn.
D. không nhìn rõ các vật ở gần mắt.	
Câu 221: ( Chương III / Bài 49 / mức 1)
Biểu hiện của mắt lão là 
A. chỉ nhìn rõ các vật ở gần mắt, không nhìn rõ các vật ở xa mắt. 
B. chỉ nhìn rõ các vật ở xa mắt, không nhìn rõ các vật ở gần mắt. 
C. nhìn rõ các vật trong khoảng từ điểm cực cận đến điểm cực viễn.
D. không nhìn rõ các vật ở xa mắt.	
Câu 222: ( Chương III / Bài 49 / mức 1)
Kính cận thích hợp là kính phân kỳ có tiêu điểm F 
A. trùng với điểm cực cận của mắt.
B. trùng với điểm cực viễn của mắt. 
C. nằm giữa điểm cực cận và điểm cực viễn của mắt.
D. nằm giữa điểm cực cận và thể thủy tinh của mắt.	
Câu 223: ( Chương III / Bài 49 / mức 1)
Để khắc phục tật cận thị, ta cần đeo loại kính có tính chất như 
A. kính phân kì. 	B. kính hội tụ.	
C. kính lão.	D. kính râm (kính mát).	
Câu 224: ( Chương III / Bài 49 / mức 1)
Để khắc phục tật mắt lão, ta cần đeo loại kính có tính chất như 
A. kính phân kì. B. kính hội tụ. C. kính mát.	D. kính râm. 	
Câu 225: ( Chương III / Bài 49 / mức 1)
Tác dụng của kính cận là để 
A. nhìn rõ vật ở xa mắt. 	B. nhìn rõ vật ở gần mắt.
C. thay đổi võng mạc của mắt.	D. thay đổi thể thủy tinh của mắt.	
Câu 226: ( Chương III / Bài 49 / mức 1)
Tác dụng của kính lão là để 
A. nhìn rõ vật ở xa mắt. 	B. nhìn rõ vật ở gần mắt. 
C. thay đổi võng mạc của mắt.	D. thay đổi thể thủy tinh của mắt.	
Câu 227: ( Chương III / Bài 49 / mức 1)
Chọn câu phát biểu đúng: 
A. Mắt cận nhìn rõ các vật ở gần mà không nhìn rõ các vật ở xa. 
B. Mắt cận nhìn rõ các vật ở xa mà không nhìn rõ các vật ở gần. 
C. Mắt tốt nhìn rõ các vật ở gần mà không nhìn rõ các vật ở xa. 
D. Mắt tốt nhìn rõ các vật ở xa mà không nhìn rõ các vật ở gần. 	

File đính kèm:

  • doccau_hoi_trac_nghiem_mon_vat_ly_lop_9_hoc_ky_ii.doc
Giáo án liên quan