Câu hỏi trắc nghiệm môn hóa học 9

16) Chất hữu cơ C3H5Cl3 có thể có bao nhiêu công thức cấu tạo:

a. 3 b. 4 c. 5 d. 6

17) Chất nào dưới đây là hidrocacbon:

a. Cao su thiên nhiên c. Chất béo

b. Lòng trắng trứng d. Nhựa P.V.C

18) Chất mà thành phần phân tử có mặt nguyên tố N:

a. Lòng trắng trứng b. Hồ tinh bột c. Cao su d. Chất béo

19) Chất khi gặp iot sẽ biến sang màu xanh:

a. Lòng trắng trứng b. Hồ tinh bột c. Cao su d. Chất béo

 

docx5 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2303 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm môn hóa học 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD – ĐT CHƠN THÀNH
TRƯỜNG THCS MINH HƯNG
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN HÓA HỌC 9
Chỉ ra các nguyên tử có số electron lớp ngoài cùng như nhau:
Na, Mg	b. Cl, Br	c. O, N	d. P, S
Để phân biệt được hai dung dịch Na2CO3 và Na2SO4, người ta có thể dùng dung dịch thuốc thử nào sau đây:
NaOH	b. AgNO3	c. Pb(NO3)2	d. HCl
Quá trình nào sau đây không sinh ra khí cacbonic:
Đốt cháy khí tự nhiên (gas)	c. Sản xuất vôi. 
Đốt cháy than củi	d. Quang hợp của cây xanh
Hàm lượng khí CO2 trong khí quyển của hành tinh chúng ta gần như không đổi là vì:
Trong quá trình quang hợp, cây xanh hấp thụ khí CO2.
CO2 không có khả năng tác dụng với các khí khác.
CO2 hòa tan được vào nước mưa.
CO2 bị phân hủy bởi nhiệt.
Độ rượu thu được khi pha loãng một thể tích rượu với một thể tích nước là:
100o	b. 50o	c. 46o	d. 23o
Cặp chất nào dưới đây có thể cùng làm mất màu dung dịch brom:
Benzen và metan	b. metan và etylen	c. etylen và axetilen	d. etylen và axit axetic
Rượu etylic phản ứng được với Natri vì:
Phân tử rượu etylic có chứa nguyên tử oxi.
Phân tử rượu etylic có chứa nguyên tử hidro và nguyên tử oxi.
Phân tử rượu etylic có chứa nguyên tử hidro, nguyên tử oxi và nguyên tử cacbon
Phân tử rượu etylic có chứa nhóm – OH.
Axit axetic có tính axit vì:
Phân tử chứa ba nguyên tố C, H, O.
Phân tử có chứa đồng thời nhóm – OH và nhóm C = O
Phân tử có chứa nhóm – COOH
Axit axetic có công thức phân tử là C2H4O2
Khối lượng saccarozo thu được từ 1tấn mía chứa 13% saccarozo với hiệu suất thu hồi đạt 70% là:
91kg	b. 109,8kg	c. 185,7kg	d. 538,4kg
Đốt cháy hoàn toàn hidrocacbon A thu được nA : nCO2= 1: 1. A là:
CH4	b. C2H2	c. C2H4	d. C6H6
Phản ứng nào dưới đây cho thấy axit axetic có tính axit:
CH3COOH + Na g CH3COONa + 12 H2
CH3COOH + 2O2 g 2CO2 + 2H2O
CH3COOH + NaOH g CH3COONa + H2O
C2H5OH + O2 men giấm CH3COOH + H2O
Khối lượng axit axetic thu được khi lên men 1 lít rượu etylic 8o (cho Drượu = 0,8g/ml, hiệu suất của phản ứng đạt 100%) là:
49,06g	b. 64g	c. 80g	d. 83,47g
Rượu etylic và axit axetic đều tác dụng được với:
Na	b. NaOH	c. NaCl	d. Na2CO3
Rượu etylic và axit axetic đều tác dụng được với Na là do:
Chúng đều là hợp chất hữu cơ
Chúng đều chứa ba nguyên tố C, H, O
Chúng đều chứa hai nguyên tử Cacbon trong phân tử
Chúng đều chứa nhóm – OH trong phân tử.
Hidrocacbon nào cháy cũng tạo ra CO2 và H2O. Đó là do:
Chúng đều là hợp chất hữu cơ
Chúng chỉ chứa các nguyên tố C và H
Chúng nhất thiết phải chứa các nguyên tố C và H, ngoài ra còn có thể có O.
Một lý do khác.
Chất hữu cơ C3H5Cl3 có thể có bao nhiêu công thức cấu tạo:
3	b. 4	c. 5	d. 6
Chất nào dưới đây là hidrocacbon:
Cao su thiên nhiên	c. Chất béo
Lòng trắng trứng	d. Nhựa P.V.C
Chất mà thành phần phân tử có mặt nguyên tố N:
Lòng trắng trứng	b. Hồ tinh bột	c. Cao su	d. Chất béo
Chất khi gặp iot sẽ biến sang màu xanh:
Lòng trắng trứng	b. Hồ tinh bột	c. Cao su	d. Chất béo
X là một hidrocacbon mạch hở, có công thức phân tử là C3H4. Điều nào dưới đây sai khi nói về X:
X có thể chứa một nối ba	c. X chỉ chứa toàn nối đơn
X có thể chứa hai nối đôi	d. X có thể làm mất màu nước brom
Cho 120g CH3COOH tác dụng với 46g C2H5OH được 52,8g CH3COOC2H5. Hiệu suất este hóa đạt:
10%	b. 20%	c. 30%	d. 60%
Thành phần chủ yếu của khí thiên nhiên là:
CO2	b. H2O	c. CH4	d. NaCl
Giấm ăn là dung dịch axit axetic có nồng độ:
2% g 5%	b. 8% g 12%	c. 10% g 15%	d. 12% g 18%
1,12 lít khí etylen (đktc) có thể làm mất màu vừa đủ một thể tích dung dịch Br2 2M là:
0,1 lít	b. 0,025 lít	c. 1,12 lít	d. 0,56 lít
Thể tích không khí (đktc) (O2 chiếm 1/5 thể tích) cần để đốt cháy hết 2,3g rượu etylic là:
3,36 lít	b. 0,672 lít	c. 24 lít	d. 16,8 lít
Chất được dùng làm dung môi trong công nghiệp và phòng thí nghiệm là:
Metan	b. Axetilen	c. Etylen	d. Benzen 
Chất mà phân tử có ba liên kết đôi xen kẽ ba liên kết đơn là:
Metan	b. Axetilen	c. Etylen	d. Benzen
Thể tích dung dịch NaOH 1M cần để trung hòa vừa đủ 200g dung dịch axit axetic 6% là:
100ml	b. 200ml	c. 300ml	d. 400ml
Chất có khả năng cho được phản ứng tráng gương là:
Rượu etylic	b. Axit axetic	c. Chất béo	d. Glucozo
Đường mía dùng trong gia đình là:
Glucozo	b. Fructozo	c. Saccarozo	d. Lactozo
Sản phẩm thu được khi thủy phân xenlulozo là:
Glucozo	b. Amino axit	c. Saccarozo	d. Protein
Chỉ ra các hợp chất hữu cơ:
CH4, C2H6, CO2	c. CH4, C2H2, CO
C2H2, C2H6O, CaCO3	d. C6H6, CH4, CH4O
Hợp chất hữu cơ C2H6O có thể có bao nhiêu công thức cấu tạo:
1	b. 2	c. 3	d. 4
Etylen và Axetilen đều có khả năng làm mất màu dung dịch Brom vì:
Chúng đều là hidrocacbon
Chúng đều ở thể khí trong điều kiện bình thường
Chúng đều chứa hai nguyên tử cacbon trong phân tử
Phân tử đều chứa liên kết kém bền
Sản phẩm thủy phân Protein là:
Amino axit	b. Glucozo	c. Polime	d. Hidrocacbon
Dầu mỏ là:
Một hidrocacbon	c. Một hợp chất hữu cơ
Hỗn hợp tự nhiên của nhiều hidrocacbon	d. Chất béo
Đốt cháy 0,5 mol hidrocacbon A được H2O và 22g CO2. A là:
CH4	b. C2H2	c. C2H4	d. C6H6
Hợp chất hữu cơ nhất thiết phải chứa nguyên tố nào dưới đây:
H	b. C	c. O	d. N
Chất dùng để kích thích quả mau chín là:
CH4	b. C2H4	c. C2H2	d. CO2
Chất khi thủy phân tạo ra Glixerol là:
Tinh bột	b. Protein	c. Chất béo	d. Saccarozo
Chất được tạo thành trong quá trình quang hợp của cây xanh là:
Tinh bột	b. Protein	c. Chất béo	d. Saccarozo
Chất được dùng trong công nghiệp sản xuất xà phòng là:
Tinh bột	b. Protein	c. Chất béo	d. Saccarozo
Miếng chuối xanh khi gặp dung dịch iot sẽ chuyển sang màu xanh là do:
Chuối xanh có chứa xenlulozo	c. Chuối xanh có chứa Protein
Chuối xanh có chứa tinh bột	d. Chuối xanh có chứa glucozo
Đốt cháy 6g chất hữu cơ A chỉ thu được 8,8g CO2 và 3,6g H2O. A chứa các nguyên tố:
C, H	b. C, H, O	c. C, H, N	d. C, H, O, N
Nhai cơm chậm trong miệng thấy có vị ngọt vì:
Trong cơm có đường saccarozo
Cơm là tinh bột, do xúc tác của enzim trong nước bọt tinh bột bị thủy phân thành glucozo
Trong cơm có đường glucozo
Trong cơm có tinh bột, tinh bột có vị ngọt.
Chỉ ra điều sai khi nói về axit axetic:
Có phân tử khối là 60 đ.v.C
Tác dụng được với Na, NaOH, Na2CO3, ZnO, C2H5OH
Có tính axit mạnh hơn axit cacbonic
Đẩy được H2SO4 ra khỏi dung dịch Na2SO4
Chất khi bị oxi hóa cung cấp nhiều năng lượng nhất cho cơ thể:
Chất béo	b. Protein	c. Tinh bột	d. Đường
X là hỗn hợp khí gồm metan và etylen. Dẫn 5,6 lít (đktc) hỗn hợp X qua bình brom dư thấy có 3,36 lít khí thoát ra khỏi bình. Phần trăm thể tích etylen trong X là:
40%	b. 46,3%	c. 60%	d. 53,97%
Khối lượng Brom phản ứng vừa đủ với 3,36 lít khí etylen (đktc) là:
12g	b. 24g	c. 36g	d. 48g	
Không được dùng nồi nhôm để nấu xà phòng vì:
Phản ứng không xảy ra	c. Nhôm tác dụng được với dung dịch kiềm
Nhôm là kim loại có tính khử mạnh	d. Chất béo phản ứng được với nhôm
Có thể nhận ra tinh bột bằng thuốc thử:
Quỳ tím	b. Phenolphtalein	c. AgNO3/NH3	d. Dung dịch iot
Người ta dùng 50 gam dung dịch NaOH 40% để hấp thụ hoàn toàn 11,2lít khí CO2 (đktc). Muối nào được tạo thành sau phản ứng?
Na2CO3	c. NaHCO3	
Na2CO3 và NaHCO3	d. Na2HCO3
Sản phẩm nhiệt phân các muối cacbonat là:
CO2	b. CO	c. H2O	d. CaO
Nguyên tố mà nguyên tử có 6 proton, 6 electron, 2 lớp e, 4e lớp ngoài cùng là:
Li	b. N	c. Si	d. C
Những nguyên tố mà nguyên tử có 7e lớp ngoài cùng là:
F, I	b. O, S	c. N, P	d. Mg, Ca
Nguyên tố A có số hiệu nguyên tử là 19, thuộc chu kì 4, nhóm I. Điều đúng khi nói về A:
A có 19 proton, 19 electron, 1 lớp electron, 4 electron lớp ngoài cùng
A có 19 proton, 19 electron, 4 lớp electron, 1 electron lớp ngoài cùng
A có 19 notron, 1 lớp electron, 4 electron lớp ngoài cùng
A có 19 notron, 4 lớp electron, 1 electron lớp ngoài cùng
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo nguyên tắc:
Theo chiều tăng dần của nguyên tử khối
Theo chiều tăng dần của số lớp electron
Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử
Theo chiều tăng dần của số electron lớp ngoài cùng
ĐÁP ÁN
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.
16.
17.
18.
19.
20.
21.
22.
23.
24.
25.
26.
27.
28.
29.
30.
31.
32.
33.
34.
35.
36.
37.
38.
39.
40.
41.
42.
43.
44.
45.
46.
47.
48.
49.
50.
51.
52.
53.
54.
55.
56.
57.

File đính kèm:

  • docxCAU_HOI_TRAC_NGHIEM_HOA_9_ON_HKII_20150725_112718.docx
Giáo án liên quan