Câu hỏi trắc nghiệm kiểm tra học kì II môn: Sinh học – lớp 9

Câu 152: Ở động vật hằng nhiệt thì nhiệt độ cơ thể như thế nào? (Chương I/ bài 43/mức 1)

A. Nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.

B. Nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.

C. Nhiệt độ cơ thể thay đổi ngược với nhiệt độ môi trường.

D. Nhiệt độ cơ thể tăng hay giảm theo nhiệt độ môi trường.

Đáp án: A

Câu 153: Ở động vật biến nhiệt thì nhiệt độ cơ thể như thế nào? (Chương I/ bài 43/mức 1)

A. Nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.

B. Nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.

C. Nhiệt độ cơ thể thay đổi không theo sự tăng hay giảm nhiệt độ môi trường.

D. Nhiệt độ cơ thể thay đổi ngược với nhiệt độ môi trường.

Đáp án: B

 

doc38 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 8372 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm kiểm tra học kì II môn: Sinh học – lớp 9, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p:( chương VI / bài 37 / mức 2)
Gây đột biến nhân tạo.
Lai hữu tính và xử lí đột biến.
Tạo giống đa bội thể.
Tạo giống ưu thế lai.
Đáp án: C
Câu 113: Trong chọn giống cây trồng, phương pháp nào sau đây được xem là cơ bản?( chương VI / bài 37 / mức 3)
Gây đột biến nhân tạo.
Nhân giống vô tính.
Lai hữu tính.
Tự thụ phấn.
Đáp án: C
Câu 114: Công nghệ cấy chuyển phôi ở bò được ứng dụng vào thực tiễn:( chương VI / bài 37 / mức 2)
Giúp tăng nhanh đàn bò sữa hoặc bò thịt.
Giảm thời gian tạo giống bò.
Giúp tăng nhanh đàn bò sữa hoặc bò thịt, giảm thời gian tạo giống bò.
Xác định sớm kiểu gen cho sản lượng sữa cao, giúp chọn nhanh bò làm giống.
Đáp án: C
Câu 115: Giống lợn ĐB Ỉ - 81 được tạo ra từ giống Đại bạch và giống Ỉ-81 nhờ phương pháp:( chương VI / bài 37 / mức 2)
Tạo giống ưu thế lai.
Nuôi thích nghi các giống nhập nội.
Lai khác giống tạo giống mới.
Lai kinh tế. 
Đáp án: C
Câu 116: Giống táo đào vàng được tạo ra bằng cách:( chương VI / bài 37 / mức 3)
Chiếu xạ tia X vào hạt giống táo Gia Lộc.
Chọn lọc từ thể đột biến tự nhiên.
Xử lí đột biến đỉnh sinh trưởng cây non của giống táo Gia Lộc.
Chọn lọc cá thể từ giống táo Gia Lộc.
Đáp án: C
Câu 117: Giống lúa DT17 được tạo ra từ giống lúa DT10 có năng suất cao với giống lúa OM80 có hạt gạo dài, trong, cho cơm dẻo nhờ phương pháp:( chương VI / bài 37 / mức 3)
Gây đột biến nhân tạo.
Tạo giống ưu thế lai.
Lai hữu tính để tạo biến dị tổ hợp.
Tạo giống đa bội thể.
Đáp án: C
Câu 118: Thế nào là môi trường sống của sinh vật?( chương I / bài 41 / mức 1)
Là nơi tìm kiếm thức ăn, nước uống của sinh vật. 
Là nơi ở của sinh vật. 
Là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng.
Là nơi kiếm ăn, làm tổ của sinh vật . 
Đáp án: C
Câu 119: Nhân tố sinh thái là :( chương I / bài 41 / mức 1)
Các yếu tố vô sinh hoặc hữu sinh của môi trường.
Tất cả các yếu tố của môi trường.
Những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật.
Các yếu tố của môi trường ảnh hưởng gián tiếp lên cơ thể sinh vật.
Đáp án: C
Câu 120: Các nhân tố sinh thái được chia thành những nhóm nào sau đây?( chương I / bài 41 / mức 1)
Nhóm nhân tố vô sinh và nhân tố con người.
Nhóm nhân tố ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm và nhóm các sinh vật khác.
Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh , nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh và nhóm nhân tố con người.
Nhóm nhân tố con người và nhóm các sinh vật khác.
Đáp án: C
Câu 121: Sinh vật sinh trưởng và phát triển thuận lợi nhất ở vị trí nào trong giới hạn sinh thái?( chương I / bài 41 / mức 1)
Gần điểm gây chết dưới.
Gần điểm gây chết trên.
Ở điểm cực thuận
Ở trung điểm của điểm gây chết dưới và điểm gây chết trên.
Đáp án: C
Câu 122: Giới hạn sinh thái là gì?( chương I / bài 41 / mức 1)
Là khoảng thuận lợi của một nhân tố sinh thái đảm bảo cơ thể sinh vật sinh trưởng và phát triển tốt.
Là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với các nhân tố sinh thái khác nhau.
Là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định.
Là khoảng tác động có lợi nhất của nhân tố sinh thái đối với cơ thể sinh vật.
Đáp án: C
Câu 123: Các nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố sinh thái vô sinh?( chương I / bài 41 / mức 1)
Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, thực vật.
Nước biển, sông, hồ, ao, cá, ánh sáng, nhiệt độ, độ dốc.
Khí hậu, thổ nhưỡng, nước, địa hình.
Các thành phần cơ giới và tính chất lí, hoá của đất; nhiệt độ, độ ẩm, động vật.
Đáp án: C
Câu 124: Cơ thể sinh vật được coi là môi trường sống khi: ( chương I / bài 41 / mức 3)
Chúng là nơi ở của các sinh vật khác.
Các sinh vật khác có thể đến lấy chất dinh dưỡng từ cơ thể chúng.
Cơ thể chúng là nơi ở, nơi lấy thức ăn, nước uống của các sinh vật khác.
Cơ thể chúng là nơi sinh sản của các sinh vật khác.
Đáp án: C
Câu 125: Vì sao nhân tố con người được tách ra thành một nhóm nhân tố sinh thái riêng? ( chương I / bài 41 / mức 1)
Vì con người có tư duy, có lao động.
Vì con người tiến hoá nhất so với các loài động vật khác.
Vì hoạt động của con người khác với các sinh vật khác, con người có trí tuệ nên vừa khai thác tài nguyên thiên nhiên lại vừa cải tạo thiên nhiên. 
Vì con người có khả năng làm chủ thiên nhiên.
Đáp án: C
Câu 126: Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với nhiều nhân tố sinh thái, thì chúng có vùng phân bố như thế nào? ( chương I / bài 41 / mức 3)
Có vùng phân bố hẹp.
Có vùng phân bố hạn chế.
Có vùng phân bố rộng.
Có vùng phân bố hẹp hoặc hạn chế.
Đáp án: C
Câu 127: Khi nào các yếu tố đất, nước, không khí, sinh vật đóng vai trò của một môi trường?( chương I / bài 41 / mức 3)
Khi nơi đó có đủ điều kiện thuận lợi về nơi ở cho sinh vật.
Là nơi sinh vật có thể kiếm được thức ăn.
Khi đó là nơi sinh sống của sinh vật.
Khi nơi đó không có ảnh hưởng gì đến đời sống của sinh vật.
Đáp án: C
Câu 128: Khi nào các yếu tố của môi trường như đất, nước, không khí, sinh vật đóng vai trò của một nhân tố sinh thái?( chương I / bài 41 / mức 3)
Khi các yếu tố của môi trường không ảnh hưởng lên đời sống sinh vật. 
Khi sinh vật có ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường. 
Khi các yếu tố của môi trường tác động lên đời sống sinh vật. 
Khi sinh vật có ảnh hưởng gián tiếp đến môi trường. 
Đáp án: C
Câu 129: Cá chép có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ là: 20C đến 440C, điểm cực thuận là 280C. Cá rô phi có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ là: 50C đến 420C, điểm cực thuận là 300C. Nhận định nào sau đây là đúng?( chương I / bài 41 / mức 3)
Vùng phân bố cá chép hẹp hơn cá rô phi vì có điểm cực thuận thấp hơn.
Vùng phân bố cá rô phi rộng hơn cá chép vì có giới hạn dưới cao hơn.
Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn.
Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn dưới thấp hơn.
Đáp án: C
Câu 130: Khi chuyển những sinh vật đang sống trong bóng râm ra sống nơi có cường độ chiếu sáng cao hơn thì khả năng sống của chúng như thế nào?( chương I / bài 42 / mức 1)
Vẫn sinh trưởng và phát triển bình thường.
Khả năng sống bị giảm sau đó không phát triển bình thường. 
Khả năng sống bị giảm, nhiều khi bị chết.
Không thể sống được.
Đáp án: C
Câu 131: Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống thực vật như thế nào? ( chương I / bài 42 / mức 1) ( Mức 2)
Làm thay đổi hình thái bên ngoài của thân, lá và khả năng quang hợp của thực vật.
Làm thay đổi các quá trình sinh lí quang hợp, hô hấp.
Làm thay đổi những đặc điểm hình thái và hoạt động sinh lí của thực vật.
Làm thay đổi đặc điểm hình thái của thân, lá và khả năng hút nước của rễ.
Đáp án: C
Câu 132: Hiện tượng tỉa cành tự nhiên là gì?( chương I / bài 42 / mức 1)
Là hiện tượng cây mọc trong rừng có tán lá hẹp, ít cành.
Cây trồng tỉa bớt các cành ở phía dưới.
Là cành chỉ tập trung ở phần ngọn cây, các cành cây phía dưới sớm bị rụng.
Là hiện tượng cây mọc trong rừng có thân cao, mọc thẳng.
Đáp án: C
Câu 133: Cây ưa sáng thường sống nơi nào?( chương I / bài 42 / mức 1)
Nơi nhiều ánh sáng tán xạ.
Nơi có cường độ chiếu sáng trung bình.
Nơi quang đãng.
Nơi khô hạn.
Đáp án: C
Câu 134: Cây ưa bóng thường sống nơi nào?( chương I / bài 42 / mức 1)
Nơi ít ánh sáng tán xạ.
Nơi có độ ẩm cao.
Nơi ít ánh sáng và ánh sáng tán xạ chiếm chủ yếu.
Nơi ít ánh sáng tán xạ hoặc dưới tán cây khác.
Đáp án: C
Câu 135: Theo khả năng thích nghi với các điều kiện chiếu sáng khác nhau của động vật, người ta chia động vật thành các nhóm nào sau đây?( chương I / bài 42 / mức 1)
Nhóm động vật ưa sáng, nhóm động vật ưa khô.
Nhóm động vật ưa sáng, nhóm động vật ưa bóng.
Nhóm động vật ưa sáng, nhóm động vật ưa tối.
Nhóm động vật ưa sáng, nhóm động vật ưa ẩm.
Đáp án: C
Câu 136: Cây thông mọc riêng rẽ nơi quang đãng thường có tán rộng hơn cây thông mọc xen nhau trong rừng vì:( chương I / bài 42 / mức 2)
Ánh sáng mặt trời tập trung chiếu vào cành cây phía trên.
Cây có nhiều chất dinh dưỡng.
Ánh sáng mặt trời chiếu được đến các phía của cây.
Cây có nhiều chất dinh dưỡng và phần ngọn của cây nhận nhiều ánh sáng.
Đáp án: C
Câu 137: Vai trò quan trọng nhất của ánh sáng đối với động vật là:( chương I / bài 42 / mức 2)
Kiếm mồi.
Nhận biết các vật.
Định hướng di chuyển trong không gian.
Sinh sản.
Đáp án: C
Câu 138: Nếu ánh sáng tác động vào cây xanh từ một phía nhất định, sau một thời gian cây mọc như thế nào?( chương I / bài 42 / mức 2)
Cây vẫn mọc thẳng.
Cây luôn quay về phía mặt trời.
Ngọn cây sẽ mọc cong về phía có nguồn sáng.
Ngọn cây rũ xuống. 
Đáp án: C
Câu 139: Lá cây ưa sáng có đặc điểm hình thái như thế nào? ( chương I / bài 42 / mức 3) 
Phiến lá rộng, màu xanh sẫm.
Phiến lá dày, rộng, màu xanh nhạt.
Phiến lá hẹp, dày, màu xanh nhạt.
Phiến lá hẹp, mỏng, màu xanh sẫm.
Đáp án: C
Câu 140: Lá cây ưa bóng có đặc điểm hình thái như thế nào?( chương I / bài 42 / mức 3) 
Phiến lá hẹp, mỏng, màu xanh nhạt.
Phiến lá hẹp, dày, màu xanh sẫm.
Phiến lá rộng, mỏng, màu xanh sẫm.
Phiến lá dài, mỏng, màu xanh nhạt.
Đáp án: C
Câu 141: Vào buổi trưa và đầu giờ chiều, tư thế nằm phơi nắng của thằn lằn bóng đuôi dài như thế nào?( chương I / bài 42 / mức 3)
Luân phiên thay đổi tư thế phơi nắng theo hướng nhất định.
Tư thế nằm phơi nắng không phụ thuộc vào cường độ chiếu sáng của mặt trời. 
Phơi nắng nằm theo hướng tránh bớt ánh nắng chiếu vào cơ thể.
Phơi nắng theo hướng bề mặt cơ thể hấp thu nhiều năng lượng ánh sáng mặt trời.
Đáp án: C
Câu 142: Nhịp điệu chiếu sáng ngày và đêm ảnh hưởng tới hoạt động của nhiều loài động vật như thế nào?( chương I / bài 42 / mức 1) ( Mức 3)
Chỉ hoạt động vào lúc trước mặt trời mọc và lúc hoàng hôn.
Chủ yếu hoạt động vào ban ngày.
Có loài ưa hoạt động vào ban ngày, có loài ưa hoạt động vào ban đêm, có loài hoạt động vào lúc hoàng hôn hay bình minh. 
Chủ yếu hoạt động lúc hoàng hôn hoặc khi trời tối.
Đáp án: C
Câu 143: Vì sao những cây ở bìa rừng thường mọc nghiêng và tán cây lệch về phía có nhiều ánh sáng?( chương I / bài 42 / mức 3)
Do tác động của gió từ một phía.
Do cây nhận được nhiều ánh sáng.
Cây nhận ánh sáng không đều từ các phía.
Do số lượng cây trong rừng tăng, lấn át cây ở bìa rừng.
Đáp án: C
Câu 144: Ứng dụng sự thích nghi của cây trồng đối với nhân tố ánh sáng, người ta trồng xen các loại cây theo trình tự sau:( chương I / bài 42 / mức 3)
Cây ưa bóng trồng trước, cây ưa sáng trồng sau.
Trồng đồng thời nhiều loại cây.
Cây ưa sáng trồng trước, cây ưa bóng trồng sau.
Tuỳ theo mùa mà trồng cây ưa sáng hoặc cây ưa bóng trước.
Đáp án: C
Câu 145: Những cây gỗ cao, sống chen chúc, tán lá hẹp phân bố chủ yếu ở:( chương I / bài 42 / mức 3)
Thảo nguyên.
Rừng ôn đới.
Rừng mưa nhiệt đới.
Hoang mạc.
Đáp án: C
Câu 146: Tầng Cutin dày trên bề mặt lá của các cây xanh sống ở vùng nhiệt đới có tác dụng gì? (Chương I/ Bài 43/ Mức1 )
A. Hạn chế sự thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí lên cao.
B. Hạn chế ảnh hưởng có hại của tia cực tím với các tế bào lá.
C. Tạo ra lớp cách nhiệt bảo vệ lá cây.
D. Tăng sự thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí lên cao.
Đáp án: A
Câu 147: Về mùa đông giá lạnh, các cây xanh ở vùng ôn đới thường rụng nhiều lá có tác dụng gì? (Chương I/ Bài 43/ Mức 1)
A. Tăng diện tích tiếp xúc với không khí lạnh và giảm sự thoát hơi nước.
B. Làm giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh.
C. Giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh và giảm sự thoát hơi nước.
D. Hạn sự thoát hơi nước.
Đáp án: C
Câu 148: Với các cây xanh sống ở vùng nhiệt đới, chồi cây có các vảy mỏng bao bọc, thân và rễ cây có các lớp bần dày. Những đặc điểm này có tác dụng gì? (Chương I/ Bài 43/ Mức 1)
A. Hạn chế sự thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí cao.
B. Tạo ra lớp cách nhiệt bảo vệ cây.
C. Hạn chế ảnh hưởng có hại của tia cực tím với các tế bào lá.
D. Giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh. 
Đáp án: B
Câu 149: Quá trình quang hợp của cây chỉ có thể diễn ra bình thường ở nhiệt độ môi trường nào? (Chương I/ bài 43/mức 2)
A. 00- 400.	B. 100- 400.
C. 200- 300.	D. 250-350.
Đáp án: C
Câu 150: Ở nhiệt độ quá cao (cao hơn 400C) hay quá thấp (00C) các hoạt động sống của hầu hết các loại cây xanh diễn ra như thế nào? (Chương I/ bài 43/mức 2)
A. Các hạt diệp lục được hình thành nhiều.
B. Quang hợp tăng – hô hấp tăng.
C. Quang hợp giảm.– hô hấp tăng.
D. Quang hợp giảm thiểu và ngưng trệ, hô hấp ngưng trệ.
Đáp án: D
Câu 151: Đặc điểm cấu tạo của động vật vùng lạnh có ý nghĩa giúp chúng giữ nhiệt cho cơ thể chống rét là: (Chương I/ bài 43/mức 1)
A. Có chi dài hơn.
B. Cơ thể có lông dày và dài hơn ( ở thú có lông).
C. Chân có móng rộng.
D. Đệm thịt dưới chân dày.
Đáp án: B
Câu 152: Ở động vật hằng nhiệt thì nhiệt độ cơ thể như thế nào? (Chương I/ bài 43/mức 1)
A. Nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.
B. Nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.
C. Nhiệt độ cơ thể thay đổi ngược với nhiệt độ môi trường.
D. Nhiệt độ cơ thể tăng hay giảm theo nhiệt độ môi trường.
Đáp án: A
Câu 153: Ở động vật biến nhiệt thì nhiệt độ cơ thể như thế nào? (Chương I/ bài 43/mức 1)
A. Nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.
B. Nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.
C. Nhiệt độ cơ thể thay đổi không theo sự tăng hay giảm nhiệt độ môi trường.
D. Nhiệt độ cơ thể thay đổi ngược với nhiệt độ môi trường.
Đáp án: B
Câu 154: Những cây sống ở nơi khô hạn thường có những đặc điểm thích nghi nào?(Chương I/ bài 43/ mức 2)
A. Lá biến thành gai, lá có phiến mỏng.
B. Lá và thân cây tiêu giảm.
C. Cơ thể mọng nước, bản lá rộng
D. Hoặc cơ thể mọng nước hoặc lá tiêu giảm hoặc lá biến thành gai.
Đáp án: D
Câu 155: Phiến lá của cây ưa ẩm, ưa sáng khác với cây ưa ẩm, chịu bóng ở điểm nào? (Chương I/ bài 43/mức 3 )
A. Phiến lá mỏng, bản lá rộng, mô giậu kém phát triển, màu xanh sẫm.
B. Phiến lá to, màu xanh sẫm, mô giậu kém phát triển.
C. Phiến lá hẹp, màu xanh nhạt, mô giậu phát triển.
D. Phiến lá nhỏ, mỏng, lỗ khí có ở hai mặt lá, mô giậu ít phát triển.
Đáp án: C
Câu 156: Phiến lá của cây ưa ẩm, chịu bóng khác với cây ưa ẩm, ưa sáng ở điểm nào? (Chương I/ bài 43/mức 3)
A. Phiến lá hẹp, màu xanh nhạt, mô giậu phát triển.
B. Phiến lá dày, có nhiều tế bào kích thước lớn chứa nước.
C. Phiến lá hẹp, lá có lớp lông cách nhiệt.
D. Phiến lá mỏng, rộng bản, mô giậu ít phát triển.
Đáp án: D
Câu 157: Nhóm sinh vật nào sau đây có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường? ( Chương 1/ bài 43/ mức 2)
A. Nhóm sinh vật hằng nhiệt.
B. Nhóm sinh vật biến nhiệt.
C. Nhóm sinh vật ở nước.
D. Nhóm sinh vật ở cạn.
Đáp án: A
Câu 158: Nhân tố nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào lên đời sống thực vật? ( Chương 1/ bài 43/ mức 2)
A. đến sự biến dạng của cây có rễ thở ở vùng ngập nước .
B. đến cấu tạo của rễ
C. đến sự dài ra của thân
D. đến hình thái, cấu tạo, hoạt động sinh lý và sự phân bố của thực vật.
Đáp án: D
Câu 159: Giải thích nào về hiện tượng cây ở sa mạc có lá biến thành gai là đúng: (Chương 1/ bài 43/ mức 2)
A. Cây ở sa mạc có lá biến thành gai giúp cho chúng chống chịu với gió bão.
B. Cây ở sa mạc có lá biến thành gai giúp cho chúng bảo vệ được khỏi con người phá hoại.
C. Cây ở sa mạc có lá biến thành gai giúp cho chúng giảm sự thoát hơi nước trong điều kiện khô hạn của sa mạc.
D. Cây ở sa mạc có lá biến thành gai giúp cây hạn chế tác động của ánh sáng.
Đáp án: C
Câu 160: Nhóm sinh vật nào dưới đây được xếp vào nhóm động vật hằng nhiệt? ( Chương 1/ bài 43/ mức 3)
A. Cá sấu, thỏ, ếch, dơi.	B. Bồ câu, cá rô phi, cá chép, chó sói.
C. Cá rô phi, cá chép, ếch, cá sấu.	D. Bồ câu, chó sói, thỏ, dơi.
Đáp án: D
Câu 161: Nhóm sinh vật nào dưới đây được xếp vào nhóm động vật biến nhiệt? ( Chương 1/ bài 43/ mức 3)
A. Cá rô phi, cá chép, ếch, cá sấu.	B. Cá sấu, thỏ, ếch, dơi.
C. Bồ câu, mèo, thỏ, dơi.	D. Bồ câu, cá rô phi, cá chép, mèo.
Đáp án: A
Câu 162: Nhóm sinh vật nào dưới đây được xếp vào nhóm thực vật chịu hạn? 
( Chương 1/ bài 43/ mức 3)
A. Cây rau mác, cây xương rồng, cây phi lao.
B. Cây thuốc bỏng, cây thông, cây rau bợ.
C. Cây xương rồng, cây thuốc bỏng, cây thông, cây phi lao.
D. Cây xương rồng, cây phi lao, cây rau bợ, cây rau mác.
Đáp án: C
Câu 163: Nhóm sinh vật nào sau đây toàn là động vật ưa khô? ( Chương 1/ bài 43/ mức 3)
A. Ếch, ốc sên, lạc đà.	B. Ốc sên, giun đất, thằn lằn.
C. Giun đất, ếch, ốc sên.	D. Lạc đà, thằn lằn, kỳ nhông.
Đáp án: D
Câu 164: Nhóm sinh vật nào sau đây toàn là động vật ưa ẩm? ( Chương 1/ bài 43/ mức 3)
A. Ếch, ốc sên, giun đất.	B. Ếch, lạc đà, giun đất.
C. Lạc đà, thằn lằn, kỳ đà.	D. Ốc sên, thằn lằn, giun đất.
Đáp án: A
Câu 165: Quan hệ giữa hai loài sinh vật trong đó cả hai bên cùng có lợi là mối quan hệ? ( Chương 1/ bài 44/ mức 1)
A. Hội sinh.	B. Cộng sinh.
C. Ký sinh.	D Cạnh tranh.
Đáp án: B
Câu 166: Quan hệ giữa hai loài sinh vật, trong đó một bên có lợi còn bên kia không có lợi và cũng không có hại là mối quan hệ? ( Chương 1/ bài 44/ mức 1)
A. Ký sinh.	B. Cạnh tranh.
C. Hội sinh.	D. Cộng sinh.
Đáp án: C
Câu 167: Các sinh vật khác loài tranh giành nhau thức ăn, nơi ở và các điều kiện sống khác của môi trường là đặc điểm của mối quan hệ khác loài nào sau đây? ( Chương 1/ bài 44/ mức 1)
A. Cộng sinh.	B. Hội sinh.
C. Cạnh tranh. 	D. Kí sinh.
Đáp án: C
Câu 168: Sinh vật sống nhờ trên cơ thể của sinh vật khác, lấy chất dinh dưỡng và máu từ cơ thể vật chủ là đặc điểm của mối quan hệ khác loài nào sau đây? ( Chương 1/ bài 44/ mức1)
A. Sinh vật ăn sinh vật khác.	B. Hội sinh.
C. Cạnh tranh. 	D. Kí sinh.
Đáp án: D
Câu 169: Các sinh vật cùng loài có quan hệ với nhau như thế nào? ( Chương 1/ bài 44/ mức 1)
A. Cộng sinh và cạnh tranh.	B. Hội sinh và cạnh tranh.
C. Hỗ trợ và cạnh tranh.	D. Kí sinh, nửa kí sinh.
Đáp án: C
Câu 170: Động vật ăn thịt con mồi, động vật ăn thực vật và thực vật bắt sâu bọ thuộc quan hệ khác loài nào sau đây? ( Chương 1/ bài 44/ mức 1)
A. Cộng sinh. 	B. Sinh vật ăn sinh vật khác. 
C. Cạnh tranh. 	D. Kí sinh.
Đáp án: B
Câu 171: Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng “tự tỉa” ở thực vật là mối quan hệ gì? (Chương 1/ bài 44/ mức 3)
A. Cạnh tranh .	B. Sinh vật ăn sinh vật khác. 
C. Hội sinh. 	D. Cộng sinh.
Đáp án: A
Câu 172: Rận và bét sống bám trên da trâu, bò. Rận, bét với trâu, bò có mối quan hệ theo kiểu nào dưới đây? ( Chương 1/ bài 44/ mức 1)
A. Hội sinh.	B. Kí sinh.
C. Sinh vật ăn sinh vật khác.	D. Cạnh tranh.
Đáp án: B
Câu 173: Địa y sống bám trên cành cây. Giữa địa y và cây có mối quan hệ theo kiểu nào dưới đây?
 ( Chương 1/ bài 44/ mức 2)
A. Hội sinh.	B. Cộng sinh.
C. Kí sinh.	D. Nửa kí sinh.
Đáp án: A
Câu 174: Khi có gió bão, thực vật sống thành nhóm có lợi gì so với sống riêng rẽ? ( Chương 1/ bài 44/ mức 2)
A. Làm tăng thêm sức thổi của gió.
B. Làm tăng thêm sự xói mòn của đất.
C. Làm cho tốc độ gió thổi dừng lại, cây không bị đổ.
D. Giảm bớt sức thổi của gió, hạn chế sự đổ của cây.
Đáp án: D
Câu 175: Các cá thể cùng loài sống với nhau thành một nhóm trong cùng một khu vực có thể cạnh tranh nhau gay gắt, dẫn tới một số cá thể có thể tách ra khỏi nhóm trong hoàn cảnh nào dưới đây? ( Chương 1/ bài 44/ mức 2)
A. Khi môi trường cạn kiệt nguồn thức ăn, nơi ở quá chật chội.
B. Khi gặp kẻ thù xâm lấn lãnh địa.
C. Khi có gió bão.
D. Khi có dịch bệnh.
Đáp án: A
Câu 176: Điều kiện nào dưới đây phù hợp với quan hệ hỗ trợ? ( Chương 1/ bài 44/ mức 2)
A. Số lượng cá thể cao.	B. Môi trường sống ấm áp.
C. Khả năng sinh sản giảm.	D. Diện tích chỗ ở hợp lí, nguồn sống đầy đủ.
Đáp án: D
Câu 177: Con hổ và con thỏ trong rừng có thể có mối quan hệ trực tiếp nào sau đây: ( Chương 1/ bài 44/ mức 1)
A. Cạnh tranh về thức ăn và nơi ở. 	B. Cộng sinh.
C. Vật ăn thịt và con mồi. 	D. Kí sinh. 
Đáp án: C
Câu 178: Cỏ dại thường mọc lẫn với lúa trên cánh đồng làm cho năng suất lúa bị giảm đi, giữa cỏ dại và lúa có mối quan hệ theo kiểu nào dưới đây: ( Chương 1/ bài 44/ mức 2)
A. Cộng sinh. 	B. Hội sinh. 
C. Cạnh tranh. 	D. Kí sinh. 
Đáp án: C
Câu 179: Quan hệ nào sau đây là quan hệ cộng sinh? ( Chương 1/ bài 44/ mức 2)
A. Vi khuẩn trong nốt sần rễ cây họ đậu.	B. Địa y bám trên cành cây.
C. Giun đũa sống trong ruột người.	D. Cây nấp ấm bắt côn trùng.
Đáp án: A
Câu 180: Cá ép bám vào rùa biển hoặc cá lớn, nhờ đó được rùa và cá lớn 

File đính kèm:

  • docCau_hoi_trac_nghiem_sinh_9_hoc_ki_2_20150726_105827.doc
Giáo án liên quan