Câu hỏi trắc nghiệm khách quan môn Hoá học 10 - Chương 7: tốc độ phản ứng và cân bằng hoá học

Câu 21: Khi nhiệt độ tăng thêm 10oC, tốc độ của phản ứng tăng lên 4 lần. Khi nhiệt độ giảm từ 70oC xuống 40oC thì tốc độ phản ứng sẽ giảm đi:

A. 81 lần

B. 80 lần

C. 64 lần

D. 60 lần

Câu 22: Để hoà tan hết một mẫu Zn trong dung dịch axít HCl ở 20oC cần 27 phút. Cũng mẫu Zn đó tan hết trong dung dịch axít nói trên ở 40oC trong 3 phút. Vậy để hoà tan hết mẫu Zn đó trong dung dịch nói trên ở 55oC thì cần thời gian là:

A. 64,00 giây

B. 60,00 giây

C. 54,54 giây

D. 34,64 giây

 

doc6 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1719 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm khách quan môn Hoá học 10 - Chương 7: tốc độ phản ứng và cân bằng hoá học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
MÔN: HOÁ HỌC
Chương 7: TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CÂN BẰNG HOÁ HỌC (Lớp 10)
Câu 1: Câu nào diễn tả đúng cho phản ứng hoá học sau:
	2H2O(l) + năng lượng → 2H2(k) + O2(k)
A. Phản ứng toả nhiệt, giải phóng năng lượng. 
B. Phản ứng toả nhiệt, hấp thụ năng lượng.
C. Phản ứng thu nhiệt, giải phóng năng lượng. 
D. Phản ứng thu nhiệt, hấp thụ năng lượng.
Câu 2: Cho phản ứng hoá học: A(k) +2B(k) + nhiệt → AB2(k)
Tốc độ phản ứng sẽ tăng, nếu:
A. Tăng áp suất. 
B.Tăng thể tích của bình phản ứng.
C. Giảm áp suất. 
D. Giảm nồng độ khí A.
Câu 3: Tăng nhiệt độ của hệ phản ứng sẽ dẫn đến sự va chạm có hiệu quả giữa các phân tử chất phản ứng. Tính chất sự va chạm đó là: 
A. Thoạt đầu tăng, sau đó giảm dần. 
B. Chỉ có giảm dần.
B. Thoạt đầu giảm, sau đó tăng dần. 
D. Chỉ có tăng dần.
Câu 4: Tăng diện tích bề mặt của các chất phản ứng trong một hệ dị thể, kết quả là:
A. Giảm tốc độ phản ứng. 
B. Tăng tốc độ phản ứng.
C. Giảm nhiệt độ phản ứng. 
D. Tăng nhiệt độ phản ứng.
Câu 5: Trong hệ phản ứng ở trạng thái cân bằng:
	2SO2(k) + O2(k) 2SO3(k) + nhiệt (< 0)
Nồng độ của SO3 sẽ tăng, nếu:
A. Giảm nồng độ của SO2. 
B. Tăng nồng độ của SO2.
C. Tăng nhiệt độ. 
D. Giảm nồng độ của O2.
Câu 6: Ở nhiệt độ không đổi, hệ cân bằng nào sẽ dịch chuyển về bên phải nếu tăng áp suất:
A. 2H2(k) + O2(k) 2H2O(k) 
B. 2SO3(k) 2SO2(k) + O2(k)
C. 2NO(k) N2(k) + O2(k) 
D. 2CO2(k) 2CO(k) + O2(k)
Câu 7: Đối với một hệ ở trạng thái cân bằng, nếu thêm chất xúc tác thì:
 A. Chỉ làm tăng tốc độ phản ứng thuận. 
 B. Chỉ làm tăng tốc độ phản ứng nghịch.
 C. Làm tăng tốc độ phản ứng thuận và phản ứng nghịch như nhau 	
 D. Không làm tăng tốc độ phản thuận và phản ứng nghịch.
Câu 8: Cho phản ứng ở trạng thái cân bằng:
	2SO2(k) + O2(k) 2SO3(k) ; = -198kJ
Các yếu tố sau làm cho giá trị của hằng số cân bằng K không thay đổi, trừ:
A. Áp suất 
B. Nhiệt độ
C. Nồng độ 
D. Xúc tác
Câu 9: Cho phản ứng sau ở trạng thái cân bằng:
	H2(k) + I2(k) 2HI(k)
Biểu thức nào sau đây biểu diễn đúng hằng số cân bằng K của phan ứng?
	A. B. C. D. 
Câu 10: Chất xúc tác làm tăng tốc độ của phản ứng hoá học, vì nó:
A. Làm tăng nồng độ của các chất phản ứng. 
B. Làm tăng nhiệt độ của phản ứng.
C. Làm giảm nhiệt độ của phản ứng. 
D. Làm giảm năng lượng hoạt hoá của quá trình phản ứng.
Câu 11: Cho phản ứng ở trạng thái cân bằng sau:
	4NH3(k) + 3O2(k) 2N2(k) + 6H2O(k) ; = -1268kJ
Cân bằng hoá học sẽ chuyển dịch về phía tạo sản phẩm khi giảm thể tích bình chứa. ĐÚNG hay SAI
Câu 12: Nếu giảm diện tích bề mặt chất phản ứng trong hệ dị thể sẽ dẫn đến giảm tốc độ phản ứng. 
ĐÚNG hay SAI 
Câu 13: Có phản ứng sau:
	Fe(r) + 2HCl(dd) → FeCl2(dd) + H2(k)
Trong phản ứng này, nếu dùng 1 gam bột sắt thì tốc độ phản ứng xảy ra nhanh hơn khi dùng 1 một viên sắt có khối lượng 1 gam. ĐÚNG hay SAI 
Câu 14: Việc sản xuất amoniac trong công nghiệp dựa trên phản ứng thuận nghịch sau đây:
	N2(k) + 3H2(k) 2NH3(k) ; = -92kJ
Khi hỗn hợp đang ở trạng thái cân bằng , nếu giảm áp suất thì cân bằng sẽ chuyển dịch sang phải. 	
ĐÚNG hay SAI 
Câu 15: Trạng thái cân bằng của phản ứng sau được thiết lập:
PCl3(k) + Cl2(k) PCl5(k) + nhiệt
Hãy ghép câu có chữ cái hoa với câu có chữ cái thường sao cho phù hợp:
A. Tăng nhiệt độ a. cân bằng chuyển dịch sang trái.
B. Giảm áp suất b. cân bằng chuyển dịch sang phải. 
C. Thêm khí Cl2 c. cân bằng không chuyển dịch.
D. Thêm khí PCl5
E. Dùng chất xúc tác
Câu 16: Cho phản ứng sau:
	4CuO(r) 2Cu2O(r) + O2(k) ; > 0
Có thể dùng biện pháp gì để tăng hiệu suất chuyển hoá CuO thành Cu2O.
A. Giảm nhiệt độ B. Tăng áp suất
C. Tăng nhiệt độ D. Tăng nhiệt độ hoặc hút khí O2 ra
Câu 17: Yếu tố nào dưới đây không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng sau:
	2KClO3(r) 2KCl(r) + 3O2(k)
A. Nhiệt độ 
B. Chất xúc tác 
C. Áp suất 
D. Kích thước của các tinh thể KClO3
Câu 18: Một phản ứng hoá học xảy ra theo phương trình: 
	A + B → C
Nồng độ ban đầu của chất A là 0,8 mol/l; của chất B là 1,00 mol/l. Sau 20 phút, nồng độ chất A là 0,78 mol/l. Nồng độ của chất B lúc đó là:
A. 0,92 mol/lít 
B. 0,85 mol/l 
C. 0,75 mol/l 
D. 0,98mol/l
Câu 19: Thực nghiệm cho thấy tốc độ của phản ứng hoá học: 
	A(k) + 2B(k) → C(k) + D(k)
được tính theo biểu thức v = k; trong đó k là hằng số tốc độ; là nồng độ chất A và B tính theo mol/l. Khi nồng độ chất B tăng lên 3 lần và nồng độ chất A không đổi thì tốc độ phản ứng tăng lên:
A. 9 lần 
B. 6 lần 
C. 3 lần 
D. 2 lần
Câu 20: Người ta cho N2 và H2 vào một bình kín, thể tích không đổi và thực hiện phản ứng: 
N2(k) + 3H2(k) 2NH3(k)
Sau một thời gian nồng độ các chất trong bình như sau: =1,5M; =3M; =2M. Nồng độ ban đầu của N2 và H2 lần lượt là:
A. 2M và 6M 
B. 2,5M và 6M 
C. 3M và 6,5M 
D. 2,5M và 1,5M
Câu 21: Khi nhiệt độ tăng thêm 10oC, tốc độ của phản ứng tăng lên 4 lần. Khi nhiệt độ giảm từ 70oC xuống 40oC thì tốc độ phản ứng sẽ giảm đi:
A. 81 lần 
B. 80 lần 
C. 64 lần 
D. 60 lần
Câu 22: Để hoà tan hết một mẫu Zn trong dung dịch axít HCl ở 20oC cần 27 phút. Cũng mẫu Zn đó tan hết trong dung dịch axít nói trên ở 40oC trong 3 phút. Vậy để hoà tan hết mẫu Zn đó trong dung dịch nói trên ở 55oC thì cần thời gian là:
A. 64,00 giây 
B. 60,00 giây 
C. 54,54 giây 
D. 34,64 giây 
Câu 23: Trong những điều khẳng định dưới đây, điều nào phù hợp với một hệ hoá học đang ở trạng thái cân bằng?
A. Phản ứng thuận đã dừng 
B. Phản nghịch đã dừng
C. Nồng độ của các sản phẩm và chất phản ứng bằng nhau. 
D. Tốc độ phản ứng thuận và phản ứng nghịch bằng nhau
Câu 24:Phản ứng sau đây đang ở trạng thái cân bằng :
	2H2(k) + O2(k) 2H2O(k) ; < 0
Trong các tác động dưới đây, tác động nào làm thay đổi hằng số cân bằng?
A. Thay đổi áp suất 
B. Cho thêm O2
C. Thay đổi nhiệt độ 
D. Cho chất xúc tác
Câu 25: Quá trình sản xuất NH3 trong công nghiệp dựa trên phản ứng:
	 N2(k) + 3H2(k) 2NH3(k) ; = -92kJ
Nồng độ NH3 trong hỗn hợp lúc cân bằng sẽ lớn hơn khi:
A. Nhiệt độ và áp suất đều giảm 
B. Nhiệt độ và áp suất đều tăng
C. Nhiệt độ giảm và áp suất tăng 
D. Nhiệt độ tăng và áp suất giảm
Câu 26: Một bình kín chứa NH3 ở 0oC và 1 atm với nồng độ 1 mol/l. Nung bình kín đó đến 546oC và NH3 bị phân huỷ theo phản ứng: 
	2NH3(k) N2(k) + 3H2(k) 
Khi phản ứng đạt tới cân bằng; áp suất khí trong bình là 3,3 atm; thể tích bình không đổi. Hằng số cân bằng của phản ứng phân huỷ NH3 ở 546oC là:
A. 1,08.10-4 
B. 2,08.10-4 
C. 2,04.10-3 
D. 1,04.10-4
Câu 27: Khi đun nóng HI trong một bình kín, xảy ra phản ứng sau:
	2HI(k) H2(k) + I2(k)
Ở một nhiệt độ nào đó, hằng số cân bằng KC của phản ứng bằng 1. Ở nhiệt độ đó, có bao nhiêu % HI bị phân huỷ?
A. 10% 
B. 15% 
C. 20% 
D. 25%
Câu 28: Cho phản ứng sau: 
A(k) + B(k) C(k) + D(k)
Trộn 4 chất A, B, C, D mỗi chất 1 mol vào bình kín có thể tích V không đổi. Khi cân bằng được thiết lập, lượng chất C có trong bình là 1,5 mol. Hằng số cân bằng của phản ứng đó là:
A. 3 
B. 5 
C. 8 
D. 9
Câu 29: Cho phản ứng sau:
	CaCO3(r) CaO(r) + CO2(k) ; > 0
Yếu tố nào sau đây tạo nên sự tăng lượng CaO lúc cân bằng:
A. Lấy bớt CaCO3 ra 
B. Tăng áp suất
C. Giảm nhiệt độ 
D. Tăng nhiệt độ 
Câu 30: Phản ứng nào trong các phản ứng dưới đây có hằng số cân bằng được tính bằng biểu thức: 
A. 2AB(k) A2(k) + B2(k) 
B. A(k) + 2B(k) AB2(k)
C. AB2(k) A(k) + 2B(k) 
D. A2(k) + B2(k) 2AB(k) 
*********************************
ĐÁP ÁN
Câu 1: D Câu 2: A Câu 3: A Câu 4: B Câu 5: B
Câu 6: A Câu 7: C Câu 8: B Câu 9: C Câu 10: D
Câu 11: SAI Câu 12: ĐÚNG Câu 13: ĐÚNG Câu 14: SAI
Câu 15: A – a ; B – a ; C – b ; D – a ; E – c 
Câu 16: D Câu 17: B Câu 18: D Câu 19: A Câu 20: B Câu 21: C Câu 22: D Câu 23: D Câu 24: B Câu 25: C Câu 26: B Câu 27: C Câu 28: D Câu 29: C Câu 30: C

File đính kèm:

  • dochoa_10_can_bang_hoa_hoc_20150726_095601.doc
Giáo án liên quan