Câu hỏi phát triển năng lực môn Lịch sử khối 7 năm học 2015 - 2016

2.4 Câu nói: “ Đầu thần chưa rơi xuống đất , xin bệ hạ đừng lo” của Trần Thủ Độ nói lên điều gì?

  sự kiêu ngạo của Trần Thủ Đô  Sự quyết tâm đánh giặc giữ nước.

 Sự chủ quan của trần Thủ Độ  Niềm tin vào thắng lợi của quân ta.

 2.5 Vì sao Lý Thường Kiệt cho xây dựng tuyến phòng thủ ở bờ Nam sông Như Nguyệt ?  Đây là nơi ông sinh ra và lớn lên  Nơi đây có nhiều đồi núi ,địa hình hiểm trở

  Nơi đây có lũy tre dày đặc như một chiến hào tự nhiên

  Nơi án ngữ các ngã đường quan trọng từ Trung Quốc xuống Thăng Long.

2.6 Điểm tiến bộ trong chính sách pháp luật thời Trần so với thời Lý là:

  Bảo vệ tài sản nhân dân  Xác nhận quyền tư hữu tài sản

  Bảo vệ kinh thành  Qui định cụ thể việc mua bán ruộng đất.

2.7 Điểm khác nhau trong chính sách cai trị của nhà Tần và nhà Đường là:

  Đốt sách cấm nho  Gây chiến tranh xâm lược mở rộng lãnh thổ.

  Đưa ra các biện pháp phát triển kinh tế.  Giãm tô thuế sưu dịch.

 

doc6 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 817 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi phát triển năng lực môn Lịch sử khối 7 năm học 2015 - 2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS TÂN BÌNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
TỔ SỬ - ĐỊA – GDCD 	 Độc lập – tự do – Hạnh phúc
 CÂU HỎI PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC 
 MÔN LỊCH SỬ KHỐI 7
 NH: 2015-2016
I. TRẮC NGHIỆM 
*NHẬN BIẾT 
 1. Khoanh tròn chữ cáiin hoa trước câu trả lời đúng:
 1.1 Người đầu tiên đi vòng quanh trái đất là:
 A. Đi-a- xơ B. Ma-gien-lan C. Cô-lôm-bô D. Va-xcô-đơ-ga-ma 
 1. 2.Người lập ra triều Minh là :
 A. Tần Thủy Hoàng B. Lưu Bang C. Chu Nguyên Chương D. Lưu Bá Ôn
 1.3 Xã hội phong kiến phương Tây vào:
 A. Thế kỉ V TCN B. Thế kỉ IV TCN C. Thế kỉ II TCN D. Thế kỉ III TCN
 1.4 Quốc Tử Giám được thành lập vào năm:
 A. 1075 B. 1076 C. 1077 D. 1078
 1.5 Nhà Hồ thành lập vào năm:
 A. 1400 B. 1415 C. 1414 D. 1418
 1.6 Ai là người dẹp loạn 12 sứ quân
 A. Ngô Xương Xí B. Kiều Công Hã C. Phạm Bạch Hổ D. Đinh Bộ Lĩnh
 1.7 Khoa thi đầu tiên được tổ chức dưới triêu:
 A. Đinh B. Lý C. Trần D. Hồ
 1.8 Lý Công Uẩn là con nuôi của sư
 A. Vạn Hạnh B. Lý Khánh Văn C. Đỗ Thuận D. Đào Cam Mộc
 1.9 Tác giã của bộ: “ Đại Việt sử kí toàn thư” là
 A. Lương Thế Vinh B. Ngô Sĩ Liên C. Lê Văn Hưu D. Lê Văn Lan
 1.10 Tác phẩm nào sau đây là của Trần Hưng Đạo: 
A. Binh Thư yếu lược B. Bình Ngô Đại Cá C. Phò giá về kinh D. Nam quốc sơn hà
* THÔNG HIỂU: 
Điền (Đ) hoặc (S) vào ô vuông
 2.1 Tính chất của nền kinh tế lãnh địa là:
  Tự cấp tự túc
  Tự cung tự xuất
  Tự do trao đổi
  cả 3 ý trên.
 2.2 Đặc trưng của nền kinh tế thành thị là: 
  Nông nghiệp  Thủ Công và thương nghiệp
  Dịch vụ  Du Lịch
2.3 chính sách nào sau đây có tác dụng phát triển sản xuất dưới thời nhà Hồ:
  chính sách hạn điền
 Chính sách hạn nông
  chính sách hạn nô 
  chi1ng sách hạn thương.
2.4 Câu nói: “ Đầu thần chưa rơi xuống đất , xin bệ hạ đừng lo” của Trần Thủ Độ nói lên điều gì?
  sự kiêu ngạo của Trần Thủ Đô  Sự quyết tâm đánh giặc giữ nước. 
 Sự chủ quan của trần Thủ Độ  Niềm tin vào thắng lợi của quân ta.
 2.5 Vì sao Lý Thường Kiệt cho xây dựng tuyến phòng thủ ở bờ Nam sông Như Nguyệt ?  Đây là nơi ông sinh ra và lớn lên  Nơi đây có nhiều đồi núi ,địa hình hiểm trở
  Nơi đây có lũy tre dày đặc như một chiến hào tự nhiên
  Nơi án ngữ các ngã đường quan trọng từ Trung Quốc xuống Thăng Long.
2.6 Điểm tiến bộ trong chính sách pháp luật thời Trần so với thời Lý là:
  Bảo vệ tài sản nhân dân  Xác nhận quyền tư hữu tài sản
  Bảo vệ kinh thành  Qui định cụ thể việc mua bán ruộng đất.
Điểm khác nhau trong chính sách cai trị của nhà Tần và nhà Đường là:
  Đốt sách cấm nho  Gây chiến tranh xâm lược mở rộng lãnh thổ. 
  Đưa ra các biện pháp phát triển kinh tế.  Giãm tô thuế sưu dịch.
2.8 Khi tràn vào lãnh thổ của đế quốc Rô-ma người Giec-man đã làm gì ? :
  Lập ra nhiều vương quốc mới của họ  Xây dựng pháo đài và dinh thự.
  Phong chức tước cao thấp cho các tướng lĩnh có công  Lập ra các thành thị Trung đại
 Giai cấp vô sản đã tích lũy tư bản nguyên thủy bằng thủ đoạn nào ? :
 Cướp bóc tài nguyên từ các nước khác Tổ chức sản xuất thu lợi nhuận, trở nên giàu có.  Buôn bán nô lệ  Rào đất cướp ruộng .
Tại sao gọi cuộc tiến công 1075 là cuộc tiến công tự vệ:
  Ta đánh vào căn cứ quân sự kho lương thực, vũ khí của giặc
  Ta chỉ bắt sống tên tướng giặc, không giết binh sĩ. 
  Sau khi hoàn thành kế hoạch ta lui quân về nước.
  Ta chỉ đánh chiếm các căn cứ quân sự 
	* VẬN DỤNG 
 3.Nối cột A và B sao cho phù hợp:
 3.1 Nối Thời gian ở cột A và Triều đại ở cột B sao cho đúng 
Thời gian
Triều đại
A. 1368
B. 1644
C. 1271
D. 960
1. Tần
 2. Tống
 3. Nguyên
 4. Minh
 5. Thanh
 3.2 . Nối niên đại ở cột A và triều đại hình thành ở cột B 
Niên đại
Triều đại
939-965
968-980
980-1009
1009-1226
Tiền Lê
Lý
Hồ
Ngô
Đinh
 3.3. Nối niên đại ở cột A và sự kiện ở cột B 
Niên đại
Sự kiện
 A.1226
 B.1230
 C.1258
 D. 1285
1. Nhà Trần thành lập
2. Nhà Trần ban hành bộ: Quốc triều hình luật
3 Kháng chiến chống Mông Nguyên lần I.
 4. Kháng chiến chống Mông Nguyên lần II
 5. Nhà Hồ thành lập
 3.4. Nối niên đại ở cột A và sự kiện ở cột B 
Niên đại
Sự kiện
 A. 1010
 B.1054
 C.1042
 D. 1075
1. Nhà Lý đổi tên nướ là Đại Việt
2.Dời đô về Đại La đổi tên thành Thăng Long. 3.Mở khoa thi đầu tiên, Lê Văn Thịnh đỗ đầu. 4. Nhà lý ban hành bộ luật Hình Thư
 5. Nhà Hồ thành lập
3.5 Nối tên tướng lĩnh ở cột A và cuộc kháng chiến ở cột B 
Tên tướng lĩnh
Cuộc kháng chiến
 A. Lê Hoàn.
 B. Lý Thường Kiệt
 C. Trần Hưng Đạo
 D. Trần Khánh Dư
 E. Lý Kế Nguyên.
1. Cuộc kháng chiến chống Tống 981 
2. Cuộc k/c trên phòng tuyến sông Như Nguyệt 
3. Trận Bạch Đằng 1288
4. Trận Vân Đồn 1287.
 4. Điền vào khoảng .. các nội dung đã học sao cho phù hợp:
4.1 Điền vào chổ ..hoàn thành câu nói của Trần Thủ Độ:
 * Đầu thần chưa ............xin bệ hạ...............
4.2 Điền vào khoảng ..hoàn thành quá trình Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân.
 * Được sự ủng hộ của nhân dân Đinh Bộ Lĩnh liên kết với sứ quân Trần Lãm,chiêu dụ sứ quân.. tiến đánh các sứ quân khác,đánh đâu thắng đấy trăm trận trăm thắng được suy tôn là.......
4.3 Điền vào khoảng ..hoàn thành quá trình dời đô của Lý Công Uẩn:
 * Năm . Lý Công Uẩn đặt niên hiệu là . .. quyết định dời đô về .., đổi tên thành.. .. ( rồng bay).
4.4 Điền vào khoảng ...hoàn thành câu nói của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống 1075. 
* Ngồi yên đợi giặc .. để chặn thế mạnh của giặc.
II. TỰ LUẬN:
 1. Lãnh địa là gì ? Đặc trưng cơ bản của kinh tế lãnh địa ?
 Lãnh địa : là khu đất rộng, trở thành vùng đất riêng của lãnh chúa- như một vương quốc thu nhỏ. 
 Đặc trưng: là đơn vị kinh tế, chính trị độc lập mang tính tự cung, tự cấp, đóng kín của một lãnh chúa
2. Nguyên nhân của các cuộc phát kiến địa lý lớn ?
- Do nhu cầu phát triển sản xuất.
- Tiến bộ khoa học kĩ thuật: la bàn, hải đồ, kĩ thuật đóng tàu
3. Kết quả các cuộc phát kiến địa lý?
- Tìm ra vùng đất mới con đường mới, bộ tộc mới,
- Đem lại cho giai cấp tư sản món lợi khổng lồ.
- Môi trường giao dịch được mở rộng.
4. Tình hình chính trị cuối thời Ngô ?
- Sau khi Ngô Quyền mất (năm 944): Dương Tam Kha tiếm quyền, các phe phái nổi lên khắp nơi
- Năm 950, Ngô Xương Văn dẹp được Dương Tam Kha, nhưng cuộc tranh chấp giữa các thế lực, thổ hào vẫn tiếp diễn, 12 tướng lĩnh chiếm cứ các vùng địa phương → loạn 12 sứ quân..
5. Âm muu xâm lược Đại Việt và Cham-pa của nhà Nguyên?
- 1279, Nam Tống bị quân Mông Cổ tiêu diệt, Trung Quốc hoàn toàn bị Mông Cổ thống trị → Hốt Tất Liệt lập nên nhà Nguyên.
- Năm 1283, nhà Nguyên cử Toa Đô chỉ huy 10 vạn quân tiến đánh Cham-pa. 
- Sau khi chiếm được Cham-pa, quân Nguyên cố thủ ở phía bắc, chờ phối hợp đánh Đại Việt
6. Sự chuẩn bị của nhà Nguyên trong cuộc xâm lược lần 3 ? 
- Sau 2 lần xâm lược Đại Việt bị thất bại, vua Nguyên đình chỉ cuộc tấn công Nhật Bản, tập trung lực lượng đánh lâu dài Đại Việt
- Cuối tháng 12- 1287, 30 vạn quân thủy, bộ tiến đánh Đại Việt
- Nhà Trần khẩn trương chuẩn bị kháng chiến
7. Tường thuật trận đánh ở Vân Đồn trong cuộc k/c lần thứ 3 chống quân xâm lược Nguyên? 
- - Tại Vân Đồn, Trần Khánh Dư, chỉ huy quân mai phục, khi đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ đến, quân ta đánh dữ dội. Phần lớn thuyền lương của giặc bị đắm, số còn lại bị ta chiếm.
8.Sự phát triển về văn hóa của nước ta thờii Lý ?
 - Văn học chữ Hán bước đầu phát triển.
- Tôn giáo: Các vua Lý rất sùng đạo Phật, khắp nơi đều dựng chùa, tô tượng, đúc chuông
- Nghệ thuật:
+ Ca hát, nhảy múa, trò chơi dân gian.
+ Kiến trúc, điêu khắc đều phát triển,với phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo và linh hoạt, tiêu biểu là chùa Một Cột, tượng Phật A-di-đà, hình rồng
 9. Ý nghĩa lịch sử của 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên?
- Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Mông- Nguyên, bảo vệ độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ.
- Thể hiện sức mạnh dân tộc, đánh bại mọi kẻ thù xâm lược.
- Góp phần xây dựng truyền thống dân tộc, xây dựng học thuyết quân sự,
để lại nhiều bài học cho đời sau .
10. Nội dung chính sách cải cách về chính trị- kinh tế- xã hội của Hồ Quí Ly ?
- Về chính trị:
 + Cải tổ hàng ngũ võ quan bằng những người không thuộc họ Trần. Đổi tên một số đơn vị hành chánh, cử quan về các lộ nắm tình hình.
- Về kinh tế: Phát hành tiền giấy,ban hành chính sách hạn điền, qui định biểu thuế đinh, thuế ruộng.
- Về xã hội: Thực hiện chính sách hạn nô.
+ Bắt nhà giàu phải bán thóc cho dân khi bị đói.
11. Nêu và phân tích âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống ?
- Từ giữa thế kỉ XI, nhà Tống gặp phải những khó khăn:
+ Nội bộ mâu thuẫn, .nông dân khởi nghĩa
+ Biên cương phía bắc bị hai nước Liêu – Hạ quấy nhiễu
 - Xâm lược nước ta để giải quyết những khó khăn trong nước và đô hộ nước ta như trước.
- Xúi giục vua Cham-pa đánh lên từ phía Nam.
- Ngăn cản việc mua bán ở biên giới phía Bắc, 
- Dụ dỗ các tù trưởng dân tộc .
12. Vì sao quân Mông cổ mạnh mà vẫn bị quân ta đánh bại ?
- Sự đoàn kết quyết tâm đánh giặc giữ nước trong toàn quân và toàn dân.
- Đường lối đánh giặc đúng đắn sáng tạo
13. Việc thái hậu Dương Vân Nga trao long bào cho Lê Hoàn nói lên điều gì ?
- sự thông minh quyết đoán, tầm nhìn xa trông rộng, dám hi sinh lợi ích của cá nhân đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên hàng đầu -> vượt qua quan niệm phong kiến lúc bấy giờ.
14..Nét độc đáo trong nghệ thuật đánh giặc của Lý Thường Kiệt thể hiện điểm nào ?
 -Nét độc đáo trong nghệ thuật đánh giặc của Lý Thường Kiệt thể hiện ở việc:
 + Chủ động tiến công 
 + Chủ Động phòng bị
 + Chủ động kết thúc chiến tranh.
15. nhân dân ta thường tạc tượng hoặc dựng đền thời những người có công nói lên điều gì ? 
 - Sự biết ơn ,tôn kính công lao của tiền nhân.
16.Nêu những việc làm của Ngô Quyền sau chiến thắng quân Hán 938? Em có nhận xét gì về công lao của Ngô Quyền? 
- Việc làm: 
+ Năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua, chọn Cổ Loa làm kinh đô.
+ Xây dựng chính quyền: -Trung ương:vua đứng đầu, quyết định mọi việc, đặt các chức quan văn võ, quy định lễ nghi, sắc phục quan lại các cấp
- Địa phương cử các tướng có công coi giữ các châu quan trọng.
- Nhận xét: Ông là người tổ chức và lãnh đạo quân dân ta giành thắng lợi vĩ đại trên sông Bạch Đằng năm 938, kết thúc ách thống trị hơn 1000 năm của phong kiến phương Bắc đối với nước ta mở ra thời kì độc lập lâu dài cho đất nước.
Việc Ngô Quyền xưng vương đã đặt nền móng cho một quốc gia độc lập, khẳng định nước ta có giang sơn, bờ cõi riêng do người Việt làm chủ.
Nêu gương cho thế hệ sau học tập 
17. Hoàn thành bảng thống kê sau đây:
Nội dung
Thời Ngô
Thời Đinh
Tiền Lê
Thời Lý
Người sáng lập
Ngô Quyền
Đinh Bộ Lĩnh
Lê Hoàn
Lý Công Uẩn
Quốc hiệu
Đại Cồ Việt
Đại Cồ Việt
Đại Việt
Kinh đô
Cổ Loa
Hoa Lư
Hoa Lư
Thăng Long
18. Em có nhận xét gì về bộ máy nhà nước thời Tiền Lê?
Nhà Tiền Lê đã tiến thêm một bước trong việc xây dựng chính quyền độc lập, tự chủ. Đây là sự hoàn thiện chính quyền ở trung ương, chia lại đơn vị hành chính cả nước, chú trọng xây dựng quân đội..
19.Do đâu mà bước đầu nhà Tiền Lê xây dựng nền kinh tế tự chủ thành công ?
- Các biện pháp khuyến nông: đào vét kênh, vua tổ chức cày tịch điền,
- Đất nước được độc lập, các thợ thủ công giỏi không còn bị bắt sang Trung Quốc. 
20.Em hãy nêu nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt?
+ Tấn công trước để tự vệ.
+ Chặn giặc ở các phòng tuyến.
+ Kết thúc chiến tranh bằng giảng hòa.
21. Hãy nêu những cách đánh sáng tạo của nhà Trần trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên ?
+ Tránh chổ mạnh, đánh chổ yếu của kẻ thù.
+ Biết phát huy thế mạnh của dân ta buộc địch phải theo cách đánh của ta.
+ Buộc địch từ mạnh sang yếu-ta từ bị động sang chủ động.

File đính kèm:

  • docCAU HOI PTNL SU 7 HKI 2015-2016.doc