Câu hỏi ôn tập môn Vật lý Lớp 9

Câu 9: Trường hợp nào dưới đây tạo ra dòng điện cảm ứng ?

A. Ống dây và nam châm chuyển động tương đối với nhau .

B. Ống dây và nam châm chuyển động để khoảng cách giữa chúng không đổi

C. Ống dây và nam châm đặt gần nhau đứng yên

D.Ống dây và nam châm đặt xa nhau đứng yên

Câu 10: Trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây .

 A. Luôn luôn tăng B. Luôn luôn giảm

 C. Luân phiên tăng giảm. D. Luôn luôn không đổi

Câu 11: Các thiết bị nào sau đây không sử dụng dòng điện xoay chiều ?

A. Máy thu thanh dùng pin. B. Bóng đèn dây tóc mắc vào điện nhà 220V

C. Tủ lạnh. D. Ấm đun nước

Câu 12: Thiết bị nào sau đây có thể hoạt động tốt đối với dòng điện một chiều lẫn dòng điện xoay chiều?

 A. Đèn điện. B. Máy sấy tóc.

 C. Tủ lạnh. D. Đồng hồ treo tường chạy bằng pin.

Câu 13: Khi truyền tải điện năng đi xa, điện năng hao phí đã chuyển hoá thành dạng năng lượng

 A. Hoá năng. B. Năng lượng ánh sáng.

 C. Nhiệt năng. D. Năng lượng từ trường.

 

doc4 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 618 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi ôn tập môn Vật lý Lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lý 9.
I/ LÝ THUYẾT : 
1.Dòng điện xoay chiều là gì ? Cách tạo ra dòng điện xoay chiều ? 
*Dòng điện xoay chiều là dòng điện có chiều luân phiên thay đổi
*Cách tạo ra dòng điện xoay chiều:
 Khi cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của NC hay cho NC quay trước cuộn dây dẫn kín thì trong cuộn dây có thể xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều
2.Cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều ? So sánh chổ giống và khác nhau về cấu tạo của Đinamô xe đạp và và máy phát điện xoay chiều ?
 *Cấu tạo: Một máy phát điện xoay chiều có hai bộ phận chính là nam châm và cuộn dây dẫn. Một trong hai bộ phận đó đứng yên gọi là Stato, bộ phận còn lại quay gọi là Roto.
 * Hoạt động: Khi NC hoặc cuộn dây quay thì số ĐST qua tiết diện S của cuộn dây luân phiên tăng giảmð Tạo ra được dòng điện AC trong cuộn dây
 * So Sánh giữa máy phát điện xoay chiều và đinamô:
+ Giống nhau: Đều có nam châm và cuộn dây dẫn, khi một trong hai bộ phận quay thì xuất hiện dòng điện xoay chiều
+ Khác nhau: 
-Điamo có kích thước nhỏ hơn, công suất phát điện nhỏ hơn,H ĐT và cường độ đầu ra nhỏ hơn. Ở Điamo thì roto là nam châm vĩnh cửu, còn ở m áy phat đi ện Roto là nam châm điện
3.Công thức tính điện năng hao phí trên đường dây tải điện? Dựa vào công thức nêu các cách làm giảm hao phí? Trong các cách trên cách nào có lợi nhất tại sao ?
 * Các cách làm giảm hao phí:
 - Giảm điện trở trên đường dây truyền tải
 - Tăng hiệu điện thế đặt vào hai đầu 
* Truyền tải công suất P trên dây dẫn có R và đặt vào hai đầu dây một HĐT U
+ Công suất truyền tải P=U.I.
+ Công suất hao phí Php = I2 R= 
* Cách làm giảm hao phí: Để giảm hao phí điện năng do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện thì tốt nhất là tăng HĐT đặt vào hai đầu dây dẫn.
Nguy ên nh ân hao phí: do truyền tải 1 phần điện năng biến th ành nhi ệt năng
II.Trắc nghiệm:
Câu 1: Trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện xoay chiều liên tục khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây 
 A. Đang tăng mà chuyển sang giảm. B. Đang giảm mà chuyển sang tăng.
 C. Tăng đều đặn rồi giảm đều đặn. D. Luân phiên tăng giảm.
Câu 2: Dòng điện xoay chiều xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi 
A. Cho nam châm nằm yên trong lòng cuộn dây kín.
B. Cho nam châm quay trước cuộn dây kín.
C. Cho nam châm đứng yên trước cuộn dây kín.
D. Đặt cuộn dây kín trong từ trường của một nam châm.
Câu 3: Khi cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của một nam châm thì trong cuộn dây
A. Xuất hiện dòng điện một chiều. B. Xuất hiện dòng điện xoay chiều.
C. Xuất hiện dòng điện không đổi. D. Không xuất hiện dòng điện.
Câu 4: Dòng điện xoay chiều xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây 
 A. Lớn.	 B. Không thay đổi.	
 C. Biến thiên.	 D. Nhỏ.
Câu 5: Dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín đổi chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây
A. Tăng dần theo thời gian. B. Giảm dần theo thời gian.
C. Tăng hoặc giảm đều đặn theo thời gian. D. Đang tăng mà chuyển sang giảm hoặc ngược lại.
Câu 6: Dòng điện xoay chiều khác dòng điện một chiều ở điểm 
A. Dòng điện xoay chiều chỉ đổi chiều một lần. B. Dòng điện xoay chiều có chiều luân phiên thay đổi.
C. Cường độ dòng điện xoay chiều luôn tăng .D. Hiệu điện thế của dòng điện xoay chiều luôn tăng.
Câu 7: Thiết bị nào sau đây hoạt động bằng dòng điện xoay chiều? 
 A. Đèn pin đang sáng. B. Nam châm điện. 
 C. Bình điện phân. D. Quạt trần trong nhà đang quay.
Câu 8: Cách nào dưới đây không thể tạo ra dòng điện ?
A. Quay nam châm vĩnh cửu trước ống dây dẫn kín 
B. Đặt nam châm vĩnh cửu trước ống dây dẫn kín. 
C. Đưa một cực của nam châm từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín 
D. Rút cuộn dây ra xa nam châm vĩnh cửu 
Câu 9: Trường hợp nào dưới đây tạo ra dòng điện cảm ứng ? 
A. Ống dây và nam châm chuyển động tương đối với nhau . 
B. Ống dây và nam châm chuyển động để khoảng cách giữa chúng không đổi 
C. Ống dây và nam châm đặt gần nhau đứng yên 
D.Ống dây và nam châm đặt xa nhau đứng yên 
Câu 10: Trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây .
 A. Luôn luôn tăng 	 B. Luôn luôn giảm 
 C. Luân phiên tăng giảm. D. Luôn luôn không đổi
Câu 11: Các thiết bị nào sau đây không sử dụng dòng điện xoay chiều ?
A. Máy thu thanh dùng pin. B. Bóng đèn dây tóc mắc vào điện nhà 220V 
C. Tủ lạnh. D. Ấm đun nước 
Câu 12: Thiết bị nào sau đây có thể hoạt động tốt đối với dòng điện một chiều lẫn dòng điện xoay chiều?
 A. Đèn điện. B. Máy sấy tóc. 
 C. Tủ lạnh. D. Đồng hồ treo tường chạy bằng pin. 
Câu 13: Khi truyền tải điện năng đi xa, điện năng hao phí đã chuyển hoá thành dạng năng lượng 
 A. Hoá năng. B. Năng lượng ánh sáng. 
 C. Nhiệt năng. D. Năng lượng từ trường. 
Câu 14: Khi truyền tải một công suất điện P bằng một dây có điện trở R và đặt vào hai đầu đường dây một hiệu điện thế U, công thức xác định công suất hao phí P hp do tỏa nhiệt là 
	 A. P hp = B. P hp = 	
 C. P hp = D. P hp = 
Câu 15: Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện 
A. Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây. 
B. Tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây.
C. Tỉ lệ nghịch với bình phương hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây. 
D. Tỉ lệ thuận với bình phương hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây.
Câu 16: Khi truyền tải điện năng từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ, để làm giảm hao phí trên đường dây do tỏa nhiệt ta có thể 
A. đặt ở đầu ra của nhà máy điện máy tăng thế. B. đặt ở đầu ra của nhà máy điện máy hạ thế.
C. đặt ở nơi tiêu thụ máy hạ thế. 
D. đặt ở đầu ra của nhà máy điện máy tăng thế và đặt ở nơi tiêu thụ máy hạ thế.
Câu 17: Nếu hiệu điện thế giữa hai đầu đường dây tải điện không đổi mà dây dẫn có chiều dài tăng gấp đôi thì hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây sẽ 
 A. Tăng lên gấp đôi. B. Giảm đi một nửa. 
 C. Tăng lên gấp bốn. D. Giữ nguyên không đổi.
Câu 18: Khi tăng hiệu điện thế hai đầu dây dẫn trên đường dây truyền tải điện lên gấp đôi thì công suất hao phí trên đường dây sẽ 
 A. Giảm đi một nửa. B. Giảm đi bốn lần 
 C. Tăng lên gấp đôi. D. Tăng lên gấp bốn.
Câu 19: Trên cùng một đường dây tải điện, nếu tăng hiệu điện thế ở hai đầu dây dẫn lên 100 lần thì công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây sẽ 
 A. Tăng 102 lần. B. Giảm 102 lần. 
 C. Tăng 104 lần. D. Giảm 104 lần.
Câu 20: Cùng công suất điện P được tải đi trên cùng một dây dẫn. Công suất hao phí khi hiệu điện thế hai đầu đường dây tải điện là 400kV so với khi hiệu điện thế là 200kV là 
 A. Lớn hơn 2 lần. B. Nhỏ hơn 2 lần. 
 C. Nhỏ hơn 4 lần. D. Lớn hơn 4 lần.
Câu 21: Khi truyền đi cùng một công suất điện, người ta dùng dây dẫn cùng chất nhưng có tiết diện gấp đôi dây ban đầu. Công suất hao phí trên đường dây tải điện so với lúc đầu 
 A. Không thay đổi. B. Giảm đi hai lần. 
 C. Giảm đi bốn lần. D. Tăng lên hai lần.
Câu 22: Trên một đường dây truyền tải điện có công suất truyền tải không đổi, nếu tăng tiết diện dây dẫn lên gấp đôi, đồng thời cũng tăng hiệu điện thế truyền tải điện năng lên gấp đôi thì công suất hao phí trên đường dây tải điện sẽ 
 A. Giảm đi 8 lần. B. Giảm đi 4 lần. 
 C. Giảm đi 2 lần. D. Không thay đổi.

File đính kèm:

  • doccau_hoi_on_tap_mon_vat_ly_lop_9.doc
Giáo án liên quan