Câu hỏi ôn tập Địa lý 8 - Chuyên đề 3: Địa lý Việt Nam (Khí hậu, sông ngòi) - Năm học 2015-2016

CH3. Trình bày hoạt động của gió mùa ở nước ta và hệ quả của nó đối với sự phân chia mùa khác nhau giữa các khu vực?

 a. Hoạt động của gió mùa ở nước ta

 Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến BBC nên có tín phong bán cầu bắc hoạt động quanh năm. Mặt khác nước ta chịu a/h mạnh mẽ của các khối khí hoạt động theo mùa với 2 mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.

 +GMMĐ:

 -Từ tháng 11->t4 năm sau, miền bắc nước ta chịu t/đ của khối khí lạnh phương bắc thổi theo hướng ĐB, nên thường gọi là gió mùa ĐB.

 -Gió mùa ĐB tạo nên 1 mùa đông lạnh ở miền Bắc: nữa đầu mùa đông thời tiết lạnh, khô, nữa sau mùa đông thời tiết lạnh ẩm, có mưa phùn ở vùng ven biển và các đồng bằng Bắc bộ, BTB.

 -Khi di chuyển xuống phía nam, gió ĐB suy yếu dần, bớt lạnh hơn và hầu như bị chắn lại ở dãy Bạch Mã. Từ Đà nẵng trở vào, tín phong bán cầu bắc thổi theo hướng ĐB chiếm ưu thế, gây mưa cho vùng ven biển Trung bộ trong khi Nam bộ và Tây nguyên là mùa khô.

 +GMMH:

 -Vào mùa hạ(từ T5-T10) có 2 luồng gió cùng hướng TN thổi vào VNam.

 -Vào đầu mùa hạ: khối khí NĐA từ bắc ÂĐD di chuyển theo hướng TN xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn ch đồng bằng Nam bộ và Tây nguyên. KHi vượt qua dãy TSơn và các dãy núi dọc biên giới Việt-Lào, tràn xuống đồng bằng ven biển Trung bộ và phần phía nam của khu vực Tây bắc, khối khí này trở nên khô nóng(gió phơn TN)

 -Vào giữa và cuối mùa hạ: gió mùa TN (xuất phát từ áp cao chí tuyến bán cầu Nam) hoạt động mạnh. Khi vượt qua vùng biển xích đạo khối khí này trở nên nóng ẩm hơn thường gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam bộ và Tây nguyên. Hoạt động của gios TN cùng với dãi hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả 2 miền Nam, Bắc và mưa vào tháng 9 cho Trung bộ. Do áp thấp BẮC bộ, khối khí này di chuyển theo hướng ĐN vào BB tạo nên “gió mùa ĐN” vào mùa hạ ở miền Bắc nước ta.

 

doc4 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 799 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi ôn tập Địa lý 8 - Chuyên đề 3: Địa lý Việt Nam (Khí hậu, sông ngòi) - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 22 tháng 4 năm 2016
CHUYÊN ĐỀ 3. ĐỊA LÍ VIỆT NAM(KHÍ HẬU, SÔNG NGÒI)
CH1. CM KH nước ta mang t/c NĐAGM? Giải thích vì sao KH lại có đặc điểm đó?
GYTL: 
	*KHNĐAGM:
-Nhiệt đới: +Bình quân 1m lãnh thổ nhận được 1tr kilo kalo trong 1 năm.
 +Số giờ nắng đạt từ 1400-3000 giờ trong 1 năm.
 +NĐ KK trung bình năm đều đạt vượt 21% trên cả nước và tăng dần từ bắc vào nam.
-Gió mùa: +Chịu ảnh hưởng của 2 loại gió mùa KH phân chia thành 2 mùa rỏ rệt phù hợp với mùa gió.
 +MĐ có gió mùa ĐB lạnh khô, mùa hạ có gió mùa TN và ĐN nóng ẩm.
-T/C ẩm: +Lượng mưa TB năm lớn đạt từ 1500-2000mm. ở những sườn núi đón gió biển và các khối núi cao lượng mưa TB năm có thể lên đến 3500-4000mm.
 +Độ ẩm KK cao, trên 80%, cân bằng ẩm luôn luôn dương.
*Giải thích:
	-Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến, hằng năm nước ta nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn do góc nhập xạ lớn và ở mọi nơi trong năm đều có 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh.
	-Giáp biển Đông- nguồn dự trữ nhiệt ẩm dồi dào, các khối khí di chuyển qua biển đã mang lại cho nước ta lượng mưa lớn, độ ẩm KK cao.
	-Nằm trong khu vực hoạt động của gió mùa châu á.
CH2. Nêu đặc điểm chung của KH VN? Anh hưởng của KH đến địa hình và sông ngòi nước ta?
Đặc điểm: hs tự nêu 2 dđ cơ bản: tính chất NĐGMA và t/c đa dạng và thất thường.
	a. ảnh hưởng đến địa hình:
	-KHNĐAGM làm cho quá trình phong hóa đất đá diễn ra mạnh, tạo nên lớp võ phong hóa dày, vụn bở.
	-Lượng mưa lớn tập trung theo mùa làm cho đất đai dể bị xói mòn, quá trình xâm thực địa hình diễn ra mạnh; nước mưa hòa tan với đá vôi tạo nên dạng địa hình cac tơ độc đáo với các hang động
	b. ảnh hưởng đến sông ngòi
	-LM lớn làm cho quá trình cắt xẻ địa hình diễn ra mạnh nên nước ta có nhiều sông ngòi, sông nhiều nước.
	-Chế độ mưa theo mùa làm cho chế độ dòng chảy củng theo mùa, theo sát nhịp điệu mưa. Mùa lũ thường tương ứng với mùa mưa, mùa cạn tương ứng với mùa khô. Chế độ mưa thất thường làm cho chế độ dòng chảy củng diễn biến thất thường.
	-Mưa lớn tập trung theo mùa làm cho quá trình xâm thực diễn ra mạnh ở vùng đồi núi nên song ngòi giàu phù sa.
CH3. Trình bày hoạt động của gió mùa ở nước ta và hệ quả của nó đối với sự phân chia mùa khác nhau giữa các khu vực?
 	a. Hoạt động của gió mùa ở nước ta
	Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến BBC nên có tín phong bán cầu bắc hoạt động quanh năm. Mặt khác nước ta chịu a/h mạnh mẽ của các khối khí hoạt động theo mùa với 2 mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.
	+GMMĐ: 
 -Từ tháng 11->t4 năm sau, miền bắc nước ta chịu t/đ của khối khí lạnh phương bắc thổi theo hướng ĐB, nên thường gọi là gió mùa ĐB.
 -Gió mùa ĐB tạo nên 1 mùa đông lạnh ở miền Bắc: nữa đầu mùa đông thời tiết lạnh, khô, nữa sau mùa đông thời tiết lạnh ẩm, có mưa phùn ở vùng ven biển và các đồng bằng Bắc bộ, BTB.
 -Khi di chuyển xuống phía nam, gió ĐB suy yếu dần, bớt lạnh hơn và hầu như bị chắn lại ở dãy Bạch Mã. Từ Đà nẵng trở vào, tín phong bán cầu bắc thổi theo hướng ĐB chiếm ưu thế, gây mưa cho vùng ven biển Trung bộ trong khi Nam bộ và Tây nguyên là mùa khô.
	+GMMH:
 -Vào mùa hạ(từ T5-T10) có 2 luồng gió cùng hướng TN thổi vào VNam.
 -Vào đầu mùa hạ: khối khí NĐA từ bắc ÂĐD di chuyển theo hướng TN xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn ch đồng bằng Nam bộ và Tây nguyên. KHi vượt qua dãy TSơn và các dãy núi dọc biên giới Việt-Lào, tràn xuống đồng bằng ven biển Trung bộ và phần phía nam của khu vực Tây bắc, khối khí này trở nên khô nóng(gió phơn TN) 
 -Vào giữa và cuối mùa hạ: gió mùa TN (xuất phát từ áp cao chí tuyến bán cầu Nam) hoạt động mạnh. Khi vượt qua vùng biển xích đạo khối khí này trở nên nóng ẩm hơn thường gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam bộ và Tây nguyên. Hoạt động của gios TN cùng với dãi hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả 2 miền Nam, Bắc và mưa vào tháng 9 cho Trung bộ. Do áp thấp BẮC bộ, khối khí này di chuyển theo hướng ĐN vào BB tạo nên “gió mùa ĐN” vào mùa hạ ở miền Bắc nước ta.
b. Hệ quả
Tạo ra sự phân mùa của KH. Trong chế độ khí hậu, ở miền Bắc có sự phân chia thành mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều. ở miền Nam có 1 mùa mưa và 1 mùa khô rỏ rệt. Giữa Tnguyên và đồng bằng ven biển Trung Trung bộ có sự đối lập về mùa mưa và mùa khô.
CH4. Đặc trưng về khí hậu và thời tiết ở 2 mùa là mùa gió ĐB và mùa gió TN ở nước ta?
	a.Mùa gió ĐB từ tháng 11 đến tháng 4(mùa đông)
	-Đặc trưng chủ yếu của mùa này là sự hoạt động mạnh mẽ của gió ĐB xen kẻ là những đợt gió ĐN.
	-Trong mùa này, thời tiết , khí hậu trên các miền của nước ta khác nhau rất rỏ rệt:
+Miền Bắc chịu a/h trực tiếp của gió mùa ĐB từ vùng áp cao ở lục địa phương Bắc tràn xuống thành từng đợt, mang lại 1 mùa đông không thuần nhất(đầu mùa đông là thời tiết se lạnh, khô hanh. Cuối mùa đông là thời tiết xuân với mưa phùn ẩm ướt. Nhiệt độ trung bình tháng nhiều nơi xuống 150C. Miền núi cao có thể xuất hiện sương muối, sương giá, mưa tuyết gây trở ngại lớn cho sinh vật nhiệt đới.
+ở T. Nguyên và Nam bộ thời tiết nóng khô, ổn định suốt mùa.
+Riêng ở duyên hải Trung bộ có mua rất lớn vào các tháng cuối năm.
	b.Mùa gió TN từ tháng 5 đến tháng 10(mùa hạ)
	Đây là mùa thịnh hành của gió TN. Ngoài ra tín phong nữa cầu Bắc vẫn hoạt động xen kẽ và thổi theo hướng ĐN.
-Trong mùa này, nhiệt độ cao đều trên toàn quốc và đạt trên 25oC ở các vùng thấp. Lượng mưa trong mùa củng rất lớn chiếm trên 80% lượng mưa cả năm, riêng vùng duyên hải trung bộ mùa này ít mưa.
-Thời tiết phổ biến trong mùa này là trời nhiều mây, có mưa rào và mưa dông. Những dạng thời tiết đặc biệt là gió tây, mưa ngâu và bão.
CH5. Nêu những thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại?
 (HS TỰ TRÌNH BÀY)
CH6. Trình bày đặc điểm chung của sông ngòi nước ta? Giải thích vì sao sông ngòi nước ta lại có đặc điểm như vậy?
	a.Đặc điểm chung:
	-Mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước:
+Nước ta có 2360 con sông dài trên 10km, trong đó 93% là các sông nhỏ và ngắn(diện tích lưu vực dưới 500km2)
+Dọc bờ biển trung bình cứ 20km gặp 1 cửa sông.
-Sông chảy theo 2 hướng chính là TB-ĐN và vòng cung,
	-Sông ngòi có 2 mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rỏ rệt:
+Mùa lũ nước song dâng cao và chảy mạnh
+Lượng nước mùa lũ gấp 2 đến 3 lần, có nơi đến 4 lần lượng nước mùa cạn và chiếm 70-80% lượng nước cả năm.
	-Sông ngòi nước ta giàu phù sa:
+Hằng năm sông ngòi vân chuyển tới 839 tỉ m3 nước cùng với hang trăm triệu tấn phù sa.
+Bình quân 1m khối nước sông có 223 gam cát bùn và các chất hòa tan khác. Tổng lượng phù sa trôi theo dòng nước tới 200 triệu tấn/năm.
	b.giải thích:
 -Do nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có lượng mưa lớn đã làm cho quá trình cắt xẽ địa hình diễn ra mạnh nên nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc và phân bố rộng khắp trên cả nước.
 -Do cấu trúc địa hình nước ta có 2 hướng chính là TB-ĐN và vòng cung nên sông chảy ở đó củng có hướng như vậy.
 -Do mưa theo mùa nên sông ngòi nước ta có chế độ nước theo mùa.
 -Do mưa nhiều nên sông ngòi nước ta có lượng nước lớn, hơn nữa song nức ta lại được nhận 1 lượng nước lớn từ lưu vực nằm ngoài lãnh thổ.
 -Do quá trình xâm thực mạnh ở miền đồi núi nên sông giàu phù sa.
CH7. Gía trị của sông ngòi? Nguyên nhân làm ô nhiểm nước sông? Biện pháp?
	a. Gía trị:
-Cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt.
-Xây dựng các nhà máy thủy điện
-Bồi đắp phù sa, mở rộng đồng bằng về phía biển
-Khai thác và nuôi trồng thủy sản
-Phát triển giao thông vận tải đường song.
-Còn có giá trị về du lịch
	b.Nguyên nhân
-Chất thải từ sinh hoạt, công nghiệp đổ xuống sông.
-Đánh bắt thủy sản bằng hóa chất.
-Chặt phá rừng đầu nguồn
	c.Biện pháp
-Bảo vệ tốt rừng đầu nguồn các sông và thảm thực vật trong lưu vực sông.
-Xử lú tốt nguồn chất thải, nước thải công nghiệp, sinh hoạt trước khi cho ra sông hồ.
-Khai thác hợp lí, bền vững giá trị của sông ngòi.
CH8. Nêu đặc điểm sông ngòi Bắc bộ, Trung bộ và Nam bộ? giải thích tại sao chế độ nước ở ba vùng sông lại khác nhau như vậy?
HS tự nêu đặc điểm
Giải thích:
-Đặc điểm nền địa chất, địa hình của 3 khu vực và hình dạng lãnh thổ của 3 vùng song ngòi có sự khác nhau.
-Do đặc điểm khí hậu đặc biệt là chế độ mưa ở 3 vùng khác nhau.
-Ngoài ra còn do tác động của các nhân tố khác như đặc điểm lưu vực, thực vật, hồ đầm và cả nhân tố con người.

File đính kèm:

  • docchuyen_de_2.doc
Giáo án liên quan