Câu hỏi lý thuyết ôn thi Hóa 12 - Đề số 1

Câu 19: Số chất đơn chức ứng với công thức C3H6O2 là

A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.

Câu 20: Tiến hành các thí nghiệm sau:

- Cho Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3. - Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch FeCl2

- Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng dư. - Sục H2S vào dung dịch CuCl2.

- Sục H2S vào dung dịch FeCl3. - Cho Fe2O3 vào dung dịch HI.

 Số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hóa khử là A. 3. B. 2. C. 5. D. 4.

Câu 21: Công thức hoá học của amophot, một loại phân bón phức hợp là:

A. NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4. B. Ca(H2PO4)2.

C. NH4H2PO4 và Ca(H2PO4)2. D. (NH4)2HPO4 và Ca(H2PO4)2.

 

doc2 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1468 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi lý thuyết ôn thi Hóa 12 - Đề số 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ I:
Câu 1: Chất trong phân tử vừa chứa liên kết cộng hóa trị vừa chứa liên kết ion là
A. MgCl2.	B. CO2 .	C. NH4Cl.	D. HNO3.
Câu 2: Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử là C7H8O. Số đồng phân chứa vòng benzen của X tác dụng được với Na và NaOH là: A. 4	 B. 2	 C. 5	 D. 3
Câu 3: Cho các phản ứng sau trong điều kiện thích hợp :
(1) NH3 dư + dd AlCl3 → (2) NaHCO3 + ddBaCl2 và đun nóng →
(3) NH3 dư + dd CuSO4 → (4) H2S + ddZnCl2 →
(5) NaOH dư + dd AlCl3 → (6) K3PO4 + dd CaCl2→
Số thí nghiệm thu được kết tủa sau phản ứng
A. 5	B. 3	C. 4	D. 2
Câu 4: Xét các hệ cân bằng sau đây trong một bình kín 
(1) 2NaHCO3 (r) → Na2CO3(r) + H2O(k) + CO2(k) 	(3) CO2(k) + CaO(r) → CaCO3(r) 
(2) C(r)+ CO2(k) →2CO(k)	(4) CO(k)+ H2O (k) → CO2(k) + H2 (k)
Khi thêm CO2 vào hệ thì số cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận là:
A. 2.	B. 4.	C. 1.	D. 3.
Câu 5: Số chất tác dụng được với H2 trong điều kiện thích hợp trong các chất sau là bao nhiêu?
(1) Stiren (2) propilen	(3) Glucozơ	(4) Vinyl axetilen	(5) saccarozơ
(6) metyl acrylat	(7) axit fomic
A. 8.	B. 6.	C. 7.	D. 5.
Câu 6: Cho các chất: Al, ZnO, Al2(SO4)3, Al(OH)3, NaHSO4, CH3COONH4, axit glutamic, KHCO3; CH3NH3Cl; Alanin. Số chất lưỡng tính là: A. 7.	 B. 4. 	C. 5.	 D. 6.
Câu 7: Có các cặp dung dịch sau : (1) NaCl và AgNO3; 	(2) NaHSO4 và BaCl2	(3) Na2CO3 và HCl; 
(4) NaOH và MgCl2 ;	(5) BaCl2 và NaOH; 	(6) CaCl2 và NaHCO3
Những cặp nào không xảy ra phản ứng khi trộn các dung dịch trong các cặp đó với nhau?
A. 2, 4,5,	B. 2, 4,5,	C. 5,6	D. 2,5,6
Câu 8: Điện phân dung dịch hỗn hợp gồm: ZnCl2; CuSO4 và Fe2(SO4)3, thu được chất rắn ở catốt theo thứ tự lần lượt là: A. Fe, Zn, Cu.	 B. Fe, Cu, Zn.	 C. Cu, Zn, Fe. D. Cu, Fe, Zn.
Câu 9: X. Y là hai nguyên tố thuộc thuộc cùng một phân nhóm và 2 chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Biết ZX + ZY = 32. Số proton trong nguyên tử nguyên tố X, Y lần lượt là :
A. 8 và 24	B. 15 và 17	C. 7 và 25	D. 12 và 20
Câu 10: Hợp chất hữu cơ X tác dụng được với dung dịch NaOH và dung dịch brom nhưng không tác dụng với dung dịch NaHCO3 . X có thể là:
A. anilin.	B. metyl axetat.	C. phenol.	D. axit acrylic.
Câu 11: Cho (CH3)2C=CH- CH3 cộng nước thu được sản phẩm chính có tên là
A. 3-metylbutan-2-ol.	B. 1,1-đimetylpropan-2-ol.
C. 1,1-đimetylpropan-1-ol.	D. 2-metylbutan-2-ol.
Câu 12: Cho pư: Fe3O4 + H2SO4(đặc) ® ....+ SO2 + .... 
Tổng hệ số nguyên tối giản của các chất sản phẩm trong phản ứng sau là
A. 14.	B. 26.	C. 21.	D. 12.
Câu 13: Số ancol bậc I ứng với công thức C4H10O là
A. 3.	B. 5.	C. 4.	D. 2.
Câu 14: Số chất làm mất màu nước brôm trong các chất sau là bao nhiêu?
(1) cumen	(2) benzyl amin (3) anđehit axetic	(4) ancol anlylic	(5) phenol
(6) Vinyl axetat 	(7) fructozơ	(8) axit stearic	(9) axit fomic
A. 6.	B. 5.	C. 7.	D. 4.
Câu 15: Dãy gồm các kim loại có thể điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch là
A. Cu, Zn, Mg, Ag.	B. Pb, Sn, Al, Ag.	C. Zn, Fe, Ni, Na.	D. Cu, Fe, Ag, Sn.
Câu 16: Muối X có các tính chất sau:
-X tác dụng với dung dịch HCl tạo ra khí Y, khí Y làm đục nước vôi trong, không làm mất màu dung dịch brom
-X tác dụng với Ba(OH)2 có thể tạo 2 muối. Chọn công thức phù hợp của X
A. NaHCO3	B. Na2S	C. Na2CO3	D. Na2SO3
Câu 17: Cho cân bằng sau trong bình kín: 2NO2 (k) → N2O4 (k).
 (màu nâu đỏ) (không màu)
Biết khi hạ nhiệt độ của bình thì màu nâu đỏ nhạt dần. Phản ứng thuận có:
A. ΔH > 0, phản ứng tỏa nhiệt	B. ΔH < 0, phản ứng thu nhiệt
C. ΔH 0, phản ứng thu nhiệt
Câu 18: Khi được nén ở áp suất cao và làm lạnh đột ngột, chất X sẽ hóa thành khối rắn, màu trắng gọi là “nước đá khô”. Nước đá khô không nóng chảy mà thăng hoa, nên được dùng để tạo môi trường lạnh và khô, rất tiện lợi cho bảo quản thực phẩm. Chất X là: A. CO .	 B. CO2 .	 C. C2H5OH .	 D. H2O .
Câu 19: Số chất đơn chức ứng với công thức C3H6O2 là
A. 1.	B. 3.	C. 4.	D. 2.
Câu 20: Tiến hành các thí nghiệm sau:
- Cho Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3. - Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch FeCl2
- Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng dư. - Sục H2S vào dung dịch CuCl2.
- Sục H2S vào dung dịch FeCl3. - Cho Fe2O3 vào dung dịch HI.
 Số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hóa khử là	A. 3.	 B. 2.	 C. 5.	 D. 4.
Câu 21: Công thức hoá học của amophot, một loại phân bón phức hợp là:
A. NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4.	B. Ca(H2PO4)2.
C. NH4H2PO4 và Ca(H2PO4)2.	D. (NH4)2HPO4 và Ca(H2PO4)2.
Câu 22: Tên quốc tế (theo IUPAC) của hợp chất có công thức CH3CH(C2H5)CH(OH)CH3 là
A. 3-etyl hexan-5-ol. B. 4-etyl pentan-2-ol. C. 3-metyl pentan-2-ol.	 D. 2-etyl butan-3-ol.
Câu 23: Trong y học, hợp chất nào sau đây được dùng làm thuốc trị bệnh dạ dày
A. Na2SO4	B. NaHCO3	C. NaCl	D. NaHSO3
Câu 24: Có các thí nghiệm:
Nhúng thanh Zn vào dung dịch AgNO3. (2).Cho vật bằng gang vào dung dịch HCl.
Cho Na vào dung dịch CuSO4. 
Để miếng tôn( Fe tráng Zn) có vết xước sâu ngoài không khí ẩm
Cho đinh sắt vào dung dịch H2SO4 2M. (6)Cho Mg vào dung dịch FeCl3 dư	
Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa là: A. 3	B. 2 	C. 4	 D. 5
Câu 25: Cho đơn chất lưu huỳnh tác dụng với các chất: O2; H2; Hg; HNO3 đặc, nóng; H2SO4 đặc, nóng trong điều kiện thích hợp. Số phản ứng trong đó lưu huỳnh thể hiện tính khử là
A. 2.	B. 3.	C. 4.	D. 5.
Câu 26: Cho các chất: Ba; BaO; Ba(OH)2; NaHCO3; BaCO3; Ba(HCO3)2; BaCl2. Số chất tác dụng được với dung dịch NaHSO4 tạo ra kết tủa là : A. 4.	B. 5.	C. 6.	D. 7.
Câu 27: Cho các chất: Glucozơ; Saccarozơ; Tinh bột; Glixerol và các phát biểu sau:
(a) Có 3 chất tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 (b) Có 2 chất có phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit (c) Có 3 chất hoà tan được Cu(OH)2 (d) Cả 4 chất đều có nhóm –OH trong phân tử. Số phát biểu đúng là
A. 1.	B. 2.	C. 4.	D. 3.
Câu 28: Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng
A. poliacrilonitrin	 B. poli(metyl metacrylat) C. polistiren	D. poli(etylen terephtalat)
Câu 29: Thí nghiệm nào sau đây thu được kết tủa sau khi các phản ứng kết thúc.
A. Cho từ từ đến dư dung dịch NH3 vào dung dịch CuSO4. B. Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3.
C. Cho từ từ đến dư CO2 vào dung dịch Ca(OH)2. D. Cho từ từ đến dư Ba(OH)2 vào dung dịch Al2(SO4)3.
Câu 30: Cho sơ đồ phản ứng sau: C6H12O6 X + CO2;	 X + O2 Y + H2O;	 X + Y Z + H2O.
Tên gọi của Z là : A. Metylpropionat.	B. Axít butanoic.	C. Etyl axetat.	D. Propylfomat.
Câu 31: Tiến hành các thí nghiệm sau:(a). Sục H2S vào dung dịch nước clo (b). Sục khí SO2 vào dung dịch thuốc tím (c). Cho H2S vào dung dịch Ba(OH)2 (d). Thêm H2SO4 loảng vào nước Javen (e). Đốt H2S trong oxi không khí.
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hoá – khử là: A. 2.	B. 3.	 C. 4.	D. 5.
Câu 32: Phenol phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây
A. Na; NaOH; NaHCO3.	B. Na; Br2; CH3COOH. C. Na; NaOH; (CH3CO)2O.	D. Br2; HCl; KOH.
Câu 33:.Cation M2+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng 3s23p6 là
A Mg2+	B. Ca2+	C. Sr2+	D. Ba2+
Câu 34 Cho các kim loại sau: Sr, Ba, Be, Ca, Mg. Dãy các chất xếp theo chiều tăng dần tính khử của các nguyên tố kim loại là:A. Sr , Ba , Be , Ca , Mg B. Be , Ca , Mg , Sr , Ba C. Be , Mg , Ca , Sr , Ba 	D. Ca , Sr , Ba , Be , Mg
Câu 35 A, B là hai nguyên tố thuộc cùng một phân nhóm chính và thuộc hai chu kì liên tiếp nhau trong bảng tuần hoàn có tổng số hạt proton bằng 32.Vây A, B là: A. Be, Mg	 B. Mg, Ca 	 C. Ca, Sr	 D. Sr, Ba
Câu 36 Kim loại Ca được điều chế từ phản ứng: 
A. điện phân dung dịch CaCl2 	 B. dùng kali tác dụng với dung dịch CaCl2 
C. điện phân CaCl2 nóng chảy. D. nhiệt phân CaCO3
Câu 37 Kim loại nào khử nước chậm ở nhiệt độ thường, nhưng phản ứng mạnh với hơi nước ở nhiệt độ cao ?
A. Mg 	B.Ca	 C. Al	D. Ba 
Câu 38 Hợp chất phổ biến nhất và có nhiều ứng dụng của kim loại kiềm thổ là hợp chất của :
A natri.	 B.magie.	 C.canxi. D. bari.
Câu 39 Hiện tượng quan sát được khi dẫn từ từ khí CO2 (đến dư) vào bình đựng nước vôi trong là 
A. nước vôi từ trong dần dần hóa đục B. nuớc vôi trong trở nên đục dần, sau đó từ đục dần dần hóa trong
 C. nước vôi hóa đục rồi trở lại trong, sau đó từ trong lại hóa đục D. lúc đầu nước vôi vẩn trong, sau đó mới hóa đục 
Câu 40 Kim loại nhóm IIA có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng biến đổi không theo một quy luật như kim loại kiềm, do các kim loại nhóm IIA có :A. điện tích hạt nhân khác nhau. B.cấu hình electron khác nhau.
	 C.bán kính nguyên tử khác nhau. D.kiểu mạng tinh thể khác nhau

File đính kèm:

  • docde_ly_thuyet_on_thi_20150726_100631.doc
Giáo án liên quan