Câu hỏi Hái hoa dân chủ ngày 8/3/2016 - Chủ đề: Mường vang quê em

Câu 10: Em hiểu thế nào về câu nói: “Ngày lui, tháng tới”

 “Ngày lui, tháng tới” - đó là cách nói về lịch của người Mường so với Lịch phổ thông. Tháng đầu năm của Mường sớm hơn so với người Việt (Kinh) hai tháng, nhưng ngày thì chậm hơn một ngày. Ví dụ tháng đầu năm tương đương với tháng 10 của âm lịch người Việt, và trong lịch âm lịch Việt, nếu là ngày 30, thì lịch Mường là ngày 29.

Câu 11: Trang phục nam của người Mường như thế nào?

Nam mặc áo cánh xẻ ngực, cổ tròn, cúc sừng vai, hai túi dưới hoặc thêm túi trên ngực trái. Đây là loại áo cánh ngắn phủ kín mông. Đầu cắt tóc ngắn hoặc quấn khăn trắng. Quần lá tọa ống rộng dùng khăn thắt giữa bụng còn gọi là khăn quần. Xưa có tục để tóc dài búi tóc. Trong lễ hội dùng áo lụa tím hoặc tơ vàng, khăn màu tím than, ngoài khoác đôi áo chúng đen dài tới gối, cái cúc nách và sườn phải.

Câu 12: Trang phục nữ của người Mường như thế nào? (Bà Lan – CTHLHPN giới thiệu thêm).

Bộ y phục nữ đa dạng hơn nam giới và còn giữ được nét độc đáo. Khăn đội đầu là một mảnh vải trắng hình chữ nhật không thêu thùa, yếm, áo cánh (phổ biến là màu trắng) thân rất ngắn thường xẻ ở ngực và váy dài đến mắt cá chân gồm ba phần chính là thân váy, cao quần và cạp váy. Cạp váy nổi tiếng bởi các hoa văn được dệt kỳ công.

 Trang sức gồm vòng tay, chuỗi hạt và bộ xà tích 2 hoặc 4 giây bạc có treo hộp quả đào và móng vuốt hổ, gấu bịt bạc.

 

doc4 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 606 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi Hái hoa dân chủ ngày 8/3/2016 - Chủ đề: Mường vang quê em, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÂU HỎI HÁI HOA DÂN CHỦ NGÀY 8/3/2016 CHỦ ĐỀ
“ MƯỜNG VANG QUÊ EM”
Câu 1:  “Cơm đồ, nhà gác, nước vác, lợn thui, ngày lui, tháng tới” Đó là câu nói đã được đúc kết từ xa xưa của ông cha khi nói về truyền thống dân tộc Mường- “ Văn hoá Mường”. Em hiểu câu này như thế nào?
Câu 2: Em hiểu gì về Mo tang của người Mường?
là nghi thức được tổ chức trong đám tang. Mo là một kho bách khoa của người Mường về lịch sử, địa lý, nhân học, triết học, văn hóa, nghệ thuật diễn xướng mang tính sân khấu dân gian. Âm nhạc, múa, mỹ thuật, kiến trúc, thi ca, văn hóa ẩm thực...
Ông mo còn là một tri thức, một nhà văn hóa dân gian dân tộc. Ông mo là một kho tàng lưu giữ, truyền tải những nội dung, hình thức văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc; là một nhà tâm lý suốt đời tận tâm, tận lực phục vụ nhân dân, được nhân dân quý trọng. Những thầy Mo tiêu biểu đã thực sự trở thành “Bảo tàng sống của dân tộc”, xứng đáng được Nhà nước và nhân dân tôn vinh là nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú.
Câu 3: Em hiểu tục “ăn đụng lợn” ở Mường Vang là như thế nào?
Câu 4: Em hãy cho biết: một món canh đặc sản nổi tiếng của người Mường có cho gia vị hạt giổi. Em có thể nêu cách nấu món đặc sản đó.
Câu 5: Em hãy cho biết cánh nấu “Canh Loóng”
Là món canh được nấu từ nước luộc thịt với nõn cây chuối rừng. Cây chuối rừng đốn về bóc vỏ ngoài lấy nõn thái mỏng nhỏ bóp với muối để xả chất chát, sau đó cho vào nước luộc thịt đun trên bếp củi khoảng 50-60 phút. Rắc vào canh lá lốt rừng thái nhuyễn trước khi ăn.
Câu 6: Tại sao người Mường xưa lại phải đặt chuồng gia súc ở dưới gầm sàn? ở xóm em còn có gia đình nào đặt chuồng gia súc dưới gầm sàn không?
Đó là vì xưa rất nhiều thú dữ như cọp, báo.... mà con người lại thưa ít nên phải đặt chuồng gia súc dưới gầm sàn. Khi cọp báo đến thì người nhà đánh chiêng gõ mõ để làm con vật sợ mà đi.
Hiện nay, việc nuôi gia súc dưới gầm sàn sẽ làm mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. – Tục lệ này cần được loại bỏ.
Câu 7: Làm nhà mới, khi dựng cột bếp, người Mường có tục như sau: Gia chủ lấy bẹ chuối cắt hình 3 con cá to kẹp vào thanh nứa buộc lên cột bếp, ở cột cái của bếp còn đặt một quả bí xanh. Trước lúc đun nấu ở nhà mới, gia chủ làm lễ nhóm lửa xin thần bếp cho đặt 3 hòn đầu rau và hòn đá cái. Ðêm đó gia chủ mời mọi người uống rượu cần dưới ánh sáng của ngọn lửa không tắt. Đó là tục lệ gì của người Mường? 
( Lễ đắp bếp)
Câu 8: Người Mường có phong tục: “ Ngồi theo thứ tự buồng chuối chứ không ngồi theo thứ tự quả đu đủ” - Nghĩa là nhiều tuổi ngồi trên, ít tuổi ngồi dưới và nam ngồi trên, nữ ngồi phía dưới. Vậy người ta căn cứ vào đâu để thực hiện quy định này ?
 Căn cứ vào Vị trí cửa Poóng (Vóng đông – cạnh bàn thờ gia tiên) của Người Mường rất quan trọng. Người già, người đức cao vọng trọng ngồi bên trên nhất khi ngồi, ăn, uống. Nếu các em không biết phong tục này rất dễ gây hiểu lầm làm gia chủ thiếu thiện cảm.
Câu 9: Tính huống: Con nhà chú nhiều tuổi hơn con nhà bác. Khi giới thiệu với khách: “Đây là anh con nhà chú của tôi” là đúng hay sai? Vì sao?
 Gọi thế là đúng vì Người Mường không theo quan niệm con chú con bác mà dù là con chú hay con bác ai ra đời trước đều là anh là chị, phân theo tuổi tác chứ không theo thứ hay trưởng. Hay: ai thấy mặt trời trước thì là anh là chị.(Người Mường ở Mường Vang)
Câu 10: Em hiểu thế nào về câu nói:  “Ngày lui, tháng tới”
 “Ngày lui, tháng tới” - đó là cách nói về lịch của người Mường so với Lịch phổ thông. Tháng đầu năm của Mường sớm hơn so với người Việt (Kinh) hai tháng, nhưng ngày thì chậm hơn một ngày. Ví dụ tháng đầu năm tương đương với tháng 10 của âm lịch người Việt, và trong lịch âm lịch Việt, nếu là ngày 30, thì lịch Mường là ngày 29.
Câu 11: Trang phục nam của người Mường như thế nào?
Nam mặc áo cánh xẻ ngực, cổ tròn, cúc sừng vai, hai túi dưới hoặc thêm túi trên ngực trái. Đây là loại áo cánh ngắn phủ kín mông. Đầu cắt tóc ngắn hoặc quấn khăn trắng. Quần lá tọa ống rộng dùng khăn thắt giữa bụng còn gọi là khăn quần. Xưa có tục để tóc dài búi tóc. Trong lễ hội dùng áo lụa tím hoặc tơ vàng, khăn màu tím than, ngoài khoác đôi áo chúng đen dài tới gối, cái cúc nách và sườn phải.
Câu 12: Trang phục nữ của người Mường như thế nào? (Bà Lan – CTHLHPN giới thiệu thêm). 
Bộ y phục nữ đa dạng hơn nam giới và còn giữ được nét độc đáo. Khăn đội đầu là một mảnh vải trắng hình chữ nhật không thêu thùa, yếm, áo cánh (phổ biến là màu trắng) thân rất ngắn thường xẻ ở ngực và váy dài đến mắt cá chân gồm ba phần chính là thân váy, cao quần và cạp váy. Cạp váy nổi tiếng bởi các hoa văn được dệt kỳ công.
 Trang sức gồm vòng tay, chuỗi hạt và bộ xà tích 2 hoặc 4 giây bạc có treo hộp quả đào và móng vuốt hổ, gấu bịt bạc. 
Câu 13: Em hiểu gì về Truyện thơ: “Đẻ đất đẻ nước” 
Đẻ đất đẻ nước là bộ sử thi lớn, kể về gốc tích và công cuộc đấu tranh của người Mường ở thời đại rất xa xưa, chứa đựng những quan niệm người Mường cổ về việc hình thành trời đất, tạo lập thế giới. Tác phẩm này được bảo tồn và lưu truyền dưới hình thức truyền miệng, tập trung đầy đủ nhất dưới hình thức "mo" (hát cúng).
Đẻ đất đẻ nước có giá trị về rất nhiều mặt: Văn học, dân tộc học, ngôn ngữ học, nghệ thuật dân gian...
Nơi phát tích của sử thi Đẻ đất đẻ nước được cho là ở xã Thiết Ống, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa, hiện còn dấu tích ở Đồi Chu[1].
 Dân tộc Mường có bộ sử thi “Đẻ đất đẻ nước” kể cho con cháu nghe về cuộc sống cha ông từ thuở khai thiên lập địa. Sử thi “Đẻ đất đẻ nước” được coi là bộ bách khoa toàn thư về phong tục của người Mường, ở đó lịch sử của người Mường được tái hiện qua trí tưởng tượng trong trẻo, hồn nhiên, khoáng đạt đến kì lạ của con người. 
Câu 14: Tết của người Mường bắt đầu từ ngày bao nhiêu tháng chạp?
Đối với người Mường, Tết Nguyên Đán cũng là cái Tết quan trọng nhất, to nhất trong năm. Bắt đầu từ ngày 27 – 28 tháng Chạp, mỗi nhà đều tổ chức mâm cơm thịnh soạn để dâng tổ tiên và thần thánh, bữa đó gọi là làm Tết.
Câu 15: Món ăn rau đồ bao gồm những loại rau gì? Và cách làm món này như thế nào?
Món rau đồ bao gồm các rau: lá đu đủ, rau ngót, lá chanh, rau mẹ, rau răng cưa, đắc beo, hoa chuối, rau má, quả sung, 
Cách làm: rửa sạch để ráo nước, nhồi muối, mì chính, (gia vị) - đồ - lên đĩa rắc vừng trên mặt. Chấm với nước mắm tỏi hoặc muối lạc.
Câu 16: Em hãy kể những làn điệu dân Ca Mường mà em biết.
Dân ca Mường nhiều thể loại như: Thường đang (hát mừng nhà mới), bọ mẹng (hát giao duyên), hát đúm, hay trường ca như Nghê Nga – Út Lót. 
Hát “ rằng thường” và “hát đúm” được thanh niên nam nữ ngồi hát với nhau hoặc khi có đám cưới, đi lao động sản xuất, vừa làm vừa hát với nhau cả ngày không hết bài, vì làn điệu và lời bài hát rất đa dạng. Những lời ca trong dân ca Mường thường có câu 6 và câu 8 xen kẽ nhau như một câu thơ lục bát của người Việt cùng những thang âm luyến láy. (Mời Bà Lan – CTHLHPN xã giải thích thêm và hát mẫu 1 đoạn.).
Câu 17: Tục uống rượu của người Mường ở Mường Vang có câu: “ai thấy mặt trời trước thì uống trước” là một nét văn hóa đẹp. Em hãy cho biết nét đẹp của nếp văn hóa đó.
Uống rượu để giao lưu tình cảm, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống. Người nhiều tuổi được uống trước thể hiện sự tôn trọng kính trên của mọi người và nếu là trẻ em (tuổi thiếu niên) thì không được uống rượu. Điều này có nghĩa là không ai được ép rượu trẻ em. Hơn thế nữa, trong cuộc rượu – khi có hơi men càng cần phải xưng hộ theo đúng phép giao tiếp trên dưới. Thông qua cách uống rượu này, người trong cuộc rượu biết được mình cần phải xưng hô như thế nào cho đúng phép. Đây là một cách hỏi tuổi tác gián tiếp của người Mường. 
Ngày nay, việc lạm dụng rượu bia tràn lan đã sảy ra nhiều sự vụ đáng tiếc: Say rượu đi xe máy vi phạm luật ATGT, gây tai nạn cho bản thân và người khác. Say rượu đánh nhau gây mắt trật tự a ninh xã hội. Là Học sinh chúng ta không được uống rượu và biết tuyên truyền giữ gìn văn hóa uống rượu theo phong tục xưa của dân tộc Mường.

File đính kèm:

  • docCAU_HOI_TIM_HIEU_MUONG_VANG_QUE_EM.doc
Giáo án liên quan