Cảm thụ văn học lớp 4

Đề 69:

Làng quê tôi đã khuất hẳn, nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo. Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ phong cảnh đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng và cũng có người yêu tôi tha thiết, nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này.

 

doc74 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 3527 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Cảm thụ văn học lớp 4, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 em cảm nhận được ý nghĩa gì đẹp đẽ?
Gợi ý
Tình cảm yêu thương của mẹ dành cho con thật to lớn và không bao giờ vơi cạn. Dù con đã khôn lớn, dù có đi hết đời (sống trọn đời), tình thương của mẹ đối với con như vẫn còn sống mãi, vẫn theo con để quan tâm lo lắng, giúp đỡ con, tiếp cho con thêm sức mạnh vươn lên trong cuộc sống. Có thể nói tình thương của mẹ là tình thương bất tử!
Đề 46:
Quê hương là cánh diều biếc
Tuổi hơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông.
(Quê hương của Đỗ Trung Quân)
Đọc đoạn thơ trên, em thấy được những ý nghĩ và tình cảm của nhà thơ đối với quê hương như thế nào?
Gợi ý
Tác giả bộc lộ những suy nghĩ về quê hương thông qua những hình ảnh rất cụ thể:
-Cánh diều biếc thả trên đồng đã từng in đậm dấu ấn tuổi thơ đẹp dẽ thơ mộng trên quê hương.
-Con đò nhỏ khua nước trên dòng sông quê hương với âm thanh nhẹ nhàng, êm đềm mà lắng đọng;
Có thể nói, những sự vật đơn sơ, giản dị trên quê hương luôn có sự gắn bó với con người và đã trở thành những kỉ niệm không thể nào quên. Nghĩ về quê hương như vậy, chứng tỏ tình cảm của tác giả đối với quê hương thật sâu sắc và đẹp đẽ.
Đề 47: Hãy ghi lại vài dòng cảm nhận của em về vẻ đẹp của rừng mơ Hương Sơn được gợi tả qua đoạn thơ sau:
Rừng mơ ôm lấy núi
Mây trắng đọng thành hoa
Gió chiều đông gờn gợn
Hương bay gần bay xa.
(Rừng mơ của Trần Lê Văn).
Gợi ý
-Rừng mơ bao quanh núi được nhân hoá (ôm lấy núi) cho thấy sự gắn bó gần gũi, thân thiết và thắm đượm tình cảm của cảnh vật thiên nhiên.
-Hoa mơ nở trắng như mây trên trời đọng (kết) lại.
-Gió chiều đông nhẹ nhàng (gờn gợn) đưa hương hoa mơ lan toả đi khắp nơi.
Có thể nói: đoạn thơ đã vẽ ra bức tranh mang vẻ đẹp của đất trời hoà quyện trong rừng mơ Hương Sơn.
Đề 48: Trong bai Tiếng hát mùa gặt, nhà thơ Nguyễn Duy có viết:
Gió nâng tiếng hát chói chang
Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời.
Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì nổi bật ở hai câu thơ trên? Nhờ biện pháp nghệ thuật nổi bật đó, em cảm nhận được nội dung, ý nghĩa gì đẹp đẽ?
Gợi ý
-Biện pháp nghệ thuật nổi bật ở hai câu thơ là biện pháp nhân hóa (thể hiẹn rõ những từ gnữ chỉ đặc điểm của người: nâng, liếm).
-Nội dung, ý nghĩa đẹp đẽ: cảnh mùa gặt ở nông thôn Việt Nam thật vui tươI, náo nức (Gió nâng tiếng hát chói chang); cánh đồng lúa tốt mênh mông hứa hẹn một cuộc sống ấm no (Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời). Những cảnh đó gợi cho ta thấy không khí đầm ấm, thanh bình nơi thôn quê khi mùa gặt đến.
Đề 49: Trong bài Phong cảnh Hòn Đất, nhà văn Nguyễn Anh Đức mieu tả cảnh Hòn Đất như sau:
Xa quá khỏi Hòn một đỗi là bãi Tre. Thấp thoáng những cây tre đằng ngà cao vút, vàng óng, những cây tre lâu nay vẫn đứng đấy, bình yên và thanh thản, mặc cho bao nhiêu năm tháng đã qua đi, mặc cho bao nhiêu gió mưa đã thổi tới. Sau rặng tre ấy, biển cả còn lâu đời hơn, vẫn đang giỡn sóng, mang một màu xanh lục.
Theo em, ngoài vẻ đẹp của cảnh vật (tre đằng ngàa, biển cả), đoạn văn còn cho ta thấy vẻ đẹp gì của cảnh vật quê hương? Biện pháp nghệ thuật nào giúp cho em nhận biết được điều đó?
Gợi ý
-Ngoài vẻ đẹp của cảnh vật (tre đằng ngà, biển cả), đoạn văn còn cho ta thấy vẻ đẹp của con người trên quê hương.
-Biện pháp nghệ thuật nhân hoá giúp ta nhận thắy được điều đó: cây tre vẫn đứng đấy bình yên và thanh thản, biển cả vẫn đang giỡn sóng (tre và biển mang những đặc điểm của con người). Nói đến cây tre hay nói đến biển cả cũng là nói đến con người với vẻ đẹp nổi bật: sự bền bỉ, anh dũng, kiên cường trước mọi thử thách của thời gian (mặc cho bao nhiêu năm tháng đã đi qua, mặc cho bao nhiêu gió mưa đã thổi tới, biển cả còn lâu đời hơn,).
Đề 50: Trong bài Hạt gạo làng ta, nhà thơ Trần Đăng Khoa có viết:
Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôI sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy
Đoạn thơ giúp em hiểu được ý nghĩa gì của hạt gạo? Hãy nêu rõ tác dụng của điệp ngữ và hình ảnh đối lập được sử dụng trong đoạn thơ trên?
Gợi ý
-ý nghĩa của hạt gạo: Hạt gạo phải trải qua biết bao thử thách khó khăn của thiên nhiên với những cơn bão tháng báy (thường là bão to), những trận mưa tháng ba ( thường là mưa lớn). Nhưng điều quan trọng hơn là hạt gạo còn có những giọt mồ hôi của con người lao động cần cù trong những ngày nắng nóng (Nước như ai nấu/ Chết cả cá cờ/ Cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy).
-Đoạn thơ sử dụng điệp ngữ có nhằm nhấn mạnh khó khăn của thiên nhiên; sử dụng hình ảnh đối lập Cua ngoi lên bờ nhưng Mẹ em xuống cấy. Nhằm gợi tả hình ảnh lao động vất vả của người mẹ, đồng thời nhấn mạnh giá trị to llớn của hạt gạo được làm ra.
Đề 51: Trong bài Tiếng hát mùa gặt, khi tả cảnh bà con nông dân tuốt lúa dưới đêm trăng sáng, nhà thơ Nguyễn Duy viết:
Mảnh sân trăng lúa chất đầy
Vàng tuôn trong tiếng máy quay xập xình.
Theo em, ở dòng thơ thứ nhất, trong hai cách ngắt nhịp dưới đây:
-Mảnh sân/ trăng lúa chất đầy.
-Mảnh sân trăng/ lúa chất đầy.
Em chon cách ngắt nhịp nào? Vì sao?
Gợi ý
Mỗi cách ngắt nhịp có sức gợi tả, gợi cảm riêng. Theo cách ngắt nhịp thứ nhất(Mảnh sân / trăng lúa chất đầy),câu thơ được hiểu: trên sân, cả lúa, cả trăng đều chất đầy, đều tràn ngập. Cảnh tượng này vừa gợi sự no đủ, vừa gợi cảm giác thơ mộng. Cách ngắt nhịp thứ hai (Mảnh sân trăng / lúa chất đầy) thì gợi được ở người đọc về một mảnh sân tràn ngập ánh trăng, lung linh huyền ảo, trên đó lúa chất đầy. Tuy nhiên cách ngts nhịp thứ hai có phần khiên cưỡng, thiếu tự nhiên. Do đó cách ngắt nhịp thứ nhất vẫn hợp lí hơn.
Đề 52: 
Con đi trăm núi ngàn khe
Không bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm.
(Tố Hữu)
Theo em, trong câu thơ trên trăm có bằng 99+1 và ngàn có bằng 999+1 hay không? Vì sao?
Gợi ý
Trong câu thơ này trăm không phải là con số chính xác 99+1 và ngàn không phảI là 999+1. Trăm và ngàn ở đây được hiểu theo nghĩa bóng, chỉ số nhiều. Dòng thơ “Con đi trăm núi ngàn khe” muốn nói: Con đã đi qua rất nhiều núi, nhiều khe, đã vợt qua rất nhiều khó khăn gian khổ trên những dặm đường kháng chiến.
Đề 53: Đoạn thơ Khúc hát ru của nhà thơ Nguỹen Khoa Điềm nói về tình cảm của người mẹ miền núi vừa nuôi con vừa tham gia công tác kháng chiến có hai câu:
Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội
Nhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêng.
Em hiểu câu thơ “Nhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêng” như thế nào?
Gợi ý
Câu thơ “Nhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêng” gợi ở người đọc cảnh tượng: Khi cầm chàygiã gạo, theo mỗi nhịp chày, thân hình của người mẹ lại chao nghiêng. Em bé ngủ trên lưng mẹ nên giấc ngủ của em cũng dường như nghiêng theo dáng mẹ. Đó là hình ảnh rất thật nhưng cũng rất thơ qua ngòi bút tinh tế của tác giả. Tấm lưng gầy của người mẹ miền núi rất vất vả qua lao động để nuôi con, nuôi bộ đội đánh Mĩ lại chính là chiếc nôi êm để em bé ngủ ngon lành.
Đề 54: Trong bài Cây dừa của nhà thơ Trần Đăng Khoa có đoạn:
Cây dừa xanh toả nhiều tàu
Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng.
Thân dừa bạc phếch tháng năm,
Quả dừa-đàn lợn con nằm trên cao.
Đêm hè hoa nở cùng sao
Tàu dừa-chiếc lược chải vào mây xanh
Theo em, phép nhân hoá và so sánh được thể hiện trong những từ gnừ nào ở đoạn thơ trên? Thử phân tích cái hay của phép nhân hoá và phép so sánh trong đoạn thơ trên?
Gợi ý
-Phép nhân hoá được sử dụng trong các từ ngữ: Dang tay đón gió; gật đầu gọi trăng. Các từ ngữ này có tác dụng làm cho vật vô tri là cây dừa cũng có những biểu hiện tình cảm như con người. Dừa cũng mở rộng vòng tay đón gió, cũng gật đầu mời gọi trăng lên. Qua cách nói nhân hoá, cảnh vật trở nên sống động, có đường nét, hình khối, có hồn và có sức gợi tả, gợi cảm cao.
-Phép so sánh được thể hiện trong các từ ngữ: quả dừa (giống như) đàn lợn con; tàu dừa (giống như) chiếc lược. Cách so sánh ở đây khá bất ngờ, thú vị, thể hiện sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú của tác giả. Cách so sánh này cũng có tác dụng làm cho cảnh vật trở nên sống động, có đường nét, có hình khối, có sức gợi tả, gợi cảm cao.
Đề 55: Trong bài Nghe thầy đọc thơ của nhà thơ Trần Đăng Khoa, có đoạn:
Em nghe thầy đọc bao ngày
Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quanh nhà
Mái chèo nghe vọng sông xa
Êm êm nghe tiếng của bà năm xưa
Nghe trăng thở động tàu dừa
Theo em, cuộc sống xung quanh được gợi lên như thế nào trong tâm trí của cậu học trò khi nghe thầy giáo đọc thơ?
Gợi ý
Cuộc sống xung quanh được gợi lên trong tam trí của cậu học trò khi nghe thầy đọc thơ bao gồm:
-Các hình ảnh: nắng chói chang, cây cối xanh tươI;
-Cácam thanh: tiếng mái chèo quẫy nước, khua nước vọng lại từ một dòng sông hiện về trong kí ức; tiếng ru ạ ời của người bà ru cháu trong những năm tháng cậu học trò còn thơ bé; tiếng tàu dừa cựa mình dưới ánh trăng khuya
Cuộc sống được gợi lên, gợi ra có sự kết nối giữa quá khứ và hiện tại.
Đề 56: Trong bài Tre Việt Nam của nhà thơ Nguyễn Duy có đoạn:
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay núi tre gần nhau thêm.
Thương nhau tre chẳng ở riêng
Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người.
Trong đọan thơ trên, tác giả đã sử dụng cách nói gì để ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của tre: sự đùm bọc, đoàn kết? Cách nói này hay ở chỗ nào?
Gợi ý
-Trong đoạn thơ này, tác giả sử dụng cách nói nhân hoá để nói về những phẩm chất tốt đẹp của tre: sự đùm bọc, đoàn kết. Nhân hoá ở đây nghĩa là gán cho tre những đặc tính của người: những thân tre bao bọc, che chở cho nhau; tay tre ôm núi nhau quấn quýt; họ hàng nhà tre sốngquây quần, ấm cúng bên nhau
-Cách nói nhân hoá làm cho cảnh vật trở nên sang động. Những cây tre như những sinh thể mang hồn người. Cách nói này giúp tác giả thể hiện được hai tầng nghĩa: vừa nói được những phẩm chất tốt đẹp của cây tre Việt Nam, vừa nói được những phẩm chất tốt đẹp, những truyền thống cao đẹp của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam.
Đề 57: Trong bài Hành trình của bầy ong của rnhà thơ Nguyễn Đức Mậu, có những câu thơ:
Với đôi cánh đãm nắng trời
Bầy ong bay đến trọn đời tìm hoa.
Bầy ong giong ruổi trăm miền
Rù rì đôi cánh nối liền mùa hoa.
a) Theo em, tác giả dùng từ đẫm ở trên có hay không? Vì sao?
b) Em hiểu nghĩa câu thơ Rù rì đôi cánh nối liền mùa hoa là thế nào?
Gợi ý
a) Trong dòng thơ đầu, từ đẫm được tác gỉa dùng hay và sáng tạo. Nghĩa đen của từ này chỉ trạng thái ướt sũng (ví dụ: áo đẫm mồ hôi; khăn đẫm nước.). ở dòng thơ trên, tác giả dùng từ đẫm theo nghĩa bóng, chỉ cảnh tượng ánh nắng chiếu vào đôi cánh bầy ong, khiến cho đôi cánh của bầy ong lai láng nắng trời. Cách dùng từ này gợi được ở người đọc một hình tượng đẹp.
b) Câu thơ Rù rì đôi cánh nối liền mùa hoa muốn diễn tả ý: Bầy ong làm việc chăm chỉ từ mùa hoa này sang mùa hoa khác (xuân, hạ, thu, đông), ở khắp rừng sâu và biển xa, làm cái cầu nối giữa các mùa hoa, giữa mọi miền đất nước.
Đề 58: Trong bài thơ Đàn bò trên đồng cỏ hoàng hôn, nhà thơ Nguyễn Đức Mậu viết:
Gợi ý
Cái mới lạ, đồng thời là cái hay của hai dòng thơ chủ yếu được biểu hịên ở cách nói gặm cả hoàng hôn, gặm buổi chiều xót lại. Cảnh thực mà nhà thơ miêu tả ở đây là: Chiều muộn, hòang hôn buông xuống, nhưng đàn bò vẫn mải miết gặm cỏ. Nói cách khác, đàn bò gặm cỏ trong cảnh hoàng hôn, cảnh chiều muộn. Cảnh thực đó được tái hiện lại qua sự tưởng tượng của nhà thơ: ở đây, dường như đàn bò không chỉ gặm cỏ, mà gặm cả hoàng hôn đang bao trùm lên đồng cỏ, gặm cả những tia nắng cuối cùng còn sót lại trên đồng cỏ. Cảnh vật như hoà quyện vào nhau thật thơ mộng.
Đề 59: Đọc đoạn thơ sau:
Hôm qua còn lấm tấm
Chen lẫn màu lá xanh
Sáng nay bừng lửa thẫm
Rừng rực cháy trên cành.
Theo em, điều gì gây ấn tượng mạnh nhất cho người đọc qua đoạn thơ này?
Gợi ý
Điều gây ấn tượng mạnh nhất cho người đọc khi đọc đoạn thơ này là tác giả tạo yếu tố bất ngờ bằng cách thể hiện sự phát triển đột biến của hoa phượng: hôm qua- còn lấm tấm > < hôm nay- rừng rực cháy trên cành. Dưới cái nhìn của nhà thơ, dường như thời gian đi nhanh hơn, cho nên hoa phượng dường như nở nhanh hơn. ấn tượng về sự bất ngờ, sự phát triển đột biến của hoa phượng cũng từ đó mà sinh ra.
Đề 60: Trong bài thơ Quạt cho bà ngủ của nhà thơ Thạch Quỳ, có đoạn:
Bàn tay bé nhỏ
Vẫy quạt thật đều
Ngấn nắng thiu thiu
Đậu trên tường trắng.
Căn nhà đã vắng
Cốc chén nằm im
Đôi mắt lim dim
Ngủ ngon bà nhé.
Trong hai khổ thơ trên, mọi vật được tả có nét chung gì? Tình cảm của người cháu thương bà được thể hiện như thế nào?
Gợi ý
Mọi vật được nói tới trong hai khổ thơ có nét chung là: Dưới hơi mát nhè nhẹ từ bàn tay vẫy quạt của cô bé, mọi vật xung quanh dường như cũng buồn ngủ lây (nắng thiu thiu, căn nhà vắng, cốc chén nằm im.).
Tình cảm của người cháu thương bà đựơc thể hiện rất rõ nét qua một số chi tiết: Cô bé ngồi quạt rất lâu để cho bà ngủ vì bà đang bị mệt, đang cần yên tĩnh. Cô bé dường như dồn tình thương yêu đối với bà vào đôi bàn tay vẫy quạt đều đặn, rất kiên trì của mình.
Đề 61: 
Đêm đêm tiếng thậm tiếng thình
Cối gạo đầy cả nghĩa tình nước non.
(Qua Thậm Thình của Nguyễn Bùi Vợi)
-Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong câu thơ Đêm đêm tiếng thậm tiếng thình? Nói rõ cái hay của biện pháp nghệ thuật ấy?
-Câu Cối gạo đầy cả nghĩa tình nước non ý nói gì?
Gợi ý
-Trong câu thơ Đêm đêm tiếng them tiếng thình, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật chơi chữ. Cụ thể thậm, thình vừa là những tiếng tượng thanh gợi tả tiếng chày giã gạo vọng lại từ thời vua Hùng, lại vừa là hai tiếng trong địa danh Thậm Thình thuộc huyện Phong Châu, tỉnh Phú Thọ (tục truyền đây là nơi vua Hùng dựng lầu và kho chứa gạo).
-Câu thơ Cối gạo đầy cả nghĩa tình nước non gợi tả ý: lòng dân ta thiết tha yêu nước. Theo lời phán bảo của vua Hùng, nhân dân đã dựng lầu giã gạo, đêm đêm giã gạo và hình ảnh cối gạo đầy cả nghĩa tình nước non là tượng trưng cho tấm lòng, tình cảm của người dân đối với đất nước, với vua Hùng.
Đề 62: Trong bài thơ Luỹ tre của nhà thơ Nguyễn Công Dương có đoạn:
Mỗi sớm mai thức dậy
Luỹ tre xanh rì rào
Ngọn tre cong vọng vó
Kéo mặt trời lên cao.
Trong đoạn thơ trên, em thích nhất hình ảnh thơ nào? Nói rõ vì sao em thích?
Gợi ý
Hình ảnh gay ấn tượng mạnh cho người đọc và thể hiện sự liên tưởng, tưởng tượng dộc đáo của tác giả là hình ảnh:
Ngọn tre cong vọng vó
Kéo mặt trời lên cao.
Các sự vật: ngọn tre-vọng vó-mặt trời vốn dĩ không liên quan tới nhau. Nhưng qua liên tưởng, tưởng tượng của tác giả thể hiện trong hai dòng thơ trên, các sự vật này dường như có sự liên hệ với nhau: ngọn tre cong cong như cái vọng vó, cái vọng vó lại đang kéo mặt trời lên cao. Cảnh vật như hoà quyện vào nhau, tạo nên sự sống động cho hình ảnh thơ.
Đề 63:
Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa
Chỉ còn truyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt cha ông của mình.
(Truyện cổ nước mình - Lâm Thị Mỹ Dạ)
Em hiểu thế nào vè nội dung của hai dòng thơ: Chỉ còn truyện cổ thiết tha-Cho tôI nhận mặt cha ông của mình?
Gợi ý
Qua hai dòng thơ Chỉ còn truyện cổ thiết tha . Cho tôi nhận mặt cha ông của mình tác giả muốn diễn tả ý: Từ xưa đến nay, từ quá khứ đến hiện tại là một kkhoảng cách thời gian dằng dặc. Các truyện cổ dân gian thực sự là cái cầu nối quá khứ với hiện tại. Qua truyện cổ, người đọc thời nay hiểu được cha ông ngày xưa, cụ thể hiểu được đời sống vật chất và tinh thần, tâm hồn và tính cách, phong tục tập quán và các quan niệm đạo đức. của cha ông ngày xưa. Hình ảnh của cha ông ngày xưa in dấu khá rõ trong các truyện cổ dân gian. Vì vậy, có thể nói truyện cổ đã giúp chúng ta nhận biết được gương mặt của các cha ông ngày xưa.
Đề 64: Viết lại một khổ thơ trong bài Hạt gạo làng ta của nhà thơ Trần Đăng Khoa mà em thích nhất; nói rõ vì sao em thích khổ thơ này?
Gợi ý
Em thích nhất khổ thơ:
Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy.
Bởi vì ở khổ thơ này tác giả đã lí giải -theo cách nói của nhà thơ- hạt gạo quê hương thơm ngon là do có sự kết tụ của sự màu mỡ của đất đai, hương thơm của hoa và công sức của con người. Từ có được lặp lại nhiều lần đã góp phần nói lên điều đó.
Đề 65: 
Về thăm nhà Bác, làng Sen
 Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng
Có con bướm trắng lượn vòng
 Có chùm ổi chín vàng ong sắc trời.
(Về thăm nhà Bác-Nguyễn Đức Mậu)
Đoạn thơ trên có những hình ảnh đẹp nào? Theo em, tác giả sử dụng từ thắp và vàng ong có haykhông? Vì sao?
Gợi ý
-Những hình ảnh đẹp trong đoạn thơ là: hàng râm bụt thắp lửa hồng; con bướm trắng lượn vòng; chùm ổi chín vàng.
-Hai từ thắp, vàng ong được sử dụng sáng tạo và hay. Từ thắp vốn dùng để chỉ hoạt động: châm lửa cho cháy lên, thắp đèn. ở đây từ thắp được dùng theo nghĩa bóng chỉ sắc đỏ của hoa râm bụt như ngọn lửa được thắp lên. Cách dùng từ này làm cho cảnh vật miêu tả trở nên sống động và gợi được ở người đọc sự liên tưởng thú vị.
-Từ vàng ong cũng được dùng rất hay. Nó vừa gợi tả được màu vàng của chùm ổi chín, vừa nêu được mối quan hệ giữa đất trời và cây cối. Cảnh sắc vàng của cây cối chính là sắc vàng của bầu trời, mặt đất, cảnh vật. Từ vàng ong cũng gợi được sự lien tưởng thú vị ở người đọc.
Đề 66: Xét về mục đích nói thì các câu sau thuộc kiểu câu gì? Em có cảm nhận như thế nào khi đọc ccác câu thơ đó?
Đẹp lắm anh ơi! Con sông Ngàn Phố!
Sáng cả đôi bờ hoa bưởi trắng phau! 
(Mùa hoa bưởi – Tô Hùng)
Gợi ý
-Xét về mục đích thì cả ba câu trong dòng thơ là câu cảm.
-Cảm nhận của em khi đọc các câu thơ đó là:
+Về cảnh vật: Mấy dòng trên gợi ra cảnh tượng: giữa mùa hoa bưởi, làng mạc dọc hai bờ sông Ngàn Phố như sáng lên với màu hoa bưởi nở trắng phau.
+Qua đó, tác giả thể hiện tình yêu tha thiết đối với quê hương tươi đẹp.
Đề 67:
Đồng chiêm phả nắng lên không
Cánh cò dẫn gió qua thung lúa vàng.
Gió nâng tiếng hát chói chang,
Lung linh lưỡi hái liếm ngang chân trời.
(Tiếng hát mùa gặt-Nguyễn Duy)
Trong đoạn thơ trên, cánh đồng lúa chín được tả có màu sắc, âm thanh, hình ảnh gì đẹp? Tác giả tả lưỡi hái đẹp và sắc bằng những từ ngữ nào?
Gợi ý
-Trong đoạn thơ trên, cánh đồng lúa chín được tả với màu sắc, âm thanh, hình ảnh đẹp là:
+Màu sắc: vàng (của đồng lúa, của nắng).
+Âm thanh: tiếng hát.
+Hình ảnh: cánh cò dẫn gió qua thung lúa vàng; long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời.
-Lưỡi hái đẹp và sắc được tác giả tả trong dòng thơ cuối, với các từ ngữ: long lanh lưỡi hái (lưỡi hái phản chiếu ánh mặt trời sáng long lanh); liếm ngang chân trời (hình ảnh diễn tả việc gặt lúa bằng hái của người nông dân: lưỡi hái sắc đưa ngang cắt rời thân lúa, được phóng đại thành hình ảnh lưỡi hái liếm ngang chân trời).
Đề 68: 
Hiên tây xanh mát bóng râm
Đơn sơ cây ổi cứ ngầm đơm hoa
Quả tơ nấp dưới lá già
Để sang thu bỗng oà ra ngọt ngào
Nêu nhận xét của em về nghệ thuật miêu tả trong đoạn thơ trên. Với cách miêu tả ấy, nhà thơ đã giúp em cảm nhận được hình ảnh cây ổi đẹp như thế nào?
Gợi ý
-Nghệ thuật miêu tả: Hình ảnh, màu sắc rất dịu nhẹ, khiêm nhường (xanh mát bóng râm; đơn sơ cây ổi; ngầm đơm hoa; quả tơ núp dưới lágià); Những sự vật (cây ổi) vẫn ẩn chứa một sức sống, vẫn phát triển sinh sôi mạnh mẽ (ngầm đơm hoa, quả tơ núp dưới lá chứa đựng hương thơm, vị ngọt..).
-Qua sự miêu tả mang tính nghệ thuật của nhà thơ, hình ảnh cây ổi hiện lên rất đẹp trong tâm tưởng người đọc. Cây ổi có sức sống âm thầm nhưng mạnh mẽ, mang lại hoa thơm, quả ngọt cho đời.
Đề 69:
Làng quê tôi đã khuất hẳn, nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo. Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ phong cảnh đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng và cũng có người yêu tôi tha thiết, nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này.
(Tình quê hương-Nguyễn Khải)
Đọc đoạn văn, em hiểu và có những cảm xúc gì với quê hương, làng xóm?
Gợi ý
Tình cảm của anh bộ đội trong đoạn văn này vừa tha thiết vừa mãnh liệt như không muốn rời xa nơi chôn rau cắt rốn của mình.
Mỗi người đều gắn bó với nơi mình đã sinh ra và lớn lên, nơi mình từng có nhiều kỉ niệm. Nơi đó là xóm làng, là phường xã, nơi đó cũng là quê hương của mỗi người.
Đề 70: 
Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường.
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre nhường cho con
(Tre Việt Nam-Nguyễn Duy)
Em thấy đoạn thơ trên có những hình ảnh nào đẹp? Hãy nêu ý nghĩa đẹp đẽ và sâu sắc của những hình ảnh đó.
Gợi ý
Đoạn thơ trên của nhà thơ Nguyễn Du

File đính kèm:

  • docCam thu van hoc Lop 4.doc