Các câu hỏi hay Địa lý 12

Câu 44) Hãy p.tích các nguồn tài nguyên để p.triển c.nghiệp, hiện trạng p.triển và p.bố c.nghiệp trong vùng?

a/ Các nguồn TNTN:-Có nhiều loại khoáng sản: VLXD, cát làm thủy tinh ở Khánh Hòa, vàng ở Bồng Miêu, than ở Nông Sơn, dầu khí đã được ở thềm lục địa cực NTB.

-Tiềm năng thủy điện có thế xây dựng các nhà máy công suất trung bình và nhỏ.

-Có nhiều nguyên liệu từ nông, lâm, thuỷ sản tạo điều kiện phát triển CN chế biến.

-CSHT: có đường sắt Bắc-Nam, quốc lộ 1 chạy dọc từ Bắc tới Nam, 1 số cảng biển, sân bay quan trọng

-Nguồn nhân lực khá dồi dào.

-Sự quan tâm đầu tư của Nhà nước.

b/ Hiện trạng phát triển và phân bố:- Hình thành các trung tâm công nghiệp trong vùng, lớn nhất là Đà Nẵng, tiếp đến là Dung Quất, Nha Trang, Quy Nhơn, Phan Thiết  công nghiệp chủ yếu là cơ khí, chế biến nông-lâm-thuỷ sản, sản xuất hàng tiêu dùng, VLXD, hóa dầu.

- Bước đầu thu hút đầu tư nước ngoài vào hình thành các khu công nghiệp tập trung và khu chế xuất.

 

doc40 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1457 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Các câu hỏi hay Địa lý 12, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sớm phát triển, có thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm lớn cả nước. Vai trò vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
 - Nguồn lao động có trình độ kỹ thuật cao.
 - Cơ sở hạ tầng phát triển.
 - Thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn.
 - Các nhân tố khác
Câu 33/ Dựa vào kiến thức đã học, hãy:
a/ Chứng minh sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp nước ta.
b/ Giải thích vì sao ĐBSH và vùng phụ cận có mức độ tập trung c.nghiệp vào loại cao nhất cả nước.
a/ Hoạt động công nghiệp tập trung chủ yếu ở một số khu vực:
- ĐBSH & vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp theo lãnh thổ cao nhất nước. Từ Hà Nội tỏa theo các hướng với các cụm chuyên môn hoá:
+ Hải Phòng-Hạ Long-Cẩm Phả: khai thác than , cơ khí.
+ Đáp Cầu- Bắc Giang: phân hoá học, VLXD.
+ Đông Anh-Thái Nguyên: luyện kim ,cơ khí.
+ Việt Trì-Lâm Thao-Phú Thọ: hoá chất, giấy.
+ Hoà Bình-Sơn La: thuỷ điện.
+ Nam Định-Ninh Bình-Thanh Hoá: dệt, ximăng, điện.
- Ở Nam Bộ: hình thành 1 dải công nghiệp với các TTCN trọng điểm: tp.HCM, Biên Hoà, Vũng Tàu, có các ngành: khai thác dầu, khí; thực phẩm, luyện kim, điện tử à tp.HCM là TTCN lớn nhất cả nước.
- DHMT: Huế, Đà Nẵng, Vinh, với các ngành: cơ khí, thực phẩm, điện à Đà Nẵng là TTCN lớn nhất vùng.
- Vùng núi: công nghiệp chậm phát triển, phân bố phân tán, rời rạc.
b/ ĐBSH và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất cả nước, vì:
- Vị trí địa lý thuận lợi giáp TD&MN bắc bộ, BTB và biển Đông và nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
- Tài nguyên khoáng sản phong phú( nhất là than), tập trung vùng phụ cận.
- Có nguồn nguyên liệu cho công nghiệp dồi dào từ Nông nghiệp, thuỷ sản 
- Nguồn lao động dồi dào, có trình độ chất lượng cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật tốt, có thủ đô Hà Nội-trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa lớn bậc nhất cả nước.
Câu 34/ Trình bày những đặc điểm chính của vùng công nghiệp.
Cả nước được phân thành 6 vùng công nghiệp:
- Vùng 1: các tỉnh thuộc TD-MN Bắc Bộ, trừ Quảnh Ninh.
- Vùng 2: các tỉnh thuộc ĐBSH và Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.
- Vùng 3: các tỉnh từ Quảng Bình đến Ninh Thuận.
- Vùng 4: các tỉnh thuộc Tây Nguyên, trừ Lâm Đồng.
- Vùng 5: các tỉnh thuộc Động Nam Bộ, Lâm Đồng, Bình Thuận.
- Vùng 6: các tỉnh thuộc ĐBSCL.
* Một số đặc điểm chính :
-Có quy mô lãnh thổ lớn nhất trong các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
-Có mối quan hệ chặt chẽ về sản xuất, công nghệ,...
- Có một số nhân tố tạo vùng tương đồng.
-Có một hoặc vài ngành công nghiệp chuyên môn hóa.
- Thường có một TTCN mang tính chất tạo vùng hoặc là hạt nhân cho sự phát triển của vùng.
Câu 35/ Hãy trình bày quy mô và cơ cấu ngành của 2 trung tâm công nghiệp Hà Nội & tp.HCM. Tại sao hoạt động công nghiệp lại tập trung ở 2 trung tâm này?
a.Quy mô và cơ cấu:Tp.HCM là TTCN lớn nhất nước, quy mô: trên 50.000 tỷ đồng, gồm nhiều ngành: cơ khí, luyện kim đen, điện tử, ô-tô, hóa chất, dệt may, chế biến thực phẩm, vật liệu xây dựng.
Hà Nội là TTCN lớn thứ 2, quy mô từ 10.000-50.000 tỷ đồng, gồm nhiều ngành: cơ khí, luyện kim đen, luyện kim màu, điện tử, ô-tô, hóa chất, dệt may, chế biến thực phẩm, sản xuất giấy.
b.Hoạt động công nghiệp tập trung ở đây vì có những lợi thế :-Tp.HCM: có ưu thế về VTĐL, nằm trong địa bàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đặc biệt có cảng Sài Gòn với năng lực bốc dỡ lớn nhất cả nước. Nguồn lao động dồi dào, có tay nghề cao. KCHT phát triển mạnh, nhất là GTVT & TTLL. Được sự quan tâm của Nhà nước & là nơi thu hút đầu tư nước ngoài vào lớn nhất cả nước.
-Hà Nội: là thủ đô, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, có sức hút đối với các vùng lân cận. Có lịch sử khai thác lâu đời. Nguồn lao động dồi dào, có chuyên môn cao. Là đầu mối giao thông quan trọng ở phía Bắc. Được sự quan tâm của Nhà nước & thu hút đầu tư nước ngoài lớn thứ 2, sau tp.HCM.
Câu 36:Trình bày đặc điểm của hình thức tổ chức khu công nghiệp tập trung.Kể tên một số khu công nghiệp tập trung ở các vùng lãnh thổ
Đặc điểm của khu công nghiệp tập trung:
Là hình thừc tổ chức lãnh thổ CN mới được hình thành ở nước ta từ sau thập niên của thế kỷ XX. Tương đương với các hình thức này còn có các khu chế xuất và các khu công nghệ cao.
Là khu công nghiệp do chính phủ quyết định có ranh giới địa lý xác định.
Trong khu công nghiệp tập trung không có dân cư sinh sống, có ban quản lý riêng
Hiện nay trên cả nước có 82 khu công nghiệp, tập trung chủ yếu ở Đông Nam Bộ, sau đó là Đồng bằng sông Hồng.
 b. Một số khu công nghiệp tập trung ở một số vùng
 - Ở Đông Nam Bộ:
 Khu CN Linh Trung, Tân Thuận, Thủ Đức, Tân Bình(TP HỒ Chí Minh), KHU CN Sóng Thần (Bình Dương), khu CN Biên Hoà, Nhơn Trạch (Đồng nai), khu CN Cái Mép (Bà rịa-Vũng Tàu)...
 - Duyên Hải miền Trung:Khu CN Nhơn Hội, Điện Nam-Điện Ngọc(QN), Hoà Khánh, Hoà Cầm, Liên Chiểu (ĐN), Chân Mây, Phú Bài (TT-Húê).
Câu 37: Giải thích tại sao thành phố HCMvà HN là hai trung tâm CN lớn nhất nước ta.
Thành phố HCM và HN trở thành TT CN lớn nhất nước ta vì ở 2 thành phố này hội tụ rất nhiều điều kiên thuận lợi cho sự phát triển CN:1-Có VTDL thuận lợi- Nằm ở trung tâm ĐBSH, trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía B,-Nằm gần biển và nằm trong tam giác tăng trưởng KT phía bắc.2-Nguồn nguyênliệuphong phú-Nằm gần những vùng giàu tng:K/s,lâm sản,thủy điện,thủy điện, vùng chuyên canhcây CN lớn-Tài nguyên tại chỗ :nghành trồng trọt,cnuôi,thuỷ sản,..3-Dân cư:Là 2 thành phố có số dân đông nhất: Năm 2006 số dân của HN là 3,2 triệu người, TPHCM là 6,1 triệu ng. Chất lượng nguồn LĐdẫn đầu cả nước,đặc biệt là TPHCM.4-CSHT-CSVCKT tốt nhất và hoàn thiện nhất cả nước.Đây cũng là 2 đầu mối gtvt lớnnhất nước 5-Là 2 vùng thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài, phồn thịnh nhất cả nước 6-Các nguyên nhân #. Có nhiều chsách năng động trong phát triển ktế. Đối với Hà Nội thì đây còn là thủ đô nước ta.
Câu 38 : Tại sao CN năng lượng là ngành Cn trọng điểm của nước ta. Kể tên các nhà máy thuỷ điên.Nhân xét sự phân bố CN năng lương và giải thích.
 CN năng lượng là ngành Cn trọng điểm của nước ta. ?Vì:
1.Là ngành có thế mạnh lâu dài-Cơ sở nguồn nhiên liệu phong phú và vững chắc.+Than:trữ lưỡng lớn,than antraxit.Tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh trữ lượng 3tỉ tấn.Ngoài ra còn có than nâu(Lạng Sơn,ĐBSH,NghệAn),than bùn(Cà Mau,U Minh),than mỡ(Thái Nguyên)+Dầu-khí:Trữ lượng lớn,vài tỉ tấn dầu,hàng trăm tỉ tấn khí.Tập trung ở thềm lục địa phía nam+Thủy năng:tiềm năng lớn (30 triệu kw)tập trung nhiều ở hệ thống sHồng và Đồng Nai.-Thị trường tiêu thụ rộng lớn+Phục vụ cho tất cả các ngành ktế+Nhu cầu ngày càng tăng của đời sống 2. Mang lại hiệu quả cao-K.tế:phvụ quá trìnhCNH-HĐH,đẩy mạnh tốc độ pt của cácngành ktế.Giá trị xk dầuthô2005(7,4 tỷUSD-XH:nâng caođ/sống nhdân nhất là đồng bào vùng sâu,xa.-Môi trường:giảm thiểu ô nhiễm môi trường3.Tác động đến các ngành k/tế khác:Tác động mạnh mẽ,toàn diện đến các ngành vềcác mặt:quy mô,kthuật,chất lượng sản p
 Kể tên các nhà máy thuỷ điên.Nhân xét sự phân bố CN năng lương và giải thích. 
a-Xác định các nhà máy thủy điện lớn của nước ta (Hòa Bình, Thác Bà ,Yali, Trị An, Hàm Thuận- Đami, nhà máy thủy điện Sơn La).Tên nhà máy .Công suất.Trên sông(át lát/22)
 b.Nhận xét về sự phân bố ngành công nghiệp năng lượng và giải thích.
-CN n lượng(bao gồm CN khai thác nhiên liệu và điện lực)phân bố khá rộng rãi trong cả nước song tập trung nhất ở vùng TDMNBB, ĐNB,ngược lại BTBộ chưa phát triển.-Sự phân bố từng ngành trong CN nlượng có đặc điểm riêng:+CN nđiện chủ yếu phân bố ở vùng giàu k/sản than và dkhí nhưTDMNB(gắn liền với than),ĐNB(gắn liền với dầu khí),hoặc những vùng tiêu thụ lớn.
+ CN thuỷ điện phân bố dọc theo các hệ thống sông có tiềm năng thuỷ điện lớn như S. Đà ( thuỷ điện Hoà Bình, Sơn La ), S.Xêxan(thuỷ điện Yaly, Xêxan 3,4 ),S.Đồng Nai(Trị An–Hàm Thuận–Đa Mi )
Như vậy các nhà máy thuỷ điện tập trung chủ yếu ở 3 vùng TDMNBB, TNguyên và ĐNB
+ CN khai thác than tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh.+ CN khai thác dầu khí tập trung chủ yếu ở ĐNB
 - Có mối quan hệ trong sự p/bố các cơ sở khai thác nhiên liệu với các cơ sở sản xuất điện năng.
Câu 38/ Hãy xác định các nhà máy thủy điện lớn nhất của n.ta trên bản đồ và g.thích sự phân bố của chúng.
- Thủy điện Hòa Bình trên sông Đà, công suất 1920 MW, thuộc tỉnh Hòa Bình.
- Thủy điện Yaly trên sông Xê-xan, công suất 720 MW, thuộc tỉnh Gia Lai.
- Thủy điện Trị An trên sông Đồng Nai, công suất 400 MW, thuộc tỉnh Đồng Nai.
- Thủy điện Hàm Thuận-Đa Mi trên sông La Ngà, công suất 470 MW, thuộc tỉnh Bình Thuận.
- Thủy điện Sơn La trên sông Đà, công suất 2400 MW, thuộc tỉnh Hòa Bình.
* Giải thích:
- Các nhà máy thủy điện đều phân bố ở trên các con sông có độ dốc lớn, nguồn nước dồi dào.
- Sự phân bố các nhà máy thủy điện ở nước ta chủ yếu tập trung ở 3 hệ thống sông lớn: 
+ Hệ thống sông Hồng và sông Đà.
+ Hệ thống sông Xê-xan, Xrê-pôk.
+ Hệ thống sông Đồng Nai.
Câu 39) Dựa vào Atlat địa lí việt nam trang công nghiệp và kiến thức đã học hãy:
a. Trình bày quy mô cơ cấu của trung tâm công nghiệp Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
b. giải thích ngành công nghiệp lại phát triển ở 2 trung tâm này
a. Quy mô cơ cấu của trung tâm công nghiệp Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh
* Quy mô: TP. HCM rất lớn,
 Hà Nội là lớn
* Cơ cấu: TP. HCM khá hoàn chỉnh với các ngành: nhiệt điện, luyện kim đen, màu, cơ khí, điện tử, đóng tàu,ô tô, hóa chất, vật liệu xây dựng, dệt may,
 Hà Nội khá đa dạng gồm một số ngành truyề thống; các ngành chuyên môn hóa luyện kim đen, màu, cơ khí, điện tử, hóa chất, 
:-Tp.HCM: có ưu thế về VTĐL, nằm trong địa bàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đặc biệt có cảng Sài Gòn với năng lực bốc dỡ lớn nhất cả nước. Nguồn lao động dồi dào, có tay nghề cao. KCHT phát triển mạnh, nhất là GTVT & TTLL. Được sự quan tâm của Nhà nước & là nơi thu hút đầu tư nước ngoài vào lớn nhất cả nước.
-Hà Nội: là thủ đô, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, có sức hút đối với các vùng lân cận. Có lịch sử khai thác lâu đời. Nguồn lao động dồi dào, có chuyên môn cao. Là đầu mối giao thông quan trọng ở phía Bắc. Được sự quan tâm của Nhà nước & thu hút đầu tư nước ngoài lớn thứ 2, sau tp.HCM
Câu 40) Dựa vào Atlat địa lí việt nam trang du lịch và kiến thức đã học hãy cho biết: Vì sao Hà Nội trở thành trung tâm du lịch lớn nhất nước ta?
Vì: Nằm trong tam giác tăng trưởng du lịch phía bắc, là trung tâm du lịch có ‎ nghĩa quốc gia ở vùng du lịch bắc bộ.
 Là thủ đô của cả nước, một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa lớn của cả nước
 Tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng ( Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hồ Gươm, Lăng Bác Hồ, phố cổ Hồ Tây, các làng nghề) vùng phụ cận cố nhiều điểm du lịch nổi tiếng,
 Cơ sở hạ tầng( GTVT, TTLL,.) cơ sở vật chất kĩ thuật vào loại tốt nhất cả nước.
 Chủ chương chính sách của TP Hà Nội du lịch là ngành mũi nhọn 
Câu 41) Thế nào là ngành công nghiệp trọng điểm? Những ngành công nghiệp nào được xác định là ngành trọng điểm ở nước ta hiện nay? Tại sao nước ta phải đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm?
a.Khái niệm ngành công nghiệp trọng điểm:
+ Là ngành có thế mạnh lâu dài mang lại hiệu quả cao về kinh tế - xó hội và có tác động mạnh mẽ đến việc phát triển các ngành kinh tế khác.
+ Những ngành công nghiệp nào được xác định là ngành trọng điểm ở nước ta hiện nay
 - Công nghiệp năng lượng.
- Công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm.
- Công nghiệp dệt - may.
- Công nghiệp hoỏ chất - phõn bún – cao su.
- Công nghiệp vật liệu xây dựng.
- Công nghiệp cơ khí điện tử.
+ Nước ta phải đẩy mạnh phỏt triển các ngành công nghiệp trọng điểm với mục đích:
- Tận dụng thế mạnh lâu dài, đặc biệt thế mạnh về tài nguyên, về nguồn lao động và thị trường
- Tránh tụt hậu về kinh tế so với các nước trên thế giới.
- Thúc đẩy nền kinh tế phát triển và khụng ngừng nõng cao đời sống nhân dân.
b.Công nghiệp năng lượng là ngành trọng điểm ở nước ta là vì:
+ Là ngành có thế mạnh lâu dài:
- Thế mạnh về nguyên, nhiên liệu: Đa dạng và phong phú:
Than đá trữ lượng 3 tỉ tấn, than nâu hàng chục tỉ tấn, than bùn..
Dầu khí: trữ lượng vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ m3 khí...
Thủy năng: khoảng 30 triệu kw, cho sản lượng điện 260-270 tỉ kwh, tập trung chủ yếu ở hệ thống sông Hồng(37%), sông Đồng Nai(19%).
Một số nguồn năng lượng khác như gió mặt trời, thủy triều...
- Về thị trường tiêu thụ:Nhu cầu tiêu dùng năng lượng, nhiên liệu cho CNH-HĐH kinh tế, cho đời sống và xuất khẩu tăng.
- Chính sách của nhà nước: Đẩy mạnh phát triển CN năng lượng, đưa ngành điện lực đi trước một bước trong phát triển kinh tế...
- Các thế mạnh khác như: lao động trình độ chuyên môn ngày càng cao, tiến bộ KHKT và sự phát triển của ngành CN khai thác nguyên nhiên liệu.
+ Có hiệu quả kinh tế-XH cao:
- Đã xây dựng nhiều nhà mày điện, nhất là những nhà máy có công suất lớn( dẫn chứng), sản lượng điện tăng nhanh từ 8,8 tỉ kwh(1990) lên 52,1 tỉ kwh(2005), góp phần thúc đẩy quá trình CNH.
- Ngành tạo ra mặt hàng xuất khẩu giá trị cao: than, dầu khí đạt kim ngạch trên 1 tỉ USD/ năm.
Chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu giá trị sx ngành CN..
- Góp phần giải quyết việc làm, nâng cao mức sống cho người lao động.
+ Có tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế khác:
 Tác động toàn diện đối với tát cả các ngành kt về quy mô sx, khoa học công nghệ và chất lượng sản phẩm.
+ Năm nhà máy điện có công suất lớn nhất đã hoạt động ở nước ta hiện nay:
STT
Nhà máy
Công suất(MW)
Địa điểm.
1
Nhiệt điện Phú Mỹ
4164
Bà Ria- V.Tàu
2
Thủy điện Hòa Bình
1920
S. Đà(Hòa Bình)
3
Nhiệt điện Cà Mau
1500
Cà Mau
4
Nhiệt điện Phả Lại
1040
Hải Dương
5
Thủy điện Yaly
720
S. Xê xan(Gia Lai)
*Nước ta có những điều kiện thuận lợi nào để phát triển ngành công nghiệp điện lực?
- Nguồn năng lượng: 
+ Tiềm năng thuỷ điện nước ta rất lớn. Về lí thuyết công suất có thể đạt khoảng 30 triệu kw với sản lượng từ 260-270 tỉ kwh. Tiềm năng này tập trung chủ yếu trên hệ thống sông Hồng ( 37%) và hệ thống sông Đông Nai (19%).
+Nguồn than khá phong phú: gồm than đá (antraxít), than nâu, than bùn... có trữ lượng trên 3tỉ tấn, cho nhiệt lượng cao (7000-8000 calo/kg), dễ khai thác tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh.+ Dầu khí tập trung ở các bể tầm tích chứa dầu ngoài thềm lục địa trữ lượng 3 đén 4 tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ m3 khí. Hai bể trầm tích có triển vọng nhất về trữ lượng và khả năng khai thác là bể Cửu Long và bể Nam Côn Sơn. + Các nguồn năng lượng khác ( gió, thuỷ triều, năng lượng Mặt trời...) cũng rất lớn.- Thị trường tiêu thụ: nhu cầu cho sx và sinh hoạt ngày càng tăng.
- Chính sách nhà nước: được xếp là ngành CN trọng điểm, được đầu tư ưu tiên PT...
c.Tại sao công nghiệp điện lực phải đi trước một bước?
- Vì: Đây là ngành thuộc kết cấu hạ tầng, tạo nền tảng cho sự PT của các ngành KT khác.
- Nhu cầu về điện trong sx và sinh hoạt trong những năm tới của nước ta rất lớn, và ngày càng tăng.
 ----------------------------------------------
 Chủ đề 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ
Câu 42) Hãy phân tích khả năng và hiện trạng phát triển cây công nghiệp và cây đặc sản trong vùng?
*Khả năng phát triển:
-Phần lớn là đất feralít trên đá phiến, đá vôi; đất phù sa cổ ở trung du
-Khí hậu nhiệt đới, ẩm, gió mùa, có mùa đông lạnh: Đông Bắc do ảnh hưởng gió mùa ĐB nên có mùa đông lạnh nhất nước ta, Tây Bắc lạnh do nền địa hình cao.
àthuận lợi phát triển cây có nguồn gốc cận nhiệt & ôn đới.
-Người dân có kinh nghiệm trồng và chăm sóc các loại cây.
*Hiện trạng phát triển:
-Chè: là vùng chuyên canh lớn nhất nước ta, chiếm 60% diện tích & sản lượng cả nước, nổi tiếng ở Phú Thọ, Thái Nguyên, Hà Giang, Yên Bái.
-Cây dược liệu: quế, tam thất, hồi, đỗ trọng& cây ăn quả: mận, đào, lêtrồng ở Cao Bằng, Lạng Sơn, dãy Hoàng Liên Sơn.
-Ở Sapa trồng rau vụ đông & sản xuất hạt giống quanh năm.
*Khó khăn: thời tiết thất thường, thiếu nước vào mùa đông ở Tây Bắc, cơ sở chế biến chưa cân xứng thế mạnh của vùng, khả năng mở rộng diện tích & nâng cao năng suất còn rất lớn. Tuy nhiên, việc phát triển cây công nghiệp, cây đặc sản cho phép phát triển nền nông nghiệp hàng hoá đem lại hiệu quả cao, hạn chế nạn du canh, du cư.
Câu 43) T.sao việc p.triển CSHT, GTVT sẽ tạo ra bước ngoặt quan trọng trong h.thành c.cấu k.tế của vùng Bắc Trung Bộ?
- BTB là vùng giàu TNTN có điều kiện thuận lợi phát triển KT-XH. Tuy nhiên do hạn chế về điều kiện kỹ thuật lạc hậu, thiếu năng lượng, GTVT chậm phát triển.
- Phát triển cơ sở hạ tầng, GTVT góp phần nâng cao vị trí cầu nối của vùng, giữa khu vực phía Bắc và phía Nam theo hệ thống QL 1 và đường sắt Thống Nhất.
- Phát triển các tuyến đường ngang, và đường Hồ Chí Minh giúp khai thác tiềm năng và thúc đẩy sự phát triển kinh tế khu vực phía Tây, tạo ra sự phân công lao động hoàn chỉnh hơn.
- P.triển hệ thống cảng biển, sân bay tạo đ.kiên thu hút đầu tư, hình thành các khu c.nghiệp, khu chế xuất
Do đó phát triển cơ sở hạ tầng GTVT sẽ góp phần tăng cường mối giao lưu, quan hệ kinh tế, mở rộng hợp tác phát triển KT-XH.
Câu 44) Hãy p.tích các nguồn tài nguyên để p.triển c.nghiệp, hiện trạng p.triển và p.bố c.nghiệp trong vùng?
a/ Các nguồn TNTN:-Có nhiều loại khoáng sản: VLXD, cát làm thủy tinh ở Khánh Hòa, vàng ở Bồng Miêu, than ở Nông Sơn, dầu khí đã được ở thềm lục địa cực NTB.
-Tiềm năng thủy điện có thế xây dựng các nhà máy công suất trung bình và nhỏ.
-Có nhiều nguyên liệu từ nông, lâm, thuỷ sản tạo điều kiện phát triển CN chế biến.
-CSHT: có đường sắt Bắc-Nam, quốc lộ 1 chạy dọc từ Bắc tới Nam, 1 số cảng biển, sân bay quan trọng
-Nguồn nhân lực khá dồi dào.
-Sự quan tâm đầu tư của Nhà nước.
b/ Hiện trạng phát triển và phân bố:- Hình thành các trung tâm công nghiệp trong vùng, lớn nhất là Đà Nẵng, tiếp đến là Dung Quất, Nha Trang, Quy Nhơn, Phan Thiết à công nghiệp chủ yếu là cơ khí, chế biến nông-lâm-thuỷ sản, sản xuất hàng tiêu dùng, VLXD, hóa dầu.
- Bước đầu thu hút đầu tư nước ngoài vào hình thành các khu công nghiệp tập trung và khu chế xuất.
*Hạn chế: cơ sở năng lượng chưa đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp mặc dù đang được giải quyết như: sử dụng điện từ đường dây 500 kv, xây dựng một số nhà máy thuỷ điện quy mô trung bình: thuỷ điện sông Hinh (Phú Yên), Hàm Thuận-Đa Mi (Bình Thuận), Vĩnh Sơn (Bình Định), A Vương (Quảng Nam), dự kiến xây dựng nhà máy điện nguyên tử đầu tiên ở nước ta tại vùng này.
-Với việc hình thành vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, nhất là Khu kinh tế mở Chu Lai, Khu kinh tế Dung Quất, Nhơn Hội góp phần thúc đẩy công nghiệp của vùng ngày càng phát triển.
 Câu 45) T.sao việc t.cường CSHT, GTVT có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong h.thành cơ cấu k.tế của vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ?
-QL 1, đường sắt Bắc-Nam được nâng cấp, hiện đại hoá làm tăng khả năng vận chuyển Bắc-Nam.
-Giao thông Đông-Tây góp phần giao thương các nước láng giềng kể cả lên Tây Nguyên.
-Một số cảng nước sâu đang được xây dựng: Dung Quất, Đà Nẵng
-Hệ thống sân bay được khôi phục, hiện đại: Đà Nẵng, Nha Trang
Việc đẩy phát triển CSHT GTVT đang tạo ra những thay đổi lớn trong sự phát triển KT-XH của vùng:
-Cho phép khai thác có hiệu quả TNTN để hình thành cơ cấu kinh tế của vùng.
-Thúc đẩy các mối liên hệ kinh tế trong và ngoài nước.
-Cho phép khai thác các thế mạnh về kinh tế biển, tạo điều kiện thu hút đầu tư, hình thành các khu công nghiệp, khu kinh tế mở
Câu 46) Hãy trình bày các điều kiện đối với sự phát triển cây cà phê ở Tây Nguyên. Nêu các khu vực chuyên canh cà phê và các biện pháp để có thể phát triển ổn định cây cà phê ở vùng này.
*ĐK phát triển cây cafe:
a/ Thuận lợi:-Đất đỏ badan, chiếm 2/3 diệc tích đất đỏ badan cả nước, giàu dinh dưỡng, có tầng phong hoá sâu, phân bố tập trung với mặt

File đính kèm:

  • doccac_cau_hoi_dia_li_12_hay_20150726_042615.doc