Bồi dưỡng thường xuyên - Module THCS 3: Giáo dục học sinh trung học cơ sở - Nguyễn Thanh Bình
4. Rối loạn hành vi xã hội của học sinh cá biệt
Thuật ngữ “rối loạn hành vi xã hội” đã được biết đến từ lâu trong tâm lí học. Có nhiều mức độ rối loạn hành vi xã hội. Những biểu hiện sau có ở
các mức độ rối loạn khác nhau: - Dửng dưng trước tình cảm của người xung quanh. - Coi thường các chuẩn mực cũng như các nghĩa vụ xã hội. - Hung tợn, có thể dùng vũ lực. - Không có khả năng cảm nhận tội lỗi và không thể rút ra những bài học
có ích từ kinh nghiệm sống, ngay cả sau những lần bị phạt do phạm lỗi. - Có năng khiếu trong việc kết tội những người xung quanh hoặc biện hộ
cho những hành động đi ngược lại chuẩn mực xã hội của mình.
Những trẻ được chẩn đoán là bị “rối loạn hành vi?có những đặc điểm sau: - Côn đồ. Rất thích đánh nhau. - Hung hãn, tàn bạo với mọi người và với súc vật. - Phá hoại mọi tài sản sở hữu - Ăn cắp ăn trộm. Đốt phá. - Bỏ học. Bỏ nhà đi “bụi”. - Rất hay lên cơn thịnh nộ, giận dữ. - Hay khiêu khích, châm chọcmọi người xung quanh - Thường xuyên và công khai không chịu nghe lời. * Các nhà nghiên cứu phân loại các rối loạn hành vi thành ba nhóm, gồm: - Nhôm rối loạn hành vi được giới hạn bởi những điều kiện gia đình, như:
quậy phá, chống đối, khiêu khích, châm chọc, ăn cắp, phá phách trong phạm vi gia đình, thể hiện trong mối quan hệ với những người thân ở gia đình.
File đính kèm:
- Module THCS 3.pdf