Bồi dưỡng thường xuyên - Module THCS 2: Đặc điểm học tập của học sinh trung học cơ sở - Nguyễn Kế Hào

- Nghề dạy học được chuyển giao từ thế hệ trước sang thế hệ sau, từ người

này sang người khác. Từ xa xưa đã hình thành các DJ sở đào tạo GV- người làm nghề dạy học, đó là trường sư phạm và các khoangphạm trong các trường cao đẳng đại học đa ngành. Được đào tạo qua trường sư phạm, GV dạy môn học cụ thể nào đó ở bất cứ trường lớp nào trên phạm vi cả nước đều diễn ra theo bài bản, về cơ bản, giống nhau về chương trình, phương pháp, phương thức, đặc biệt là về nghiệp vụ sư phạm. Chính vì lẽ đó mà Nhà nước có quy định bắt buộc đối với những người làm nghề dạy học là ngoài trình độ chuyên môn cần phải có nghiệp vụ sư phạm. Ví dụ, những cử nhân toán học, sinh học.

các cơ sở ngoài sư phạm (Đại học Tổng hợp, Bách khoa.) nếu muốn làm nghề dạy học thì cần học bổ sung về nghiệp vụsư phạm để có chứng chỉ sư phạm. Đối với GV tiêu học thì cần thiết phải được đào tạo chuyên khoasư phạm tiểu học. Theo truyền thống, dạy học chưa được coi là một công nghệ nhưng là nghề đã được thể hiện như một công nghệ theo ba tiêu chí nêu trên, theo đó cũng có thể hiểu là công nghệ dạy học, công nghệ này hướng chủ yếu vào GV- đó là công nghệ dạy học theo 5 bước lên lớp với lôgic hình thức khá chặt chẽ, đó là các bước lên lớp: ổn định tổ chức; kiểm tra bài cũ: giảng bài mới; củng cố bài; ra bài tập về nhà. Trong quá trình đổi mới hiện nay, việc dạy học được hướng chủ yếu vào HS, coi HS là nhân vật trung tâm. Việc GV tổ chức cho HS học tập với những điều kiện cần thiết có thể coi là công nghệ dạy học mới và có thể hình dung qua bảng 1.

 

pdf48 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 627 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên - Module THCS 2: Đặc điểm học tập của học sinh trung học cơ sở - Nguyễn Kế Hào, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

File đính kèm:

  • pdfModule THCS 2.pdf
Giáo án liên quan