Bồi dưỡng học sinh giỏi Vật lý 6, 7 - Chuyên đề II: Lực- Trọng lực- khối lượng riêng- trọng lượng riêng

BT13 ( Bài 1.79/ Sách 500 BTVL THCS/tr. 24)

Một thỏi hợp kim vàng- bạc có khối lượng 450g và thể tích 30cm3. Giả thiết rằng không có sự thay đổi thể tích khi tạo thành hợp kim của các chất.

 Hãy xác định khối lượng vàng và bạc có trong hợp kim.

Cho biết: KLR của vàng là 19,3g/cm3

 KLR của bạc là 10,5g/cm3. Đs: 296,08g; 153,92g

BT14. ( Đề thi HSG vật lý 6/ năm học 2008-2009 của Huyện Tam Đảo )

Một mẩu hợp kim thiếc và chì có khối lượng 664g và KLR D= 8,3g/cm3. Hãy xác định khối lượng thiếc và chì có trong hợp kim đó. Biết rằng KLR của thiếc là D1= 7.300kg/m3 và KLR của chì là D2= 11.300kg/m3. Coi rằng thể tích của hợp kim bằng tổng thể tích của thiếc và chì.

 Đs: 438g; 226g

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 6358 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bồi dưỡng học sinh giỏi Vật lý 6, 7 - Chuyên đề II: Lực- Trọng lực- khối lượng riêng- trọng lượng riêng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ II: LỰC- TRỌNG LỰC- KHỐI LƯỢNG RIÊNG- TRỌNG LƯỢNG RIÊNG
---- ĐỀ SỐ 05 ----
BT1
Hãy tính thể tích V; khối lượng m; KLR D của một vật rắn biết rằng khi thả nó vào một bình đầy nước thì khối lượng của cả bình tăng thêm là m1= 21,75gam. Còn khi thả nó vào một bình đầy dầu thì khối lượng của cả bình tăng thêm là m2= 51,75gam. ( Trong cả hai trường hợp thì vật chìm hoàn toàn). Cho biết KLR của nước là D1= 1g/cm3 và của dầu là D2= 0,9g/cm3. 
	Đs: 300cm3; 321,75g; 1,07g/cm3
BT2. Nếu dùng một cái chai đựng đầy nước thì khối lượng nước trong chai là 21,5kg. Hỏi nếu dùng cái chai này để đựng đầy thủy ngân thì khối lượng của thủy ngân trong chai là bao nhiêu. Biết KLR của nước và của thủy ngân lần lượt là 1000kg/m3 và 13600kg/m3.	Đs: 292,4 kg
BT3.
Người ta thả một vật không thấm nước vào trong bình chia độ thì thấy phần chìm chiếm thể tích của vật. Hỏi thể tích của vật bằng bao nhiêu? Biết mực nước trong bình khi chưa thả vật và khi đã thả vật ở các vạch tương ứng là 100cm3 và 160cm3.	Đs: 80cm3
BT4.
Một bình có dung tích 4 lít chứa đầy nước và dầu. Tính khối lượng của cả bình nước và dầu. Biết khối của bình là 1,2kg; KLR của nước là 1000kg/m3; của dầu là 800kg/m3 trong các trường hợp sau:
Thể tích của dầu bằng thể tích của nước.	Đs: 4,8 kg
Khối lượng dầu bằng khối lượng của nước	Đs: 4,76kg
BT5 ( Bài 5/ Sách BT VLNC 6/ tr.27)
Tính khối lượng của một nửa lít dầu hỏa ( KLR là 0,78g/cm3); của một nửa lít nước (1g/cm3) và của một nửa lít rượu ( KLR là 1,26g/cm3).
Liệu có thể đổ 0,5kg của một trong những chất lỏng trên vào một bình có thể tích 500cm3 được không? Vì sao?	Đs: 390g; 500g; 630. Chỉ có nước và rượu là đổ được
BT6 (Bài 12/ Sách BT VLNC 6/ tr. 29)
Một quả cầu bằng thủy tinh có đường kính 10cm; có khối lượng 375g. Biết rằng KLR của thủy tinh này là 2,5g/cm3 và thể tích của vật hình cầu được xác định theo công thức: V= ( với R là bán kính của vật hình cầu).
Em có thể nói rằng quả cầu này là rỗng hay đặc được không? Vì sao?
Nếu quả cầu này là rỗng thì hãy tính thể tích của phần rỗng đó?	Đs: rỗng; Vrỗng= 373,3cm3
BT7 (Bài 13/ Sách BT VLNC 6/ tr. 29)
Hai quả cầu có khối lượng và kích thước bằng nhau. Một quả làm bằng thiếc; một quả làm bằng nhôm.
	Em hãy cho biét quả nào đặc và quả nào rỗng . Vì sao? 
Biết KLR của thiếc là 7300kg/m3 ; KLR của nhôm là 2700kg/m3.	
Đs: quả cầu nhôm đặc; thiếc rỗng
BT8. (Bài 45/ Sách 121 BTVL nâng cao 7 cũ/ tr. 47)
Một thỏi sắt và một thỏi nhôm có cùng khối lượng là 400g. Hỏi thể tích của thỏi nhôm gấp mấy lần thể tích của thỏi sắt . Biết KLR của nhôm là 2,7g/cm3 và của sắt là 7,8g/cm3
	Đs: 2,9 lần
BT9 ( Bài 48/ Sách 121 BTVL nâng cao 7 cũ/ tr.48)
Quả cân mẫu đặt tại viện đo lường quốc tế ở Pháp là một vật hình trụ có đáy là hình tròn đường kính 39mm và chiều cao 39mm. Tìm KLR của chất làm quả cân mẫu này biết rằng quả cân mẫu này có khối lượng 1 kg.	Đs: 21475,2 kg/m3
BT 10. ( Bài 1.2.5/ Sách Giải BTVL THCS/tr.25)
Một thỏi hợp kim có thể tích 1dm3 và khối lượng 9,85 kg tạo bởi bạc và nhôm. Xác định khối lượng của bạc và nhôm có trong hợp kim đó. Biết rằng KLR của bạc là 10500kg/m3 và KLR của nhôm là 2700kg/m3.	Đs: Khối lượng nhôm: 0,225kg
 	 Khối lượng bạc 9,625kg
BT11 ( Bài 18/ Sách BTVL THCS/ tr.30)
Người ta cần chế tạo một hợp kim có KLR 5000kg/m3 bằng cách pha trộn 2kg đồng có KLR 9000kg/m3 với nhôm có KLR 2600kg/m3.
	Tìm khối lượng nhôm cần dùng.	Đs: 0,96 kg
BT12 ( Bài 47/ Sách 121 BTVL nâng cao 7 cũ/ tr. 48)
Tìm khối lượng thiếc cần dùng để pha trộn với 1 kg bạc để được một hợp kim có KLR 10.000kg/m3. Biết KLR của bạc là 10,5g/cm3 và của thiếc là 7,1g/cm3.	Đs: 0,12 kg
BT13 ( Bài 1.79/ Sách 500 BTVL THCS/tr. 24)
Một thỏi hợp kim vàng- bạc có khối lượng 450g và thể tích 30cm3. Giả thiết rằng không có sự thay đổi thể tích khi tạo thành hợp kim của các chất.
	Hãy xác định khối lượng vàng và bạc có trong hợp kim.
Cho biết: KLR của vàng là 19,3g/cm3
	 KLR của bạc là 10,5g/cm3.	Đs: 296,08g; 153,92g
BT14. ( Đề thi HSG vật lý 6/ năm học 2008-2009 của Huyện Tam Đảo )
Một mẩu hợp kim thiếc và chì có khối lượng 664g và KLR D= 8,3g/cm3. Hãy xác định khối lượng thiếc và chì có trong hợp kim đó. Biết rằng KLR của thiếc là D1= 7.300kg/m3 và KLR của chì là D2= 11.300kg/m3. Coi rằng thể tích của hợp kim bằng tổng thể tích của thiếc và chì.
	Đs: 438g; 226g
BT15 ( Bài 1.78/ Sách 500 BTVL THCS/ tr.23)
Một hợp kim nhẹ gồm 60% nhôm và 40% magiê theo khối lượng. 
	Tìm KLR của hợp kim biết rằng KLR của nhôm là D1= 2700kg/m3 và KLR của magiê là D2= 1740 kg/m3. 	Đs: 2211,9 kg/m3
BT16 ( Bài 1.81/ Sách 500 BTVL THCS/ tr. 24)
Đổ 0,5 lít rượu vào 1 lít nước rồi trộn đều ta thấy thể tích của hỗn hợp giảm đi 0,4% thể tích tổng cộng của các chất thành phần. 
	Hãy tính KLR của hỗn hợp biết KLR của rượu và nước lần lượt là D1= 0,8g/cm3; D2= 1g/cm3.
	Đs: 0,94g/cm3
BT17 ( Đề thi HSG Vật Lý 7/ Huyện Tam Đảo 2011)
Người ta hòa vào trong 1 lít nước 50g muối. Em hãy tính KLR của dung dịch nước muối nói trên?
Biết KLR của nước là D= 1000kg/m3 và xem như thể tích của 50g muối nhỏ không đáng kể
	Đs: 1050kg/m3

File đính kèm:

  • docBoi duong HSG VL6 de 05moi.doc