Bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn 9

 Đối với mỗi dạng đề các bạn cần lập ra một dàn bài. Tuy mất thời gian nhưng điều này sẽ giúp bạn lường hết mọi tình huống đề có thể bắt gặp và không phải lúng túng khi làm bài .

 * Với đề phân tích nhân vật, bao giờ các bạn cũng phải vạch cho mình hai ý chính nhất: ngoại hình và tính cách. Bên cạnh đó một số yếu tố như: ngôn ngữ, hành động, cử chỉ, nội tâm mối quan hệ với xã hội với các nhân vật khác. Tất cả các yếu tố này tựu trung lại cũng bổ trợ và làm bật lên tính cách của nhân vật. Song song với phân tích nội dung, các bạn cần lưu ý và nhấn mạnh đến các thủ pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật.

 + Hầu hết các nhân vật trong tác phẩm văn học thường mang tính hình tượng, đại diện cho một tầng lớp, một thế hệ nên sau quá trình phân tích ngoại hình và tính cách các bạn cần rút ra được thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm qua tác phẩm đó( Khái quát bình diện văn học).

 

doc27 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 15946 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn 9, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rọng và cần thiết như ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết. Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên?
- Suy nghĩ của anh (chị) về câu nói: “Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”. (Nguyễn Bá Học)
- Phải chăng bạn là người đến với ta khi mọi người đã bỏ ta đi?
- “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống. (Lép Tôn-xtôi)Anh (chị) hãy nêu suy nghĩ về vai trò của lí tưởng nói chung và trình bày lí tưởng riêng của mình.
- Phải chăng Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là bạn để cho tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống.? (Noóc-man Ku-sin, theo Những vòng tay âu yếm NXB Trẻ, 2003).
- Tiền tài và hạnh phúc.
- “Có ba điều làm hỏng một con người: rượu, tính kiêu ngạo và sự giận dữ. 
Anh, chị suy nghĩ như thế nào về ý kiến đó?
3.2 Dạng nghị luận về một hiện tượng đời sống
3.2.1.Đề tài: 
Những hiện tượng tốt hoặc chưa tốt cần được nhìn nhận thêm. Ví dụ :
-Chấp hành luật giao thông.
-Hiến máu nhân đạo
-Nạn bạo hành trong gia đình
-Phong trào thanh niên tiếp sức mùa thi
-Cuộc vận động giúp đỡ đồng bào hoạn nạn
-Cuộc đấu tranh chống nạn phá rừng
-Những tấm gương người tốt việc tốt
-Nhiều bạn trẻ quên nói lời xin lỗi khi mắc lỗi
-Nhiều bạn trẻ quên nói lời cảm ơn khi được giúp đỡ
*Lưu ý:
- Nên quy thành từng cụm đề tài nhỏ như dạng bài NLVMTT, ĐL để dễ nhận diện: 
-Về nhận thức (lí tưởng, mục đích sống, mục đích học tập...).
-Về tâm hồn, tính cách (lòng yêu nước, lòng nhân ái, lòng vị tha, lòng bao dung, lòng độ lượng; tính trung thực, tính cương quyết, tính hoà nhã, tính khiêm tốn, tính ích kỉ...).
-Về quan hệ gia đình (tình mẫu tử, tình anh em...).
-Về quan hệ xã hội (tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn...).
3.2.2.Về cấu trúc triển khai tổng quát:
-Nêu rõ hiện tượng.
-Nêu nguyên nhân. Phân tích các mặt đúng-sai, lợi-hại.
-Bày tỏ thái độ, ý kiến về hiện tượng xã hội đó.
-Nêu giải pháp
3.2.3.Một số đề tham khảo:
- Hiện nay, ở nước ta có nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong các thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp.
Anh (chị) hãy bày tỏ suy nghĩ về hiện tượng đó.
- Về hiện tượng ngày càng có nhiều người dời bỏ quê hương để đổ xô về các thành phố lớn.
- Về hiện tượng nhiều người trong lớp trẻ hôm nay lạnh nhạt với âm nhạc truyền thống.
3.3 Dạng nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học
3.3.1.Đề tài: 
Một vấn đề xã hội có ý nghĩa sâu sắc nào đó đặt ra trong tác phẩm văn học,(Vấn đề xã hội có ý nghĩa có thể lấy từ hai nguồn: tác phẩm văn học đã học trong chương trình hoặc một câu chuyện nhỏ, một văn bản văn học ngắn gọn mà HS chưa được học). 
3.3.2.Về cấu trúc triển khai tổng quát:
a/Phần một: Phân tích văn bản (hoặc nêu vắn tắt nội dung câu chuyện) để rút ra ý nghĩa của vấn đề (hoặc câu chuyện). 
b/Phần hai (trọng tâm): Nghị luận (phát biểu) về ý nghĩa của vấn đề xã hội rút ra từ tác phẩm văn học (câu chuyện).
3.3.3.Một số đề tham khảo 
- Suy nghĩ của anh (chị) từ ý nghĩa của câu chuyện Bến quê - Nguyễn Minh Châu.
- “Con cò mà đi ăn đêm,
 Đậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao.
 Ông ơi, ông vớt tôi nao!
 Tôi có lòng nào, ông hãy xáo măng.
 Có xáo thì xáo nước trong,
 Đừng xáo nước đục, đau lòng cò con
Từ bài ca dao, hãy bàn về vấn đề lẽ sống của con người Việt Nam.
4. Dàn bài	
4.1 Dạng nghị luận về một tư tưởng, đạo lí 
a) Mở bài- Giới thiệu vấn đề được đưa ra nghị luận.- Nêu luận đề: dẫn nguyên văn tư tưởng đạo lí hoặc nội dung bao trùm của vấn đề. - Giới hạn nội dung và thao tác nghị luận sẽ triển khai. b) Thân bài- Giải thích tư tưởng, đạo lí cần nghị luận (nêu các khía cạnh nội dung của tư tưởng, đạo lí này).- Phân tích, chứng minh, bình luận các khía cạnh ; bác bỏ, phê phán những sai lệch (nếu có).- Khẳng định chung, nêu ý nghĩa, liên hệ thực tế, rút ra bài học nhận thức và hành động. - Lấy dẫn chứng minh họa (ngắn gọn, tiêu biểu, dễ hiểu). c) Kết bàiTóm tắt các ý, nhấn mạnh luận đề đã nêu ở đầu bài nhằm chốt lại bài viết hoặc dẫn thơ, văn để mở rộng, gợi ý thêm cho người đọc về vấn đề đang bàn luận. * Lưu ý:- Muốn làm bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, trước hết hãy tìm hiểu sâu về tư tưởng, đạo lí được đem ra bàn bạc.- Tìm hiểu tư tưởng, đạo lí bằng cách phân tích, giải thích theo từng ý, từng vế của vấn đề được nêu.- Phát biểu nhận định, đánh giá của mình về tư tưởng, đạo lí đó.Nêu các luận cứ và phân tích các luận cứ để khẳng định nhận định, đánh giá của mình.  4.2 Dạng nghị luận về một hiện tượng đời sống
a) Cách viết mở bài - Phần mở bài của một bài nghị luận hiện tượng đời sống phải thể hiện được định hướng đánh giá và bàn luận đó thông qua những câu hỏi, hoặc những câu có tác dụng gợi suy nghĩ, trăn trở trong người đọc (người nghe). b) Cách viết thân bài
-Nêu rõ hiện tượng.
-Nêu nguyên nhân. Phân tích các mặt đúng-sai, lợi-hại.
-Bày tỏ thái độ, ý kiến về hiện tượng xã hội đó.
- Khi nêu ra và bảo vệ quan điểm của riêng mình, người bình luận có thể đứng hẳn về một phía, ủng hộ phía mình cho là đúng và phê phán phía mà mình chắc chắn là sai. Người bình luận cũng có thể kết hợp những phần đúng và loại bỏ phần còn hạn chế của mỗi phía để đi tới một sự đánh giá mà mình tin là thực sự hợp lí, công bằng. Và cũng không loại trừ khả năng người bình luận đưa ra một cách đánh giá khác biệt của riêng mình, sau khi đã phân tích các quan điểm ý kiến khác nhau về đề tài cần bình luận. Việc lựa chọn cách làm nào trong cách kể trên cũng hoàn toàn chỉ xuất phát từ một và chỉ một cơ sở duy nhất - cơ sở chân lí. Và sau khi đã lựa chọn được một cách thức phù hợp với chân lí (lẽ phải) rồi thì nhiệm vụ của người bình luận là thuyết phục người nghe (người đọc) đặt niềm tin vào sự đánh giá của mình, như chính mình đã từng có niềm tin như thế. - Khi tiếp tục luận bàn sâu rộng hơn, người làm văn có thể đề cập tới thái độ, hành động, cách giải quyết cần có trước hiện tượng vừa được nhận xét, đánh giá, cũng có thể bày tỏ những cảm nhận, suy nghĩ mà mình đã rút ra khi liên hệ với thời đại, hoàn cảnh sống, lứa tuổi của mình và của người đang lắng nghe mình bình luận. Sự bàn luận còn có thể đạt tới tầm vóc lớn hơn, có giá trị cao hơn nếu người bình luận có thể mở ra những ý nghĩa sâu rộng, sâu sắc và bất ngờ nữa từ hiện tượng đời sống mà mình đang bình luận. c)Cách viết kết bài- Phần kết bài phải đóng được bài văn lại bằng một khẳng định chắc chắn, không thể nào bác bỏ.- ở một bài nghị luận hay, phần kết không chỉ làm một nhiệm vụ duy nhất là chốt lại bài văn. Một phần kết chỉ thật hay khi nó còn mở ra được một phạm vi rộng lớn hơn cho những suy ngẫm, những điều cần bàn luận tiếp.II. Kiểu bài Nghị luận về một tác phẩm văn học1. Phân loại:
 Kiểu bài văn nghị luận về một tác phẩm văn học được chia làm hai loại nhỏ: nghị luận về tác phẩm truyện( đoạn trích) và nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
2. Khái niệm
- Nghị luận về tác phẩm truyện( Hoặc đoạn trích) là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật một tác phẩm cụ thể.
- Nghị luận về đoạn thơ hoặc bài thơ là trình bày những nhận xét đánh giá của mình về nội dung hay nghệ thuật của đoạn thơ hay bài thơ ấy.
3. Một số thao tác cần lưu ý khi làm bài thuộc kiểu Nghị luận một tác phẩm văn học.- Bước 1: Nắm chắc nội dung toàn tác phẩm Để biết mình đã nắm chắc tác phẩm hay chưa, bạn hãy trả lời các câu hỏi sau. Tác phẩm này do ai sáng tác? Trong hoàn cảnh nào? Đề tài và chủ đề của tác phẩm? Bạn có thể tóm tắt nội dung của tác phẩm đó chưa (đối với tác phẩm văn xuôi)? Đối với tác phẩm thơ thì không chỉ nắm nội dung toàn tác phẩm bạn còn phải học thuộc lòng những phần nội dung nằm trong chương trình học. Các thủ pháp nghệ thuật chủ đạo trong tác phẩm này là gì? v.v- Bước 2: trước một đề bài cần xem xét các dạng đề đối với tác phẩm đó (dạng đề ở đây được hiểu là về thể loại và nội dung)VD: Với tác phẩm Lão Hạc chúng ta có thể gắt gặp các dạng đề nghị luận về: các nhân vật trong tác phẩm (Lão Hạc), giá trị hiện thực và nhân đạo trong tác phẩm, nghệ thuật miêu tả tâm lý và khắc họa nhân vật, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện...Ở mỗi dạng đề cần ddingj hướng được những ý chính.- Bước 3: Lập dàn bài chi tiết cho từng dạng đề ở mỗi tác phẩm Đối với mỗi dạng đề các bạn cần lập ra một dàn bài. Tuy mất thời gian nhưng điều này sẽ giúp bạn lường hết mọi tình huống đề có thể bắt gặp và không phải lúng túng khi làm bài . * Với đề phân tích nhân vật, bao giờ các bạn cũng phải vạch cho mình hai ý chính nhất: ngoại hình và tính cách. Bên cạnh đó một số yếu tố như: ngôn ngữ, hành động, cử chỉ, nội tâm mối quan hệ với xã hội với các nhân vật khác. Tất cả các yếu tố này tựu trung lại cũng bổ trợ và làm bật lên tính cách của nhân vật. Song song với phân tích nội dung, các bạn cần lưu ý và nhấn mạnh đến các thủ pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật. + Hầu hết các nhân vật trong tác phẩm văn học thường mang tính hình tượng, đại diện cho một tầng lớp, một thế hệ nên sau quá trình phân tích ngoại hình và tính cách các bạn cần rút ra được thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm qua tác phẩm đó( Khái quát bình diện văn học). + Trong mỗi ý lớn như vậy sẽ có thêm nhiều ý nhỏ hơn, bạn hãy dùng một mũi tên cho một ý để sơ đồ hóa dàn bài của mình. Và ở mỗi ý nhỏ, các bạn cần tìm ra những dẫn chứng phù hợp minh chứng cho những đặc điểm đó. Dẫn chứng chính là những đoạn trích trong tác phẩm, bạn cần học thuộc một số câu văn tiêu biểu để minh chứng cho những ý kiến đánh giá của mình trong bài viết. Qua phân tích những dẫn chứng đó nhân vật của bạn sẽ hiện lên với đầy đủ tính cách, chân thực và sống động. * Đối với dạng đề tổng hợp nghị luận về một vấn đề văn học (VD: giá trị nhân đạo trong các tác phẩm của Nam Cao), chúng ta cần đi từ vấn đề bao quát nhất: + Nhân đạo: Nhân đạo là gì? + Biểu hiện của tinh thần nhân đạo: Yêu thương con người, cảm thông sâu sắc với những nỗi đau của con người, thông cảm với hoàn cảnh sống của nhân vật (nhiều khi tinh thần nhân đạo được phản ánh ngay trong những giá trị hiện thực), hướng con người một cuộc sống tốt đẹp hơn ...đều là những biểu hiện của tinh thần nhân đạo. + Tinh thần nhân đạo trong tác phẩm của Nam Cao: Khái quát về các tác phẩm của Nam Cao, các đề tài chính (đời sống của người nông dân và trí thức nghèo) Tinh thần nhân đạo thể hiện trong tác phẩm của Nam Cao như thế nào? bằng những hình ảnh gì? trong tác phẩm nào? Vấn đề tác giả đặt ra trong tác phẩm là gì?........ Giá trị nhân đạo biểu hiện trong tác phẩm của Nam Cao có gì khác so với các nhà văn khác ở các tác phẩm khác không? (có thể so sánh với các tác phẩm Vợ nhặt, Vợ chồng A Phủ) v.v Lần lượt, bạn tự đặt ra những câu hỏi và trả lời cho câu hỏi của chính mình. Điều này sẽ giúp bạn vạch được cho mình những ý chính thật đầy đủ. Sau khi có được những ý chính bạn mới triển khai các ý phụ. Thêm vào đó bạn có thể tham khảo các bài văn hay để bổ sung các ý cần thiết. Bằng cách sơ đồ hóa dàn bài bằng những gạch đầu dòng và mũi tên sẽ giúp bạn thấy rõ các ý mà mình định triển khai. Và như thế, việc sót ý là một điều hiếm khi xảy ra khi bạn làm bài.
	* Đối với dạng đề phân tích nội dung, nghệ thuật của tác phẩm cần làm nổi bật được nội dung nghệ thuật chính của truyện có phân tích chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực, căn cứ vào từng tác phẩm để có cách triển khai cụ thể. Cần liên hệ với các tác phẩm cùng đề tài cùng giai đoạn để người đọc người nghe sâu sắc hơn về tác phẩm đang nghị luận.
- Bước 4: Viết bài và sửa chữa
	+ Trong quá trình viết cần vận dụng đa dạng phong phú các phép lập luận. Chú ý sử dụng ngôn từ không chỉ đúng mà cần phải hay, biểu cảm ( Ví dụ: Tôi trở về thăm trường cũ. Có thể viết Tôi trở về thăm trường xưa. Nge như hay hơn và hoài niệm hơn)
	+ Khi viết chú ý vận dụng các phép liên kết để bài văn được lô gic chặt chẽ, tự nhiên thuyết phục được người đọc người nghe..... Đặc biệt khi nghị luận một bài thơ hoặc đoạn thơ có khác với nghị luận tác phẩm truyện ở chỗ: nếu nhưng những xét đánh giá về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm truyện phải xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, tính cách, số phận của nhân vật, cách tạo dựng tình huống truyện, cách xây dựng nhân vật.... thì những đánh giá về nội dung, nhệ thuật của bài thơ, đoạn thơ lại được thể hiện qua ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, các bút pháp nghệ thuật, cách ngắt nhịp.....Khi nghị luận một tác phẩm truyện có thể tách dời giữa những nhận xét về nội dung và nghệ thuật nhưng nghị luận thơ lại phải đi từ nghệ thuật đến nội dung...
 + Trong quá trìh triển khai các luận điểm, luận cứ cần thể hiện sự cảm thụ và ý kiến riêng của người viết về tác phẩm.
 + Viết xong cần đọc lại và sửa chữa bài kịp thời.
3. Dàn ý đại cương
	a. Nghị luận về tác phẩm truyện hay đoạn trích.
	- Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm( tùy theo yêu cầu cụ thể của đề bài) và nêu ý kiến đánh giá sư bộ của mình.
	- Thân bài: Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, có phân tích, chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực.
	- Kết bài: Nêu nhận định đánh giá chung của mình về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích).
 b. Nghị luận về đoạn thơ hoặc bài thơ
	- Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn thơ, bài thơ và bước đầu nêu nhận xét đánh giá của mình( Nếu là phân tích một đoạn thơ nên nêu rõ vị trí của đoạn thơ ấy trong tác phẩm và khái quát nội dung cảm xúc của nó).
 - Thân bài: Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dunh và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ.	
 - Kết bài: Khái quát giá trị ý nghĩa của đoạn thơ, bài
III. Những đề thi mang hơi thở cuộc sống 
 1. Một số thao tác cần lưu ý khi làm bài
+Bước 1: Hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
VD: Câu chuyện: “Ngọn gió và cây sồi”
- Ngọn gió: Hình ảnh tượng trưng cho những khó khăn, thử thách, những nghịch cảnh trong cuộc sống.
- Cây sồi: Hình ảnh tượng trưng cho lòng dũng cảm, dám đối đầu, không gục ngã trước hoàn cảnh
-Ý nghĩa câu chuyện: Trong cuộc sống con người cần có lòng dũng cảm, tự tin, nghị lực và bản lĩnh vững vàng trước những khó khăn, trở ngại của cuộc sống.
+Bước 2: Bài học giáo dục rút ra từ câu chuyện.
VD: - Cuộc sống luôn ẩn chứa muôn vàn trở ngại, khó khăn và thách thức nếu con người không có lòng dũng cảm, sự tự tin để đối mặt sẽ dễ đi đến thất bại (Một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gẫy các cành cây)
- Muốn thành công trong cuộc sống, con người phải có niềm tin vào bản thân, phải tôi luyện cho mình ý chí và khát vọng vươn lên để chiến thắng nghịch cảnh. (Tôi có những nhánh rễ vươn dài, bám sâu vào lòng đất. Đó chính là sức mạnh sâu thẳm nhất của tôi)
Lưu ý: Trong quá trình lập luận học sinh nên có dẫn chứng về những tấm gương dũng cảm, không gục ngã trước hoàn cảnh để cách lập luận thuyết phục hơn.
 +Bước 2: Bàn luận về bài học giáo dục của câu chuyện: 
+ Không nên tuyệt vọng, bi quan, chán nản trước hoàn cảnh mà phải luôn tự tin, bình tĩnh để tìm ra các giải pháp cần thiết nhằm vượt qua các khó khăn, thử thách của cuộc sống.
 + Biết tự rèn luyện, tu dưỡng bản thân để luôn có một bản lĩnh kiên cường trước hoàn cảnh và cũng phải biết lên án, phê phán những người có hành động và thái độ buông xuôi, thiếu nghị lực.
2. Đề bài tham khảo:
1. §Ò 1: Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) bày tỏ suy nghĩ
của anh/chị về hành động cứu người của học sinh Nguyễn Văn Nam từ thông tin sau:
Chiều 30-4-2013, bên bờ sông Lam, đoạn chảy qua xã Trung Sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An, Nguyễn Văn Nam, học sinh lớp 12T7 Trường THPT Đô Lương 1 nghe thấy tiếng kêu cứu có người đuối nước ở dưới sông, em liền chạy đến. Thấy một nhóm học sinh đang chới với dưới nước, Nam đã nhảy xuống, lần lượt cứu được ba học sinh lớp 9 và một học sinh lớp 6. Khi đẩy được em thứ năm vào bờ thì Nam đã kiệt sức và bị dòng nước cuốn trôi.
 (Theo Khánh Hoan, thanhnienonline, ngày 6-5-2013)
(Trích đề thi môn ngữ văn, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2013)
2. §Ò 2: Mùa hè này, những học trò nghèo của làng chài bãi ngang xã Phổ Châu, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi ngày nào cũng xuống biển bắt cua, sò, ốc... để kiếm vài ngàn ít ỏi nuôi mơ ước đến trường. Từng giọt mồ hôi non nớt sớm rơi trên gành đá, hòa vào lòng biển vì ước mong có được bộ sách, cái cặp cho năm học mới. Đồng hành với khát khao của con trẻ, những người mẹ nghèo của vùng đất này cũng nói với con: “Ăn khổ mấy má cũng chịu, miễn con có sách vở, quần áo mới tới trường là má vui rồi!”.
(Theo báo Thanh Niên ngày 18-6-2013, “Ôm ước mơ đi về phía biển”)
Hãy viết bài văn ngắn khoảng một trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em được gợi ra từ câu chuyện trên.
(Trích đề thi văn kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tại TP.HCM ngày 21-6-2013)
3. §Ò 3: “Ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa, nhưng mê muội thần tượng là một thảm họa”. Hãy viết một bài văn ngắn khoảng 600 từ trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.
(Trích đề thi môn ngữ văn khối D, kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2012)
4. §Ò 4: Nick Vujicic, người Úc, sinh năm 1982, đã phải đối diện với hoàn cảnh vô cùng nghiệt ngã từ khi mới chào đời. Tháng 5-2013, Nick đã đến Việt Nam. Mặc dù là một người không tay, không chân, anh trở thành một diễn giả nổi tiếng trên toàn thế giới. Bằng trái tim của mình, anh đã chạm đến trái tim của hàng triệu người. Hãy viết bài văn nghị luận bày tỏ suy nghĩ về những điều kỳ diệu của chàng trai đặc biệt này.
(Trích đề văn dự thi vào lớp 10 chuyên văn THPT của Hà Nội năm 2013)
5. §Ò 5: Trong loạt bài trên báo Tuổi Trẻ Cuối Tuần bàn về “thế hệ gấu bông” có hai hiện tượng:
1. Một cô bé 15 tuổi được mẹ chở đi đánh cầu lông. Xe hai mẹ con bị va quẹt, đồ đạc trên xe văng tung tóe. Người mẹ vội vàng gom nhặt, vài người đi đường cũng dừng lại phụ giúp, còn cô bé thờ ơ đứng nhìn. Đợi mẹ nhặt xong mọi thứ, cô bé leo lên xe và thản nhiên dặn: “Lát về mẹ nhớ mua cho con ly chè”.
2. Một cậu học sinh khi được hỏi về ca sĩ nổi tiếng mà cậu hâm mộ, cậu đã trả lời rất rành mạch về cách ăn mặc, sở thích của ca sĩ đó. Nhưng khi hỏi về sở thích, nghề nghiệp của cha mẹ cậu, cậu ấp úng mãi không trả lời được.
Là người con trong gia đình, em hãy trình bày suy nghĩ về hiện tượng trên qua một bài văn ngắn (khoảng một trang giấy thi)
KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Truyện “Chiếc lược ngà” xoay quanh một kỉ vật đơn sơ mà vô giá nối hai cuộc gặp gỡ với ba con người. Nhưng vang vọng suốt cả câu chuyện, suốt những quãng đời, suốt những cuộc đời ấy chỉ có một tiếng kêu, một tiếng kêu bình dị mà thiêng liêng bậc nhất của cõi đời này, ấy là tiếng … !
 (Chu Văn Sơn, Phân tích – bình giảng tác phẩm văn học)
Tiếng kêu bình dị mà thiêng liêng bậc nhất trong tác phẩm Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng được nhắc đến trong đoạn trích trên là gì? Tiêng kêu ấy thể hiện tâm trạng gì của nhân vật?
Câu 2 : (1 điểm)
Bạn trẻ trong hình bên đã dùng ngôn ngữ chat, ngôn ngữ tuổi teen, khi giao tiếp với người lớn. Theo em, bạn ấy đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Nguyên nhân dẫn đến sự vi phạm đó?
Câu 3: (3 điểm)
 Mùa hè này, những học trò nghèo của làng chài bãi ngang xã Phổ Châu, huyện Đức Phổ, tỉnhQuãng Ngãi, ngày nào cũng xuống biển bắt cua, sò, ốc … để kiếm vài ngàn ít ỏi nuôi mơ ước đến trường.Từng giọt mồ hôi “non nớt” sớm rơi trên gành đá, hòa vào lòng biển vì ước mong có được bộ sách, cái cặp… cho năm học mới. Đồng hành với khát khao của con trẻ, những người mẹ nghèo của vùng đất này cũng nói với con: “Ăn khổ mấy má cũng chịu, miễn con có sách vở, quần áo mới tới trường là má vui rồi!”
(Theo Báo Thanh niên ngày 18-6-2013, Ôm ước mơ đi về phía biển)
Hãy viết bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em được gợi ra từ câu chuyện trên.
Câu 4: (5 điểm)
Không có kính, rồi xe không có đèn, Mùa xuân người cầm súng
Không có mui xe, thùng xe có xước, Lộc giắt đầy trên lưng
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước: Mùa xuân người ra đồng
Chỉ cần trong xe có một trái tim. Lộc trải dài nương mạ
(Phạm Tiến Duật – Bài 

File đính kèm:

  • docchuyen de on hoc sinh gioi van 9 2014.doc