Bồi dưỡng giáo viên - Module TH 16: Một số kỹ thuật dạy học tích cực ở Tiểu học - Năm học 2015-2016
b.Câu hỏi mở:
Câu hỏi mở là dạng câu hỏi có thể có nhiều cách trả lời, khi đặt câu hỏi mở giáo viên tạo cơ hội cho học sinh chia sẻ ý kiến cá nhân, gợi mở và phát triển tư duy cho học sinh. Câu hỏi mở thường được sử dụng trong phần giới thiệu và phát triển bài.
* Một số loại câu hỏi mở:
- Câu hỏi lấy thông tin: Giúp học sinh có cái nhìn tổng quát hoặc đưa ra những băn khoăn về tình huống hiện tại.
VD: Khi nào ? Cái gì ? Cái nào ? Ở đâu ? Đến đâu ? Để làm gì ?
- Câu hỏi giả định: giúp học sinh suy nghĩ vượt khỏi khuôn khổ của tình huống hiện tại.
VD: Điều gì nếu ? Điều gì sẽ xảy ra nếu ? Hãy tưởng tượng ?
- Câu hỏi ý kiến: Được sử dụng để khai thác học sinh về một số chủ đề nào đó.
VD: Em nghĩ gì về điều này? Ý kiến của em về ? Em thấy như thế nào?
- Câu hỏi hành động: Giúp học sinh lập kế hoạch và triển khai các ý tưởng vào tình huấn thực tế.
VD: Em chuẩn bị làm gì? Khi nào em sẽ.?
* Đặc điểm của những câu hỏi mở tốt:
- Trung tính. Khi đặt câu hỏi GV thể hiện thái độ hoàn toàn trung tính, HS diễn đạt câu trả lời theo suy nghĩ chủ quan và sự hiểu biết của cá nhân.
- Ngắn gọn. Một câu hỏi mở tốt cần ngắn gọn và đơn giản, tránh vòng vo, khó hiểu hoặc giải thích quá nhiều, không đi thẳng vào vấn đề.
- Rõ ý hỏi. Cần biết rõ mục đích thì mới chọn từ hỏi chính xác, ý hỏi sẽ không rõ ràng nếu câu hỏi quá chung chung.
- Phù hợp. Câu hỏi phải phù hợp với nội dung chủ đề học tập, với hoàn cảnh, tâm lý, văn hoá, vốn từ, trình độ của người được hỏi; kích thích suy nghĩ của học sinh. Người giáo viên giỏi thường đưa ra câu hỏi mở phù hợp.
PHẦN III BỒI DƯỠNG CÁC MODUL TỪ TH16, TH18, TH18, TH19, TH19 1.Nội dung bồi dưỡng: MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC Ở TIỂU HỌC (TH 16) 2.Thời gian bồi dưỡng: tháng 1 năm học 2015 – 2016 3.Hình thức bồi dưỡng: Tự học 4.Kết quả đạt được: A.Kỹ thuật đặt câu hỏi: Trong dạy học hệ thống câu hỏi của giáo viên có vai trò quan trọng, là một trong những yếu tố quyết định chất lượng lĩnh hội kiến thức của học sinh. Thay cho việc thuyết trình, đọc, chép, nhồi nhét kiến thức, giáo viên chuẩn bị hệ thống câu hỏi để học sinh suy nghĩ phát hiện kiến thức, phát triển nội dung bài học, đồng thời khuyến khích học sinh động não tham gia thảo luận xung quanh những ý tưởng/ nội dung trọng tâm của bài học theo trật tự logic. Hệ thống câu hỏi còn nhằm định hướng, dẫn dắt cho học sinh từng bước phát hiện ra bản chất sự vật, quy luật của hiện tượng, kích thích tính tích cực, tìm tòi, sự ham hiểu biết. GV có kỹ năng đặt câu hỏi tốt thì HS học tập tích cực hơn, việc giảng dạy dễ thành công hơn. Trong quá trình đàm thoại, giáo viên là người tổ chức, học sinh chủ động tìm tòi, sáng tạo, phát hiện kiến thức mới. Đồng thời qua đó học sinh có được niềm vui hứng thú của người khám phá và tự tin khi thấy trong kết luận của thầy (cô) có phần đóng góp ý kiến của mình. Kết quả là học sinh vừa lĩnh hội được kiến thức mới đồng thời biết được cách thức đi đến kiến thức đó, trưởng thành thêm một bước về trình độ tư duy. Việc thiết kế hệ thống câu hỏi theo các cấp độ tư duy như vậy rõ ràng mất nhiều thời gian hơn là thuyết trình giảng giải, nhưng nó có tác dụng khắc sâu kiến thức và phát triển tư duy của học sinh. B.Các dạng câu hỏi a.Câu hỏi đóng: Câu hỏi đóng là câu hỏi chỉ có một câu trả lời duy nhất đúng/sai hoặc chỉ có thể trả lời “có” hoặc “không”. - Câu hỏi này được sử dụng chủ yếu trong kiến thức đã có, đánh giá mức độ ghi nhớ thông tin, trong các trường hợp cần trả lời chính xác, cụ thể, không đòi hỏi tư duy nhiều. Câu hỏi đóng thường được dùng trong phần kết luận bài hoặc cuối phần giới thiệu bài để kiểm tra xem học sinh đã hiểu nhiệm vụ và những hướng dẫn cần thực hiện trong phần phát triển bài hay chưa. Đôi khi cũng được sử dụng trong phần phát triển bài để đánh giá mức độ hiểu của HS ở thời điểm thực hiện hoạt động. VD: Hôm qua em có làm bài tập về nhà không? - Câu hỏi đóng ít sử dụng trong các cuộc trao đổi, thảo luận nhằm chia sẻ thông tin hoặc phát triển tư duy cho học sinh. Câu hỏi đóng hay bán mở * bản thân nó đã hàm ý câu trả lời nên không hữu ích khi sử dụng để trao đổi thảo luận trong giờ học. (*câu hỏi bán mở là những câu hỏi đã chỉ rõ dạng câu trả lời mà người hỏi muốn người trả lời hướng theo gợi ý của mình). VD: Thầy/ cô nghĩ em nên bắt đầu vào ngày mai. Em có đồng ý không ? Giáo viên muốn có thông tin về ý kiến hoặc suy nghĩ của học sinh, hoặc muốn tìm hiểu kiểm tra kiến thức học sinh thì cần sử dụng câu hỏi mở. b.Câu hỏi mở: Câu hỏi mở là dạng câu hỏi có thể có nhiều cách trả lời, khi đặt câu hỏi mở giáo viên tạo cơ hội cho học sinh chia sẻ ý kiến cá nhân, gợi mở và phát triển tư duy cho học sinh. Câu hỏi mở thường được sử dụng trong phần giới thiệu và phát triển bài. * Một số loại câu hỏi mở: - Câu hỏi lấy thông tin: Giúp học sinh có cái nhìn tổng quát hoặc đưa ra những băn khoăn về tình huống hiện tại. VD: Khi nào? Cái gì? Cái nào? Ở đâu? Đến đâu? Để làm gì? - Câu hỏi giả định: giúp học sinh suy nghĩ vượt khỏi khuôn khổ của tình huống hiện tại. VD: Điều gì nếu ? Điều gì sẽ xảy ra nếu? Hãy tưởng tượng? - Câu hỏi ý kiến: Được sử dụng để khai thác học sinh về một số chủ đề nào đó. VD: Em nghĩ gì về điều này? Ý kiến của em về ? Em thấy như thế nào? - Câu hỏi hành động: Giúp học sinh lập kế hoạch và triển khai các ý tưởng vào tình huấn thực tế. VD: Em chuẩn bị làm gì? Khi nào em sẽ...? * Đặc điểm của những câu hỏi mở tốt: - Trung tính. Khi đặt câu hỏi GV thể hiện thái độ hoàn toàn trung tính, HS diễn đạt câu trả lời theo suy nghĩ chủ quan và sự hiểu biết của cá nhân. - Ngắn gọn. Một câu hỏi mở tốt cần ngắn gọn và đơn giản, tránh vòng vo, khó hiểu hoặc giải thích quá nhiều, không đi thẳng vào vấn đề. - Rõ ý hỏi. Cần biết rõ mục đích thì mới chọn từ hỏi chính xác, ý hỏi sẽ không rõ ràng nếu câu hỏi quá chung chung. - Phù hợp. Câu hỏi phải phù hợp với nội dung chủ đề học tập, với hoàn cảnh, tâm lý, văn hoá, vốn từ, trình độ của người được hỏi; kích thích suy nghĩ của học sinh. Người giáo viên giỏi thường đưa ra câu hỏi mở phù hợp. c.Kỹ thuật đặt câu hỏi mở: - Sau khi đặt câu hỏi GV nên giữ im lặng khoảng 5 giây... cho HS suy nghĩ câu trả lời. - Gv phải thể hiện lắng nghe tích cực được biểu hiện qua ánh mắt hoặc gật đầu. - Để ý đến những nội dung chưa rõ ràng trong câu trả lời. - Phân phối câu hỏi cho cả lớp. - Tích cực hoá hoạt động học sinh. - Tập trung vào trọng tâm. - Phản ứng với câu trả lời của học sinh (nếu học sinh trả lời sai). - Giải thích. - Tránh nhắc lại câu hỏi của mình. - Tránh tự trả lời câu hỏi của mình. - Tránh nhắc lại câu trả lời của học sinh. - Nên khuyến khích học sinh tự đặt câu hỏi theo nội dung bài học với bạn bè hoặc đặt câu hỏi cho giáo viên. d.Kỹ thuật đặt câu hỏi theo cấp độ nhận thức: - Câu hỏi biết: Mục tiêu câu hỏi “biết” nhằm kiểm tra trí nhớ của học sinh. Giúp học sinh tái hiện lại những gì đã biết, đã trãi qua. VD: Hãy nêu thế nào là câu đơn, thế nào là câu phức ? - Câu hỏi hiểu: Mục tiêu câu hỏi “hiểu” nhằm kiểm tra học sinh cách liên hệ, kết nối các dữ kiện, số liệu, các đặc điểm khi tiếp nhận thông tin. Giúp học sinh khả năng nêu ra được những yếu tố cơ bản; biết cách so sánh các yếu tố, các sự kiện trong bài học. VD: Hãy tính diện tích hình lập phương khi biết các cạnh của nó ? Câu hỏi “áp dụng”: Mục tiêu câu hỏi “áp dụng” nhằm kiểm tra khả năng áp dụng những thông tin đã thu được (các dự kiện, số liệu, các đặc điểm) và tình huống mới. Giúp HS hiểu được các nội dung, kiến thức, khái niệm, định luật; biết cách chọn phương pháp giải quyết vấn đề trong cuộc sống. VD: Xác định nhà em quay về hướng nào ? - Câu hỏi “phân tích”: Mục tiêu câu hỏi “phân tích” nhằm kiểm tra khả năng phân tích nội dung vấn đề, tìm ra mối liên hệ, hoặc chứng minh luận điểm, hoặc đi đến kết luận. VD: Qua đoạn văn em thích điều gì nhất ? Tại sao ? - Câu hỏi “ đánh giá”: nhằm kiểm tra khả năng đóng góp ý kiến, sự phán đoán của học sinh trong việc nhận định, đánh giá các ý tưởng, sự kiện dự trên tiêu chí đã đưa ra. Thúc đẩy HS tìm tòi tri thức; xác định giá trị. VD: Hiệu quả sử dụng của nó thế nào ? - Câu hỏi “sáng tạo”: kiểm tra khả năng HS có thể đưa ra dự đoán, cách giải quyết vấn đề; câu trả lời hặc đề xuất có tính sáng tạo. Tác dụng giúp HS phát huy tính sáng tạo, giúp HS tìm ra nhân tố mới. VD: Để thực hiện chúng ta cần làm gì ? C.Kỹ thuật dạy học theo góc: 1.Kỹ thuật lắng nghe và phản hồi tích cực: Có bao nhiêu cách nghe? (3 cách nghe). Thế nào là lắng nghe tích cực ? Nghe tích cực khác nghe thụ động như thế nào ? a.Nghe chủ động (lắng nghe tốt) :Là khả năng ngừng suy nghĩ và làm việc của mình để hoàn toàn tập trung vào những gì mà ai đó đang nói. b.Nghe thụ động : Là nghe mà không lắng nghe. Vì vậy, không biết là ngưòi ta nói gì. -Nghe chủ động: Khi lắng nghe chủ động, không chỉ nghe các từ để hiểu nghĩa mà còn để khuyến khích sự tham gia, thể hiện sự tôn trọng và hiểu biết của mình về học viên. Khi tập huấn viên chăm chú lắng nghe, họ cũng cảm nhận được tốt hơn những gì đang diễn ra trong lớp học và có thể đáp lại nhu cầu của học viên cũng như cải tiến chất lượng tập huấn của mình. Muốn lắng nghe hiệu quả cần phải đảm bảo những nguyên tắc nào ? Nêu những điều nên và không nên làm khi lắng nghe ? +Nguyên tắc lắng nghe hiệu quả -Giữ yên lặng -Quan tâm thực sự đến nội dung đang nghe -Thể hiện rằng bạn muốn nghe -Tránh sự phân tán -Thể hiện sự đồng cảm, tôn trọng -Kiên nhẫn -Giữ bình tĩnh -Đặt câu hỏi, kiểm tra lại thông tin *Những điều nên và không nên làm khi lắng nghe +Nên -Tập trung -Giao tiếp bằng mắt -Sử dụng ngôn ngữ cử chỉ tích cực Nghe để hiểu; Tỏ thái độ tôn trọng và đồng cảm -Không tỏ thái độ phán xét -Thể hiện khi xác định được những điểm cơ bản -Khuyến khích người nói phát triển khả năng tự giải quyết vấn đề của chính họ -Giữ im lặng khi cần thiết +Không nên Cãi hoặc tranh luận Kết luận quá vội vàng Cắt ngang lời người khác Diễn đạt phần còn lại trong câu nói của người khác Đưa ra nhận xét quá vội vàng Đưa ra lời khuyên khi người ta không yêu cầu Để cho những cảm xúc của người nói tác động quá mạnh đến tình cảm của mình Luôn nhìn vào đồng hồ Giục người nói kết thúc LẮNG NGHE 3 CẤP ĐỘ Động cơ: ý chí, động lực, lý do, nhu cầu Tình cảm: cảm xúc, trạng thái Suy nghĩ: quan điểm, ý kiến, thông tin Lắng nghe và tóm tắt Một người lắng nghe hiệu quả cũng có khả năng tóm tắt lại những gì mình vừa nghe được. Tóm tắt là một bước cơ bản của quá trình học. Lắng nghe và tóm tắt (TiẾP) Tóm tắt là một công cụ cho phép người lắng nghe đánh giá và kiểm tra lại những gì họ nghe được. Tóm tắt là một công cụ giúp những người nói lắng nghe những suy nghĩ và lời lẽ của mình theo một cách mới. NHỮNG NGUYÊN TẮC TÓM TẮT HIỆU QUẢ Ngắn gọn, đủ ý và chính xác Thể hiện những gì đã được nói đến hoặc được thống nhất chứ không phải những gì mình muốn người khác nói hoặc thống nhất Nếu tóm tắt cho một nhóm cần xác định rõ những điều đã được và chưa được cả nhóm thống nhất NHỮNG NGUYÊN TẮC TÓM TẮT HIỆU QUẢ (Tiếp) -Không sử dụng phần tóm tắt để bắt đầu một bài học khác hoặc để đưa ra các ý mới -Dừng tóm tắt khi cần thiết và không cố tóm tắt một lần các cuộc thảo luận dài hoặc phức tạp NHỮNG NGUYÊN TẮC TÓM TẮT HIỆU QUẢ (Tiếp) -Yêu cầu các học viên tóm tắt. Đây chính là cơ hội bạn dành cho học viên để họ thực hành bài học. - Quan sát các hành vi phi ngôn ngữ của nhóm hoặc từng cá nhân trong khi bạn tóm tắt. Điều này sẽ cho biết bạn mô tả có đúng những suy nghĩ của họ hay không. PHẢN HỒI MANGTÍNH XÂY DỰNG Phản hồi tích cực Cụ thể, rõ ràng, chính xác Miêu tả sự việc, hành động, không phán xét Nêu cả những điểm tốt và cả những điểm cần cải tiến, thay đổi Kịp thời (nhưng cần đúng lúc, đúng chỗ) Gợi ý cho người nhận ý kiến để họ tự đánh giá và quyết định về việc thay đổi Sử dụng ngôn ngữ và thái độ đúng mực Chia sẻ quan điểm cá nhân không áp đặt Phản hồi mang tính xây dựng Mô tả một hành động/sự kiện. Không đưa ra phỏng đoán về động cơ hay thái độ Cảm thông Có ích cho người nhận Cụ thể và rõ ràng Liên quan đến việc mà ai đó có thể thay đổi Phản hồi không mang tính xây dựng Chú trọng vào cá tính của một người Áp đặt, ra lệnh Phán xét hành động Mơ hồ, chung chung Thỏa mãn cá nhân người đưa ra phản hồi, không quan tâm đến việc tiếp thu hay thái độ của người nhận Cách cho ý kiến phản hồi Phát biểu trên quan điểm của chính mình Sử dụng đại từ nhân xưng “Tôi”, không dùng”mọi người”, “người ta”, v.v . Mô tả hành động, sự kiện; không đưa ra phỏng đoán về động cơ hay thái độ. Các ý nêu ra cần rõ ràng , cụ thể và chi tiết. Khen ngợi /nói những điểm tốt trước khi nói đến những điểm cần cải tiến/thay đổi Cách cho ý kiến phản hồi (Tiếp) Chọn lọc và đưa ra lượng thông tin vừa đủ Khoảng 2 - 3 điểm cần cải tiến/thay đổi Đưa ra những ý kiến về những điểm có thể thay đổi được Thái độ chân tình, cởi mở, trung thực Cách đưa ra ý kiến nhận xét, đóng góp sẽ quyết định việc người nhận ý kiến có chấp nhận và làm theo hay không. Cách nhận ý kiến phản hồi Cởi mở Lắng nghe Chấp nhận Không phán xét Không thanh minh Làm rõ ý kiến đóng góp (nếu cần) Xin ý kiến đóng góp về vấn đề cụ thể Coi các ý kiến phản hồi là cơ hội để hoàn thiện bản thân Sẵn sàng thay đổi theo ý kiến phản hồi một cách tích cực Nhận phản hồi không tích cực Cách 1 Chủ quan, luôn cho mình là đúng Tìm mọi lí lẽ để bảo vệ quan điểm của mình Phản đối, không chấp nhận ý kiến của người khác Thái độ căng thẳng, cương quyết không thay đổi quan điểm/ý kiến của mình Cách 2 Im lặng lắng nghe không tỏ thái độ phản đối nhưng vẫn làm theo cách của mình, không thay đổi quan điểm/ý kiến của mình CÁC BƯỚC CỦA QUÁ TRÌNH PHẢN HỒI MANG TÍNH XÂY DỰNG Bước 1. Nhận thức sâu sắc : Quan sát (nghe, xem) và suy nghĩ (tôi nhìn thấy gì ? và tôi đánh giá như thế nào về những điều tôi nhìn thấy ? Đặt mình vào vị trí của người nhận phản hồi). Bước 2. Kiểm tra nhận thức : Đặt các câu hỏi để chắc chắn rằng mình đã hiểu đúng ý định của người được nhận phản hồi CÁC BƯỚC CỦA QUÁ TRÌNH PHẢN HỒI MANG TÍNH XÂY DỰNG (Tiếp) Bước 3. Đưa ra ý kiến đóng góp của mình Xác nhận và thừa nhận những ưu điểm ( cần giải thích tại sao lại đánh giá đó là những ưu điểm). Đưa ra các gợi ý để hoàn thiện hoặc nâng cao (cần giải thích tại sao lại đưa ra các gợi ý đó) Lưu ý Người phản hồi : Bằng việc giải thích các ý kiến đóng góp của mình, người đưa ra phản hồi nên chỉ ra rằng cần phải thận trọng lựa chọn các giải pháp thay thế và vận dụng. Người nhận phản hồi : Dựa trên những đề xuất của ngồi người phản hồi, người nhận phản hồi sẽ đưa ra ý kiến của mình về các đề xuất đó. Tác dụng của phản hồi mang tính xây dựng - Thông qua các cuộc góp ý trao đổi, cả hai phía đều có thể học hỏi và nâng cao kiến thức chuyên môn và tư duy của mình. Phản hồi trong thực tế Mục đích : Chỉ ra cho người thực hiện (GV hoặc HV) thấy được/ hiểu được các hành động của mình thông qua nhận xét, đánh giá của người thực hiện khác. Phản hồi bao gồm hai yếu tố : Mô tả các hành động đã được diễn ra như thế nào (hoạt động giống như một loại gương). Đánh giá các hành động đó TÓM LẠI: Phản hồi mang tính xây dựng là một kĩ năng chủ chốt trong đào tạo và trong bồi dưỡng GV. Kết luận: Trong dạy học cũng như trong cuộc sống hàng ngày, lắng nghe tích cực và phản hồi mang tính xây dựng có ý nghĩa quan trọng. Trong trường học, nó là một trong những yếu tố tạo nên môi trường học tập thân thiện, an toàn thúc đẩy nâng cao hiệu quả GD. Trong xã hội nó cũng là yếu tố thúc đẩy XH phát triển trong mối quan hệ thân thiện, cảm thông, chia sẻ giữa con người với nhau, mang lại cuộc sống yên ổn, hòa bình/. D.Kỹ thuật tổ chức trò chơi học tập: 1.Kỹ thuật học tập hợp tác: a. Học hợp tác là gì? b.Các yếu tố học hợp tác Quan hệ phụ thuộc tích cực: Có sự hợp tác làm việc, chia sẻ của tất cả các thành viên trong nhóm. Trách nhiệm cá nhân: Mỗi cá nhân đều được phân công trách nhiệm thực hiện một phần của công việc và tích cực làm việc để đóng góp vào kết quả chung. Tránh tình trạng chỉ nhóm trưởng và thư kí làm việc. Khuyến khích sự tương tác: Cần có sự trao đổi, chia sẻ giữa các thành viên trong nhóm để tạo thành ý kiến chung của nhóm. Rèn luyện các kỹ năng xã hội: Để thành viên đều có cơ hội để rèn kĩ năng như: lắng nghe tích cực, đặt câu hỏi, đưa thông tin phản hồi tích cực, thuyết phục, ra quyết định Kĩ năng đánh giá: Cả nhóm HS thường xuyên rà soát công việc đang làm và kết quả ra sao. HS có thể đưa ra ý kiến nhận định đúng hoặc sai, tốt hoặc chưa tốt góp phần hoàn thiện các hoạt động và kết quả của nhóm. c.Quy trình thực hiện là gì? Mục tiêu: tác dụng đối với HS d.Một số lưu ý Nội dung phức hợp, nhiệm vụ học tập đủ khó để HS thực hiện học tập hợp tác. Lựa chọn phương pháp dạy học cụ thể và kỹ thuật dạy học phù hợp : e.Tổ chức và quản lí : + Quy mô nhóm học sinh để học tập hợp tác có thể là: Nhóm 2 người (cặp) Nhóm 3 người (bộ ba) Nhóm 4- 6 người (nhóm nhỏ) Trên 6 người (nhóm lớn - thường ít được sử dụng) Tuỳ từng nhiệm vụ học tập, thời gian, đồ dùng học tập, yêu cầu kỹ năng,... mà giáo viên quyết định số thành viên trong nhóm cho phù hợp. +Phân công cụ thể vai trò của các thành viên trong nhóm cả về chuyên môn (để hình thành các kiến thức, kỹ năng môn học) và phương diện hợp tác (để hình thành các kỹ năng xã hội). + Coi trọng việc đánh giá quá trình và kết quả làm việc nhóm g.Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học Đảm bảo các phương tiện, tài liệu đủ để HS hoạt động hiệu quả. Lớp học có thể bố trí cho HS ngồi theo các nhóm mặt đối mặt tạo điều kiện cho sự tương tác có hiệu quả, h.Thời gian hợp lí Thời gian để HS được làm việc cá nhân, thảo luận chia sẻ theo cặp/nhóm và tạo sản phẩm chung cũng rất cần thiết để bảo đảm thành công của dạy học hợp tác. Ưu điểm và hạn chế Điều kiện thực hiện có hiệu quả Phòng học đủ không gian Bàn ghế dễ di chuyển Nhiệm vụ học tập đủ khó để thực hiện dạy học hợp tác GV phải hiểu rõ bản chất của PP Hình thành cho HS thói quen học hợp tác
File đính kèm:
- On_tap_ve_so_thap_phan.docx