Bộ đề ôn tập cuối năm môn Ngữ văn Lớp 7
Câu 5: Trong các câu sau đây, câu nào không phải là câu dùng cụm chủ vị làm thành phần câu:
A. Buổi sáng, chúng tôi học ở trên lớp. B. Bố về là một niềm vui.
C. Bạn An có khuân mặt bầu bĩnh.
D. Tôi rất thích chiếc áo len mẹ tặng khi tôi đạt danh hiệu học sinh giỏi.
Câu 6: Tác dụng của phép liệt kê là:
A. Diễn tả sự phong phú của sự vật, hiện tượng.
B. Diễn tả sự kế tiếp của sự vật, hiện tượng.
C. Diễn tả đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng tình cảm.
D. Diễn tả mức độ sâu sắc của sự vật, hiện tượng.
Câu 7: Câu nào sau đây không là câu đặc biệt?
A. Tiếng Việt của chúng ta rất giàu và đẹp. C. Khiêm tốn.
B. Biển đêm. D. Em Thủy ơi.
Câu 8: Câu nào sau đây không được chuyển đổi từ câu chủ động thành câu bị động?
A. Ngôi nhà ấy đã được xây dựng từ năm ngoái.
B. Em bị thầy giáo phê bình vì lười học.
C. Bạn ấy được đi bơi.
D. Em được mọi người giúp đỡ trong học tập.
bổng, réo rắt mở đầu đêm ca Huế.Nhạc công dùng các ngón đàn chau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi. Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người. ( Trích “Ca Huế trên sông Hương”- Hà Ánh Minh- SGK NV7 T2) Câu 2 (5,0 điểm) Dân gian có câu: Lời nói gói vàng, đồng thời lại có câu: Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Qua hai câu trên, em hãy cho biết dân gian đã hiểu như thế nào về giá trị, ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống. Đề 9 I.Trắc nghiệm khách quan (2,0 điểm) Câu 1: Trong những văn bản sau, văn bản nào thuộc thể loại truyện ngắn ? A – Mùa xuân của tôi B – Sài Gòn tôi yêu C – Sống chết mặc bay D – Ca Huế trên sông Hương Câu 2: Nhận xét sau là của văn bản nào ? “ Một lối viết ngắn, sắc sảo. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong thế tương phản rất đặc sắc. Câu chuyện đầy kịch tính, thương tâm, giàu giá trị tố cáo hiện thực và tinh thần nhân đạo. ” A – Cuộc chia tay của những con búp bê B – Ca Huế trên sông Hương C – Những trò lố hay là Va- ren và Phan Bội Châu D – Sống chết mặc bay Câu 3: Câu văn “ Cần phải ra sức phấn đấu để cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn .” được rút gọn thành phần nào? A – Trạng ngữ C – Vị ngữ B – Chủ ngữ D – Bổ ngữ Câu 4: Xét về mặt ý nghĩa, câu văn “Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán” dùng phép liệt kê gì? A – Liệt kê không tăng tiến C – Liệt kê tăng tiến B – Liệt kê không theo từng cặp D – Liệt kê theo từng cặp Câu 5: Dấu chấm lửng không dùng để ? A – Nối các từ trong một liên danh. B – Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, đứt quãng. C – Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết. D – Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm. Câu 6: “Mọi người lên xe đã đủ. Cuộc hành trình tiếp tục. Xe chạy giữa cánh đồng hiu quạnh. Và lắc. Và xóc”. ( Trần Cư – Trích theo BTNV7T2) Đoạn trích trên có mấy câu đặc biệt ? A – Một câu B – Hai câu C – Ba câu D – Bốn câu Câu 7: Trong các tổ hợp từ sau, tổ hợp từ nào là tục ngữ ? A – Gan vàng, dạ sắt C – Vàng thau lẫn lộn B – Cá chậu chim lồng D – Người sống đống vàng Câu 8: Sau một học kì, Ban giám hiệu nhà trường cần biết tình hình học tập và rèn luyện đạo đức của các lớp. Nếu là lớp trưởng em sẽ viết văn bản nào? A – Báo cáo C – Đề nghị B – Kiến nghị D – Thông báo B – Tự luận (8,0 điểm) Câu 1 (3,0 điểm) Cho đoạn văn sau: “ Trăng lên. Gió mơn man dìu dịu. Dòng sông trăng gợn sóng. Con thuyền bồng bềnh. Đêm nằm trên dòng Hương thơ mộng để nghe ca Huế, với tâm trạng chờ đợi rộn lòng. Không gian yên tĩnh bỗng bừng lên những âm thanh của dàn hòa tấu, bởi bốn khúc nhạc lưu thủy, kim tiền, xuân phong, long hổ, du dương, trầm bổng, réo rắt mở đầu đêm ca Huế. Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi. Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người.” a, Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai? b, Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn trên ? Câu 2 (5,0 điểm) Hãy giải thích nội dung câu nói của Lê-nin : “Học, học nữa, học mãi.” Đề 10 PHẦN I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN : 2 ĐIỂM “Đêm. Thành phố lên đèn như sao sa. Màn sương dày dần lên, cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục. Tôi như một lữ khách thích giang hồ với hồn thơ lai láng, tình người nồng hậu bước xuống một con thuyền rồng, có lẽ con thuyền này xưa kia chỉ dành cho vua chúa. Trước mũi thuyền là một không gian rộng để vua hóng mát ngắm trăng, giữa là một sàn gỗ bào nhẵn có mui vòm được trang trí lộng lẫy, xung quanh thuyền có hình rồng và trước mũi là một đầu rồng như muốn bay lên. Trong khoang thuyền, dàn nhạc gồm đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam. Ngoài ra còn có đàn bầu, sáo và cặp sanh để gõ nhịp.” (Ngữ Văn 7- Tập II) Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào ? A. Cổng trường mở ra. C. Ca Huế trên sông Hương. B. Cuộc chia tay của những con búp bê. D. Mùa xuân của tôi. Câu 2: Nội dung của đoạn văn trên là gì ? A. Nói lên sự phong phú, đa dạng của ca Huế. B. Nói lên sự hiểu biết phong phú của tác giả về ca Huế. C. Ca ngợi, tuyên truyền cho nét đẹp văn hóa cố đô Huế. D. Thể hiện vẻ đẹp thâm trầm, mộng mơ của Huế. Câu 3: Câu văn “ Trong khoang thuyền, dàn nhạc gồm đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam.” có sử dụng kiểu liệt kê nào ? Liệt kê tăng tiến. C. Liệt kê theo từng cặp. Liệt kê không tăng tiến. D. Không phải những đáp án trên. Câu 4: Nghĩa của từ “Lữ khách” trong câu văn “Tôi như một lữ khách thích giang hồ với hồn thơ lai láng, tình người nồng hậu bước xuống một con thuyền rồng, có lẽ con thuyền này xưa kia chỉ dành cho vua chúa” có nghĩa là gì? A. Người đi đường xa. C. Người ở trong dàn nhạc. B. Người đi nhiều nơi nay đây, mai đó. D. Người thưởng thức ca Huế. Câu 5: Mục đích sử dụng phép tương phản trong truyện ngắn Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn là gì ? A. Làm nổi bật tư tưởng chính của tác phẩm : sự đối lập đến gay gắt giữa sinh mạng của người dân và cuộc sống của bọn quan lại bất lương. B. Chỉ làm nổi bật cuộc sống của tên quan phủ. C. Chỉ làm nổi bật số phận của nhân dân khi bị thiên tai hoành hành. D.Chỉ làm nổi bật giữa một bên là sức trời với một bên là sức người với sức nước. Câu 6: Trong những câu sau đây, câu nào không sử dụng cụm chủ - vị làm thành phần câu ? A. Tôi rất thích quyển truyện bố tặng tôi nhân dịp sinh nhật. B. Mẹ về lả một tin vui. C. Ông tôi đang ngồi đọc báo trên tràng kỉ, ở phòng khách. D. Chúng tôi đã làm xong bài tập mà thầy giáo cho về nhà. Câu 7: Ý nào không giúp bài văn giải thích của em có sức thuyết phục người đọc ? A. Cần xác định rõ điều cần giải thích. B. Cần xác định rõ lí lẽ đưa ra để giải thích. C. Lần lượt trình bày cảm xúc về các điều giải thích. D. Cần xác định rõ dẫn chứng giúp lí lẽ trở lên có sức thuyết phục. Câu 8: Văn bản hành chính là gì ? A. Là loại văn bản nghị luận đặc biệt ngắn gọn. B. Là một thể loại của văn bản tự sự. C. Là một thể loại của văn bản trữ tình. D. Là một văn bản dùng để truyền đạt những nội dung và yêu cầu nào đó từ cấp trên xuống hoặc bày tỏ những ý kiến, nguyện vọng của cá nhân hay tập thể tới các cơ quan và người có quyền hạn giải quyết. PHẦN II : TỰ LUẬN: 8 ĐIỂM Câu 1: (3 điểm): Cho đoạn văn sau: “ Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn để trong khay khảm, khói bay nghi ngút, tráp đồi mồi chữ nhật để mở, trong ngăn bạc đầy những trầu vàng, cau đậu, rễ tía, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng, nào dao chuôi ngà, nào ống vôi chạm, ngoái tai, ví thuốc, quản bút, tăm bông trông mà thích mắt. [] Ngoài kia tuy mưa gió ầm ầm, dân phu rối rít, nhưng trong này xem chừng tĩnh mịch, trang nghiêm lắm [] . a, Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào ? của ai ? Nêu một số hiểu biết của em về tác giả đó ? b, Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn trên. Câu 2 :(5 điểm) : Dân gian ta thường nhắc nhở nhau : “ Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng .” Em hãy tìm hiểu xem người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấy. --------------------- Hết ----------------- Đề 11: PHẦN I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (2,0 điểm) Câu 1: Truyện ngắn “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn được viết theo thể loại nào? A. Bút kí C. Tiểu thuyết B. Tùy bút D. Truyện ngắn Câu 2: Theo em, một truyện ngắn Việt Nam được coi là hiện đại trước hết phải đáp ứng yêu cầu gì? A. Có cốt truyện phức tạp. C. Tác giả là người hiện đại. B. Viết về người thật, việc thật ở thời hiện đại. D. Viết bằng văn xuôi tiếng Việt hiện đại. Câu 3: Hình thức ngôn ngữ nào không có trong truyện ngắn “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn. A. Ngôn ngữ nhân vật C. Ngôn ngữ đối thoại B. Ngôn ngữ người dẫn truyện D. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm. Câu 4: Dòng nào không đề cập đến nội dung của văn bản “Ca Huế trên sông Hương”? A. Vẻ đẹp của cảnh ca Huế trong đêm trăng thơ mộng trên dòng sông Hương. B. Nguồn gốc của một số làn điệu ca Huế. C. Sự phong phú và đa dạng của các làn điệu ca Huế. D. Vẻ đẹp của cầu Tràng Tiền. Câu 5: Câu văn sau sử dụng phép liệt kê gì? “Chao ôi! Dì Hảo khóc. Dì khóc nức nở, khóc nấc lên, khóc như người ta thổ”. A. Theo từng cặp C. Tăng tiến B. Không theo từng cặp D. Không tăng tiến. Câu 6: Trong các câu sau, câu nào chủ ngữ là một cụm chủ - vị? A. Cây cam này quả rất sai. C. Con mèo chạy làm đổ lọ hoa. B. Tôi tin cậu sẽ tiến bộ. D. Tôi thích bài thơ mẹ làm. Câu 7: Dòng nào sau đây đúng với thơ trữ tình ? A. Thơ trữ tình phải có một cốt truyện. B. Thơ trữ tình phải có một hệ thống lập luận chặt chẽ. C. Thơ trữ tình có thể biểu hiện gián tiếp tình cảm, cảm xúc qua miêu tả, kể chuyện và lập luận. D. Thơ trữ tình phải có một hệ thống nhân vật đa dạng. Câu 8: Phần mở bài của bài văn giải thích có nhiệm vụ gì? A. Giới thiệu điều cần giải thích và nêu phương hướng giải thích. B. Sử dụng các cách lập luận khác nhau. C. Nêu ý nghĩa của việc giải thích đối với mọi người. D. Lần lượt trình bày các nội dung giải thích. PHẦN II: TỰ LUẬN (8 điểm) Câu 1: (3 điểm) Cho đoạn văn sau: Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai ai cũng mệt lử cả rồi. Ấy vậy mà trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút xuống, dưới sông thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên. Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất. (Trích Ngữ văn 7 - Tập 1) a. Đoạn trích trên thuộc tác phẩm nào? Của tác giả nào? Hãy trình bày những nét cơ bản nhất về tác giả đó? b. Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn trên? Câu 2: (5 điểm) Dân gian có câu: “Lời nói gói vàng” đồng thời lại có câu “Lời nói chẳng mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Qua hai câu trên, em hãy cho biết dân gian đã hiểu như thế nào về giá trị, ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống? ******************************************************** Đề 12 Phần I. Trắc nghiệm khách quan (2điểm). Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng. Câu 1: Trong những văn bản sau, văn bản nào thuộc văn bản truyện ngắn? A. Mùa xuân của tôi. B. Sống chết mặc bay. C. Sài Gòn tôi yêu. D. Ca Huế trên sông Hương. Câu 2: Câu văn: “Cách mạng tháng tám thành công đã đem lại độc lập, tự do cho dân tộc” được mở rộng thành phần nào? A. Thành phần chủ ngữ. B. Thành phần vị ngữ. C. Tất cả đều sai. Câu 3: Dòng nào nói không đúng nội dung mà văn bản “ Ca Huế trên sông Hương” muốn đề cập đến? A. Vẻ đẹp của ca Huế trong đêm trăng thơ mộng trên dòng sông Hương. B. Nguồn gốc của một số làn điệu ca Huế. C. Phong cảnh thiên nhiên rất nên thơ của Nam Bộ. D. Sự phong phú và đa dạng của các làn điệu ca Huế. Câu 4: Trong câu văn: “Chúng nó bắn đã thành lệ, mỗi ngày hai lần hoặc buổi sáng sớm và xế chiều, hoặc đứng bóng và sẩm tối, hoặc nửa đêm và trở gà gáy”. Tác giả sử dụng phép liệt kê nào? A. Liệt kê từng cặp. B. Liệt kê không theo từng cặp. C. Liệt kê tăng tiến. D. Liệt kê không tăng tiến. Câu 5: Làm thế nào để một bài văn giải thích có sức thuyết phục người đọc? Cần xác định rõ lí lẽ đưa ra để giải thích. Cần xác đúng ngôi kể Dẫn chứng đưa ra phải phong phú, phù hợp với luận điểm. Câu 6: Dấu chấm lửng trong câu văn : “Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán.” Có tác dụng gì?. Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng ngắt quãng. C. Làm giãn nhịp điệu câu văn chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước châm biếm . Câu 7: Dòng nào không phải là nội dung được Hoài Thanh đề cập đến trong văn bản “Ý nghĩa văn chương”? A. Quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc của văn chương. B. Quan niệm của Hoài Thanh về nhiệm vụ của văn chương. C. Quan niệm của Hoài Thanh về các thể loại văn học. D. Quan niệm của Hoài Thanh về cộng đồng của văn chương trong lịch sử loài người. Câu 8: Trong chương trình Ngữ văn 7, em đã được học mấy văn bản nhật dụng? A. Một. C. Ba. B. Hai. D. Bốn. Phần II: Tự luận (8 điểm) Câu 1: (3 điểm) Cho đoạn văn sau: “Ấy, trong khi quan lớn ù ván bài to như thế, thì khắp mọi nơi miền đó, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết; kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết!” a. Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Của ai? b. Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn trên? Câu 2: (5 điểm) Hãy giải thích câu nói của Lê-Nin: “Học, học nữa, học mãi” . ********************************************************** Đề 13 PHẦN I - TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: 2 ĐIỂM Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. Câu 1: Câu tục ngữ nào diễn đạt bằng cách dùng hình ảnh ẩn dụ? A. Thương người như thể thương thân C. Đi một ngày đàng học một sàng khôn B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây D. Chó treo mèo đậy Câu 2: Giá trị nhân đạo của tác phẩm “ Sống chết mặc bay” là gì? A. Thể hiện niềm căm thù giai cấp thống trị của tác giả. Thể hiện niềm thương cảm của tác giả trước cuộc sống lầm than, cơ cực của nhân dân. C. Phản ánh sự bất lực của con người trước thiên nhiên dữ dội. D. Phản ánh sự vô trách nhiệm của bọn quan lại. Câu 3: Theo em, cách nghe ca Huế trong “ Ca Huế trên sông Hương” có gì độc đáo so với nghe qua băng ghi âm hoặc băng vi-đê-ô? A. Được nói chuyện với các ca công . B. Được nghe và nhìn trực tiếp các ca công chơi đàn. C. Được chơi thử các nhạc khúc. D. Được nghe đi nghe lại. Câu 4: Theo em, khái niệm cụm C- V có đồng nhất với chủ ngữ và vị ngữ của câu hay không? A. Không B. Có Câu 5: Xét theo ý nghĩa, phép liệt kê trong câu văn sau thuộc kiểu nào? “Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán”. ( Ca Huế trên sông Hương) A. Liệt kê theo từng cặp C. Liệt kê không theo từng cặp B. Liệt kê tăng tiến D. Liệt kê không tăng tiến Câu 6: Dấu chấm phẩy trong câu văn sau dùng để làm gì? “Cốm không phải thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ.” ( Một thứ quà của lúa non: Cốm ) A. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp. B. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp. C. Đánh dấu ranh giới giữa hai câu ghép có cấu tạo đơn giản. D. Đánh dấu ranh giới giữa hai câu ghép có cấu tạo phức tạp. Câu 7: Dòng nào không nói lên công dụng của dấu gạch ngang? A. Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích của câu. B. Để nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng. C. Để nối các từ cùng nằm trong một liên danh. D. Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê. Câu 8: Sau một học kì, Ban giám hiệu nhà trường cần biết tình hình học tập và đạo đức của lớp em. Nếu là lớp trưởng, em sẽ viết văn bản nào? A. Báo cáo C. Đề nghị B. Kiến nghị D. Thông báo PHẦN II- TỰ LUẬN : 8 ĐIỂM Câu 1: ( 3 điểm): Cho đoạn văn sau: “Ấy, trong khi quan lớn ù ván bài to như thế, thì khắp mọi nơi miền đó, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết; kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết !’’ Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Của ai? Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn trên? Câu 2: ( 5 điểm): Mùa xuân là Tết trồng cây Làm cho đất nước càng ngày càng xuân Bác Hồ muốn khuyên dạy chúng ta điều gì qua hai dòng thơ này? Vì sao việc trồng cây trong mùa xuân của đất trời lại có thể góp phần làm nên mùa xuân của đất nước? Đề 14 I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (2 điểm) Câu 1:Ý nào nói không đúng giá tri của truyện “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn giàu giá trị hiện thực và tinh thần nhân đạo vì: A. Phản ánh cuộc sống ăn chơi, hưởng lạc vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền và cảnh sống cơ cực thê thảm của người dân trong xã hội cũ B. Lên án kẻ cầm quyền thờ ơ, vô trách nhiệm với tính mạng của người dân C. Cảm thương với số phận của người dân lao động D. Người dân sống trong cảnh yên ấm, hòa thuận đầy đủ. Câu 2: Theo Hoài Thanh, nhiệm vụ của văn chương là gì? Vậy thì, hoặc hình dung sự sống, hoặc sáng tạo ra sự sống, nguồn gốc của văn chương đều là tình cảm, là lòng vị tha. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra là thương cả muôn vật, muôn loài. Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có. Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Câu 3: Câu văn “ Bạn lớp trưởng gương mặt rạng rỡ”, thành phần nào là một cụm C –V? A. CN là một cụm C – V C. Định ngữ là một cụm C – V B. VN là một cụm C –V D. Bổ ngữ là một cụm C – V Câu 4: Trong câu văn: “Chao ôi ! Dì Hảo khóc. Dì khóc nức nở, khóc nấc lên, khóc như người ta thổ”. Xét về ý nghĩa, câu văn trên thuộc kiểu liệt kê nào? A. Liệt kê từng cặp C. Liệt kê tăng tiến B. Liệt kê không theo từng cặp D. Liệt kê không tăng tiến. Câu 5: Sau một kì học, Ban giám hiệu nhà trường cần biết tình hình học tập và rèn luyện đạo đức của lớp em. Nếu là lớp trưởng em sẽ viết văn bản nào? A. Báo cáo C. Đề nghị B. Kiến nghị D. Thông báo Câu 6: Dòng nào nói đúng nguồn gốc hình thành của ca Huế? A. Dòng ca nhạc dân gian và cung đinh B. Dòng nhạc đỏ C. Dòng nhạc miền Nam D. Dòng nhạc miền Trung Câu 7: Dòng nào nói đúng tác dụng của dấu chấm phẩy trong câu văn sau: “Cốm không phải thức quà của người vội ; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ.”? A. Kết thúc câu trần thuật B. Đánh dấu ranh giới giữa các vế câu ghép có cấu tạo phức tạp C. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp D. Ngắt câu hàm ý nghi ngờ Câu 8:Ý kiến nào sau đây nói đúng trình tự làm một bài văn lập luận? A. Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết bài, đọc và sửa lỗi B. Viết bài, lập dàn ý, đọc lại bài viết và sửa chữa C. Tìm hiểu đề, viết bài, tìm ý và sửa chữa D. Tìm hiểu đề, viết bài, đọc lại bài, tìm ý II: TỰ LUẬN: (8 điểm) Câu 9: (3.0đ) Đọc đoạn văn sau rồi trả lời các câu hỏi “ Ấy, trong khi quan lớn ù ván bài to như thế, thì khắp mọi nơi miền đó, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết; kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết!”. A. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào, của tác giả nào? Hãy cho biết đôi nét về tác giả? B. Hãy trình bày cảm nhận của em về đoạn văn trên. Câu 10: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng” Hãy tìm hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấy?(5đ) Đề 15 PHẦN I - TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN : 2 ĐIỂM Câu 1: Trong các văn bản nghị luận sau, văn bản nào là văn bản nghị luận về một vấn đề văn học ? A.Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. C. Sự giàu đẹp của Tiếng Việt. B. Đức tính giản dị của Bác Hồ. D. Ý nghĩa văn chương. Câu 2:Nghệ thuật chủ yếu trong truyện ngắn “ Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn là gì A.Tăng cấp, so sánh. C. Đối lập, so sánh. B. Tăng cấp, đối lập. D.Tăng cấp, liệt kê . Câu 3 : Trong đoạn thơ sau, tác giả đã sử dụng kiểu liệt kê nào ? “Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng Em đã sống lại rồi, em đã sống ! Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung Không giết được em, người con gái anh hùng !” A. Liệt kê theo cặp B. Liệt kê không theo cặp. C. Liệt kê không tăng tiến. Câu 4: Cách nghe ca Huế trong văn bản “ Ca Huế trên sông Hương” có gì độc đáo so với nghe băng ghi âm hoặc trên màn hình ? A. Được nói chuyện trực tiếp cùng các ca công, ca nhi. B. Được chơi thử các nhạc cụ mà các ca công biểu diễn. C. Được nghe và nhìn trực tiếp các ca công biểu diễn. D. Được nghe đi nghe lại nhiều lần một khúc hát, khúc nhạc. Câu 5: Cụm chủ vị in đậm trong câu : “ Xe này máy còn tốt lắm” làm thành phần gì của câu? A. Chủ ngữ. B. Vị ngữ C.Trạng ngữ. D.Bổ ngữ. Câu 6 : Đề bài nào sau đây thuộc đề văn n
File đính kèm:
- Bo de on tap cuoi nam ngu van 7_12808460.doc