Bộ câu hỏi Vật lý 7 - Chương 3: Điện học
Câu hỏi 31:
Thông tin chung
- Chuẩn cần đánh giá: Nhận biết đượcvật liệu dẫn điện là vật liệu cho
dòng điện đi qua, vật liệu cách điện là vật liệu không cho dòng điện
đi qua
- Trang số (trong chuẩn): 195
CÂU HỎI:
Vật dẫn điện là
A. Vật tạo dòng điện.
B. Vật tạo ra điện tích.
C. Vật cho dòng điện đi qua.
D. Vật cản trở dòng điện.
Đáp án: C
sự nhiễm điện do cọ xát. - Trang số (trong chuẩn): 194 Câu hỏi: Trong công nghệ sơn phun tĩnh điện dùng để sơn ôtô, môtô, và các vật khác người ta thường làm cho sơn và các vật cần sơn tích điện trái dấu nhau, làm như thế có ích lợi gì? Đáp án: Khi sơn và các vật cần sơn bị nhiễm điện trái dấu nhau chúng hút nhau mạnh hơn làm cho sơn bám chắc vào các vật cần sơn hơn. Mặt khác các hạt sơn li ti bay ngoài không khí đều bị vật cần sơn hút vào nên lớp sơn đều hơn ít hao phí sơn hơn kĩ thuật sơn thông thường. Câu hỏi 13: Thông tin chung - Chuẩn cần đánh giá: Giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan đến sự nhiễm điện do cọ xát. - Trang số (trong chuẩn): 194 Câu hỏi: Tại sao trong các nhà máy, phân xưởng sản xuất bông vải sợi (nhà máy dệt, nhà máy may, nhà máy sản xuất đồ chơi bằng bông ), người ta thường đặt trên tường những lưới kim loại đã được nhiễm điện? Đáp án: Trong các nhà máy, phân xưởng sản xuất đồ bông vải sợi các bụi bông, bụi vải sợi bay rất nhiều trong không khí sẽ làm ảnh hưởng tới sức khoẻ của người lao động. Người ta đặt những tấm lưới kim loại đã nhiễm điện để hút các bụi bông, bụi vải sợi làm sạch không khí trong môi trường sản xuất, góp phần bảo vệ môi trường và sức khoẻ cho công nhân lao động. Câu hỏi 14: Thông tin chung - Chuẩn cần đánh giá: Giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan đến sự nhiễm điện do cọ xát. - Trang số (trong chuẩn): 194 Câu hỏi: Khi vận hành máy chải sợi dùng trong công nghiệp dệt, người ta thấy sợi hay dính vào máy chải sợi rồi bị rối tung lên và thường bị đứt. Để tránh hiện tượng này người ta cần: A. chải sợi thật nhẹ nhàng. B. không dùng máy chải sợi mà chải sợi bằng tay. C. phun nước vào sợi cho dễ chải. D. làm tăng độ ẩm của không khí. Đáp án: D Câu hỏi 15: Thông tin chung - Chuẩn cần đánh giá: Giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan đến sự nhiễm điện do cọ xát. - Trang số (trong chuẩn): 194 Câu hỏi: Một máy bay đang bay ở phía dưới một đám mây tích điện âm. Hỏi mặt nào của máy bay sẽ nhiễm điện âm, hãy giải thích hiện tượng đó bằng sự chuyển động của các electron. Đáp án: Khi máy bay bay ở dưới một đám mây tích điện âm thì có các electron chuyển dịch từ đám mây sang phía mặt trên của máy bay nên mặt trên của máy bay sẽ nhận thêm electron và nhiễm điện âm. Câu hỏi 16 Thông tin chung - Chuẩn cần đánh giá: Giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan đến sự nhiễm điện do cọ xát. - Trang số (trong chuẩn): 194 Câu hỏi: Sau khi hoạt động màn hình tivi thường bị nhiễm điện. Hãy đề xuất một thí nghiệm có thể chứng minh được kết luận trên và giải thích tại sao. Đáp án: Sau khi tắt tivi, có thể dùng một số sợi giấy nhỏ hoặc sợi nilon mảnh đưa lại gần màn hình tivi thì thấy hiện tượng các sợi giấy nhỏ hay các sợi nilon mảnh bị hút về phía màn hình chứng tỏ màn hình tivi đã bị nhiễm điện. Câu hỏi 17: Thông tin chung - Chuẩn cần đánh giá: Giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan đến sự nhiễm điện do cọ xát - Trang số (trong chuẩn): 194 Câu hỏi: Khi dùng lược nhựa để chải tóc thường làm cho tóc bị nhiễm điện gây tổn hại cho tóc. Em có thể chỉ ra một cách làm để tránh được tổn hại cho tóc khi vẫn dùng chính chiếc lược nhựa này. Đáp án: Để làm giảm sự nhiễm điện do cọ xát giữa tóc và lược nhựa, ta có thể làm ẩm lược hoặc tóc trước khi chải, độ ẩm này có thể tránh được sự nhiễm điện của sợi tóc Câu hỏi 18: Thông tin chung - Chuẩn cần đánh giá: Mô tả được thí nghiệm dùng pin hay ác quy tạo ra dòng điện. - Trang số (trong chuẩn): 194 Câu hỏi: Thiết bị nào sau đây là nguồn điện? A. Quạt máy. B. Acquy. C. Bếp lửa. D. Đèn pin. Đáp án: B Câu hỏi 19: Thông tin chung - Chuẩn cần đánh giá: Nêu được dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. - Trang số (trong chuẩn): 194 Câu hỏi:: Chọn câu đúng. A. Chỉ có các hạt mang điện tích dương chuyển động có hướng mới tạo ra dòng điện. B. Chỉ có các electron chuyển động có hướng mới tạo ra dòng điện. C. Chỉ khi nào vừa có hạt mang điện dương và âm cùng chuyển động có hướng thì mới tạo ra dòng điện. D. Các câu A, B, C đều sai. Đáp án: D Câu hỏi 20: Thông tin chung - Chuẩn cần đánh giá: Nêu được dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. - Trang số (trong chuẩn): 194 CÂU HỎI: Dùng các cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau: a) Dòng điện là dòng..của các ... b) Mỗi nguồn điện đều có ... c) Đèn điện sáng, quạt điện quay và các thiết bị khác hoạt động khi cóchạy qua. d) Các ta thường dùng là pin và acquy. Đáp án: a) dịch chuyển có hướng ; điện tích. b) hai cực: cực dương (+) và cực âm (–). c) dòng điện d) nguồn điện Câu hỏi 21: Thông tin chung - Chuẩn cần đánh giá: Nêu được dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các điện tích. - Trang số (trong chuẩn): 194 CÂU HỎI: Khi nối hai tấm kim loại nhiễm điện như nhau nhưng trái dấu nhau với bóng đèn, đèn loé sáng rồi tắt. Vì sao đèn sáng? Vì sao đèn không sáng lâu dài? Đáp án: Đèn loé sáng vì các electron dịch chuyển trong dây dẫn từ tấm kim loại mang điện tích âm qua bóng đèn đến tấm kim loại mang điện tích dương. Sau một thời gian rất ngắn, hai tấm kim loại trung hoà về điện nên không còn sự dịch chuyển của các electron trong dây dẫn khiến đèn tắt. Câu hỏi 22: Thông tin chung - Chuẩn cần đánh giá: Nêu được tác dụng chung của các nguồn điện là tạo ra dòng điện và kể được tên các nguồn điện thông dụng là pin, acquy. - Trang số (trong chuẩn): 194 CÂU HỎI: Ở các xe đạp, có gắn thêm đinamô. Khi bánh xe quay, đinamô quay theo và phát ra dòng điện làm sáng các bóng đèn. Tuy nhiên, ở một số xe, nếu quan sát kĩ, ta thấy chỉ có một sợi dây nối từ đinamô tới bóng đèn. Hãy giảỉ thích tại sao lại có cách làm như trên. Đáp án: Khi bánh xe đạp quay, đinamô cọ xát vào vành bánh xe liên tục nên tạo ra và duy trì được một lượng điện tích chênh lệch giữa đinamô và sườn xe đạp, vì vậy nó phát ra dòng điện làm sáng các đèn (trước và sau) xe đạp. Vì dòng điện này được tạo ra do các điện tích dịch chuyển giữa đinamô và sườn xe nên đầu dây thứ hai chính là sườn xe đạp . Câu hỏi 23: Thông tin chung - Chuẩn cần đánh giá: Nhận biết được cực dương, cực âm của các nguồn điện thông qua kí hiệu (+) và (-) có ghi trên nguồn điện. - Trang số (trong chuẩn): 194 CÂU HỎI: Đặc điểm chung của nguồn điện là A. có cùng hình dạng kích thước. B. có hai cực dương (+) và cực âm (-). C. có cùng cấu tạo. D. Cả A, B, C đều đúng. Đáp án:. B Câu hỏi 24: Thông tin chung - Chuẩn cần đánh giá: Nhận biết được cực dương, cực âm của các nguồn điện thông qua kí hiệu (+) và (-) có ghi trên nguồn điện. - Trang số (trong chuẩn): 194 CÂU HỎI: Nối hai quả cầu A và B không tích điện bằng một dây dẫn, trong dây có dòng điện không? Giả sử đem quả cầu A tích điện âm rồi nối với quả cầu B ở trên bằng dây dẫn, lúc này trong dây dẫn có dòng điện không? Tại sao? Đáp án: Khi nối hai quả cầu không tích điện bằng sợi dây dẫn thì trong dây dẫn không có dòng điện. Nếu cho quả cầu A tích điện âm rồi nối với quả cầu B thì trong dây dẫn sẽ có electron dịch chuyển từ A sang B nên có dòng điện trong dây dẫn.1 Câu hỏi 25: Thông tin chung - Chuẩn cần đánh giá: Mắc được một mạch điện kín gồm pin, bóng đèn pin, công tắc và dây nối. - Trang số (trong chuẩn): 194 CÂU HỎI: Trong một mạch điện thắp sáng bóng đèn có thể đóng hay tắt, cần phải có các dụng cụ và thiết bị nào? A. Bóng đèn và nguồn điện. B. Bóng đèn, nguồn điện và dây dẫn. C. Bóng đèn, nguồn điện, công tắc và dây dẫn. D. Chỉ cần dây dẫn và bóng đèn. Đáp án: C Câu hỏi 26: Thông tin chung - Chuẩn cần đánh giá: Mắc được một mạch điện kín gồm pin, bóng đèn pin, công tắc và dây nối. - Trang số (trong chuẩn): 194 CÂU HỎI: Dùng cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống. – Mỗi (1) đều có hai cực, đó là (2) và (3) – Trên vỏ mỗi (4) kí hiệu dấu (+) là (5), kí hiệu dấu (–) là (6). – Bóng đèn điện chỉ có thể sáng khi có .(7) chạy qua nó. – (8). là dòng các (9) dịch chuyển có hướng. Đáp án: (1) nguồn điện (2) cực dương (3) cực âm (4) pin (5) cực dương (6) cực âm (7) dòng điện (8) Dòng điện (9) điện tích. Câu hỏi 27: Thông tin chung - Chuẩn cần đánh giá: Mắc được một mạch điện kín gồm pin, bóng đèn pin, công tắc và dây nối. - Trang số (trong chuẩn): 194 Câu hỏi Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào không có dòng điện chạy qua : A. Một đũa thuỷ tinh cọ xát vào lụa. B. Một quạt máy đang chạy. C. Một bóng đèn điện đang sáng. D. Máy tính bỏ túi đang hoạt động. Đáp án: A Câu hỏi 28: Thông tin chung - Chuẩn cần đánh giá: Mắc được một mạch điện kín gồm pin, bóng đèn pin, công tắc và dây nối. - Trang số (trong chuẩn): 194 Câu hỏi: Một bóng đèn mắc vào mạch điện. Nguyên nhân bóng đèn không sáng là do A. nguồn điện hết điện hoặc bị hỏng. B. dây tóc bóng đèn bị đứt. C. chưa đóng công tắc của mạch điện. D. Bất kì điều nào ở câu A, B, C. Đáp án: D Câu hỏi 29: Thông tin chung - Chuẩn cần đánh giá: Nhận biết đượcvật liệu dẫn điện là vật liệu cho dòng điện đi qua, vật liệu cách điện là vật liệu không cho dòng điện đi qua - Trang số (trong chuẩn): 195 Câu hỏi: Cọ xát một thanh đồng hoặc một thanh sắt vào miếng len rồi đưa lại gần các vụn giấy thì không thấy các vụn giấy bị hút. Có thể kết luận rằng kim loại không bị nhiễm điện do cọ xát không? Đáp án : Không thể kết luận như vậy được vì kim loại cũng như các kim loại khác khi cọ xát với len đều nhiễm điện. Tuy nhiên, vì kim loại dẫn điện tốt nên các điện tích xuất hiện do cọ xát liền truyền đi tới tay người làm thí nghiệm rồi truyền xuống đất nên ta không thấy chúng bị nhiễm điện. Câu hỏi 30; Thông tin chung - Chuẩn cần đánh giá: Nhận biết được vật liệu dẫn điện là vật liệu cho dòng điện đi qua, vật liệu cách điện là vật liệu không cho dòng điện đi qua. - Trang số (trong chuẩn): 195 CÂU HỎI: Không khí có phải là môi trường cách điện không? Tại sao khi đứng gần dây điện có thể nguy hiểm mặc dù ta chưa chạm vào dây. Đáp án : Không khí là một môi trường cách điện. Khi đứng gần các đường dây cao thế sẽ rất nguy hiểm vì điện cao thế có thể phóng qua không khí đi vào người. Câu hỏi 31: Thông tin chung - Chuẩn cần đánh giá: Nhận biết đượcvật liệu dẫn điện là vật liệu cho dòng điện đi qua, vật liệu cách điện là vật liệu không cho dòng điện đi qua - Trang số (trong chuẩn): 195 CÂU HỎI: Vật dẫn điện là A. Vật tạo dòng điện. B. Vật tạo ra điện tích. C. Vật cho dòng điện đi qua. D. Vật cản trở dòng điện. Đáp án: C Câu hỏi 32: Thông tin chung - Chuẩn cần đánh giá: Kể tên được một số vật liệu dẫn điện, vật liệu cách điện thường dùng. - Trang số (trong chuẩn): 195 CÂU HỎI: Vật nào sau đây là vật dẫn điện ? A. Đệm mút. B. Thanh thuỷ tinh. C. Thanh gỗ. D. Thanh nhôm . Đáp án: D Câu hỏi 33: Thông tin chung - Chuẩn cần đánh giá: Kể tên được một số vật liệu dẫn điện, vật liệu cách điện thường dùng. - Trang số (trong chuẩn): 195 CÂU HỎI: – Hãy kể tên một số vật liệu dẫn điện. – Kể tên một số vật liệu cách điện ở điều kiện thường. Hãy chỉ ra một ví dụ chứng tỏ không khí có thể dẫn điện. Đáp án: – Vật liệu dẫn điện: đồng, bạc, nhôm ; các dung dịch axit, kiềm, muối, nước sinh hoạt . – Vật liệu cách điện ở điều kiện thường: nước nguyên chất, không khí, cao su, chất dẻo, nhựa . – Trong các cơn dông có hiện tượng phóng tia lửa điện giữa các đám mây với nhau hoặc giữa hoặc giữa các đám mây với mặt đất. Khi đó không khí trở thành vật dẫn. Câu hỏi 34: Thông tin chung - Chuẩn cần đánh giá: Nêu được dòng điện trong kim loại là dòng các electron dịch chuyển có hướng. - Trang số (trong chuẩn): 195 CÂU HỎI: Chỉ ra câu sai. A. Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các electron tự do. B. Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua. C. Sau một thời gian, các electron tự do trong dây dẫn kim loại di chuyển hết, dây dẫn kim loại trở thành chất cách điện. D. Một chất cách điện có thể trở thành chất dẫn điện trong điều kiện đặc biệt. Đáp án: C Câu hỏi 35: Thông tin chung - Chuẩn cần đánh giá: Nêu được quy ước về chiều dòng điện. - Trang số (trong chuẩn): 195 CÂU HỎI: Chọn những cụm từ thích hợp trong khung điền vào chỗ trống của các câu sau cho đúng nghĩa . êlectron . điện tích dương . điện tích âm . dòng điện . kim loại . vật dẫn . nguyên tử – Trong các . làm bằng .luôn tồn tại các .thoát ra khỏi mang .., chúng chuyển động tự do trong ..gọi là các .tự do. Phần còn lại của mang – trong là dòng các tự do dịch chuyển có hướng, ngược với quy ước về chiều của Đáp án: . – Trong các vật dẫn làm bằng kim loại luôn tồn tại các electron thoát ra khỏi nguyên tử mang điện tích âm, chúng chuyển động tự do trong kim loại gọi là các electron tự do. Phần còn lại của nguyên tử mang điện tích dương. – Dòng điện trong kim loại là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng, ngược với quy ước về chiều của dòng điện. Câu hỏi 36: Thông tin chung - Chuẩn cần đánh giá: Kể tên các tác dụng nhiệt, quang, từ, hoá, sinh lí của dòng điện và nêu được biểu hiện của từng tác dụng này. - Trang số (trong chuẩn): 195 CÂU HỎI: Trong các vật sau đây vật nào có tác dụng từ? A. Thanh thước nhựa sau khi đã cọ xát vào miếng dạ. B. Cuộn dây dẫn có dòng điện chạy qua. C. Acquy dùng trên ôtô. D. Một đoạn băng dính. Đáp án: B Câu hỏi 37: Thông tin chung - Chuẩn cần đánh giá: Kể tên các tác dụng nhiệt, quang, từ, hoá, sinh lí của dòng điện và nêu đợc biểu hiện của từng tác dụng này. - Trang số (trong chuẩn): 195 CÂU HỎI: Trường hợp nào dưới đây không sử dụng tác dụng hoá học của dòng điện? A. Mạ kim loại. B. Nạp điện cho acquy. C. Đun nước bằng ấm điện. D. Tinh chế kim loại bằng cách cho dòng điện chạy qua dung dịch hoá học chứa quặng kim loại. Đáp án: C Câu hỏi 38: Thông tin chung - Chuẩn cần đánh giá: Kể tên các tác dụng nhiệt, quang, từ, hoá, sinh lí của dòng điện và nêu được biểu hiện của từng tác dụng này. - Trang số (trong chuẩn): 195 CÂU HỎI: Muốn mạ bạc cho một cái nhẫn bằng sắt. Khi dùng phương pháp mạ điện kim loại, người ta thường phải dùng dung dịch gì? Thanh nối với cực dương của nguồn làm bằng gì? Thanh nối với cực âm của nguồn là gì? Vì sao phải bố trí như vậy? Đáp án: Khi sử dụng phương pháp mạ điện kim loại để mạ bạc cho một cái nhẫn bằng sắt, người ta thường phải dùng dung dịch điện phân là dung dịch muối bạc. Thanh nối với cực dương của nguồn làm bằng bạc. Vật nối với cực âm của nguồn là vật cần mạ (chiếc nhẫn). Phải bố trí như vậy vì trong quá trình dòng điện chạy qua, bạc ở cực dương sẽ tan dần ra bổ sung lượng bạc cho dung dịch, còn bạc trong dung dịch sẽ bám vào vật nối với cực âm của nguồn. Câu hỏi 39: Thông tin chung - Chuẩn cần đánh giá: nêu được ví dụ cụ thể về mỗi tác dụng của dòng điện - Trang số (trong chuẩn): 195 CÂU HỎI: Dòng điện có tác dụng phát sáng khi chạy qua bộ phận hay dụng cụ nào dưới đây? A. Ruột ấm điện. B. Công tắc. C. Đèn báo của tivi. D. Dây dẫn điện của mạch điện trong gia đình. Đap án : D Câu hỏi 40: Thông tin chung - Chuẩn cần đánh giá: Kể tên các tác dụng nhiệt, quang, từ, hoá, sinh lí của dòng điện và nêu được biểu hiện của từng tác dụng này. - Trang số (trong chuẩn): 195 CÂU HỎI: Muốn mạ bạc cho một cái nhẫn bằng sắt. Khi dùng phương pháp mạ điện kim loại, người ta thường phải dùng dung dịch gì? Thanh nối với cực dương của nguồn làm bằng gì? Thanh nối với cực âm của nguồn là gì? Vì sao phải bố trí như vậy? Đáp án: Khi sử dụng phương pháp mạ điện kim loại để mạ bạc cho một cái nhẫn bằng sắt, người ta thường phải dùng dung dịch điện phân là dung dịch muối bạc. Thanh nối với cực dương của nguồn làm bằng bạc. Vật nối với cực âm của nguồn là vật cần mạ (chiếc nhẫn). Phải bố trí như vậy vì trong quá trình dòng điện chạy qua, bạc ở cực dương sẽ tan dần ra bổ sung lượng bạc cho dung dịch, còn bạc trong dung dịch sẽ bám vào vật nối với cực âm của nguồn. Câu hỏi 41: Thông tin chung - Chuẩn cần đánh giá: nêu được ví dụ cụ thể về mỗi tác dụng của dòng điện - Trang số (trong chuẩn): 195 CÂU HỎI: Dòng điện có tác dụng phát sáng khi chạy qua bộ phận hay dụng cụ nào dưới đây? A. Ruột ấm điện. B. Công tắc. C. Đèn báo của tivi. D. Dây dẫn điện của mạch điện trong gia đình. Đap án : D Câu hỏi 42: Thông tin chung - Chuẩn cần đánh giá: Kể tên các tác dụng nhiệt, quang, từ, hoá, sinh lí của dòng điện và nêu được biểu hiện của từng tác dụng này. - Trang số (trong chuẩn): 195 CÂU HỎI: Muốn mạ bạc cho một cái nhẫn bằng sắt. Khi dùng phương pháp mạ điện kim loại, người ta thường phải dùng dung dịch gì? Thanh nối với cực dương của nguồn làm bằng gì? Thanh nối với cực âm của nguồn là gì? Vì sao phải bố trí như vậy? Đáp án: Khi sử dụng phương pháp mạ điện kim loại để mạ bạc cho một cái nhẫn bằng sắt, người ta thường phải dùng dung dịch điện phân là dung dịch muối bạc. Thanh nối với cực dương của nguồn làm bằng bạc. Vật nối với cực âm của nguồn là vật cần mạ (chiếc nhẫn). Phải bố trí như vậy vì trong quá trình dòng điện chạy qua, bạc ở cực dương sẽ tan dần ra bổ sung lượng bạc cho dung dịch, còn bạc trong dung dịch sẽ bám vào vật nối với cực âm của nguồn. Câu hỏi 43: Thông tin chung - Chuẩn cần đánh giá: nêu được ví dụ cụ thể về mỗi tác dụng của dòng điện - Trang số (trong chuẩn): 195 CÂU HỎI: Dòng điện có tác dụng phát sáng khi chạy qua bộ phận hay dụng cụ nào dưới đây? A. Ruột ấm điện. B. Công tắc. C. Đèn báo của tivi. D. Dây dẫn điện của mạch điện trong gia đình. Đap án : C Câu hỏi 44: Thông tin chung - Chuẩn cần đánh giá: nêu được ví dụ cụ thể về mỗi tác dụng của dòng điện - Trang số (trong chuẩn): 195 Câu hỏi:: Phát biểu nào dưới đây là sai? A. Cơ co giật khi chạm vào dòng điện là do tác dụng sinh lí của dòng điện. B. Hoạt động của chuông điện dựa trên tác dụng từ của dòng điện. C. Tác dụng hoá học của dòng điện là cơ sở của phương pháp mạ điện. D. Đèn điôt phát quang là do tác dụng nhiệt của dòng điện. Đáp án : D Câu hỏi 45: Thông tin chung - Chuẩn cần đánh giá: nêu được ví dụ cụ thể về mỗi tác dụng của dòng điện. - Trang số (trong chuẩn): 195 CÂU HỎI: Một nhóm học sinh đã đưa ra những kết luận sau đây khi nói về tác dụng của dòng điện chạy qua cuộn đây có lõi sắt non. Theo em, những kết luận nào trong các kết luận sau là đúng? Tại sao? A. có thể hút hoặc đẩy một thanh nam châm khi đặt gần nó. B. có thể hút hoặc đẩy một cái đinh bằng thép khi đặt gần nó. C. có thể hút những mẩu giấy vụn như một vật nhiễm điện. D. có thể hút các vật bằng đồng cho dù vật này đặt gần hay xa cuộn dây. Đáp án: – Kết luận A là đúng, vì khi có dòng điện chạy qua cuộn dây có lõi sắt, lõi sắt trở thành một nam châm và do đó nó có thể hút hoặc đẩy một nam châm khác đặt gần nó. – Kết luận B là chưa đúng vì trong trường hợp này lõi sắt chỉ có thể hút cái đinh sắt mà không thể đẩy cái đinh sắt được. – Kết luận C, D đều sai. Câu hỏi 46: Thông tin chung - Chuẩn cần đánh giá: Nêu được tác dụng của dòng điện càng mạnh thì chỉ số của ampe kế càng lớn - Trang số (trong chuẩn): 195 CÂU HỎI: Cường độ dòng điện cho biết điều gì dưới đây? A. Vật bị nhiễm điện hay không. B. Khả năng tạo ra dòng điện của nguồn điện. C. Độ mạnh hay yếu của dòng điện trong mạch. D. Một bóng đèn sáng hay tắt Đáp án: C . Câu hỏi 47: Thông tin chung - Chuẩn cần đánh giá: Nêu được tác dụng của dòng điện càng mạnh thì chỉ số của ampe kế càng lớn. - Trang số (trong chuẩn): 195 CÂU HỎI: Ghép mỗi mệnh đề của cột A với một mệnh đề của cột B để được một câu có ý nghĩa vật lí về cường độ dòng điện. Cột A Cột B a) Đèn không sáng 1) của đèn giảm đi b) Đèn càng sáng mạnh 2) phụ thuộc nhau c) Số chỉ của ampe kế giảm thì độ sáng 3) thì chỉ số của ampe kế lớn d) Số chỉ của ampe kế và độ sáng đèn 4) thì chỉ số của ampe kế vẫn có thể khác không Đáp án : a – 4; b – 3; c – 1; d – 2 Câu hỏi 48: Thông tin chung - Chuẩn cần đánh giá: Nêu được tác dụng của dòng điện càng mạnh thì chỉ số của ampe kế càng lớn. - Trang số (trong chuẩn
File đính kèm:
- Bộ câu hỏi lý7.doc