Bộ 21 đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn Lớp 7

Câu 3: (0,5 điểm) Cho đoạn văn sau, xác định số từ ghép được dùng trong đoạn văn “Chú Chuồn Chuồn nước tung cánh bay vọt lên. Cái bóng chú nhỏ xíu lướt nhanh trên mặt hồ. Mặt hồ trải rộng mênh mông và lặng gió.”

A. Sáu từ. B. Bảy từ. C. Tám từ. D. Chín từ.

Câu 4: (0,5 điểm) Mạch lạc trong văn bản không có tính chất nào dưới đây?

A. Là phần quan trọng nhất của văn bản, được thể hiện bằng những ý lớn.

B. Thông xuốt không dứt đoạn, liên tục.

C. Tuần tự đi qua các phần, các đoạn.

D. Trôi chảy thành dòng thành mạch.

II. TỰ LUẬN: (8 điểm).

Câu 1: (2 điểm): Em hiểu câu nói của người mẹ “Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kỳ diệu sẽ mở ra” như thế nào?

Câu 2: (1 điểm): Viết một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu có sử dụng từ ghép đẳng lập, chính phụ.

Câu 3: (5 điểm): Miêu tả một cảnh đẹp ở quê hương em.

 

doc21 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 537 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bộ 21 đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn Lớp 7, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hia tay của những con búp bê”, em rút ra bài học gì qua lời nhắn nhủ của tác giả.
Câu 3 (5 điểm)
Hãy tả về người thân của em (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, thầy,cô,............)
ĐỀ CHÍNH THỨC
PHÒNG GD&ĐT 
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
NĂM HỌC 2013 - 2014
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề bài gồm 01 trang)
Câu 1 (2.0 điểm). 
Đọc câu văn sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới:
	Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra".
 (Theo Ngữ văn lớp 7, tập 1, trang 7)
	a) Câu văn trên được trích trong văn bản nào? Ai là tác giả?
	b) Tìm 2 từ ghép đẳng lập có trong câu văn?
	c) Theo em, thế giới kì diệu khi bước qua cánh cổng trường là những gì?
	d) Nêu ý nghĩa của câu văn trên?
Câu 2 (3.0 điểm). 
Phát hiện và phân tích giá trị của phép tu từ trong bài ca dao:
 Công cha như núi ngất trời,
 Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
 Núi cao biển rộng mênh mông,
 Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
 (Theo Ngữ văn lớp7, tập 1, trang 35)
Câu 3 (5.0 điểm). 
Kể lại một câu chuyện đã cho em bài học về kĩ năng sống.
–––––––– Hết ––––––––
Họ tên học sinh:Số báo danh:..
Chữ kí giám thị 1:  Chữ kí giám thị 2:.
PHÒNG GD&ĐT 
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG
ĐẦU NĂM 2013 – 2014
Môn: Ngữ Văn 7
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
Họ và tên:.. Lớp:7
ĐIỂM
Lời phê của giáo viên
ĐỀ BÀI
I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm). Khoanh tròn vào ý em cho là đúng (mỗi ý đúng đạt 0,5 điểm):
Câu 1: (0,5 điểm) Các phương thức sau đây, đâu là phương thức chính dùng để tạo lập văn bản Mẹ tôi?
A. Biểu hiện tâm trạng của người cha B. Kể về tâm trạng người mẹ
C. Tâm sự của người cha với con D. Kể truyện người cha
Câu 2: (0,5 điểm) Tác giả dùng phương thức biểu đạt nào trong văn bản mẹ tôi.
A. Viết thư, tự sự, nghị luân. B. Tự sự, nghị luận, biểu cảm.
C. Nghị luận, biểu cảm. D. Viết thư, nghị luận, biểu cảm.
Câu 3: (0,5 điểm) Cho đoạn văn sau, xác định số từ ghép được dùng trong đoạn văn “Chú Chuồn Chuồn nước tung cánh bay vọt lên. Cái bóng chú nhỏ xíu lướt nhanh trên mặt hồ. Mặt hồ trải rộng mênh mông và lặng gió.”
A. Sáu từ.	 B. Bảy từ.	C. Tám từ.	 D. Chín từ.
Câu 4: (0,5 điểm) Mạch lạc trong văn bản không có tính chất nào dưới đây?
A. Là phần quan trọng nhất của văn bản, được thể hiện bằng những ý lớn.
B. Thông xuốt không dứt đoạn, liên tục.
C. Tuần tự đi qua các phần, các đoạn. 
D. Trôi chảy thành dòng thành mạch.
II. TỰ LUẬN: (8 điểm).
Câu 1: (2 điểm): Em hiểu câu nói của người mẹ “Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kỳ diệu sẽ mở ra” như thế nào?
Câu 2: (1 điểm): Viết một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu có sử dụng từ ghép đẳng lập, chính phụ.
Câu 3: (5 điểm): Miêu tả một cảnh đẹp ở quê hương em.
PHÒNG GD & ĐT 
ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 7
NĂM HỌC 2013 – 2014
Môn: Ngữ văn
(Thời gian làm bài: 90 phút không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (1 điểm) 
Em hãy cho biết câu thơ:
 “Người cha mái tóc bạc
 Đốt lửa cho anh nằm”
Trích từ tác phẩm nào? Tác giả nào? Dùng nghệ thuật gì? Tác dụng của nghệ thuật đó?
Câu 2: (0,5 điểm) 
Nhân vật Dế Mèn trong “Bài học đường đời đầu tiên” của Tô Hoài có những nét chưa đẹp và những nét đẹp gì? Hãy nêu ngắn gọn.
Câu 3: (3 điểm) 
Bằng đoạn văn chừng mười câu, trong đó có phép so sánh được gạch chân, em hãy nêu cảm nhận về nhân vật Kiều Phương trong văn bản “Bức tranh của em gái tôi” (Tạ Duy Anh )
Câu 4: (5,5 điểm) 
Bằng lời kể của tác giả, hãy chuyển bài thơ “Lượm” thành bài văn tự sự.
...................................Hết.....................................
PHÒNG GD & ĐT 
ĐỀ KSCL ĐẦU NĂM HỌC 2013-2014
Môn: Ngữ văn - Lớp 7
Thời gian làm bài: 60 phút
Câu 1. (2 điểm)
Trong văn bản “Mẹ tôi” tại sao người cha không trực tiếp nói vơi con mà lại chọn hình thức viết thư? Như thế có vòng vèo, phiền toái không?
Câu 2. (2 điểm)
Nêu khái niệm các loại từ ghép và nghĩa của chúng.
Câu 3. (6 điểm)
Viết một đoạn văn kể về một kỉ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai trường đầu tiên của mình.
ĐỀ THI KHẢO SÁT CHÂT LƯỢNG ĐẦU NĂM
NĂM HỌC 2014 - 2015
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7
Câu 1 (2 điểm) 
Tìm 4 từ ghép đẳng lập và 4 từ ghép chính phụ rồi điền vào ô trống bên dưới:
Từ ghép đẳng lập
Từ ghép chính phụ
Câu 2 (2 điểm): 
Nhớ và chép lại một bài ca dao về Tình cảm gia đình mà em đã được học? Nêu nội dung chính của bài ca dao đó?
Câu 3 (6 điểm): 
Hãy tả quang cảnh sân trường em trong giờ ra chơi?
PHÒNG GD&ĐT 
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
NĂM HỌC 2014 – 2015
MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 7
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề bài gồm 01 trang)
Câu 1 (3 điểm).
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
 Bố nhớ, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con! Nhớ lại điều ấy, bố không thể nén được cơn tức giận đối với con [] Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con!
(Theo SGK  Ngữ Văn 7, tập 1, trang 10)
1) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai?
2) Tìm 2 từ láy, 2 từ ghép đẳng lập có trong đoạn văn.
3) Em cảm nhận được phẩm chất gì của người mẹ được nhắc đến trong đoạn văn? Từ đó em rút ra được bài học gì cho mình?
Câu 2 (2 điểm).
Anh em nào phải người xa
1) Chép ba câu tiếp theo để hoàn chỉnh bài ca dao trên.
2) Viết một đoạn văn (khoảng 3 đến 4 câu) trình bày ngắn gọn nội dung, ý nghĩa của bài ca dao em vừa chép.
Câu 3 (5,0 điểm).
Kì nghỉ hè luôn là điều mong chờ của tất cả các bạn học sinh bởi nó luôn gắn liền với những chuyến đi chơi, thăm bạn bè, người thânvới biết bao kỉ niệm.
Em hãy kể lại một kỉ niệm đáng nhớ của bản thân trong kì nghỉ hè vừa qua.       
——————Hết——————
PHÒNG GD-ĐT 
ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG
NĂM HỌC 2015 – 2016
MÔN NGỮ VĂN - LỚP: 7
(Thời gian: 60 phút – không kể thời gian phát đề)
Câu 1: (4 điểm) 
Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong những câu sau:
a) Cái chàng Dế Choắt người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện
(Trích “Dế Mèn phưu lưu kí” – Tô Hoài)
b) Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đặm đà hơn hết cả mọi khi và cát lại vàng giòn hơn nữa.
(Trích “Cô Tô” – Nguyễn Tuân)
c) 	 Ngoài thềm rơi cái lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng
(Trích “Đêm Côn Sơn” – Trần Đăng Khoa) 
Câu 2: (6 điểm) 
Tả lại một cảnh đẹp của quê hương mà em thích nhất.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
 ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 7
ĐẦU NĂM HỌC 2015- 2016 
Môn: NGỮ VĂN 
Thời gian: 90 phút 
(Không kề thời gian phát đề)
Câu 1 (2 điểm):
 Thành phần chính của câu là gì? Xác định thành phần chính các câu sau:
a) Nắng xuân nhuốm hồng bầu trời, truyền hơi ấm và sức xuân cho tạo vật. 
b) Đàn én chao đi chao lại, nghiêng cánh đưa thoi, tung tăng dệt nắng.
Câu 2 (3 điểm):
Trong bài thơ Lượm của Tố Hữu (Ngữ văn 6, tập 2) là thể thơ 4 chữ gồm 15 khổ thơ, nhưng có khổ thơ được cấu tạo đặc biệt:
 Ra thế
 Lượm ơi!
và lại có khổ thơ chỉ có 1 câu:
 Lượm ơi còn không?
 Em hãy phân tích tác dụng của cách diễn đạt trên trong việc biểu đạt cảm xúc của tác giả.
Câu 3 (5 điểm): 
Hãy kể một kỉ niệm làm em xúc động và nhớ mãi về tình thầy trò.
PHÒNG GD-ĐT
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐỢT I 
MÔN NGỮ VĂN LỚP 7
NĂM HỌC 2015 – 2016
(thời gian: 90 phút – không kể thời gian phát đề
1: (3 điểm)
Đọc câu văn sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới:
Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.
(Theo Ngữ văn lớp 7, tập 1, trang 7)
a) Câu văn trên được trích trong văn bản nào? Ai là tác giả?
b) Tìm 2 từ ghép đẳng lập có trong câu văn?
c) Theo em, thế giới kì diệu khi bước qua cánh cổng trường là những gì?
d) Nêu ý nghĩa của câu văn trên?
2: (7 điểm)
Tả lại một cảnh đẹp của quê hương mà em thích nhất.
———— hết ————
PHÒNG GD-ĐT
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 7
NĂM HỌC 
MÔN NGỮ VĂN 7
Câu 1 (3.0 điểm):
a) Tìm các từ ghép, từ láy có trong các đoạn văn sau:
“Nhìn bàn tay mảnh mai của em dịu dàng đưa mũi kim thoăn thoắt, không hiểu sao tôi thấy ân hận quá. Lâu nay, mải vui chơi bè bạn, chẳng lúc nào tôi chú ý đến em Từ đấy, chiều nào tôi cũng đi đón em. Chúng tôi nắm tay nhau vừa đi vừa trò chuyện.
Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi.”
(Khánh Hoài- Cuộc chia tay của những con búp bê)
b.Văn bản “ Cổng trường mở ra” của Lý Lan đã kết thúc như sau:
“ Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.
Lời kết này có ý nghĩa gì?
Câu 2 (2.0 điểm): 
Cảm nhận của em về bài ca dao sau:
“Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, mêng mông bát ngát,
Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mêng mông.
Thân em như chẽn lúa đồng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.”
Câu 3 (5.0 điểm): 
Mùa thu. Nắng như tơ vàng mật ong mới rót. Trời xanh ngăn ngắt. Gió hiu hiu nhè nhẹ. Lòng người cứ dìu dịu ngân ngân không biết thời khắc sáng trưa chiều. Cái nắng gay gắt của chàng trai mùa hạ đã nhường chỗ cho nàng thu; chú ve sầu ngưng kéo cây đàn vĩ cầm để so tơ uốn phím chuẩn bị cho mùa hè năm sau
Lấy cảm xúc từ đoạn văn trên, em hãy viết một bài văn tả lại cảnh vào thu trên quê hương em.
PHÒNG GD-ĐT
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 7
NĂM HỌC 
MÔN NGỮ VĂN 7
1 : Cho đoạn văn :
 ‘Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết : bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất.’
a/ Đoạn văn trích trong tác phẩm nào ? Tác giả là ai ?
b/ Xác định phép liệt kê trong đoạn văn trên.
c/ Từ nội dung trong đoạn văn trên em học tập được điều gì ở Bác ?
2 : Em hiểu thế nào về câu tục ngữ “ Thương người như thể thương thân” ? Nêu một việc làm thể hiện nội dung câu tục ngữ trên.
3 :Trong hai câu sau câu nào là câu bị động ? Chuyển câu bị động đó thành câu chủ động.
a/Chân em bị đau.
b/Em được thầy giáo khen.
4: Trong văn bản “Lòng yêu nước” (Ngữ văn 6 – Tập 1), nhà văn I. Ê-ren-bua đã viết:
“Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra biển. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu tổ quốc.”
Từ việc hiểu nội dung đoạn văn trên, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về tình yêu quê hương đất nước. 
Họ và tên:....................................
Lớp:.............................................
Số báo danh:................................
KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG
 THÁNG 9/2015
Môn: Ngữ văn - Lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút
Ngày: 22/09/2015
Điểm
Đề chẵn
Câu 1: (2 điểm)
a) Có mấy loại từ láy? Trình bày đặc điểm về nghĩa của từ láy?
b) Xác định các từ láy trong đoạn văn sau và cho biết tác dụng của chúng.
Mưa đã ngớt. Trời rạng dần. Mấy con chim chào mào từ hốc cây nào đó bay ra hót râm ran. Mưa tạnh, phía đông một mảng trời trong vắt. Mặt trời ló ra, chói lọi trên những vòm lá bưởi lấp lánh.
Câu 2 (3.0 điểm). 
Đọc câu văn sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới:
	Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra". (Theo Ngữ văn lớp 7, tập 1, trang 7)
	a) Câu văn trên được trích trong văn bản nào? Ai là tác giả?
	b) Tìm 2 từ ghép đẳng lập có trong câu văn?
	c) Viết đoạn văn ngắn để lí giải thế giới kì diệu khi bước qua cánh cổng trường được thể hiện trong đoạn văn
	d) Nêu ý nghĩa của câu văn trên?
Câu 3 (5,0 điểm):
	Phát biểu cảm nghĩ của em về một người thân mà em yêu quí (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em...)
Họ và tên:....................................
Lớp:.............................................
Số báo danh:................................
KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG
 THÁNG 09/2015
Môn: Ngữ Văn - Lớp 7
Thời gian làm bài: 120 phút
Ngày: 22/09/2015
Điểm
Đề lẻ
Câu 1: (2 điểm)
a) Đại từ là gì? Xác định đại từ có trong ví dụ sau:
Dừng chân đứng lại trời non nước.
Một mảnh tình riêng ta với ta.
 (Qua đèo Ngang - Bà Huyện Thanh Quan)
b) Thế nào là quan hệ từ? Đặt câu với các cặp quan hệ từ sau và cho biết ý nghĩa của mỗi cặp quan hệ từ đó?
 - Tuy... nhưng...
Câu 1 (3 điểm)
Chép theo trí nhớ bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương.
Nêu ngắn gọn nội dung bài thơ em vừa chép?
Tìm các cặp từ trái nghĩa có trong bài thơ?
Câu 3: (5 điểm) 
Cảm nghĩ về ngôi trường em yêu.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
 ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG 
NĂM HỌC 2016-2017, MÔN: NGỮ VĂN 7
(Thời gian làm bài 90 phút, không kể thời gian giao đề)
Đề thi gồm 01 trang 
PHẦN I: VĂN - TIẾNG VIỆT (4 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi dưới đây:
 “Bởi tôi ăn uống điều độ, và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Ðôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp y như có nhát dao vừa lia qua. Ðôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe thấy tiếng phành phạch giòn giã”. 
 ( Dế Mèn phiêu lưu kí – Tô Hoài )
Câu 1: (1điểm) 
Phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn trên là gì? Nêu nội dung chính của đoạn văn?
Câu 2: (1điểm) 
Xác định một biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng tạo nên cái hay của đoạn văn?
Câu 3: (1điểm) 
Xác định các thành phần chính của câu sau: Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. 
Câu 4: (1điểm) 
Tìm 5 từ láy có trong đoạn văn trên.
PHẦN II: TẬP LÀM VĂN: (6 điểm)
 	Tả một khu vườn trong buổi sáng đẹp trời.
 ................................................Hết..........................................
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Đề chính thức
ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG 
NĂM HỌC 2016-2017, MÔN: NGỮ VĂN 7 - VNEN
(Thời gian làm bài 90 phút, không kể thời gian giao đề)
Đề thi gồm 01 trang 
A. Trắc nghiệm (3đ) Hãy lựa chọn một đáp án đúng trong mỗi câu sau:
Câu 1: Văn bản “Cổng trường mở ra” viết về nội dung gì?
Miêu tả quang cảnh ngày khai trường
Bàn về vai trò của nhà trường trong việc giáo dục thế hệ trẻ.
Kể về tâm trạng một chú bé trong ngày đầu tiên đi học.
Tái hiện lại những tâm tư tình cảm của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường vào lớp Một của con.
Câu 2: Tại sao người cha của En-ri-cô lại viết thư cho con mà không nói trực tiếp?
Vì ở xa con nên phải viết thư 
Vì sợ nói trực tiếp sẽ xúc phạm đến lòng tự trọng của con
Vì giận quá không thể nói trực tiếp
Vì qua thư, người cha sẽ nói được đầy đủ, sâu sắc hơn và người con sẽ cảm thấy thấm thía hơn.
Câu 3: Từ ghép chính phụ là từ như thế nào?
Từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung ý nghiã cho tiếng chính.
 Từ được tạo ra từ một tiếng có nghĩa.
Từ có các tiếng bình đẳng về ngữ pháp.
Từ có hai tiếng có nghĩa.
Câu 4: Từ ghép đẳng lập còn có tên gọi khác là gì?
Từ ghép hợp nghĩa 
Từ ghép phân nghĩa
Cả hai đáp án A, B đều đúng.
Câu 5: Chùa chiền là từ ghép đẳng lập đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai
Câu 6: Tổ hợp từ cà chua trong câu “Ăn cà chua quá ê hết cả răng” là từ ghép chính phụ đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai
B. Tự luận: (7 điểm)
Miêu tả cảnh mùa thu trên quê hương em.
 .Hết..
PHÒNG GD-ĐT 
 ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ KHẢO SÁT ĐẦU NĂM NĂM HỌC 2016 – 2017
Môn thi: NGỮ VĂN 7
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể giao đề
(Đề thi gồm: 01 trang)
Câu 1: 2 điểm
Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.	
1/ Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? 
2/ Em hiểu như thế nào về câu nói của người mẹ trong đoạn trích? 
Câu 2: 2 điểm
Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong những câu sau:
a. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời 
(Cây tre Việt Nam)
b. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. 
 (Bài học đường đời đầu tiên)
c. Tình yêu thương kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả
(Mẹ Tôi)
d. Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn.
 (Cây tre Việt Nam)
Câu 3: 6 điểm
Sáng đầu thu trong xanh
Em mặc quần áo mới
Đi đón ngày khai trường
Vui như là đi hội
 (Ngày khai trường)
Ngày 5 - 9 - 2016, Lễ khai giảng năm học mới của trường THCS Ngọc Châu đã diễn ra tưng bừng, rộn rã và tràn đầy ý nghĩa. Em hãy tả lại và bày tỏ cảm xúc của mình về buổi Lễ khai giảng ấy.
PHÒNG GD&ĐT 
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
NĂM HỌC 2016 – 2017
Môn: Ngữ Văn 7
Thời gian làm bài: 90 phút
Đề thi gồm: 01 trang
Câu 1 (5 điểm):
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi.
“Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phach phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi càng tôi trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.”
                                          (Ngữ Văn 6- tập 2)
a. Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
b. Tìm các câu văn có sử dụng phép tu từ  so sánh? Hãy cho biết phép tu từ so sánh đó thuộc kiểu so sánh nào?
c. Tác dụng của phép tu từ so sánh được sử dụng trong  đoạn trích trên?
d. Cho biết nội dung của đoạn trích trên ?
Câu 2 (5 điểm):
Em hãy tả quang cảnh sân trường trong giờ ra chơi.
----------------------Hết----------------------
File word đề-đáp án: phí 20k.
Cách thanh toán: Thanh toán qua tài khoản ngân hàng. Nội dung chuyển khoản: tailieu + 
Số T/K VietinBank: 101867967584
Chủ T/K: Nguyễn Thiên Hương
Cách nhận tài liệu: Tài liệu sẽ được gửi vào email của bạn
PHÒNG GD&ĐT 
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
NĂM HỌC 2017 – 2018
Môn: Ngữ Văn 7
Thời gian làm bài: 90’
Câu 1: (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi ở dưới.
() Nhạc của trúc, nhạc của tre là khúc nhạc của đồng quê. Nhớ buổi trưa nào nồm nam cơn gió thổi, khóm tre làng rung lên man mác khúc nhạc đồng quê. 
Diều bay, diều lá tre bay lưng trời. 
Sáo tre, sáo trúc vang lưng trời
Gió đưa tiếng sáo, gió nâng cánh diều
 Trời cao lồng lộng, đồng ruộng mênh mông hãy lắng nghe tiếng hát giữa trời cao của trúc, của tre. 
a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
b. Viết đoạn văn ngắn bộc lộ cảm xúc của em khi đọc những câu văn trên.
Câu 2: (2,0 điểm)
a. Phân tích thành phần câu trong mỗi câu sau, mỗi câu đó thuộc kiểu câu nào, dùng để làm gì? So sánh điểm giống và khác nhau giữa những câu đó.
- Quê hương vẫn là nơi thân thiết nhất.
- Giữa biển lúa vàng, nhấp nhô những chiếc nón trắng.
b. Đoạn thơ sau sử dụng phép tu từ gì? Những từ ngữ nào thực hiện phép tu từ đó?
Sấm
Ghé xuống sân
Khanh khách 
Cười
Cây dừa
Sải tay
Bơi
Ngọn mồng tơi
Nhảy múa
 (“Mưa” – Trần Đăng Khoa)
Câu 3: (5,0 điểm)
Tả lại một trận mưa theo quan sát và tưởng tượng của em.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
Họ và tên học sinh:..................................................... Lớp:...... SBD:..................
Điểm
1. Người chấm:..............................................
2. Người chấm:..............................................
1. Người coi KT:.......................................
2. Người coi KT:.............

File đính kèm:

  • docBộ 21 đề KS đầu năm Văn 7.doc