Bộ 20 đề thi chọn học sinh giỏi môn Hóa học Lớp 9

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI

Môn: Hóa học – Lớp 9

Thời gian làm bài: 150 phút

ĐỀ SỐ 9

Câu 1 (4 điểm)

1. Một nguyên tố X có tổng số hạt trong nguyên tử bằng 40, tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12. Xác định tên của nguyên tố X.

Lấy nguyên tố X tìm được ở trên và thực hiện chuỗi sơ đồ phản ứng sau:

(1) X + HCl --> A + (2) A + NaOH --> B +

(3) B + NaOHdư --> D + (4) D + HCl + --> B +

(5) B -->E + . (6) E -> X +

Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra và ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có).

2. Cho 5 dung dịch gồm: NaCl, Na2CO3, BaCl2, HCl và Na2SO4 chứa trong các lọ riêng biệt. Không dùng thêm hóa chất nào khác, bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các dung dịch trên.

Câu 2 (4 điểm)

1. Hãy viết 4 phương trình phản ứng hóa học điều chế các chất sau:

 a) Khí clo.

 b) Khí sunfurơ.

2. Hỗn hợp X gồm CaCO3, Cu, Fe3O4. Nung nóng X (trong điều kiện không có không khí) một thời gian thu được chất rắn B và khí C. Cho khí C hấp thụ vào dung dịch NaOH, thu được dung dịch D. Dung dịch D tác dụng được với dung dịch BaCl2 và dung dịch KOH. Hòa tan B vào nước dư, thu được dung dịch E và chất rắn F. Nếu hòa tan F vào dung dịch H2SO4 (đặc, nóng) dư, thu được hỗn hợp khí G và dung dịch H. Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra.

 Câu 3 (4 điểm)

1. Nhiệt phân hoàn toàn 20 gam hỗn hợp MgCO3, CaCO3 và BaCO3, thu được khí B. Cho khí B hấp thụ hết vào nước vôi trong, thu được 10 gam kết tủa và dung dịch C. Đun nóng dung dịch C đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được thêm 6 gam kết tủa. Hỏi phần trăm khối lượng của MgCO3 nằm trong khoảng nào?

2. Cho hỗn hợp A dạng bột gồm Mg và Al. Lấy 12,6 gam A tác dụng vừa đủ với 300ml dung dịch hỗn hợp HCl có nồng độ C1(mol/l) và H2SO4 loãng có nồng độ C2(mol/l). Biết C1= 2C2. Sau phản ứng, thu được dung dịch B và 13,44 lít khí H2 (đktc). Xác định C1, C2 và thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp A.

pdf31 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 07/03/2024 | Lượt xem: 256 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bộ 20 đề thi chọn học sinh giỏi môn Hóa học Lớp 9, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 với 
không khí theo tỷ lệ thể tích VO2 : VKK = 1:3 trong một bình kín ta được hỗn hợp khí A2. Cho vào bình 
0,528 gam cacbon rồi đốt cháy hết cacbon thu được hỗn hợp khí A3 gồm 3 khí, trong đó CO2 chiếm 
22,92% thể tích. Biết không khí chứa 80% N2 và 20% O2 về thể tích. 
1) Tính khối lượng mA. 
2) Tính % khối lượng các chất trong hỗn hợp A. 
Câu 5 (4 điểm) 
Hòa tan 55 gam hỗn hợp Na2CO3 và Na2SO3 bằng 500 ml dung dịch H2SO4 1M (vừa đủ) ta thu được 
hỗn hợp khí A và dung dịch chứa một muối trung hòa duy nhất. 
1) Cho hỗn hợp khí A vào bình kín có một ít bột xúc tác V2O5. Bơm tiếp oxi vào bình ta thu 
được hỗn hợp khí B có tỷ khối so với hiđro là 21,71. Tính số mol oxi đã bơm vào bình. 
2) Nung nóng bình một thời gian ta thu được hỗn hợp khí C có tỷ khối với hidro là 22,35. 
Tính % thể tích các khí có trong hỗn hợp C. 
-------HẾT------ 
Gia sư Thành Được www.daythem.edu.vn 
[Type text] 
 ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI 
Môn: Hóa học – Lớp 9 
Thời gian làm bài: 150 phút 
ĐỀ SỐ 9 
Câu 1 (4 điểm) 
1. Một nguyên tố X có tổng số hạt trong nguyên tử bằng 40, tổng số hạt mang điện nhiều hơn 
số hạt không mang điện là 12. Xác định tên của nguyên tố X. 
Lấy nguyên tố X tìm được ở trên và thực hiện chuỗi sơ đồ phản ứng sau: 
(1) X + HCl  A +  (2) A + NaOH  B +  
(3) B + NaOHdư  D +  (4) D + HCl +   B +  
(5) B 
0tE + ... (6) E  X +  
 Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra và ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có). 
2. Cho 5 dung dịch gồm: NaCl, Na2CO3, BaCl2, HCl và Na2SO4 chứa trong các lọ riêng biệt. 
Không dùng thêm hóa chất nào khác, bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các dung dịch trên. 
Câu 2 (4 điểm) 
1. Hãy viết 4 phương trình phản ứng hóa học điều chế các chất sau: 
 a) Khí clo. 
 b) Khí sunfurơ. 
2. Hỗn hợp X gồm CaCO3, Cu, Fe3O4. Nung nóng X (trong điều kiện không có không khí) một 
thời gian thu được chất rắn B và khí C. Cho khí C hấp thụ vào dung dịch NaOH, thu được dung dịch 
D. Dung dịch D tác dụng được với dung dịch BaCl2 và dung dịch KOH. Hòa tan B vào nước dư, thu 
được dung dịch E và chất rắn F. Nếu hòa tan F vào dung dịch H2SO4 (đặc, nóng) dư, thu được hỗn hợp khí 
G và dung dịch H. Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra. 
Câu 3 (4 điểm) 
1. Nhiệt phân hoàn toàn 20 gam hỗn hợp MgCO3, CaCO3 và BaCO3, thu được khí B. Cho khí B 
hấp thụ hết vào nước vôi trong, thu được 10 gam kết tủa và dung dịch C. Đun nóng dung dịch C đến 
khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được thêm 6 gam kết tủa. Hỏi phần trăm khối lượng của MgCO3 
nằm trong khoảng nào? 
2. Cho hỗn hợp A dạng bột gồm Mg và Al. Lấy 12,6 gam A tác dụng vừa đủ với 300ml dung 
dịch hỗn hợp HCl có nồng độ C1(mol/l) và H2SO4 loãng có nồng độ C2(mol/l). Biết C1= 2C2. Sau phản 
ứng, thu được dung dịch B và 13,44 lít khí H2 (đktc). Xác định C1, C2 và thành phần phần trăm theo 
khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp A. 
Câu 4 (4 điểm) 
Hỗn hợp A gồm Mg và Fe có tỷ lệ khối lượng 5:3. Hỗn hợp B gồm FeO, Fe2O3 và Fe3O4 trong đó số 
mol FeO bằng số mol Fe2O3. Hòa tan B bằng dung dịch HCl dư, sau đó cho tiếp A vào ta thu được 
dung dịch C và V lít H2 (ở đktc). Biết rằng lúc đó có một phần hidro khử hết muối FeCl3 thành FeCl2 
theo phản ứng 2FeCl3 + 2H  2FeCl2 + HCl. 
 Cho dung dịch C tác dụng với NaOH dư rồi lấy kết tủa nung trong không khí tới khối lượng 
không đổi, được chất rắn D. Lượng hidro thoát ra ở trên (V lít) vừa đủ tác dụng hết với D khi nung 
nóng. Mặt khác nếu trộn A với B ban đầu ta được hỗn hợp E. 
1. Viết phương trình hoá học của các phản ứng, tính % khối lượng của Mg, Fe trong hỗn hợp E. 
2. Lượng hidro thoát ra ( V lít) đủ để khử được một lượng gấp bao nhiêu lần các oxit có trong B. 
Gia sư Thành Được www.daythem.edu.vn 
[Type text] 
Giả thiết rằng các phản ứng xảy ra hoàn toàn. 
Câu 5 (4 điểm) 
Một hỗn hợp gồm 3 kim loại Na, Al và Fe. 
Nếu cho hỗn hợp vào nước cho đến khi phản ứng xong thì thu được V lít khí. 
Nếu cho lượng hỗn hợp đó vào dung dịch NaOH (dư) đến khi phản ứng xong thu được 
7
4
V lít khí. 
Với lượng hỗn hợp đó cho vào dung dịch HCl (dư) đến khi phản ứng xong thì thu được 
9
4
V lít khí 
1. Viết các phương trình phản ứng xẩy ra. 
2. Xác định tỷ lệ số mol các kim loại có trong hỗn hợp? Biết rằng khí thu được ở các trường 
hợp trên đều ở điều kiện chuẩn. 
-------HẾT------ 
Gia sư Thành Được www.daythem.edu.vn 
[Type text] 
 ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI 
Môn: Hóa học – Lớp 9 
Thời gian làm bài: 150 phút 
ĐỀ SỐ 10 
Câu 1 (4 điểm) 
1. Từ lưu huỳnh, bột sắt, muối ăn, oxi, nước, các điều kiện phản ứng và xúc tác cần thiết có đủ. Hãy 
viết các phương trình phản ứng điều chế các muối : FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCl3, Na2S. 
2. Có các oxit : CaO, Fe2O3, SO3. Viết phương trình phản ứng xảy ra (nếu có) khi cho các oxit đó lần 
lượt tác dụng với : Nước, axit clohiđric, natri hiđroxit. 
Câu 2 (4 điểm) 
1. Nêu hiện tượng và viết các phương trình phản ứng xảy ra khi cho Ba kim loại vào các dung dịch: 
MgCl2, FeCl2, AlCl3, (NH4)2CO3. 
2. Hỗn hợp A gồm KClO3, Ca(ClO2)2, Ca(ClO3)2, CaCl2 và KCl nặng 83,68 gam. Nhiệt phân hoàn 
toàn A ta thu được chất rắn B gồm CaCl2, KCl và 17,472 lít khí O2 (đktc). Cho chất rắn B tác dụng với 
360 ml dung dịch K2CO3 0,5M (vừa đủ) thu được kết tủa C và dung dịch D. Lượng KCl trong dung 
dịch D nhiều gấp 
22
3
lần lượng KCl có trong A. Tính % khối lượng KClO3 có trong A. 
Câu 3 (4 điểm) 
1. Cho 61,2 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, đun nóng và 
khuấy đều. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 3,36 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, 
ở đktc), dung dịch Y và còn lại 2,4 gam kim loại. Cô cạn dung dịch Y, thu được m gam muối khan. 
Tính m. 
2. Hòa tan hoàn toàn 20,88 gam một oxit sắt bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được dung dịch X 
và 3,248 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Cô cạn dung dịch X, thu được m gam muối 
sunfat khan. Xác định công thức oxit sắt và tính m. 
Câu 4 (4 điểm) 
1. Cho 2,24 gam bột sắt vào 200 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,5M. 
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và m gam chất rắn Y. Tính m. 
2. Nung nóng m gam hỗn hợp gồm Al và Fe3O4 trong điều kiện không có không khí. Sau khi phản ứng 
xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH (dư) thu được dung 
dịch Y, chất rắn Z và 3,36 lít khí H2 (ở đktc). Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch Y, thu được 39 gam kết 
tủa. Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu. 
Câu 5 (4 điểm) 
1. Nhúng một thanh sắt nặng 100 gam vào 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 0,2M và AgNO3 
0,2M. Sau một thời gian lấy thanh kim loại ra, rửa sạch làm khô cân được 101,72 gam (giả thiết các 
kim loại tạo thành đều bám hết vào thanh sắt). Tính khối lượng sắt đã phản ứng. 
2. Cho 100 ml dung dịch KOH 1,5M vào 200 ml dung dịch H3PO4 0,5M, thu được dung dịch X. Cô 
cạn dung dịch X, thu được hỗn hợp gồm các chất nào và khối lượng bằng bao nhiêu? 
-------HẾT------ 
Gia sư Thành Được www.daythem.edu.vn 
[Type text] 
 ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI 
Môn: Hóa học – Lớp 9 
Thời gian làm bài: 150 phút 
ĐỀ SỐ 11 
Câu 1 (4 điểm) 
1. Có 4 gói bột trắng đựng: K2O, P2O5, CaO, MgO không ghi nhãn. Bằng phương pháp hoá học hãy 
trình bày cách nhận biết 4 gói bột trên. 
2. Khí O2 bị lẫn SO2và CO2. Làm thế nào để thu được O2 tinh khiết? Viết PTPƯ. 
Câu 2 (4 điểm) 
1. Cho các chất: Na2O, SO2, N2O5, MgO, Fe3O4, Na2SO3, Cu, Fe. Viết PTPƯ (nếu có) với: 
 a) Nước. b) Dung dịch HCl. c) Dung dịch NaOH. 
2. Cho hỗn hợp khí SO2 và O2 có tỉ khối hơi so với H2 là 24. Nung nóng hỗn hợp trên với xúc tác thích 
hợp trong bình kín thì được hỗn hợp mới có tỉ khối hơi so với H2 là 30. Xác định phần trăm về thể tích 
của mỗi khí trong hỗn hợp trước và sau phản ứng. 
Câu 3 (4 điểm) 
1. Hỗn hợp X gồm Al, Fe3O4 và CuO, trong đó oxi chiếm 25% khối lượng hỗn hợp. Cho 1,344 lít khí 
CO (đktc) đi qua m gam X nung nóng, sau một thời gian thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z có tỉ 
khối so với H2 bằng 18. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch 
chứa 3,08m gam muối và 0,896 lít khí NO (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Tính m. 
2. Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol HCl và b mol AlCl3, kết 
quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau : 
Xác định tỉ lệ a : b. 
Câu 4 (4 điểm) 
1. Hoà tan hoàn toàn 24,4 gam hỗn hợp gồm FeCl2 và NaCl (có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 2) vào 
một lượng nước (dư), thu được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3 (dư) vào dung dịch X, sau khi 
phản ứng xảy ra hoàn toàn sinh ra m gam chất rắn. Tính m. 
2. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp gồm Al và m gam hai oxit sắt trong khí trơ, thu được hỗn 
hợp rắn X. Cho X vào dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch Y, chất không tan Z và 0,672 lít khí 
H2 ((đktc). Sục khí CO2 dư vào Y, thu được 7,8 gam kết tủa. Cho Z tan hết vào dung dịch H2SO4, thu 
được dung dịch chứa 15,6 gam muối sunfat và 2,464 lít khí SO2 (ở đktc, là sản phẩn khử duy nhất của 
H2SO4). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính m. 
Câu 5 (4 điểm) Hoà tan hoàn toàn 2,16 gam kim loại M trong 500 ml dung dịch HNO3 0,6 M thu 
được dung dịch A (không chứa muối NH4NO3) và 604,8 ml hỗn hợp khí N2 và N2O (ở đktc). Tỉ khối 
hơi của hỗn hợp khí này so với H2 là 18,445. Mặt khác, hoà tan hoàn toàn 7,038 gam Na kim loại vào 
Gia sư Thành Được www.daythem.edu.vn 
[Type text] 
400 ml dung dịch HCl x mol/l thu được khí H2 và dung dịch E. Trộn dung dịch A với dung dịch E thu 
được 2,34 gam kết tủa. 
1. Xác định kim loại M. 
2. Xác định nồng độ mol/l của dung dịch HCl đã dùng. 
-------HẾT------ 
 ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI 
Môn: Hóa học – Lớp 9 
Thời gian làm bài: 150 phút 
ĐỀ SỐ 12 
Câu 1 (4 điểm) 
1. Dung dịch NaOH có lẫn mẫu quì tím. Nhỏ từ từ dd H2SO4 vào dd NaOH trên, màu của quì tím có 
sự thay đổi như thế nào? 
2. Dung dịch Ca(OH)2 có chứa a gam Ca(OH)2. Thổi CO2 vào dung dịch đó. Tìm giới hạn khối lượng 
CO2 thổi vào để được đồng thời 2 muối. 
Câu 2 (4 điểm) 
1. Tính khối lượng SO3 cần hoà tan vào 400 ml dd H2SO4 19,6 % (D = 1,2 g/ml) để được dung dịch 
mới có nồng độ 49%? 
 2. Hoà tan 32,4g hỗn hợp gồm 1 kim loại hoá trị I và oxit của nó trong nước cất được dd B. Để trung 
hoà hết 1/10 dd B cần dùng 400ml dd H2SO4 0,15M. Xác định kim loại trên và tính khối lượng mỗi 
chất trong hỗn hợp ban đầu. 
Câu 3 (4 điểm) 
1. Từ 6,2 kg photpho điều chế được bao nhiêu lít dung dịch H3PO4 2M (hiệu suất toàn bộ quá trình 
điều chế là 80%)? 
2. Hỗn hợp X gồm Ba và Al. Cho m gam X vào nước dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu 
được 8,96 lít khí H2 (đktc). Mặt khác, hòa tan hoàn toàn m gam X bằng dung dịch NaOH, thu được 
15,68 lít khí H2 (đktc). Tính m. 
Câu 4 (4 điểm) 
1. Hỗn hợp X gồm 3,92 gam Fe, 16 gam Fe2O3 và m gam Al. Nung X ở nhiệt độ cao trong điều kiện 
không có không khí, thu được hỗn hợp chất rắn Y. Chia Y thành hai phần bằng nhau. Phần một tác 
dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được 4a mol khí H2. Phần hai phản ứng với dung dịch 
NaOH dư, thu được a mol khí H2. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Tính m. 
2. Hỗn hợp X gồm Na, Ba, Na2O và BaO. Hòa tan hoàn toàn 21,9 gam X vào nước, thu được 1,12 lít 
khí H2 (đktc) và dung dịch Y, trong đó có 20,52 gam Ba(OH)2. Hấp thụ hoàn toàn 6,72 lít khí CO2 
(đktc) vào Y, thu được m gam kết tủa. Tính m. 
Câu 5 (4 điểm) 
1. Hòa tan hoàn toàn m gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng, thu được 5,376 lít (đktc) hỗn hợp khí X 
gồm N2, N2O và dung dịch chứa 8m gam muối. Tỉ khối của X so với H2 bằng 18. Tính m. 
2. Cho hỗn hợp X gồm 0,01 mol Al và a mol Fe vào dung dịch AgNO3 đến khi phản ứng hoàn toàn, 
thu được m gam chất rắn Y và dung dịch Z chứa 3 cation kim loại. Cho Z phản ứng với dung dịch 
NaOH dư trong điều kiện không có không khí, thu được 1,97 gam kết tủa T. Nung T trong không khí 
đến khối lượng không đổi, thu được 1,6 gam chất rắn chỉ chứa một chất duy nhất. Tính m. 
Gia sư Thành Được www.daythem.edu.vn 
[Type text] 
-------HẾT------ 
Gia sư Thành Được www.daythem.edu.vn 
[Type text] 
 ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI 
Môn: Hóa học – Lớp 9 
Thời gian làm bài: 150 phút 
ĐỀ SỐ 13 
Câu 1 (4 điểm) 
1. Cho hỗn hợp A gồm Al, Cu, Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư, thu được dung dịch B, khí 
SO2 thoát ra. Nếu cho hỗn hợp A vào dung dịch HCl dư thu được dung dịch C, chất rắn không tan D 
và khí E. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch C thu được kết tủa F. Nung F ngoài không khí đến 
khối lượng không đổi thu được chất rắn G, cho khí CO dư qua G nung nóng đến khối lượng không đổi 
thu được chất rắn H. Xác định các chất có trong B, C, D, E, F, G, H và viết các phương trình phản 
ứng xảy ra. 
2. Cho 5 dung dịch không màu đựng trong 5 bình mất nhãn gồm: NaHSO4, NaCl, Mg(HCO3)2, Na2CO3, 
Ba(HCO3)2. Không được dùng thêm hoá chất khác, hãy nêu phương pháp nhận biết các dung dịch trên. 
Câu 2 (4 điểm) 
1. Cho 122,4g hỗn hợp X gồm Cu, Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được 10,08 lít SO2 
(đktc), dung dịch Y và còn lại 4,8g kim loại. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam muối khan. Tính m. 
 2. Cho 25,5 gam hỗn hợp X gồm CuO và Al2O3 tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng, thu được 
dung dịch chứa 57,9 gam muối. Tính phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X. 
Câu 3 (4 điểm) 
1. Hỗn hợp X có khối lượng 82,3 gam gồm KClO3, Ca(ClO3)2, CaCl2 và KCl. Nhiệt phân hoàn toàn X 
thu được 13,44 lít O2 (đktc), chất rắn Y gồm CaCl2 và KCl. Toàn bộ Y tác dụng vừa đủ với 0,3 lít 
dung dịch K2CO3 1M thu được dung dịch Z. Lượng KCl trong Z nhiều gấp 5 lần lượng KCl trong X. 
Tính phần trăm khối lượng KCl trong X. 
2. Cho 500ml dung dịch Ba (OH)2 0,1M vào V ml dung dịch Al2(SO4)3 0,1M; sau khi các phản ứng 
kết thúc thu được 12,045 gam kết tủa. Tính V. 
Câu 4 (4 điểm) 
1. Cho 12 gam hợp kim của bạc vào dung dịch HNO3 loãng (dư), đun nóng đến phản ứng hoàn toàn, 
thu được dung dịch có 8,5 gam AgNO3. Tính phần trăm khối lượng của bạc trong mẫu hợp kim. 
2. Hòa tan hoàn toàn 1,805 gam hỗn hợp gồm Fe và kim loại X vào bằng dung dịch HCl, thu được 
1,064 lít khí H2. Mặt khác, hòa tan hoàn toàn 1,805 gam hỗn hợp trên bằng dung dịch HNO3 loãng 
(dư), thu được 0,896 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Biết các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu 
chuẩn. Xác định tên kim loại X. 
Câu 5 (4 điểm) 
1. Cho 16g hỗn hợp X gồm bột Mg, Fe vào 600 ml dung dịch AgNO3 có nồng độ C (mol/l), khuấy đều 
hỗn hợp để phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và 70,4g chất rắn Z. Cho dung dịch 
NaOH dư vào dung dịch Y thu được kết tủa, nung kết tủa trong không khí ở nhiệt cao đến khối lượng 
không đổi thu được 16g chất rắn T. Viết các phương trình phản ứng xảy ra, tính khối lượng từng kim 
loại trong hỗn hợp X và tính giá trị C. 
2. Tiến hành hai thí nghiệm: 
 Thí nghiệm 1: Cho 650ml dung dịch NaOH 2M vào 400ml dung dịch AlCl3 a(M) thì thu được 3b gam 
kết tủa. 
 Thí nghiệm 2: Cho 700ml dung dịch NaOH 2M vào 400ml dung dịch AlCl3 a(M) thì thu được 2b gam 
kết tủa. 
Gia sư Thành Được www.daythem.edu.vn 
[Type text] 
 Tìm a, b. 
-------HẾT------ 
 ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI 
Môn: Hóa học – Lớp 9 
Thời gian làm bài: 150 phút 
ĐỀ SỐ 14 
Câu 1 (4 điểm) 
1. Cho Na vào hai dung dịch muối Al2(SO4)3 và CuSO4 thì thu được khí A; Dung dịch B và kết tủa C. 
nung kết tủa được chất rắn D. Cho khí H2 dư qua D nung nóng được chất rắn E. Hòa tan E vào dung 
dịch HCl thì thấy E tan một phần. 
Giải thích và viết phản ứng cho minh họa các hiện tượng trên. 
2. Chỉ dùng một kim loại hãy nhận biết các dung dịch sau: HCl, AgNO3, KCl, KOH, HNO3 đặc. 
Câu 2 (4 điểm) 
1. Hãy so sánh tính phi kim của S, Si, P, F, Cl và giải thích vắn tắt. 
2. Viết phương trình hóa học nếu có xảy ra khi cho Cl2 lần lượt tác dụng với dung dịch KOH, 
Fe(NO3)2 
Câu 3 (4 điểm) 
1. Đun nóng m gam hỗn hợp Cu và Fe có tỉ lệ khối lượng tương ứng 7 : 3 với một lượng dung dịch 
HNO
3
. Khi các phản ứng kết thúc, thu được 0,75m g chất rắn, dung dịch X và 5,6 lít hỗn hợp khí 
(đktc) gồm NO và NO
2 
(không có sản phẩm khử khác của N
+5
). Biết lượng HNO
3 
đã phản ứng là 44,1 
gam. Tính m và khối lượng muối tan trong X. 
2. Hấp thụ hoàn toàn 0,672 lít khí CO2 (đktc) vào 1 lít dung dịch gồm NaOH 0,025M và Ca(OH)2 
0,0125M, thu được x gam kết tủa. Tính x. 
Câu 4 (4 điểm) 
1. Chia hỗn hợp X gồm K, Al và Fe thành hai phần bằng nhau. 
- Cho phần 1 vào dung dịch KOH (dư) thu được 0,784 lít khí H2 (đktc). 
- Cho phần 2 vào một lượng dư H2O, thu được 0,448 lít khí H2 (đktc) và m gam hỗn hợp kim loại Y. 
Hoà tan hoàn toàn Y vào dung dịch HCl (dư) thu được 0,56 lít khí H2 (đktc). 
Tính hối lượng (tính theo gam) của K, Al, Fe trong mỗi phần của hỗn hợp X. 
2. Cho 18,4 gam hỗn hợp X gồm Cu2S, CuS, FeS2 và FeS tác dụng hết với HNO3 (đặc nóng dư) thu 
được V lít khí chỉ có NO2 (ở đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Y. Cho toàn bộ Y vào một 
lượng dư dung dịch BaCl2, thu được 46,6 gam kết tủa, còn khi cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch 
NH3 dư thu được 10,7 gam kết tủa. Tính V. 
Câu 5 (4 điểm) 
1. Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Na2O và Al2O3 vào nước thu được dung dịch X trong suốt. 
Thêm từ từ dung dịch HCl 1M vào X, khi hết 100 ml thì bắt đầu xuất hiện kết tủa; khi hết 300 ml hoặc 
700 ml thì đều thu được a gam kết tủa. Tính a và m. 
Gia sư Thành Được www.daythem.edu.vn 
[Type text] 
2. Cho hỗn hợp K2CO3 và NaHCO3 (tỉ lệ mol 1 : 1) vào bình dung dịch Ba(HCO3)2 thu được kết tủa X 
và dung dịch Y. Thêm từ từ dung dịch HCl 0,5M vào bình đến khi không còn khí thoát ra thì hết 560 
ml. Biết toàn bộ Y phản ứng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1M. Tính khối lượng kết tủa X. 
-------HẾT------ 
 ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI 
Môn: Hóa học – Lớp 9 
Thời gian làm bài: 150 phút 
ĐỀ SỐ 15 
Câu 1 (4 điểm) 
1. Khi cho hỗn hợp Al và Fe dạng bột tác dụng với dung dịch CuSO4, khuấy kĩ để phản ứng xảy ra 
hoàn toàn, thu được dung dịch của 3 muối tan và chất kết tủa. Viết các phương trình phản ứng, cho 
biết thành phần dung dịch và kết tủa gồm những chất nào? 
2. Không dùng thêm hoá chất khác hãy phân biệt 5 lọ mất nhãn chứa một trong các dung dịch sau: 
(NH4)2SO4, Ba(NO3)2, K2SO4, NaOH, Fe(NO3)3 . 
Câu 2 (4 điểm) 
1. Từ các hoá chất: Mg, H2O, không khí, S. Hãy viết các phương trình phản ứng điều chế 3 oxit, 2 
axit, 2 muối. 
2. Viết các phương trình phản ứng thực hiện dãy chuyển hoá sau: 
Câu 3 (4 điểm) 
1. Khối lượng riêng của canxi kim loại là 1,55 g/cm3. Giả thiết rằng, trong tinh thể canxi các nguyên tử 
là những hình cầu chiếm 74% thể tích tinh thể, phần còn lại là khe rỗng. Tính bán kính nguyên tử 
canxi tính theo lí thuyết. 
2. Cho 2,7 gam hỗn hợp bột X gồm Fe và Zn tác dụng với dung dịch CuSO4. Sau một thời gian, thu 
được dung dịch Y và 2,84 gam chất rắn Z. Cho toàn bộ Z vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư), sau khi 
các phản ứng kết thúc thì khối lượng chất rắn giảm 0,28 g và dung dịch thu được chỉ chứa một muối 
duy nhất. Tính hần trăm khối lượng mỗi chất trong X. 
Câu 4 (4 điểm) 
1. Hoà tan hỗn hợp bột gồm m gam Cu và 4,64 gam Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 (loãng, rất dư), sau 
khi các phản ứng kết thúc chỉ thu được dung dịch X. Dung dịch X làm mất màu vừa đủ 100 ml dung 
dịch KMnO4 0,1M. Tính m. 
2. Nung m gam hỗn hợp X gồm FeS và FeS2 trong một bình kín chứa không khí (gồm 20% thể tích O2 
và 80% thể tích N2) đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được một chất rắn duy nhất và hỗn 
hợp khí Y có thành phần thể tích: 84,8% N2, 14% SO2, còn lại là O2. Tính hần trăm khối lượng của 
FeS trong hỗn hợp X. 
Gia sư Thành Được www.daythem.edu.vn 
[Type text] 
Câu 5 (4 điểm) 
Một phi kim R tạo ra được 2 oxit A; B . Biết MA < MB . Hóa trị R trong A, B đều có hóa trị chẵn. Tỉ 
khối của B đối với A là 1,5714 và phần trăm khối lượng của oxi trong A là 57,14 %. Hãy xác định 
công thức phân tử của A và B. 
- Làm thế nào để chuyển hết hỗn hợp A, B thành A. Viết phương trình hóa học minh họa. 
- Sục 0,448 lít khí B đo ở đktc vào 1 lít dung dịch Ca(OH)2 aM thu đ

File đính kèm:

  • pdfbo_20_de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_hoa_hoc_lop_9.pdf
Giáo án liên quan