Biên soạn câu hỏi môn Ngữ văn lớp 8 – kì I

Tư tưởng tiến bộ của tác giả thể hiện ở những điểm nào ?

 Tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Thiếp thể hiện qua các phương diện :

- Cần phải loại bỏ lối học chuộng hình thức, cầu danh lợi cho cá nhân.

- Việc học phải được phổ biến rộng rãi.

- Việc học phải bắt đầu từ những kiến thức cơ bản, học phải có phương pháp, học đi đôi với hành.

- Mục đích cao nhất: vì dân , vì nước.

 

doc118 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1759 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Biên soạn câu hỏi môn Ngữ văn lớp 8 – kì I, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t; Hành động điều khiển 
d) Có đồng nào, cụ nhặt nhạnh đưa cho tôi cả thì cụ lấy gì mà ăn? 
-> Hành động hỏi, bộc lộ cảm xúc
3
Nhận biết
5'
Chỉ ra sự khác nhau về hành 
động nói giữa hai câu sau đây:
(1) Ông Giáo hút trước, (rồi đưa điếu cho lão Hạc)
(2) Ông giáo hút trước đi!
- Câu (1): thực hiện hành động nói thuộc nhóm trình bày.
- Câu (2): thực hiện hành động nói thuộc nhóm điều khiển
4
Hiểu
Nam vào rừng nghe thấy chim hót: " Bắt cô trói cột". Ban ấy cứ băn khoăn không biết đây có phải là hành 
động điều khiển hay không? Em hãy giải thích hộ bạn?
Đây chỉ là hiện tượng đồng âm. Chim hót không có mục đích tạo lời, cũng không có m ục đích hành động, càng không phải là hành động điều khiển
5
Vận dụng
15'
Viết đoạn văn ngắn (5 - 8)
câu trong đó có sử dụng 
hành động nó rồi xác định 
hành động nói? 
- Y/C HS:
+ Viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh về hình thức
+ Trọn vẹn về ND: trong đó có sử dụng hành động nói hợp lí và xác định đựợc hành động nói 
Bài 26 gồm các tiết: Trả bài tập làm văn số 4. Nước Đại Việt ta. Hành động nói 
(tiếp). Ôn tập về luận điểm
Chủ đề 1: Văn bản: Nước Đại Việt ta.
Câu
Mức độ
T. Gian
Câu hỏi
Nội dung trả lời
1
Nhận biết 
10 phút
Nêu hiểu biết của em về Tác giả Nguyễn Trãi ?
Nguyễn Trãi (1380-1442), hiệu là Ức Trai, con của Nguyễn Phi Khanh, quê gốc ở xã Chi Ngại, huyện Chí Linh, Hải Dương, sau dời đến làng Nhị Khê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây. Ông tham gia khởi nghĩa Lam Sơn với vai trò rất lớn bên cạnh Lê Lợi. Nguyễn Trãi trở thành nhân vật lịch sử lỗi lạc, hiếm có. Ông được UNE SCO công nhận là danh nhân văn hoá thế giới.
Nguyễn Trãi để lại một sự nghiệp văn chương đồ sộ, phong phú, trong đó có Bình Ngô đại cáo, Ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập, Quân trung từ mệnh tập,...
2
Nhận biết 
5 phút
Nêu hoàn cảnh ra đời của bài Cáo ?
Đầu năm 1428, sau khi quân ta đại thắng (tiêu diệt và làm tan rã 15 vạn viện binh của giặc, buộc Vương Thông phải rút quân về nước), Nguyễn Trãi đã thừa lệnh vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) soạn thảo Bình Ngô đại cáo để bố cáo với toàn dân về sự kiện có ý nghĩa trọng đại này.
3
Nhận biết 
5 phút
Thế nào là Thể loại Cáo ?
Cáo là một thể loại văn bản hành chính của nhà nước quân chủ, thường được dùng cho các phát ngôn chính thức, hệ trọng của vua chúa hoặc thủ lĩnh, nhằm tổng kết một công việc, trình bày một chủ trương xã hội chính trị cho dân chúng biết. 
4
Thônghiểu 
10 phút
Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là gì?
Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là “yên dân”, “trừ bạo”. Yên dân là làm cho dân được hưởng thái bình, hạnh phúc. Mà muốn yên dân thì trước hết phải diệt trừ bọn tàn bạo. 
Người dân mà tác giả nói đến ở đây là những người dân Đại Việt đang phải chịu bao đau khổ dưới ách thống trị của giặc Minh. Như vậy khái niệm nhân nghĩa của Nguyễn Trãi gắn liền với lòng yêu nước, gắn liền với quốc gia, dân tộc. 
Những kẻ bạo ngược mà tác giả nói đến ở đây không phải ai khác, đó chính là bọn giặc Minh.
5
Thônghiểu 
15 phút
Để khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc, Nguyễn Trãi đã dựa vào các yếu tố nào ?
Để khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc, Nguyễn Trãi đã dựa vào các yếu tố như: nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ riêng. Với những yếu tố căn bản này, tác giả đã đưa ra một khái niệm khá hoàn chỉnh về quốc gia, dân tộc.
So với ý thức về quốc gia dân tộc trong bài thơ Sông núi nước Nam, thì ở Nguyễn Trãi, ta thấy nó vừa có sự kế thừa lại vừa có sự phát huy và hoàn thiện. Ý thức về nền độc lập của dân tộc thể hiện trong bài Sông núi nước Nam được xác định ở hai phương diện: lãnh thổ và chủ quyền; còn trong bài Nước Đại Việt ta, ý thức dân tộc đã phát triển cao, sâu sắc và toàn diện. Ngoài lãnh thổ và chủ quyền, ý thức về độc lập dân tộc còn được mở rộng, bổ sung thành các yếu tố mới: đó là nền văn hiến lâu đời, đó là phong tục tập quán riêng, truyền thống lịch sử anh hùng. Có thể nói, ý thức dân tộc đến thế kỉ XV đã phát triển sâu sắc, toàn diện hơn nhiều so với thế kỉ X.
Chủ đề 2: Hành động nói (tiếp).
Câu
Mức độ
T. Gian
Câu hỏi
Nội dung trả lời
1
Thông hiểu 
15 phút
Cách thực hiện hành động nói theo lối trực tiếp như thế nào ?
Cho ví dụ ?
Để thực hiện theo lối trực tiếp, người nói có thể  dùng những động từ chỉ hành động nói cụ thể sau: mời, xin, đề nghị, yêu cầu, ra lệnh, tuyên bố, cam đoan, hứa hẹn, thề, mong, chúc, thách đố, ban bố, quyết định, .. để thực hiện hành động nói.
Ví dụ:
- Tôi khuyên anh không hút thuốc lá nữa (khuyên).
2
Thông hiểu 
15 phút
Cách thực hiện hành động nói theo lối gián tiếp như thế nào ? Cho ví dụ ?
Vì nhiều lý do, nhiều khi người nói không muốn nói rõ ra ý định của việc thực hiện hành động nói của mình. Trong trường hợp này, người nói thường dùng hành động nói gián tiếp, ví dụ:
- Dùng kiểu câu trần thuật để diễn đạt hành động nói khác.
Ví dụ: 
Bài toán này khó quá.  (câu trần thuật để diễn đạt hành động điều khiển).
- Dùng kiểu câu nghi vấn để diễn đạt hành động nói khác.
Ví dụ: 
Cậu ngồi chờ mình một chút có được không?
(Câu nghi vấn được dùng để diễn đạt hành động yêu cầu).
3
vận dụng
15 phút
Tìm các câu có mục đích cầu khiến trong đoạn trích sau. Mỗi câu ấy thể hiện quan hệ giữa các nhân vật và tính cách nhân vật như thế nào?
Dế Choắt trả lời tôi bằng một giọng rất buồn rầu:
- Thưa anh, em cũng muốn khôn nhưng khôn không được. Đụng đến việc là em thở rồi, không còn hơi sức đâu mà đào bới nữa []. Hay bây giờ em nghĩ thế này Song anh cho phép em mới dám nói 
Rồi Dế Choắt loanh quanh, băn khoăn. Tôi phán bảo:
- Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào.
Dế Choắt nhìn tôi mà rằng:
- Anh đã nghĩ thương em như thế này thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh., phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang
Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài. Rồi với bộ điệu khinh khỉnh, tôi mắng:
- Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ! Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!
Tôi về, không một chút bận tâm.
(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)
Gợi ý:
- Các câu có mục đích cầu khiến trong đoạn là:
+ Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào.
+ Anh đã nghĩ thương em như thế này thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh., phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang
+ Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!
- Các câu trên thể hiện khá rõ tính cách của các nhân vật: Dế Choắt yếu đuối khiêm nhường, nhã nhặn; Dế Mèn huyênh hoang, trịch thượng.
4
vận dụng
5 phút
Nên dùng câu nào để hỏi người lớn trong những câu dưới đây?
a) Bác có biết bưu điện ở đâu không ạ?
b) Bác làm ơn chỉ giùm cháu bưu điện ở đâu ạ.
c) Bưu điện ở đâu, hả bác?
d) Chỉ giùm cháu bưu điện ở đâu với!
e) Bác có thể chỉ giúp cháu bưu điện ở đâu không ạ? 
Các câu nên chọn là (b) và (e).
5
vận dụng
5 phút
Trong quán ăn, một người nói với một người bên cạnh: “Anh có thể chuyển giúp tôi lọ gia vị không ạ?”. Theo em, trong những hành động dưới đây, người nghe nên chọn hành động nào?
a) Lẳng lặng đưa lọ gia vị cho người kia.
b) Trả lời người kia: “Có chứ ạ. Cái lọ ấy không nặng đâu mà!”
c) Đưa lọ gia vị cho người kia và nói: “Mời anh” (hoặc “Mời chị”, “Mời bác”,).
Nên chọn cách ứng xử (c).
Chủ đề 3: Ôn tập về luận điểm.
Câu
Mức độ
T.Gian
Câu hỏi
Nội dung trả lời
1
Nhận biết 
5 phút
Luận điểm là gì?  
Luận điểm là những vấn đề tư tưởng, quan điểm, chủ trương cơ bản mà người viết (nói) nêu ra trong bài văn nghị luận.   
2
Thông hiểu 
5 phút
Một bạn cho rằng bài: “Chiếu dời đô” của Lý Công Uẩn gồm hai luận điểm:
Luận điểm 1: Lý do cần phải dời đô.
Luận điểm 2: Lý do có thể coi thành Đại La là kinh đô bậc nhất
của đế vương muôn đời.
Xác định luận điểm như vậy có đúng không ?vì sao ?
.
Xác định luận điểm như vậy chưa đúng.Vì đó chưa phải là tư tưởng quan điểm, chủ trương cơ bản mà người viết nêu ra trong bài văn nghị luận.
3
Thông hiểu 
5 phút
Mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận như thê nào ?
- Luận điểm cần chính xác, rõ ràng, phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề 
- Luận điểm cần phải đủ để làm sáng tỏ vấn đề được đặt ra
4
Thông hiểu 
5 phút
Mối quan hệ giữa luận điểm trong bài văn nghị luận như thê nào ?
- Các luận điểm cần liên kết chặt chẽ , nhưng có sự phân biệt với nhau. 
- Các luận điểm phải sắp xếp theo một trình tự hợp lí : luận điểm trước là cơ sở chuẩn bị cho luận điểm sau, luận điểm nêu sau là dẫn đến luận điểm kết luận.
Bài 27 gồm các tiết: Bàn luận về phép học. Viết đoạn văn trình bày luận điểm. 
Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm. Hội thoại
Chủ đề 1: Bàn luận về phép học.
Câu
Mức độ
T. Gian
Câu hỏi
Nội dung trả lời
1
Nhận biết
3'
Bàn luận về phép học được viết theo thể văn nào? Nêu hiểu biết của em về thể văn đó.
Bàn luận về phép học được viết theo thể tấu. Tấu là lời của thần dân tâu lên vua chúa để trình bày sự việc, đề nghị, ý kiến.Như vậy, tấu khác với chiếu, hịch (là lời của bề trên ban xuống kẻ dưới)
2
Nhận biết 
3'
Hãy xác định bố cục của văn bản trên
Bài văn có bố cục như sau:
Phần 1: Nêu lên mục đích chân chính của việc học.
Phần 2: Phê phán những cách học sai lầm.
Phần 3: Khẳng định quan điểm và phương pháp đúng đắn trong việc học. 
3
Nhận biết
5'
Tư tưởng tiến bộ của tác giả thể hiện ở những điểm nào ?
Tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Thiếp thể hiện qua các phương diện :
Cần phải loại bỏ lối học chuộng hình thức, cầu danh lợi cho cá nhân.
Việc học phải được phổ biến rộng rãi.
Việc học phải bắt đầu từ những kiến thức cơ bản, học phải có phương pháp, học đi đôi với hành.
Mục đích cao nhất: vì dân , vì nước.
4
Nhận biết và thông hiểu
5
Tác giả đã đưa ra những “phép học” nào? Em có nhận xét gì về những “phép học” ấy ?
Tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Thiếp thể hiện qua các phương diện :
Cần phải loại bỏ lối học chuộng hình thức, cầu danh lợi cho cá nhân.
Việc học phải được phổ biến rộng rãi.
Việc học phải bắt đầu từ những kiến thức cơ bản, học phải có phương pháp, học đi đôi với hành.
Mục đích cao nhất: vì dân , vì nước.
5
Thônghiểu
5'
Từ bài tấu “Bàn về phép học” của Nguyễn Thiếp em có suy nghĩ gì về mục đích và phương pháp học của bản thân?
- Mục đích học của mình là gì?
- Phương pháp học của bản thân như thế nào để đạt được mục đích đó.
Chủ đề 2: Viết đoạn văn trình bày luận điểm; luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm
Câu
Mức độ
T.Gian
Câu hỏi
Nội dung trả lời
1
Nhận biết
2'
Thế nào là đoạn văn?
Đoạn văn: Là một phần của văn bản biểu đạt 1 ý tương đối hoàn chỉnh, được qui ước viết hoa từ chỗ lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng...
2
Nhận biết
2'
Có những cách trình bày đoạn văn nào ?
 Có 2 cách trình bày nội dung đoạn văn: Qui nạp, diễn dịch.
3
Nhận biết
5'
Thế nào là trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch? Qui nạp?
Diễn dịch là cách trình bày nội dung có câu chủ đề đứng đầu đoạn, còn các câu phát triển ý câu chủ đề.
 Qui nạp là trình bày từ chi tiết cụ thể đến khái quát, câu chủ đề đứng cuối đoạn văn.
4
Thông hiểu
5'
Đoạn văn dưới đây chưa có câu chủ đề :
 Những câu ca dao hay của ta, hầu hết mở đầu bằng “con cò” : Con cò bay lả bay la, con cò bay bổng bay cao, con cò lặn lội,con cò trắng bạch như vôi, con cò vàng, con cò kì. con cò quăm,... Con cò lội theo luống cày, con cò bay trên đồng lúa bát ngát, con cò đứng trên bờ ruộng rỉa lông rỉa cánh, ngắm nghía người nông dân làm lụng.
 (Theo Vũ Ngọc Phan)
a)Viết câu chủ đề đứng đầu đoạn để có đoạn diễn dịch.
b)Viết câu chủ đề đứng cuối đoạn để có đoạn quy nạp.
Nội dung của hai câu chủ đề là một, nhưng đặt ở đầu hay cuối đoạn văn thì cách diễn đạt phải có sự khác nhau.
5
Nhận biết
2'
Thế nào là luận điểm trong một bài văn nghị luận?
Luận điểm là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương cơ bản mà người viết nêu ra trong bài văn nghị luận.
6
Nhận biết 
5'
Khi trình bày luận điểm trong đoạn văn nghị luận cần chú ý điều gì?
Thể hiện rõ ràng, chính xác nội dung của luận điểm trong câu chủ đề. Trong đoạn văn trình bày luận điểm, câu chủ đề thường được đặt ở vị trí đầu tiên (đối với đoạn văn diễn dịch) hoặc cuối cùng (đối với đoạn văn quy nạp).
- Tìm đủ các luận cứ cần thiết, tổ chức lập luận theo một trình tự hợp lí để làm luận điểm.
- Diễn đạt trong sáng, hấp dẫn để trình bày luận điểm có sức thuyết phục.
7
Vận dụng
10'
Cho luận điểm: Bác Hồ sống giản dị.
Trình bày thành một đoạn văn diễn dịch.
Sau đó biến đổi thành đoạn văn quy nạp.
. a) Bài tập mới nêu ra luận điểm, chưa phải là câu chủ đề. Do đó, nhất thiết phải :
- Viết câu giới thiệu chủ đề
- Viết một số câu minh hoạ cụ thể cho đức tính giản dị của Bác Hồ
b) Có thể bỏ câu chủ đề, giữ lại những câu văn minh hoạ trên, sau đó viết câu chủ đề ở cuối đoạn, có nội dung chủ đề như trên, nhưng phải đổi cách diễn đạt.
8
Vận dụng
10'
- Có một đoạn văn :
 Ca dao là tiếng hát ru bé thơ vào giấc ngủ ngọt ngào. Ca dao cho trẻ em những bài đồng dao vui vẻ. Lớn lên thì sử dụng những bài hát câu hò khi lao động, lúc hội hè ; yêu nhau thì hát giao duyên, buồn đau thì cất lời than thân, ghét thói hư tật xấu thì đặt bài ca châm biếm. Khi nhắm mắt xuôi tay thì nghe bài ca tang lễ. (Bài làm của học sinh)
 Dựa vào đó viết thành đoạn văn có cách trình bày diễn dịch.
Để xác định được chủ đề của đoạn, chú ý đến các từ ngữ: bé thơ, trẻ em, lớn lên, nhắm mắt xuôi tay.
Câu chủ đề đứng đầu đoạn văn.
9
Vận dụng
10'
Chọn một luận điểm trong hệ thống luận điểm giải quyết vấn đề vui chơi trong ngày hè (xem gợi ý bài tập 2, Bài 24, tr.244), viết thành đoạn văn quy nạp.
Luận điểm đã chọn được xem là
kết luận, phải phác những luận cứ, sắp xếp hợp lí, có khả năng dẫn đến kết luận đó.
- Trình bày luận cứ theo sự sắp xếp trên, cuối cùng mới kết bằng câu chủ đề.
10
Vận dụng
15'
- Trong Bàn luận về phép học (La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp), luận điểm chính (phương pháp học) có hệ thống luận điểm phụ như sau:
 + Tuần tự tiến lên từ thấp đến cao.
 + Học rộng, nghĩ sâu, biết tóm lược những điều cơ bản, cốt yếu nhất.
 + Học phải biết kết hợp với hành.
 Dựa vào đó, hãy viết một đoạn theo phép tổng – phân - hợp, để chứng tỏ rằng những ý kiến đó đến nay vẫn đúng.
Để phát triển các luận cứ đó, nên liên tưởng đến quá trình nhận thức của em trong học tập để lí giải ích lợi của những phương pháp học đó. Liên hệ thêm thực tế để có ví dụ minh hoạ rõ sự thể hiện cụ thể của từng phương pháp ; vừa suy nghĩ vừa tự đặt câu hỏi để “bật ra” ý kiến (Ví dụ : “Học đi đôi với hành” có lợi gì cho quá trình tiếp thu và củng cố kiến thức ? Muốn “học” kết hợp “hành” phải làm gì ? Ví dụ minh hoạ “học đi đôi với hành” trong môn Sinh học,...).
Chủ đề 3: Hội thoại
Câu
Mức độ
T.Gian
Câu hỏi
Nội dung trả lời
1
Nhận biết
2'
Vai xã hội là gì?
Vai xã hội là vị trí của người tham gia đối với người khác trong cuộc thoại
2
Nhận biết
2
Vai xã hội được xác định bằng những quan hệ nào?
Vai xã hội được xác định bằng quan hệ : Trên - dưới, ngang hàng; Thân – sơ.
3
Nhận biết
3'
Khi tham gia hội thoại để đảm bảo lịch sự, người nói cần chú ý điều gì?
Người nói cần tôn trọng lượt lời của người khác, tránh tranh lượt lời hoặc chêm vào lời người khác.
4
Nhận biết
3'
Thế nào là hành vi “Cướp lời” (xét theo cách hiểu về lượt lời)?
Nói khi người khác chưa kết thúc lượt lời của người đó.
5
Thông hiểu
5'
Nhận xét về cách nói năng của người vợ trong câu sau:
 “Đồ ngu! Đòi một cái máng lợn thật à? Một cái máng thì thấm vào đâu! Đi tìm lại con cá và đòi một cái nhà rộng. 
(Ông lão đánh cá và con cá vàng)
Cách nói năng của người vợ tỏ thái độ thiếu tôn trọng chồng: Cách dùng từ gọi chồng là đồ ngu, cách nói trống không...
Bài 28 gồm các tiết: Thuế máu. Viết bài tập làm văn số 5. Tìm hiểu về yếu tố 
biểu cảm trong văn bản nghị luận
Chủ đề 1: Thuế máu
Câu
Mức độ
T.Gian
Câu hỏi
Nội dung trả lời
1
Nhận biết
8'
Thuế máu thuộc kiểu văn bản nào? Vì sao em xác định được như thế? Văn bản được triển khai bằng các hệ thống luận điểm nào?
- Kiểu văn bản nghị luận
- Vì người viết chủ yếu dùng lý lẽ và 
dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề thuế máu trong chế độ thực dân. Từ đó thuyết phục bạn đọc.
- 3 luận điểm: 
I - Chiến tranh và “người bản xứ”.
II - Chế độ lính tình nguyện.
III - Kết quả của sự hy sinh
2
Nhận biết
8'
Nêu nội dung, nghệ thuật của đoạn trích “Thuế máu”?
- Nghệ thuật: 
+ Nhiều hình ảnh giàu giá trị biểu 
cảm, giọng điệu vừa đanh thép vừa mỉa mai chua chát.
+ Tư liệu phong phú, xác thực, ngòi 
bút trào phúng, sắc sảo.
- Nội dung: Chính quyền thực dân đã 
biến người dân nghèo khổ ở các xứ thuộc địa thành vật hy sinh để phục vụ cho mục đích của mình trong các cuộc chiến tranh tàn khốc
3
Nhận biết
10'
Thái độ của các quan cai trị thực dân thuộc địa ở 2 thời điểm: trước khi có chiến tranh và khi có chiến tranh xảy ra?
- Trước khi có chiến tranh: người dân thuộc địa bị xem là giống người hạ đẳng, bị đối xử tàn tệ, đánh đập như súc vật.
- Khi chiến tranh bùng nổ, lập tức họ được bọn thực dân tâng bốc, vỗ về, được phong cho những danh hiệu cao quý, những đứa con yêu, những người bạn hiền.
4
Nhận biết
15'
Là một tác phẩm nghị luận, song đoạn trích có kết hợp thêm những phương thức biểu đạt nào khác? Ý nghĩa?
- Nghị luận kết hợp với tự sự và biểu cảm.
- Nhờ có sự kết hợp ấy, văn bản trở 
nên sinh động, chân thực, từ đó làm rõ hơn tội ác của chính quyền thực dân và số phận đau thương của người dân thuộc địa. Qua đó, tác giả bộc lộ được thái độ phê phán, tố cáo, thể hiện sự đồng cảm của mình với nhân dân các nước thuộc địa.
5
Thông hiểu
15'
Em hãy nhận xét cách đặt tên chương, tên phần của vănbản?
- Tác giả đặt tên chương là “Thuế máu”.“Thuế máu” là cách nói của Nguyễn Ái Quốc, ý chỉ một trong rất nhiều thứ thuế bất công vô lí mà người dân thuộc địa phảigánh chịu, một thứ thuế rất tàn nhẫn phũ phàng, đó là bị bóc lột xương máu và mạng sống. Cái tên “Thuế máu” do đó đã gợi lên trong lòng người đọc không chỉ số phận đen tối bi thương của người dân thuộc địa, mà còn hàm chứa cả lòng căm phẫn thái độ mỉa mai đối với một trong những tội ác được xem là ghê tởm nhất của thực dân đế quốc. 
- Trình tự và cách đặt tên các phần trong chương: “Chiến tranh và người bản xứ”, “Chế độ lính tình nguyện”, “Kết quả của sự hi sinh” không chỉ gợi
 lên quá trình lừa bịp bóc lột thuế máu đến tận cùng của bọn thực dân mà còn thể hiện tinh thần chiến đấu mãnh liệt, sâu sắc, sự phê phán đả kích triệt để của tác giả.
6
Vận dụng
15'
Qua đoạn trích “Thuế máu”, em cảm nhân được gì từ tấm lòng của tác giả Nguyễn Ái Quốc?
- Tác giả vạch trần sự thật tội ác 
bằng những tư liệu phong phú, xác 
thực với tấm lòng của một người yêu 
nước, thương nòi. Qua việc đưa ra các sự việc, các câu văn trào dâng niềm căm hận, xót xa, thương cảm của một con người có tấm lòng nhân hậu, bao la, một con người suốt đời vì dân vì nước.
7
Thông hiểu
15'
Trong đoạn văn trình bày luận cứ 3, tác giả đã nêu ra sự thật nào? Nhằm thuyết phục người đọc điều gì?
- Phủ toàn quyền Đông Dương đã tuyên bố lạc quan và vui vẻ bằng 
một ngôn từ hoa mỹ rằng: “Các 
bạn đã tấp nập đầu quân...kẻ thì hiến 
dâng cánh tay của mình như lính thợ...”
- Trong thực tế thì lính tình nguyện “tốp thì bị xích tay...những vụ bạo động ở Sài Gòn, Biên Hoà”. Điều này cho thấy có sự mâu thuẫn, đối lập giữa sự thật và lời nói. Sự đối lập này vừa vạch trần thủ đoạn lừa dối, mị dân của chính quyền thực dân với người dân thuộc địa, vừa bày tỏ thái độ mỉa mai, châm biếm của người viết với bọn cầm 
quyền thực dân.
8
Thông hiểu
15'
Để làm sáng rõ luận điểm 3, tác giả đã dùng những kiểu câu nhiều nhất? Nêu một số câu đó? Nêu những kiểu câu đó tác giả nhằm mục đích gì?
- Tác giả dùng kiểu câu nghi vấn:
+ Chẳng phải người ta đã lột hết tất cả...xuống tàu về nước đó sao?
+ Chẳng phải người ta...đánh đập họ vô cớ sao?
+ Chẳng phải người ta... thiếu không khí đó sao?
+ Chẳng phải họ đã ... bằng một bài diễn văn yêu nước đó sao?
- Những câu nghi vấn liên tiếp không 
nhằm dùng để hỏi mà dùng để khẳng định sự

File đính kèm:

  • docCâu hỏi văn 8.doc
Giáo án liên quan